Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học số 11

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học số 11

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH.

 Phạm Tiến Duật

A.MỤC TIÊU :

 - Kiến thức : HS cảm nhận được nét độc đáo về hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh người lái xe Trường Sơn hiên ngang dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.HS thấy đuọc những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.

 - Kỹ năng :Rèn kỹ năng phân tích hình ảnh ngôn ngữ ,cảm thụ thơ tự do.

 - Thái độ :Gd tinh thần dũng cảm , tính lạc quan yêu đời, yêu mến klnh1 trọng người chiến sĩ.

B. CHUẨN BỊ : - GV: Bài soạn

 - HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn tiết BS3 .

C. KIỂM TRA: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Đồng chí”. Cơ sở hình thành tình đồng chí?Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy? Phân tích hình ảnh “ đầu súng trăng treo”?

D. BÀI MỚI : Nói đến Phạm Tiến Duật là người ta nhắc đến chùm thơ viết về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong đó có bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học số 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 , tiết 49, PĐ11
Soạn :17/ 10/ 2009
Dạy :21/ 10/ 2009
 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH.
	 Phạm Tiến Duật
A.MỤC TIÊU :
	- Kiến thức : HS cảm nhận được nét độc đáo về hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh người lái xe Trường Sơn hiên ngang dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.HS thấy đuọc những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.
	- Kỹ năng :Rèn kỹ năng phân tích hình ảnh ngôn ngữ ,cảm thụ thơ tự do.
	- Thái độ :Gd tinh thần dũng cảm , tính lạc quan yêu đời, yêu mến klnh1 trọng người chiến sĩ.
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Bài soạn
	- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn tiết BS3 . 
C. KIỂM TRA: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Đồng chí”. Cơ sở hình thành tình đồng chí?Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy? Phân tích hình ảnh “ đầu súng trăng treo”?
D. BÀI MỚI : Nói đến Phạm Tiến Duật là người ta nhắc đến chùm thơ viết về người chiến sĩ lái xe Trườøng Sơn trong đó có bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BS
I-Tìm hiểu chung:
 1/ Tác giả, tác phẩm :
 2/ Đọc:
 3/ Từ khó:
II- Tìm hiểu văn bản :
 1- hình ảnh những chiếc xe không kính: 
 Mất cả các phương tiện bảo vệ -> sự ác liệt , dữ dội của cuộc chiến tranh chống Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn.
 2- Hình ảnh những chiến sĩ lái xe: 
 - Khổ 1,2: Bằng từ ngữ mạnh, giọng thơ ngang tàng phóng túng và phép đảo ngữ ( câu 3), điệp từ “nhìn”, hai khổ thơ đã thể hiện vẻ đẹp hiên ngang với tư thế, thái độ bình tĩnh, đường hoàng của người chiến sĩ. 
 - Khổ 3,4 : Với giọng thơ phóng khoáng, ngang tàng và cách dùng từ theo cấu trúc lặp lại “ ừ thì” ..., “chưa cần”, “ phì phèo”, “cười ha ha”, đã thể hiện vẻ đẹp trẻ trung , sôi nổi, mặc dầu gặp nhiều khó khăn nhưng người chiến sĩ vẫn thản nhiên, xem thường, lạc quan , vui nhộn.
 - Khổ 5, 6: Thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó như anh em trong gia đình.Đó là vẻ đẹp trong tâm hồn người chiến sĩ.
 - Khổ 7: Tác giả khắc hoạ thêm về sự biến dạng của xe, đồng thời nhấn mạnh thêm về sự gắn bó giữa xe và người chiến sĩ. Tình cảm họ giành cho miền Nam là sức mạnh thôi thúc người chiến sĩ chiến đấu.
