Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 9

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 9

 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN

 (Nguyễn Đình Chiểu, Trích Truyện Lục Vân Tiên )

A-MỤC TIÊU :

 1- Kiến thức: Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong đoạn thơ, hs thấy được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những con nguời lao động bình thường. Hs hiểu và biết đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật xây dựng ngôn từ trong đoạn trích.

 2- Kỹ năng : HS có kỹ năng phân tích sự đối lập, kỹ năng xây dựng ngôn ngữ.

 3- Thái độ : HS biết yêu cái thiện, ghét cái ác.

B. CHUẨN BỊ : - GV: Bài soạn

 - HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn cuối tiết 40

C- KIỂM TRA:

 - Hãy phân tích phẩm chất của Lục Vân Tiên qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga?

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 – tiết 41
Soạn :04/10/2009
Dạy : 07/10/2009
 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
 	(Nguyễn Đình Chiểu, Trích Truyện Lục Vân Tiên )
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong đoạn thơ, hs thấy được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những con nguời lao động bình thường. Hs hiểu và biết đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật xây dựng ngôn từ trong đoạn trích.
	2- Kỹ năng : HS có kỹ năng phân tích sự đối lập, kỹ năng xây dựng ngôn ngữ.
	3- Thái độ : HS biết yêu cái thiện, ghét cái ác.
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Bài soạn
	- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn cuối tiết 40 
C- KIỂM TRA:
	- Hãy phân tích phẩm chất của Lục Vân Tiên qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga?
D- BÀI MỚI : Bên cạnh những người bạn tốt là Hớn Minh, Vương Tử Trực, LVT đã bị người bạn xấu hãm hại đó là Trịnh Hâm. Đoạn trích vạch trần tội ác của Trịnh Hâm và đồng thời ca ngợi tấm lòng nhân ái, bao dung của Ngư ông.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
B S
I- Tìm hiểu chung :
 1/ Đọc: 
 2/ Từ khó:
II- Tìm hiểu văn bản:
 1- Tâm địa và hành động độc ác của Trịnh Hâm:
 - Vì tính đố kị, ganh ghét tài năng, Trịnh Hâm đang tâm hãm hại người bạn mù loà, không nơi nương tựa, không có gì chống đỡ bằng hành động bất nhân. Bất nghĩa; có toan tính, có âm mưu, có kế hoạch khá kỹ lưỡng, chặt chẽ. Hắn là đứa gian ngoa, xảo quyệt.
 2- Việc làm cứu người của gia đình ông Ngư:
 - Cả nhà lo cứu chữa và chăm sóc cho VT khẩn trương, tích cực với thái độ ân cần chu đáo, không tính toán thiệt hơn, không chờ báo đáp. Đó là hành động nghĩa hiệp, là nét đẹp nhân cách của ông Ngư. 
 -> Ngư ông đại diện cho cái thiện, cái chính nghĩa.
 3/ Cách nhìn nhân dân của tác giả:
 Vẫn giữ được lòng tin vào con người. Đó là nhân dân, những con người lao động bình thường, có đạo đức phẩm chất tốt đẹp.
 4. Nghệ thuật:
 - Đoạn thơ xây dựng sự đối lập thiện-ác, giữa nhân cách cao thượng và những toan tính thấp hèn.
 - Ngôn ngữ bình dị, dân dã.
 * Ghi nhớ: sgk/121
III- Luyện tập :
.( nhân vật ông Tiều, đặc điểm chung là làm việc thiện, sống phóng khoáng, tự do,không bị danh lợi ràng buộc. Tg gửi vào niềm tin yêu về cái thiện của người lao động. Cái xấu cái ác thường lẩn khuất sau mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang.
Hs đọc chú thích sgk, tìm vị trí đoạn trích.
GV hướng dẫn cách đọc vb, GV đọc, HS đọc
? Nêu chủ đề của đoạn trích? ( sự đối lập giữa cái thiện và cái ác ) -> HS đọc tám câu đầu .
? Liệt kê hành động gây tội ác của Trịnh Hâm với thầy trò VT? ( Lừa tiểu đồng vào rừng trói vào gốc cây cho hổ ăn thịt. Giả bộ thương xót, đưa VT xuống thuyền đánh lừa hứa đưa về nhà. Tối đến thuyền ra giữa dòng, ra tay hành động, lớn tiếng kêu cứu che giấu tội ác)
