Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần 7 năm 2012

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần 7 năm 2012

BÁNH TRÔI NƯỚC – HDĐT: SAU PHÚT CHIA LI

 * BÁNH TRÔI NƯỚC

(Hồ Xuân Hương)

A. Mức độ cần đạt

 Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ thất nôm tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.

- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ “Bánh trôi nước”.

- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.

 2. Kỹ năng

- Nhận biết thể loại của văn bản.

- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.

 3. Thái độ

- Nhận biết tác giả nữ - là nhà thơ có công rất lớn trong việc phát triển thơ Nôm Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX.

- Cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh mà người phụ nữ trong xã hội xưa phải gánh

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần 7 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07	 Ngày soạn: 06/10/2012
Tiết: 25 - 26	 Ngày dạy : 08/10/2012
BÁNH TRÔI NƯỚC – HDĐT: SAU PHÚT CHIA LI
	* BÁNH TRÔI NƯỚC
(Hồ Xuân Hương)
A. Mức độ cần đạt
 Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ thất nôm tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ “Bánh trôi nước”.
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết thể loại của văn bản.
- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.
 3. Thái độ
- Nhận biết tác giả nữ - là nhà thơ có công rất lớn trong việc phát triển thơ Nôm Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX.
- Cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh mà người phụ nữ trong xã hội xưa phải gánh chịu.
C. Phương pháp :Vấn đáp, thuyết trình
* SAU PHÚT CHIA LI
(Trích Chinh phụ ngâm khúc)
(Nguyên tác: Đặng Trần Côn – Dịch Nôm: Đoàn Thị Điểm?)
A. Mức độ cần đạt
 Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích “Sau phút chia li”.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát.
- Sơ giản về “Chinh phụ ngâm khúc”, tác giả Đặng Trần Côn, vấn đề người dịch. 
- Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản.
- Giá trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”.
 2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu văn bản viết theo thể ngâm khúc.
- Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác phẩm dịch “Chinh phụ ngâm khúc”.
 3. Thái độ: Qua đoạn thơ, thấu hiểu nỗi khổ của người chinh phụ có chồng đi chinh chiến nơi xa.
C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP...
 Lớp 7A5 vắng ; P, KP... 
 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn 3 HS
 3. Bài mới: Tiết học trước các em đã được tìm hiểu tâm hồn thi sĩ - nhà vua Trần Nhân Tông, sớm lánh đời tìm về với cửa Phật trong bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”; các em cũng đã bước đầu được tìm hiểu thơ văn của nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi qua “Bài ca Côn Sơn”. Tiết học hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em một bài thơ và đoạn trích thể hiện sự phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam thời trung đại.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
A. Bài “Bánh trôi nước” (60 phút)
 Hoạt động 1: Giới thiệu chung
CNêu vài nét về nhà thơ Hồ Xuân Hương?