 * Ghi nhớ : sgk/133
III – Luyện tập :
- Hs đọc phần chú thích sgk tìm hiểu tác giả tác phẩm.
- Gv + hs đọc văn bản : giọng đọc phải khỏe khoắn ngang tàng dứt khoát, câu thơ gắn với văn xuôi, có vẻ lí sự, ngang tàng.
- GV: Bài thơ thuộc thể loại thơ tự do. Lời thơ gắn với lời nói thôngthường.
 -Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? ( Khá dài, tưởng như thừa nhưng độc đáo, có sức thu hút người đọc làm nổi bật hình ảnh toàn bài thơ: H/ ảnh những chiếc xe không kính là phát hiện thú vị của tác giả: tg muốn nói về chất thơ của tuổi trẻ trong chiến tranh)
- Những chiếc xe không kính được m/tả qua những hình ảnh nào? Những chiếc xe đó đặt trong hoàn cảnh chiến tranh trên TS có gì đặc biệt? (Hình ảnh độc đáo : mất cả các phương tiện bảo vệ vẫn băng ra chiến trường, một hình ảnh thực, thực đến trần trụi. -> sự ác liệt dữ dội của cuộc chiến tranh chống Mĩ. Tg giải thích “ bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”, câu thơ gắn với văn xuôi, lại có giọng thản nhiên, gây sự chú ý: bom đạn chiến tranh đã làm cho những chiếc xe ấy biến dạng không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước. -> Những chiếc xe không kính trong chiến tranh không hiếm nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch đưa vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.)
- Trong chiếc xe không kính, cảm giác người lái xe ntn? ( Xe không kính -> sự ác liệt dữ dội của cuộc chiến tranh -> người chiến sĩ phải đối mặt với thần chết song tư thế vẫn hiên ngang, bình tĩnh , đường hoàng . trực tiếp tiếp xúc với gió, cảm giác tốc độ khi xe lao nhanh: sao trời, cánh chim,ùa vào buồng lái -> cảm giác thực.
GV: Khổ thơ 1,2 : giọng hai câu đầu ngang tàng , lý sự -> phù hợp tính cách ngang tàng dũng cảm. Người chiến sĩ ung dung thanh thản nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Cấu trúc câu 3- đảo thành tố phụ lên trước cụm C-V; điệp từ “ nhìn” tả cảm giác, thị giác -> cảm giác kì lạ do xe chay nhanh, do không có kính cho nên mới thấy mắt đắng khi gió thốc vào mặt. Thiên nhiên sa, ùa vào buồng lái. Hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim tả cái cảm gíac xúc động, khoan khoái khi xe chạy nhanh -> vẻ đẹp hiên ngang của người chiến sĩ. 
- GV đọc khổ thơ 3, 4 :
- Điều khiển chiếc xe không kính, người chiến sĩ gặp phải những khó khăn gì ? Thái độ họ ra sao ? ( bụi, mưa -> Vẫn giọng ngang tàng đùa tếu nghịch ngợm : “ ừ thì có bụi”, “ừ ướt áo”,. Vậy mà vẫn châm điếu thuốc cười ha ha mạnh mẽ, sảng khoái. Ngày mưa thì buồng lái như ngoài trời. Mặc kệ, cứ lái thêm trăm cây số thì mưa tạnh, quần áo sẽ khô. -> tinh thần lạc quan, bất chấp khó khăn gian khổ .Ngôn ngữ nói, ngôn ngữ văn xuôi đời thường mang giọng điệu mới mẻ trẻ trung, rất nghịch.)
- Khổ thơ 5,6 : Cảm nhận của em v62 hai khổ thơ này? ( nét đẹp trong tình cảam yêu thương , gắn bó. Người lái xe vui trong niềm vui ấm áp của tình đồng chí qua cái bắt tay bạn bè dọc đường đi. Cái bếp Hoàng Cầm dựng giữa trời, chiếc võng dù mắc chông chênh trong những giờ phút nghỉ ngơi. Tất cả chỉ là tạm thời, mục đích chính là đi, lại đi, lại lên đường. Đó là những giây phút đặc biệt của gia đình họ hàng nhà lính.)
- Đọc khổ thơ 7, em hiểu thêm điều gì về xe và người chiến sĩ lái xe? ( nhà thơ nhắc lại hình ảnh những chiếc xe không kính, không đèn , không mui, thùng xe hư hại , ảnh hưởng đến việc di chuyển , là khẳng định gian khổ, khó khăn nguy hiểm ngày càng tăng, ngày càng ác liệt nhưng nhiệm vụ vẫn là trước hết. Tất cả vì miền Nam ruột thịt. Không có khó khăn nào cản nổi ta đi và xe vẫn chạy vì trong xe có môt trái tim của người chiến sĩ lái xe anh hùng với quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.)