? Em có nhận xét gì về hành động đó ? (độc ác, bất nhân, bất nghĩa : độc ác, bất nhân vì đang tâm hãm hại một người tội nghiệp, đang cơn hoạn nạn. Bất nghĩa vì Vân Tiên là bạn của hắn, lại đã có lời nhờ cậy và hắn cũng đã hứa.)
? Trịnh Hâm quyết định hãm hại Vân Tiên vì sao? 
( Chỉ vì tính đố kỵ ghen ghét tài năng, Chứng tỏ sự độc ác dường như đã ngấm vào máu thịt, đã trở thành bản chất của hắn.)
? Từ đó em thấy tâm địa và bản chất của y ntn ?
( Hành động có toan tính, có âm mưu, kế họach sắp đặt kỹ lưỡng, chặt chẽ. Thời gian gây tội ác giữa đêm khuya, người bị xô thì bất ngờ không kịp kêu lên một tiếng, đến lúc biết không thể một ai cứu thì kêu trời, kể lể để che lấp tội ác. Kẻ phạm tội giao ngoan xảo quyệt.)
GV: Chỉ có tám dòng thơ kể về một tội ác và lột tả một tâm địa bất nhân bất nghĩa, tg đã thành công trong việc sắp xếp các tình tiết hợp lý, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ vẫn giữ được vẻ mộc mạc, giản dị vốn có của tp. 
GV: Đối lạâp với tính ích kỷ nhỏ nhen đến độc ác của Trịnh Hâm là tấm lòng nhân ái bao dung, hào hiệp của ông Ngư sau khi cứu sống Vân Tiên, dù chỉ là chia sẻ một cuộc sống đói nghèo.
Hs đọc đoạn còn lại 
? P/tích Hành động cứu người của gia đình ông Ngư? ( Vớt ngay, hối con nhóm lửa, ông hơ bụng , mụ hơ mặt )
? Sau khi cứu Vt, ông đối sử với chàng ntn? ( muốn cưu mang VT)
? Câu nói “ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn” của ông Ngư đã được thể hiện qua lời, hành động của nhân vật nào? Qua đó em hiểu thêm điều gì? ( Xh còn có nhiều người tốt-> niềm tin vào con người.)
GV: Cái thiện được biểu hiện qua cuộâc sống tốt đẹp của ông Ngư (cuộc sống của người dân chài bình thường nhưng có vẻ thi vị hóa, thơ mộng nhưng cốt lõi của nó vẫn là chân thực. Đây là cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi ô trọc, một cuộc sống tự do phóng khoáng. Cuộc sống ấy đầy ắp niềm vui hoàn toàn xa lạ với những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ, mưu danh, trục lợi, sẵn sàng chà đạp lên cả đạo đức, nhân nghĩa.)
GV: Tác giả gửi gắm niềm tin khát vọng vào con người lao động.
 ? Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tg đối với nhân dân lao động ntn? ( Cách nhìn riết lí nhân sinh của dân tộc: tg vẫn giữ được lòng tin ở con người trong xã hội mà cái ác đang lan tràn làm hư hỏng con người. Đó chính là nhân dân, những con người lao động bình thường nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa ,khinh tài, vẫn giữ được đạo đức, lẽ phải, phẩm chất tốt đẹp, đáng kính trọng)
Hs đọc câu hỏi 4 sgk tr 121, hs chọn câu hay và cho cảm nhận ( Hs phát biểu tự do : đoạn cuối là đoạn hay, ý tứ phóng khoáng mà sâu xa, lời lẽ thanh thoát, hình ảnh thơ đẹp gợi cảm, thiên nhiên cao rộng, niềm vui sống cũng đầy ắp.)
hs đọc ghi nhớ sgk tr 121.
Trong văn học cổ : ông Ngư, ông Quán, ông Tiều thường là những ẩn sĩ.
D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	- Bài vừa học : Đọc thuộc lòng đoạn trích, Pt được các nội dung kiến thức vừa học.
	- Bài sắp học : Tổng kết từ vựng ( Từ đơn , từ phức, từ nhiều nghĩa)
Đọc các mục từ I đến IX, ôn tập kiến thức đã học ở các lớp dưới, trả lời các câu hỏi 
trong từng mục và luyện tập.
Tuần 9 – tiết 42,PĐ9
Soạn :05/10/2009
Dạy :08/10/2009
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG	
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: Giúp hs nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 : từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa vàhiện tượng chuyển nghĩa của từ.
	2- Kỹ năng : HS biết vận dụng những kiến thức từ vựng vào văn viết.
	3- Thái độ : Hs có ý thức sử dụng đúng từ vựng.
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Bài soạn
	- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn cuối tiết 41 
C. KIỂM TRA:
	- Muốn trau dồi vốn từ ta phải làm gì?
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài củaHS: Kt việc soạn bài của hs
D. BÀI MỚI: Để giúp cho lớp ta nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 : từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa vàhiện tượng chuyển nghĩa của từ. Chúngta cùng học bài hôm nay .
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 BS
I/ Bài học:
 1- Từ đơn và từ phức :
 a/ Từ đơn: là từ có 1 tiếng
 b/ Từ phức là từ có từ 2 tiếng trở lên. Từ phức có hai loại : từ ghép và từ láy
 2- Thành ngữ:
 - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
 - BT2sgk/123: những tổ hợp từ là thành ngữ: b, d, e; a, c là tục ngữ . 
 - BT3sgk/ 123:
 + Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật: Như chó với mèo ( xích mích không hoà thuận, trông thấy nhau là cãi cọ)
 + Thành ngữ chỉ thực vật: Bèo dạt, hoa trôi( cảnh lưu lạc tan tác ; Cây cao bóng cả ( người có thế lực, uy tín lớn có khả năng che chở giúp đỡ người khác.); Cây nhà lá vườn.
 + Thành ngữ sử dụng trong văn chương: 
 . Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau. ( TK)
 . Kiến bò miệng chén chưa lâu, ( TK )
 . Thân em nước non
 ( HXH)
 3- Nghĩa của từ :là nội dung chỉ sự vật, tính chất, họat động, quan hệ mà từ biểu thị
 * BT 2,3 SGK/123,124
 4- Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
 - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
 - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. 
 * Bài tập Sgk/124:
 Từ “hoa” trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển này của từ hoa chỉ là nghĩa chuyển lâm thời chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa đưa vào từ điển .
- Từ là gì? ( là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.) 
- Từ chia làm mấy loại? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Phân biệt các loại từ phức
- Hs đọc câu hỏi 2 sgk tr 122 và trả lời ( Từ ghép : ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn. ( sự giống nhau về vỏ ngữ âm có tính chất ngẫu nhiên) Từ láy : nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.)
- Hs đọc câu hỏi 3 sgk tr 122 và trả lời.( Từ láy giảm nghĩa : trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.Từ láy tăng nghĩa : sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.)
- Thành ngữ là gì? 
- Hs đọc câu hỏi 2 sgk tr 123, xác định tổ hợp từ nào là thành ngữ, tục ngữ.
a- Tục ngữ có nghĩa là hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách, đạo đức con người.
b- Thành ngữ có nghĩa làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
c- Tục ngữ có nghĩa là muốn giữ gìn thức ăn, với chó thì phải treo, với mèo thì phải đậy lại.
d- Thành ngữ có nghĩa là tham lam, được cái này muốn cái khác.
e- Thành ngữ là sự thông cảm, thuơng xót giả dối.
- Hs đọc câu hỏi 3 sgk tr 122 –tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật, giải thích ý nghĩa các thành ngữ và đặt câu.
. ( bảy nổi ba chìm, nghiêng nước nghiêng thành ) - Hs đọc câu hỏi 4 sgk tr 123– hs tìm thành ngữ sử dụng trong văn chương
 Vd: Không thể so bì được vì họ thuộc loại “ cây cao bóng cả” 
- Nghĩa của từ là gì? – hs chọn cách hiểu đúng.
( Chọn cách hiểu a. không thể chọn b ( mẹ khác nghĩa với bố). Không thể chọn c vì nghĩa của từ mẹ có sự thay đổi. Không thể chọn d vì nghĩa từ mẹ và nghĩa từ bà có phần nghĩa chung là phụ nữ )
- Hs đọc câu 3 sgk tr 123 – hs lựa chọn cách đúng ( chọn cách b đúng. Cách a vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ vì đã dùng một cụm từ có nghĩa thực thể ( đức tính rộng lượng) để giải thích một từ chỉ đặc điểm, tính chất ( độ lượng – tính từ )
GV hướng dẫn Hs ôn khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 