Hs căn cứ phần chú thích * trong Sgk, trả lời.
Gv bổ sung: Hồ Xuân Hương là người có học, có tài thơ văn. Cuộc đời riêng của bà nhiều bi kịch. Bà là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc. Tác phẩm còn lại khoảng 50 bài thơ chữ Nôm và tập thơ chữ Hán “Lưu Hương ký”. Thơ của bà sắc sảo, trào phúng, và có giá trị nhân đạo sâu sắc.
CBài thơ “Bánh trôi nước” làm theo chủ đề nào?
 Trong những tác phẩm mà HXH để lại cho tới nay có chùm thơ vịnh vật, vịnh cảnh – một lối thơ xuất hiện vào thời Lục Triều (thế kỷ III – IV ở Trung Hoa), thịnh hành ở nước ta vào thế kỷ XV với thơ Nôm Nguyễn Trãi. Bà thường viết về những vật bình thường như cái quạt, quả mít, con ốc nhồi, việc đánh đu, dệt cửi Bài Vịnh quả mít: Thân em như quả mít trên cây/ Da nó xù xì múi nó dày/ Quân tử có thương thì đóng cọc/ Xin đừng mân mó nhựa ra tay. Đằng sau việc miêu tả cho giống đặc điểm của sự vật, tác giả còn nhằm gửi gắm tình cảm, tư tưởng và kí thác tâm sự. Bài thơ “Bánh trôi nước” nằm chung trong chủ đề đó
C Bài thơ được làm theo thể thơ nào, đặc điểm của thể thơ?
 Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
 Gv yêu cầu giọng đọc: Vừa nhẹ nhàng vừa mạnh mẽ, vừa ngậm ngùi vừa dứt khoát, lại ngầm kiêu hãnh, tự hào.
 Chú ý các từ: rắn (cứng), nát (nhão)
CVăn bản có những phương thức biểu đạt nào?
 CThơ là loại văn bản biểu cảm thường có tính đa nghĩa. Bài thơ “Bánh trôi nước” có hai nghĩa, đó là những nghĩa nào? -> Bài thơ nói về bánh trôi nước và thân phận, phẩm chất của người phụ nữ.
CThế nào là bánh trôi nước?
Hs căn cứ vào phần chú thích * (Sgk/95) trả lời.
CTác giả sử dụng từ ngữ nào để miêu tả bánh trôi nước? CEm có nhận xét gì về từ ngữ đó?
CKĩ thuật làm bánh được miêu tả ra sao? Bằng những từ ngữ nào? Từ đó em thấy việc làm bánh tùy thuộc vào điều gì? -> Nổi, chìm, rắn, nát...
CNgười ta dùng gì để làm nhân bánh?
CQua đó, em có nhận xét gì về nt miêu tả của tác giả?
Gv: Nhà thơ tả việc làm bánh trôi khá gọn gàng, tỉ mỉ lại sinh động và hấp dẫn như hiện ra trước mắt. Việc nhào bột, nặn bánh khéo vụng, rắn nát gần như phụ thuộc vào bàn tay, con mắt và kinh nghiệm của người làm bánh.
 Tuy thế bài thơ rõ ràng không nhằm dạy cách làm bánh trôi, và chủ ý của tác giả không phải chỉ muốn dừng lại ở kỹ thuật ẩm thực. Vậy Hồ Xuân Hương muốn nói điều gì qua loại bánh trôi vừa trắng vừa tròn, ở giữa có viên đường son ấy? -> Nói thân phận người phụ nữ trong xh cũ.
CTg dùng cụm từ quen thuộc nào để nói về thân phận ấy? Đọc một số câu ca dao bắt đầu bằng “Thân em”? (Bt1)
CHình thể người phụ nữ được đặc tả bởi những nt nào? Qua đó thể hiện điều gì?->Người phụ nữ xinh đẹp, khỏe mạnh
 CTác giả đã dùng thành ngữ nào để nói về thân phận của người phụ nữ? Em có nhận xét gì về thành ngữ ấy?
-> Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” đã được đảo
Gv bình: Vận dụng thành ngữ bảy nổi ba chìm để than thở về số phận chìm nổi, long đong, bất hạnh của người phụ nữ trong cuộc đời. Việc đảo thành ngữ kết thúc ở chìm làm cho thân phận người phụ nữ càng cay cực, xót xa hơn.
 CNgoài ra, thân phận chìm nổi người phụ nữ còn thể hiện ở chỗ nào? -> “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” thể hiện rõ số phận hoàn toàn phó thác, phụ thuộc vào người khác.
 CTuy có số phận long đong chìm nổi, phụ thuộc nhưng dưới con mắt của Xuân Hương người phụ nữ xưa vẫn giữ gìn phẩm chất gì cho mình?
-> Vẫn giữ “tấm lòng son”, giữ mãi sự chung thủy, nghĩa tình dù hoàn cảnh có thế nào đi nữa.
CQua đó, chúng ta thấy HXH bộc lộ thái độ ntn? Điều đó có ý nghĩa gì?
Gv bình: Tấm lòng son của người phụ nữ là bất biến, sóng gió cuộc đời có phũ phàng vùi dập cũng không thể tàn phá vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng kiên trinh của họ. Phẩm chất ấy lại càng đáng quý trọng, càng lấp lánh khi đặt trong hoàn cảnh bảy nổi ba chìm, trong chế độ nam quyền thời phong kiến, với quan niệm Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.
* Tổng kết
 CTừ những điều đã phân tích, các em hãy rút ra kết luận về giá trị bài thơ “Bánh trôi nước”?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
* Luyện tập: Gọi Hs đọc thuộc lòng bài thơ tại lớp.
B. Đoạn trích “Sau phút chia li” (30 phút)
(Tác giả: Đặng Trần Côn – Diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm)
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
CNhững hiểu biết của em về tác giả và dịch giả?
Hs căn cứ chú thích * Sgk trả lời.
CHiểu biết của em về tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”?
CNêu vị trí đoạn trích? Thể loại của tác phẩm?
Thể loại ngâm khúc ra đời thế kỷ XVI, XVII, XVIII đáp ứng nhu cầu phản ánh hiện thực xã hội và giải tỏa những nỗi buồn nặng nề, triền miên của con người lúc bấy giờ.
CTác phẩm được dịch theo thể thơ nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
Gv yêu cầu giọng đọc: chậm, buồn, ngắt đúng nhịp. 
Gv đọc mẫu 1 lần. Gọi 2 hs đọc lại, Gv nhận xét.
Giải thích từ khó: Yêu cầu Hs xem Chú thích/Sgk.
CNêu phương thức biểu đạt tác giả sử dụng trong văn bản? 
Gọi Hs đọc lại 4 câu thơ đầu
CỞ 4 câu đầu, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Qua đó nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả như thế nào? 
-> Bằng cách dùng phép đối tác giả cho thấy thực trạng chia li đã diễn ra: chàng đi vào cõi xa vất vả, thiếp về với cảnh vò võ cô đơn. Sự cách ngăn là sự thật khắc nghiệt và nỗi sầu chia li nặng nề tưởng như phủ lấy mây biếc của trời, màu xanh của núi non. Hình ảnh “mây biếc”, “núi xanh” góp phần gợi lên cái mênh mông, vời vợi, thăm thẳm của nỗi sầu chia li.
CỞ 4 câu thơ tiếp, nghệ thuật sử dụng có gì độc đáo? Nỗi sầu của người chinh phụ được gợi tả thêm như thế nào?
-> Vẫn dùng phép đối, điệp ngữ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương, Tiêu Dương, khổ thơ này tiếp tục diễn tả nỗi sầu chia li trong độ tăng trưởng. Và sự chia li ở đây là sự chia li về cuộc sống, về thể xác trong khi tình cảm, tâm hồn vẫn gắn bó thiết tha.
Gọi Hs đọc diễn cảm 4 câu thơ cuối cùng
 C Nhịp điệu trong đoạn thơ có được là do đâu? Tâm trạng người chinh phụ đến đây được diễn tả như thế nào?
 -> Lối điệp từ theo kiểu bắc cầu tạo nên nhịp điệu chậm, thể hiện không gian xa cách càng ngày càng bát ngát, rộng lớn, tâm trạng càng lúc càng miên man, càng vô vọng của người vợ trẻ. Nàng trông mà chẳng thấy, chẳng thấy mà lại thấy, cứ luẩn quẩn loanh quanh một mình với nỗi buồn nhớ trĩu nặng tràn ngập không gian, thời gian.