- GV hướng dẫn Hs trả lời câu 3 sgk tr 133 ( Nhiều chi tiết thực của người lính được đưa vào thơ một cách tự nhiên, mới lạ, bất ngờ mà rất hợp lý. giọng điệu ngang tàng, dí dỏm, tinh nghịch, đùa vui. Thể thơ tự do gắn với lời nói thông thường, lời văn xuôi mà đằm thắm chất thơ -> khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm.)
+ Ghi nhớ : hs đọc ghi nhớ sgk tr 133.
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
(TH)
SS liên hệ với người lính thời chống Pháp.
D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : 
	- Bài vừa học :đọc thuộc lòng – phẩm chất người lính.
	- Bài sắp học : Nghị luận trong văn bản tự sự
+ Đọc và trả lời câu hỏi mục I tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự sgk tr 137.
+ Chuẩn bị bt 12 sgk tr 139.
Tuần11-tiết 50,BS4
Soạn : 21/10/2009
Dạy :24 /10/2009
 NGHI LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU :
	- Kiến thức : Hs hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
	- Kỹ năng :Rèn kỹ năng nhận diện yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Kỹ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
	- Thái độ : HS có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Bài soạn
	- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn cuối tiết PĐ11.
C- KIỂM TRA: - Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Người ta có thể miêu tả nội tâm bằng cách nào?
 - Kiểm tra việc soạn bài của học sinh .
D. BÀI MỚI: Trong văn bản tự sự, nếu thiếu yếu tố nghị luận thì nhiều khi không thuyết phục được người đọc. Cho nên cần thiết phải tìm hiểu vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Rèn luyện Kỹ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. Bài học này sẽ giúp các em giải quyết những vấn đề trên .
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BS
I- Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:
 * Bài tập: 
 1/ Luận điểm và lập luận của ông giáo theo lô gíc:
 - Nêu vấn đề: Nếu không tìm hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.
 - Phát triển vấn đề :
 + Vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỷ, tàn nhẫn là vì thị quá khổ. vì sao? (“một người đau chân..khác đâu” – qui luật tự nhiên ;
 + “khi người ta khổ..ai được nữa”- qui luật tự nhiên ;
 + “ cái bản tính tốt.che lấp mất”
 - Kết thúc vấn đề : “ tôi biết.không nỡ giận.
 2/ - Lập luận của Kiều:
 Sau chào mỉa mai là lời đay nghiến: xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm, cay nghiệt như cô- và xưa nay, càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái.( Kiều dùng câu khẳng định “ càng  càng ”)
 - Lập luận của Hoạn Thư gồm 4 luận điểm khiến Kiều phải công nhận là HT khôn ngoan rất mực nói năng phải lời.
 * Ghi nhớ: SGK/ 138
II/ Luyện tập: 
 1/ -Lời của ông giáo ( Đây là những suy nghĩ nội tâm của ông giáo như một cuộc đối thoại ngầm, ông giáo đối thoại với chính mình ) 
 - Oâng giáo đang thuyết phục chính mình rằng vợ mình không ác để “ chỉ buồn chứ không nỡ giận”. 
 2/ Lập luận của Hoạn Thư:
 - Thứ nhất : Tôi là đàn bà nên ghen tuông là lẽ thường tình.( nêu một lẽ thường tình)
 - Ngoài ra tôi cũng đã đối xử tốt với cô khi ở gác viết kinh ; khi cô trốn khỏi nhà tôi cũng chẳng đuổi theo ( kể công )
 - Thứ ba: Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung – chắc gì ai nhường ai.
 - Thứ tư : Dù sao tôi đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông chờ vào lượng khoan ( nhận tội và tăng bốc Kiều).
 - > Kiều phải công nhận tài Hoạn Thư. Và chính nhờ lập luận đó mà Hoạn Thư đã đặt Kiều trong một tình thế khó xử.
-Hs đọc và tìm hiểu hai đoạn trích a, b sgk . HS trình bày các yêu cầu câu hỏi . GV bổ sung , kết luận rút ra nội dung ghi nhớ SGK/ 138.
1/ Đoạn văn chứa nhiều từ, câu mang tính chất nghị luận. đó là những câu hô ứng thể hiện các phán đoán dưới dạng : nếuthì ; vì thếcho nên ; sở dĩlà vì ; khi A.thì B. các câu văn đều lànhững câu khẳng định, ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt chân lí -> cách lập luận phù hợp với tính cách nhân vật ông giáo – một người có học thức, hiểu biết rộng, giàu lòng thương người, luôn trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn người, nhìn đời.
2- Hs trao đổi – tìm yếu tố nghị luận :
 - Cuộc đối thoại giữa Kiều với Hoạn Thư diễn ra duói hình thức nghị luận. hình thức này giống như một phiên tòa. Trước tòa điều quan trọng là phải trình bày lí lẽ, chứng lý,nhân chứng, vật chứng.sao cho có sức thuyết phục.
 - Trong phiên tòa, Kiều là quan tòa buộc tội, Hoạn thư là bị cáo. Mỗi bên có một lập luận. - Hãy rút ra những dấu hiệu và đặc điểm của lập luận trong một văn bản? ( nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán, các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe người đọc về một quan điểm , tư tưởng nào đó. ( Các từ lập luận thường dùng là nhũng cặp từ hô ứng dùng để khẳng định, các cặp quan hệ từ ) .
++ Ghi nhớ : hs đọc ghi nhớ sgk tr 138.
GV hướng dẫn hs luyện tập theo yêu câu sgk 
N/ L trong tự sự chỉ là những yếu tố đơn lẻ, biệt lập trong một tình huống cụ thể, 1 sự việc hay một nhân vật cụ thể nào đó của câu chuyện.
- có vai trò làm nổi bật cho sự việc và con người.
D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	1- Bài vừa học : Nắm vững việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
	2- Bài sắp học : Văn bản : Đoàn thuyền đánh cá.
	+ Đọc bài thơ – tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
	+ Đọc các câu hỏi sgk tr 142, tìm ý các câu hỏi và trả lời.
Tuần11-tiết 51,52
Soạn : 23/10/2009
Dạy :26 /10/2009
 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ.
	 Huy Cận
A.MỤC TIÊU :
	- Kiến thức :Hs hiểu và thấy được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
	- Kỹ năng : HS có kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật ( ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu) vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ.
	- Thái độ HS có lòng yêu thiên nhiên, yêu lao động.
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Bài soạn
	- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn cuối tiết BS4.
C. KIỂM TRA:
	- Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Giọng điệu trong bài thơ có gì khác lạ? Em hiểu thế nào về câu thơ “ Chỉ cần trong tim cómột trái tim”?
DP. Bài mới :
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BS
I- Tác giả, tác phẩm :
II- Đọc và tìm hiểu văn bản :
III – Phân tích :
1 -Hình ảnh con người lao động trong sự hài hòa với thiên nhiên, vũ trụ.
2- Vẻ đẹp của những hình ảnh thơ về thiên nhiên và lao động.
3- Âm hưởng và giọng điệu của bài thơ
IV – Tổng kết :
 Ghi nhớ : sgk
V – Luyện tập :
- Hs đọc phần chú thích sgk tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