- Hs đọc câu hỏi 2 sgk tr 124 – giải đáp câu hỏi.
VD: HT chuyển nghĩa: + từ chân: bộ phận chi dưới trong cơ thể người. à chân bàn, chân ghế, chân núi, chân trời.
 + từ bụng:bộ phận cơ thể người và động vật chứa ruột, dạ dày. à nghĩ bụng, mừng trong bụng, bụng bảo dạ, “ bụng” có nghĩa là ý nghĩa sâu kín, không bộc lộ ra đối với người : với việc nói chung.
D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	1- Bài vừa học : Ôn các khái niệm từ vựng.
	2- Bài sắp học : Văn học địa phương : Tiếng võng trưa hè.
	+ Đọc văn bản, tìm hiểu tg, tp, hoàn cảnh sáng tác.
	+ đọc và trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu văn bản.
Tuần 9 – tiết 43
Soạn: 07/10/2009
Dạy : 10/10/1009
 	VHĐP -TIẾNG VÕNG TRƯA HÈ
 	 ( Nguyên Hồ )
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
	2- Kỹ năng : HS biết phân tích, cảm thụ TP văn học địa phương.
	3- Thái độ : HS tự hào và yêu quê hương đất nước.
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Bài soạn
	- HS : Chuẩn bị theo yêu cầu của GV 
C- BÀI MỚI:
	- Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Lục Vân Tiên gặp nạn”. Hãy nêu hành động tội ác của Trịnh Hâm? Việc làm nhân đức của ông Ngư?
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài củaHS
D.BÀI MỚI: 20/7/1954 đất nước VN bị chia cắt, nhiều người con miền Nam phải ra Bắc tập kết. Trong những ngày tháng xa quê, xa mẹ, có nhiều TPVH ra đời diễn tả nỗi khát khao ấy.
NỘI DUNG
PHƯƠNG ÙPHÁP
B S
I / Tìm hiểu chung:
 1- Tác giả: 
 Nguyên Hồ, tên thật là Hồ Công Hãn; sinh 1922 tại xã Hoà Thắng, huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên.Oâng là hội viên hội nhà văn Việt Nam.
 2/ Tác phẩm: Bài thơ được viết lúc tg tập kết ra miền Bắc 1958.
 3/ Đọc:
II- Tìm hiểu văn bản:
 1- Nỗi nhớ quê hương tha thiết:
 Tg nhớ những kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu với những xóm làng thân quen: Phú Lộc, Phú Nông, Đồng Dài, Núi Nhạn, ; nhớ bóng mẹ gầy xuôi ngược tảo tần nuôi con trong những nă khốn khó của chiến tranh. Đặc biệt, âm thanh tiếng võng những trưa hè lúc nào cũng vang dội trong trái tim nhà thơ theo từng bước chân trên đường công tác. 
2/Tinh thần quyết tâm chiến đấu để giải phóng quê huơng đất nước:
 Tình yêu quê hương càng sâu nặng thì lòng căm thù giặc càng sâu sắc. Tg thể hiện rõ lòng quyết tâm diệt giặc, đem lại mang lại cuộc sống thanh bình cho quê hương.
GV giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ. Giới thiệu sơ lược tg, 
 Gv : Nhấn mạnh thời điểm sáng tác lúc tập kết ra Bắc. Quê hương chìm trong khói lửa chiến tranh.
 Gv + Hs đọc bài thơ – tìm hiểu thể loại thơ.
( thể thơ tự do, có đan xen một số câu thơ lục bát mang âm hưởng của ca dao tạo nên âm điệu réo rắt)
- Tình cảm của tg đối với quê hương qua những chi tiết nào? (Hình ảnh cụ thể gắn liền với những địa danh quen thuộc như Phú Lộc, Phú Nông..không gian thân thuộc luôn thường trực trong tâm trí, canh cánh bên lòng nỗi nhớ quê.)
GV: Tình cảm quê hương luôn luôn thường trực trong lòng tg. – Nhớ về quê hương thì kỉ niệm nào lại hiện về? ( Những kỷ niệm tuổi thơ chan hòa êm đềm trong tiếng ru hời dìu và tình yêu thương gia đình mà “ Tiếng võng trưa hè” là biểu tượng.)
- Quê hương tg trong những năm tháng chiến tranh ra sao? ( nghèo khổ) 
- Chi tiết nào chứng minh diều đó? ( Quê hương nghèo với người mẹ xuôi ngược tần tảo và hình ảnh chiếc võng “ rách lưng chắp nối” nhưng chiếc võng vẫn bền bỉ dẻo daià sự chịu đựng bền bỉ của con người trong khó khăn gian khổ.)
- Quyện theo bước chân của tg là am thanh nào? (Quê hương tang tóc chiến tranh, âm thanh tiếng võng vẫn đồng hành với tác giả trên mọi nẻo đường kháng chiến.--> khát vọng thanh bình – lời nhắc nhở, động lực giúp con người vượt khó khăn gian khổ trong cuọâc sống chiến đấu để hoàn thành nhiệm vụ. )
GV: Quê hương biết bao yêu dấu, với bao kỉ niệm đẹp nhưng đành phải dứt áo ra đi vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.Càng yêu quê hương thì càng quyết tâm chiến đấu ; tinh thần ấy tg thể hiện rõ trong từng lời thơ. ( ghi ý 2)
- Việc xưng “tôi” trong bài thơ có ý nghĩa ntn? ( “ Tôi” thể hiện cảm nhận chủ quan của người viết, người viết có thể tự bộc bạch nỗi lòng mình, tác giả thể hiện cảm xúc, tình cảm riêng của bản thân mình với quê hương một cách sâu nặng.)
D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	1- Bài vừa học : Đọc thuộc lòng bài thơ. Nắm nội dung và nghệ thuật.
	2- Bài sắp học : Tổng kết từ vựng (tt)
	Oân lại từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
Tuần 9 – tiết 44,BS2
Soạn :10/10/2009
Dạy :12/10/2009
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG	
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: Giúp hs nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học về từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
	2- Kỹ năng : HS biết vận dụng những kiến thức từ vựng vào văn viết.
	3- Thái độ : Hs có ý thức sử dụng đúng từ vựng.
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Bài soạn
	- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn cuối tiết 43 
C. KIỂM TRA: - Thế nào là từ đơn, từ phức? Cho ví dụ.
 	 - Thế nào là thành ngữ? Nêu một thành ngữ và đặt câu vơi thành ngữ đó.	
D. BÀI MỚI: Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 BS
5- Từ đồng âm: là từ giống nhau về âm thanh, nhưng nghĩa khác nhau.
 * bài tập 2 sgk/124 
6- Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 
 * Ví dụ:
 - trông, mong, coi sóc, giữ gìn.
 - quả, trái.
 - hy sinh, bỏ mạng.
7- Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
GV hướng dẫn Hs ôn lại khái niệm từ đồng âm. Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.( từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh, nhưng nghĩa khác nhau)
- Hs đọc câu hỏi 2 sgk tr 124 – hs tìm từ nhiều nghĩa và từ đồng âm.
 a- Có hiện tựng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ lá trong lá phổi là kết quả của chuyển nghĩa của từ lá trong lá xa cành.
 b- Có hiện tượng từ đồng âm vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của hai từ hoàn toàn khác nhau.
GV hướng dẫn hs ôn khái niệm từ đồng nghĩa 
- Hs đọc câu hỏi 2sgk/125, Hs chọn cách hiểu đúng.( ø câu d )
- Hs đọc câu 3 sgk tr 125 và trả lời câu hỏi: ( Xuân chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng một tuổi. Có thể coi đây là trường hợp lấy bộ phận để thay thế toàn thể. Một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. Từ xuân thể hiện tinh thần lạc quan của tg. Ngoài ra dùng từ này còn để tránh lập lại từ tuổi.)
GV hướng dẫn hs ôn khái niệm từ trái nghĩa .
- Hs đọc câu 2 sgk/125 tìm cặp từ có quan hệ trái nghĩa ( cặp trái nghĩa : xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp.)
- Hs đọc câu hỏi 3 sgk ( Từ trái nghĩa cùng nhóm : sống – chết, chẵn – lẻ, chiến tranh – hòa bình.-> trái nghĩa lưỡng phân , biểu thị khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, khẳng định cái này là phủ định cái kia, thường không có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ như : rất, hơi, lắm, quá; 
cùng nhóm với già – trẻ, yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo -> trái nghĩa thang độ, trái nghĩa kiểu này biểu thị khái niệâm thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia, có khả năng kết hợp từ chỉ mức độ.
HSG
D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	1 - Bài vừa học : Ôn các khái niệm từ vựng.
	2 - Bài sắp học : Tổng kết từ vựng (tt). Ôn lại cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9(3).doc