A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Hiểu được niềm xúc động thiêng liêng , tấm lòng tha thíêt , thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả khi từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
-Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : Giọng trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng , cảm xúc. Nhiều hình ảnh có giá trị gợi cảm.
Rèn luyện kĩ năng cảm thụ phân tích thơ .
Tự hào , kính yêu lãnh tụ.
B.Phương pháp :
Nêu vấn đề , phân tích.
C .Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn bài , tranh lăng Bác.
Học sinh: Đọc bài, soạn theo hệ thống câu hỏi sgk.
D. Tiến trình lên lớp:
I . Ổn định:
II. Bài củ:
Đọc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ . Đoạn thơ nào em thích nhất ? Vì sao
Ngày tháng năm Tiết:117 Viếng lăng Bác Viễn Phương A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hiểu được niềm xúc động thiêng liêng , tấm lòng tha thíêt , thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả khi từ miền Nam ra viếng lăng Bác. -Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : Giọng trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng , cảm xúc. Nhiều hình ảnh có giá trị gợi cảm. Rèn luyện kĩ năng cảm thụ phân tích thơ . Tự hào , kính yêu lãnh tụ. B.Phương pháp : Nêu vấn đề , phân tích. C .Chuẩn bị: Giáo viên: Soạn bài , tranh lăng Bác. Học sinh: Đọc bài, soạn theo hệ thống câu hỏi sgk. D. Tiến trình lên lớp: I . ổn định: II. Bài củ: Đọc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ . Đoạn thơ nào em thích nhất ? Vì sao III . Bài mới. 1.Giới thiệu bài: 2.các hoạt động: HĐ 1. HS đọc phần chú thích sgk về tác giả. Nêu vài nét về tác giả? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? - ( Kháng chiến chống Mỹ kết thúc . Lăng Bác được khánh thành .Viễn Phương ra thăm lăngBác. Bài thơ được sáng tác trong dịp đó:4-1976 và được in trong tập Mây mùa xuân.) HS đọc.Y/c:Giọng nghiêm trang, tha thiết. Bài thơ chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? HĐ 2: -Gọi HS đọc 2 khổ thơ đầu. Cảm xúc của T/G thể hiện trong cách xưng hô ntn? Cách xưng hô như vậy biểu hiện tình cảm gì? ?Vì sao T/G dùng từ thăm mà không dùng từ viếng?( HS trao đổi: Như con về thăm cha). ?ấn tượng đầu tiên trước lăng Bác là hình ảnh nào ? ? hình ảnh hàng tre gợi những liên tưởng gì?( biểu tượng của con người VN, của dân tộc VN bất khuất kiên cường, đoàn kết , bền bỉ, mãnh liệt . Biểu tượng của dân tộc VN quanh Bác.) ?Từ "ôi" cho thấy điều gì nữa trong cảm xúc của tác giả? Phân tích 2 hình ảnh mặt trời trong đoạn thơ tiếp?Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Hình ảnh có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ đối với Bác?(kính yêu Bác...) Hình ảnh dòng người lặng lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác nói lên điều gì? HS đọc khổ thơ thứ 3 Hình ảnh Bác nằm yên nghĩ trong lăng được nhà thơ cảm nhận ntn ? Thực chất có vầng trăng trong lăng không?Câu thơ gợi nhơ tới điều gì? (Bác yêu trăng, trăng là bạn) Tác giả viết :Vẫn biết trời xanh là mãi mãi. Mà sao nghe nhói...trong tim. ý nghĩa của câu thơ là gì? Nhói biểu hiện điều gì? Tình cảm của T/G ntn? HS đọc khổ thơ 4. ước nguyện của T/G khi sắp về Nam là gì? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ? Tác giả muốn bày tỏ điều gì? Từ đó em thấy tình cảm của T/G được ntn ? Bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật.Nội dung của bài thơ là gì? I. Tìm hiểu chung. 1 Tác giả,tác phẩm.(sgk) 2 . Đọc , chú thích. Chú thích sgk. 3 Bố cục. 3 phần. + 2 khổ thơ đầu: Cảm xúc của T/G trước lăng Bác. + Khổ thơ thứ 3:Cảm xúc của T/G khi vào trong lăng Bác. + Còn lại: Tâm nguyện khi rời lăng Bác. II. Phân tích. 1 . Cảm xúc của tác giả trước lăng Bác. +Con ... thăm ...Bác. => Tình cảm gần gũi, thân thương , kính trọng. +Hàng tre bát ngát( hình ảnh thực) Hàng tre xanh xanh...... => Hình ảnh ẩn dụ: con người VN, dân tộc VN . Biểu tượng của dân tộc VN quanh Bác. - Ôi ! => thương mến , tự hào Ngày ngày mặt trời đi qua... Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ => Nhân hoá, ẩn dụ: Bác Hồ như mặt trời =>Vừa nói lên sự vĩ đại của Bác vừa thể hiện sự tôn kính đối với Bác. Ngày ngày dòng người...... Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân. => Hình ảnh ẩn dụ, liên tưởng: Gần gũi , nghiêm trang . Yêu quý , ngưỡng mộ. 2 Cảm xúc trong lăng. - ...Giấc ngủ bình yên ...vầng trăng sáng ... => Hình ảnh ẩn dụ: Bác yên nghĩ đời đời trong tình yêu của thiên nhiên, quê hương, đất nước.. -... trời xanh là mãi mãi. => sự trường tồn của thiên nhiên, sự vĩnh hằng,vô tận của Người. - nhói...trong tim. => Đau xót vì sự mất mát quá lớn. 3. Cảm xúc khi rời lăng Bác. con chim ca hát.... Muốn làm đoá hoa toả hương.... cây tre trung hiếu.... => Điệp ngữ. => Muốn gần Bác, muốn làm Bác vui, muốn được sống trong ánh sáng đạo đúc HCM, tiép tục đi theo lí tưởng Bác. => lòng thành kính thiêng liêng của người con Nam Bộ nói riêng và đồng bào miền Nam nói chung luôn giành cho Bác. * Ghi nhớ sgk 3. Củng cố: Nhận xét sự thống nhất về nội dung và nghệ thuật V .Dặn dò: Đọc thuộc lòng bài thơ. Học nội dung từng phần Đọc trước bài nghị luận về tác phẩm truyện.
Tài liệu đính kèm: