Giáo án môn Ngữ văn 9 - Văn bản: Tiếng nói văn nghệ

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Văn bản: Tiếng nói văn nghệ

VĂN BẢN :

TIẾNG NÓI VĂN NGHỆ

(Nguyễn Đình Thi )

Ngày soạn : 6 / 1 / 2010.

Ngày dạy: 9 / 1 / 2010

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được:

 - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.

 - Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua phân tích tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn phương pháp đọc sách cho học sinh.

 - Rèn luyện thêm các kỹ năng, cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội các bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả Nguyễn Đình Thi.

 3. Thái độ:

 - Thêm yêu mến nền văn hoá, văn nghệ của dân tộc.

B. CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên: Sách TKBG Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác.

 2. Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan trong sách, báo

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Văn bản: Tiếng nói văn nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20- Bài 19:
Tiết 96+ 97 : 
Văn bản :
Tiếng nói văn nghệ
(Nguyễn Đình Thi )
Ngày soạn : 6 / 1 / 2010. 
Ngày dạy: 9 / 1 / 2010
A. mục tiêu:
	1. Kiến thức:	 Giúp học sinh hiểu được:
	- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.
	- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua phân tích tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn phương pháp đọc sách cho học sinh.
	- Rèn luyện thêm các kỹ năng, cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội các bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả Nguyễn Đình Thi.
	3. Thái độ:
	- Thêm yêu mến nền văn hoá, văn nghệ của dân tộc.
b. chuẩn bị :
	1. Giáo viên: Sách TKBG Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác.
	2. Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan trong sách, báo
c. tiến trình giờ dạy:
	1. ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	 H : Văn bản "Bàn về đọc sách" – Chu Quang Tiềm – bàn về vấn đề gì? Tác giả triển khai bằng mấy luận điểm chính? Em hiểu biết được thêm điều gì sau khi học xong văn bản này? 
	 - Gợi ý trả lời: Học sinh trả lời theo nội dung phân tích vở ghi và ghi nhớ.
	3. Giảng bài mới:
	a. Dẫn vào bài:
	Có một tác giả đã nói rằng: "Văn hoá nghệ thuật cũng là một nghệ thuật, anh chị em nghệ sỹ cũng là những chiễn sỹ trên mặt trận ấy". Đúng vậy, mặt trận ở đây chính là mặt trận văn hoá tư tưởng, nó có đặc trưng riêng, nó góp phần làm cho cuộc sống phong phú hơn, tốt đẹp hơn. Bài tiểu luận "Tiếng nói văn nghệ" – Nguyễn Đình Thi – mà chúng ta học hôm nay sẽ phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của văn nghệ với đời sống con người
	b. Các hoạt động dạy – học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
nội dung cần đạt
- GV hdẫn đọc: đọc rừ ràng, mạch lạc, diễn cảm cỏc dẫn chứng thơ.
? Gv gọi 2- 3 hs đọc vb, sau đó nhận xét bạn đọc.
H : Căn cứ vào phần chuẩn bị bài ở nhà và phần chú thích ú trong SGK, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Nguyễn Đình Thi?
H: Tác phẩm được viết vào năm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
- Tác phẩm được viết vào năm 1948, khi tác giả mới 24 tuổi.
- Vào đầu năm 1948, những năm ấy chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đậm đà tính dân tộc đại chúng, gắn bó với cuộc khánh chiến vĩ đại của nhân dân đ Nội dung và sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ được gắn bó với đoài sống phong phú, sôi nổi của quần chúng nhân dân đang chiến đấu và sản xuất.
- GV hdẫn hs đọc: Giọng mạch lạc, rõ ràng và diễn cảm.
- Giáo viên đọc mẫu một đoạn đ gọi 2 – 3 học sinh đọc tiếp đ nhận xét, RKN
- GV căn cứ vào chú thích trong SGK, hdẫn hs tìm hiểu các từ khó.
 (- Phật giỏo diễn ca: bài thơ dài, nụm na dễ hiểu về nội dung đạo phật.
- Phõn khớch: kớch thớch căm thự, phẫn nộ
- Rất kị: rất trỏnh, khụng ưa, khụng hợp, phản đối...)
H : Văn bản thuộc kiểu văn bản gì? Được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 
H : Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? Tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài văn NL này?
- Vđề nghị luận: Vai trò và ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống con người.
- 3 luận điểm chính:
 + Từ đầu đ cách sống của tâm hồn: Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ.
 + tiếp theo đến sự sống: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đ/v cs con người, nhất là trong h/c chiến đấu, sx vô cùng gian khổ của dtộc ta những năm đầu k/c.
+ phần còn lại: Khả năng cẳm hoá, sứcmạnh lôi cuốn của văn nghệ với đời sống tình cảm của con người.
à Vb có tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc giữa các phần. Các lđiểm vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nối tiếp tự nhiên theo hướng nagỳ cảng ptích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.
GV: Lưu ý hs: Văn nghệ gần giống với văn học nghệ thuật và văn hoá nghệ thuật.
H : Dựa vào phần đầu vb, cho biết tgiả NĐT chỉ ra và phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ như thế nào?
? Tác giả đã minh hoạ luận điểm trên bằng những dẫn chứng nào? Nhận xét cách đưa và phân tích d/c của tác giả?
? Em đã đựơc học nhiều tác phẩm văn học, đã được thưởng thức nhiều tác phẩm NT, em thấy tgiả phân tích nội dung p/a của văn nghệ như vậy có đúng không? Em biết ý kiến của nhà văn nào khác cùng quan điểm với NĐT?
GV: - Trong tác phẩm của mình; Nam Cao đã có lần phát biểu: "Người nghệ sỹ không nên là những người thợ khéo tay, chỉ biết làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho  người nghệ sỹ phải biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có". 
H: Em hiểu gì về câu nói: "Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu toả lên mọi việc chúng ta sống mọi con người chúng ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, có ta nghĩ."?
( Tgiả rất thấu hiểu tâm tư tình cảm cuả người nghệ sỹ gửi gắm vào trong tp NT. Câu nói cho ta hiểu giá trị của những tác phẩm văn nghệ chân chính, tác phẩm ấy không bao giờ nhoà đi, nó có sức sống bất diệt trường tồn, nó có tác dụng tới nhận thức, tình cảm, hành động của con người, giáo dục con người, hướng con người tới giá trị chân thiện mỹ ở đời.
- Tác phẩm Văn nghệ chân chính không nên là những lời thuyết giáo suông mà nó phải xuất phát từ sự xung đột trăn trở, yêu ghét, vui buồn của tác giả)
H: Qua sự phân tích trên của tgiả, em hiểu gì về sự khác biệt của nội dung p/a của văn nghệ với các môn KH XH khác? Cách viết của tgiả cho thấy ông có hiểu biết và tình cảm sâu sắc nào với văn nghệ ?
- GV chốt kthức phần 1 và chuyển ý....
( Hết tiết 1)
H : Theo dõi phần vb thứ hai, tgiả đã giải thích tại sao con người cần đến tiếng nói cuả văn nghệ ? Vì sao? (Hs thảo luận nhóm bàn)
H: Khi đưa ra dẫn chứng về sự cần thiết của văn nghệ, tgiả nhắc đến những con người khốn khổ nào trong XH bấy giờ? Việc đưa d/c như vậy cho em thấy điều gì đáng quý trong tình cảm và sự gắn bó với thực tiễn cs và cđấu của đnước ta ở NĐT?
GV: Yêu cầu học sinh theo dõi vào phần 3 của văn bản.
H : Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. Tác giả đã chỉ rõ hai con đường mà văn nghệ đến với người đọc là những con đường nào?
(NT tđộng vào tình cảm và tư tưởng con người)
H: Tiếng nói tình cảm của văn nghệ được tgiả phân tích, lý giải như thế nào? Em có nhận xét gì vè cách viết của tgiả ở đoạn này?
(Nhấn mạnh sức sống của văn nghệ là ở phương diện tác dộng vào tình cảm con người. Dùng nhiều câu khẳng định, phủ định...)
H: Về tư tưởng, văn nghệ tác động đến người đọc, người xem ra sao? Tác giả nhấn mạnh hiệu quả của sự tác động ấy bằng câu văn nào? Nói rõ ý hiểu của em về câu ấy?
( Qua tình cảm, văn nghệ lay động toàn bộ con tim khối óc chúng ta, "Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi sống được nhiều hơn nghệ thuật giải phóng được cho con người đời sống tâm hồn xã hội".-->Tp NT lay động cảm xúc, đi vào vào nhậ thức, tâm hồn chta qua con đường tình cảm. VN thực hiện chức năng tuyên truyền 1 cách tự nhiên, có hệu quả lâu bền, sâu sắc. 
H: Học sinh thảo luận nhóm ý kiến: "Văn nghệ là một thứ tuyên truyền – không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả".
đ Tác phẩm văn nghệ chân chính bao giờ cũng được soi sáng bởi một tư tưởng tiến bộ, hướng người đọc, người nghe vào một lẽ sống, cách nghĩ đúng đắn nhân đạo mà vẫn có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đó.
 H: Em có nhận xét gì về giọng văn của tgiả ở đoạn cuối phần trích này?
(Giọng văn chân thành, say sưa, nhiệt hứng ngày càng dâng cao... )
- Hướng dẫn học sinh rút ra ghi nhớ:.
H: Nêu lại nét đặc sắc nghệ thuật làm nên thành công của văn bản này?
H: Em hiểu gì về tiếng nói của văn nghệ qua học nội dung văn bản này?
GV: Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ SGK – 17.
H: Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu tích và phân tích ý nghĩa, tác dụng của tác phẩm ấy đối với bản thân mình?
- Hs theo dõi SGK trả lời:
- Hs theo dõi SGK trả lời:
- 2 – 3 học sinh đọc đ nhận xét, RKN.
- Học sinh căn cứ vào chú thích trong SGK tìm hiểu và trả lời các từ khó.
- Suy nghĩ, trả lời....
- Suy nghĩ, trả lời....
- Suy nghĩ, trả lời....
- Suy nghĩ, trả lời....
- Hs tự bộc lộ...
- Suy nghĩ, trả lời....
- Suy nghĩ, trả lời....
- Hs thảo luận nhóm bàn, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời....
- Học sinh đọc thầm lại phần 3 của văn bản.
- Suy nghĩ, trả lời....
- Suy nghĩ, trả lời....
- Suy nghĩ, trả lời....
- Suy nghĩ, trả lời....
- Suy nghĩ, trả lời....
- Suy nghĩ, trả lời....
2 học sinh đọc nội dung ghi nhớ SGK – 17.
- Học sinh tự lựa chọn và phát biểu tự do
I. Đọc, chú thích:
1. Đọc:
2, Chú thích :
 a, Tác giả :
+) - Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003).
 - Là nhà thơ, văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lý luận và phê bình văn học.
 - Được tặng huân chương Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
b, Tác phẩm:
- Viết năm 1948, trích trong "Mấy vấn đề văn học" (1956).
c, Hệ thống luận điểm: 
ii. Tìm hiểu văn bản:
.
1) Nội dung phản ánh của văn nghệ:
- Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đs kquan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, chụp ảnh nguyên xi thực tại ấy. Khi stạo 1 tp, nghệ sĩ gửi vào đó 1 cách nhìn, 1 lời nhắn nhủ cảu riêng mình. Nội dung của tác phẩm văn nghệ không chỉ là câu chuyện, là con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sỹ đã gửi gắm trong đó.
- Tp văn nghệ không cất lên những lời thuyế lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho chúngta bao rung động, bao ngỡ ngàng trức những điều tưởng chừng nhu rất quen thuộc.
- Ndung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem....
--> Như vậy, ndung của văn nghệ khác ndung các bộ môn KH như dtộc học, xã hội học, lsử, địa lý, Những bộ môn ấy khám phá, mtả và đúc kết bộ mặt tự hiên hay XH, các quy luật kquan. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con ngưòi, thế giới bên trong của con người. Nd chủ yếu của vn là hthực mang tính cụ thể, sinh động, là đs tình cảm của con người qua cáI nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.
2) Giải thích sự cần thiết phải có tiếng nói của văn nghệ trong đời sống con người:
- Văn nghệ giỳp con người được sống đầy đủ hơn, phong phỳ hơn với cuộc đời và với chớnh mỡnh.
- Những khi con người bị ngăn cỏch với cuộc sống, văn nghệ là sợi dõy buộc chặt họ với cuộc đời thường bờn ngoài với tất cả sự sống, buồn vui
- Văn nghệ gúp phần làm tươi mỏt sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giữ cho “ đời cứ tươi”. Tỏc phẩm văn nghệ hay giỳp cho con người vui lờn, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời cũn nhiều vất vả, cực nhọc. 
3. Sức mạnh cảm húa kỡ diệu của văn nghệ:
- Sức mạnh của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nú và con đường mà nú đến với người đọc, người nghe.
 + Nghệ thuật là tiếng núi của tỡnh cảm. Tỏc phẩm nghệ thuật đi từ trỏi tim đến trỏi tim. Tư tưởng của nghệ thuật hũa lắng trong cảm xỳc, nỗi niềm.
 + Nội dung và con đường tỏc động đặc biệt của văn nghệ giỳp cho con người tự nhận thức mỡnh, tự xõy dựng mỡnh. 
=> Như vậy, văn nghệ thực hiện cỏc chức năng của nú 1 cỏch tự nhiờn, cú hiệu quả lõu bền, sõu sắc.
à Văn nghệ cú thể tỏc động đến nhiờự mặt của đời sống xó hội và con người nhất là đời sống tõm hồn tỡnh cảm. 
4. Nghệ thuật nghị luận đặc sắc:
- Bố cục chặt chẽ, lớ lẽ và lập luận sỏng tỏ, cỏch dẫn dắt tự nhiờn,tài hoa, cú duyờn.
- Cỏch viết giàu hỡnh ảnh, cú nhiều dẫn chứng về thơ văn, về đời sống thực tế để tạo sức thuyết phục cho cỏc ý kiến, nhận định, tăng sức hỏp dẫn cho bài nghị luận.
- Giọng văn chõn thành, say sưa, nhiệt tõm cao, đặc biệt ở đoạn cuối.
3. Ghi nhớ:
(SGK – 17)
iv. luyện tập
4. Củng cố bài:
? Văn nghệ có tác dụng như thế nào đến đời sống tình cảm của con người?
? Nếu thiếu văn nghệ thì cuộc sống của con người sẽ ra sao?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc ghi nhơ / sgk.
- Phát biểu cảm nhận của em về VB NL trên của NĐT.
- Viết đoạn văn trình bày sự tác động sâu sắc về tình cảm, tâm hồn của 1 tác phẩm VH đối với em.
- Soạn bài: các tphần biệt lập: 
+ đọc các VD SGK và trả lời các câu hỏi phân tích ví dụ, rút ra đặc điểm và dấu hiệu của các tphần tình thái và cảm thán.
+ Đặt các câu có thành phần tình thái và cảm thán.

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng noi cua van nghe.doc