C Câu hỏi cuối đoạn có thực chất là để hỏi không? Nếu không thì dùng để làm gì? -> Câu hỏi tu từ với đại từ “Ai” cuối câu vang lên như một tiếng thở dài. Đó là tiếng than của người vợ đang ngày ngày gặm nhấm, thấm thía nỗi sầu lẻ bóng. Màu xanh ngắt của ngàn dâu, trở thành màu xanh nhung nhớ, màu xanh cô đơn, màu xanh của sự chia lìa...
 CQua việc phân tích, em hãy rút ra những nét chính về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài.
A. Bài “Bánh trôi nước”
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: 
Hồ Xuân Hương (Sgk/95)
2. Tác phẩm
- Là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của Hồ Xuân Hương.
- Chủ đề: Thuộc chùm thơ vịnh vật.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Phương thức biểu đạt
 Kết hợp miêu tả và biểu cảm
2.2. Phân tích
a. Bánh trôi nước
* Hình dáng: Trắng, tròn.
-> Tính từ gợi tả.
* Kỹ thuật làm bánh: 
Nổi, chìm, rắn, nát. 
-> Tùy thuộc vào bàn tay người làm bánh.
* Nhân bánh: 
Nhân đường phên màu đỏ.
=> Tả chân thực, sinh động chiếc bánh trôi.
b. Hình ảnh người phụ nữ
* Hình thể: 
”Thân em vừa trắng lại vừa tròn.”
- Mô típ dân gian: Thân em
- Kết cấu, điệp vừa... vừa; phó từ lại.
=> Xinh đẹp, khỏe mạnh và hoàn hảo.
* Thân phận: 
- Đảo thành ngữ: Bảy nổi ba chìm 
- Đối lập nổi – chìm, 
-> Bấp bênh, trôi nổi giữa cuộc đời.
- Rắn, nát, mặc dầu.
-> Số phận phó thác, phụ thuộc vào người khác.
* Phẩm chất: 
“ Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
- Kết cấu Mặc dầu... mà. 
-> Sắt son, chung thủy, nghĩa tình.
-> Thái độ cứng cỏi chấp nhận sự thua thiệt nhưng luôn có niềm tin mãnh liệt vào đức hạnh của bản thân.
=> Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của người phụ nữ.
 3. Tổng kết
 a) NT 
 b) ND:
 * Ý nghĩa văn bản: Bánh trôi nước là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ. 
4. Luyện tập
B. Đoạn trích “Sau phút chia li”
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả, dịch giả
 (Sgk/91)
2. Tác phẩm
- Vị trí đoạn trích
- Thể loại: Ngâm khúc.
- Thể thơ: Song thất lục bát.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Phương thức biểu đạt: 
Miêu tả và biểu cảm.
2.2. Phân tích
a. Khổ thơ thứ nhất
- Nghệ thuật: Đối lập trong hoạt động; đối lập trong không gian
-> Hiện thực chia li phũ phàng và tâm trạng xót xa, cay đắng, cảm giác trống trải trong lòng người ở lại.
b. Khổ thơ thứ hai
- Nghệ thuật: Đối lập; điệp, đảo vị trí; địa danh mang tính ước lệ.
-> Thể hiện tâm trạng buồn triền miên, không gian xa cách mênh mông của kẻ đi - người ở.
c. Khổ thơ thứ ba
- Sử dụng điệp từ theo kiểu hồi hoàn - vòng tròn: “thấy - thấy, ngàn dâu - ngàn dâu”.
- Câu hỏi tu từ.
-> Nỗi buồn thương xa nhớ thấm đẫm cả cảnh vật, đẹp một cách cô đơn, hoang vắng và lạnh lẽo
3. Tổng kết
 a) NT
 b) ND: * Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện nỗi buồn chia phôi của người chinh phụ sau lúc tiễn đua chồng ra trận. Qua đó, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. Đoạn trích còn thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung bài học; học thuộc phần Ghi nhớ của cả 2 bài.
- Tìm đọc thêm một vài bài thơ khác của Hồ Xuân Hương.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Quan hệ từ.
 E. Rút kinh nghiệm 
Tuần: 07	 Ngày soạn: 08/10/2012
Tiết: 27	 Ngày dạy : 10/10/2012