- Gv + hs đọc văn bản ( Đọc phấn chấn khỏe khoắn)
1- Bố cục ( theo hành trình chuyến ra khơi)
+ 2 khổ đầu : đoàn thuyền đánh cá lên đường và tâm trạng náo nứccủa con người.
+ 4 khổ tiếp : cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa khung cảnh biển trời ban đêm.
+ khổ cuối : cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh.
( không gian rộng lớn với mặt trời, biển, trăng sao, mây, gió ; thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn đến bình minh ; cùng thời gian của chuyến ra biển. Điểm nhịp thời gian cho công việc của đoàn thuyền đánh cá là nhịp tuần hoàn của vũ trụ.)
2- Hs đọc và trả lời câu hỏi 2 sgk tr 142.
- Bài thơ kết hợp hai nguồn cảm hứng : về lao động và về thiên nhiên vũ trụ. Thơ Huy Cận trước Cách mạng, thiên nhiên đối lập với con người cô đơn bé nhỏ. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa con người với khung cảnh thiên nhiên.
+ Hình ảnh người lao động và công việc của họ. Đoàn thuyền đánh cá được đặt trong khung cảnh thiên nhiên rộng lớn của trời biển, trăng sao với bút pháp phóng đại cùng với sự liên tưởng mạnh bạo bất ngờ để sáng tạo hình ảnh về người lao động : - “Câu hát ..gió khơi”.“ Thuyền ta lái gió ..biển bằng”,“Đoàn thuyền .mặt trời” 
+ Sự hài hòa giữa con người lao động và thiên nhiên, vũ trụ còn thể hiện ở sự nhịp nhàng của thiên nhiên, vũ trụ và trình tự của công việc lao động, của đoàn thuyền đánh cá. Con thuyền ra khơi có gió làm lái, trăng làm buồm, gõ thuyền đuổi cá vào lưới cùng theo nhịp trăng sao. Đến lúc sao mờ, đêm sắp tàn là lúc kéo lưới kịp trời sáng. Bình minh lên,mặt trời đội biển đoàn thuyền trở về đầy ắp cá.
- Hình ảnh con người lao động trong thơ được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn, thể hiện niềm tin vào cuộc sống mới.
Củng cố : Đọc diễn cảm đoạn trích.
Sự hài hoà giữa con ngưới với thiên nhiên được thể hiện như thế nào?
3- Hs dọc câu 3 sgk tr 142 – hs trả lời
a- Cảnh biển vào đêm : Cảnh vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con người do những liên tưởng so sánh vũ trụ như ngôi nhà lớn. Hiện tượng : cánh buồm, gió khơi, câu hát căng buồm là niềm vui và sự phấn chấn của người lao động.
b- Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển : Từ cảm hứng lãng mạn nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh thơ đặc sắc “ thuyền ta lái giólưới vây giăng”. Công việc nặng nhọc đã thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.
c- Hình ảnh đẹp lộng lẫy và rực rỡ của nhiều loại cá trên biển
4- Hs dọc và trả lờicâu 4 sgk tr 142
( âm hưởng khỏe khoắn, sôi nổi lại vừa phơi phới, bay bổng. Góp phần tạo nên âm hưởng là các yếu tố lời thơ, nhịp điệulời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, cách gieo vần cũng biến hóa, vần trắc xen lẫn với vần bằng tạo sự vang xa bay bổng.)
+ Hãy nêu nôi dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ?
+ Ghi nhớ : hs đọc ghi nhớ sgk tr 142.
V. 1- Hs viết đoạn phân tích khổ thơ đầu hoặc khổ thơ cuối – hs nhận xét – gv nhận xét.
2 Hs đọc thuộc các khổ thơ 3, 4, 5.
D- CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
1. Củng cố : Đọc diễn cảm bài thơ. Bài thơ khắc họa nhiều hình ảnh thơ như thế nào? Nghệ thuật có những sáng tạo gì độc đáo?
Hướng dẫn tự học : 
 	- Bài vừa học : Đọc thuộc lòng bài thơ – Nắm nội dung và nghệ thuật bài thơ.
	- Bài sắp học : Tổng kết về từ vựng.
	+ Soạn và trả lời các câu hỏi mục I,II sgk tr 146,147.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11(5).doc