QUAN HỆ TỪ
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được khái niệm quan hệ từ.
- Nhận biết quan hệ từ.
- Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Khái niệm quan hệ từ.
- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết quan hệ từ trong câu.
- Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.
 3. Thái độ: Sử dụng quan hệ từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
C. Phương pháp: 
Vấn đáp, thuyết trình
D. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP...
 Lớp 7A5 vắng ; P, KP... 
 2. Bài cũ: Người ta dùng từ Hán Việt để tạo những sắc thái biểu cảm ntn? Có nên lạm dụng từ Hán Việt không? Vì sao?
 3. Bài mới: Quan hệ từ còn có tên gọi là từ nối, kết từ, là từ liên kết các thành phần của cụm từ, liên kết các thành phần của câu, đồng thời biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần của cụm từ, của câu. Vậy thế nào là quan hệ từ, nên sử dụng quan hệ từ như thế nào cho phù hợp, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung
* Tìm hiểu về khái niệm quan hệ từ
Gv treo bảng phụ ghi các ví dụ
 CXác định quan hệ từ trong các câu a, b, c, d? Chúng liên kết từ ngữ hay những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ?
Hs thảo luận theo nhóm (3p).
Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét.
Gv nhận xét, chỉnh sửa (nếu cần)
CTừ việc phân tích ví dụ, em hãy cho biết thế nào là quan hệ từ?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
* Tìm hiểu việc sử dụng Quan hệ từ
Chia Hs làm 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 ví dụ.
Ví dụ 1: Xác định trường hợp nào cần dùng quan hệ từ trường hợp nào không. 
Gv gợi ý: Các em thử bỏ quan hệ từ ở các câu xem ý nghĩa của câu sẽ như thế nào. Nếu không rõ nghĩa hay lệch sang nghĩa khác thì có nghĩa câu đó bắt buộc phải có quan hệ từ, nếu vẫn rõ nghĩa thì có nghĩa là câu đó không bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ. 
Gv treo bảng phụ ghi sẵn đáp án, Hs đối chiếu với bài làm của mình và ghi vào vở. Lưu ý: câu h.
Ví dụ 2: Hs tìm quan hệ từ ghép thành cặp.
Ví dụ 3: Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ.
Nếu trời mưa thì tôi sẽ không đến.
Đại diện 3 nhóm lên bảng thực hiện. 
Gv nhận xét, bổ sung.
CQua phân tích vd, nêu cách sử dụng quan hệ từ?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ. Hs đọc.
Hoạt động: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1: Cho Hs 2 phút tìm quan hệ từ có trong đoạn văn trích văn bản “Cổng trường mở ra”.
1 Hs trình bày trước lớp. Hs khác nhận xét, Gv nhận xét, chốt bài làm đúng.
Bt2: Điền từ vào chỗ trống.
Hs đứng tại chỗ làm, nếu tốt có thể cho điểm.
Bt3: Gọi Hs đọc và xác định câu đúng.
Bt4. Hướng dẫn Hs thực hiện khoảng 5 phút.
Gv yêu cầu Hs đọc trước lớp. Hs khác nhận xét.
Gv nhận xét, sửa bài cho Hs. (nếu cần)
Bt5: Cho Hs thảo luận, trả lời.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà làm.
I. Tìm hiểu chung
1. Thế nào là quan hệ từ
1.1. Phân tích ví dụ
a. Đồ chơi của chúng tôi. 
-> Quan hệ sở hữu.
b. Người đẹp như hoa.
 -> Quan hệ so sánh.
c. - Bởi tôi ăn uống nên tôi chóng lớn lắm.
-> Quan hệ nhân quả.
- Ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực...
-> Quan hệ đẳng lập
d. - Vài việc của riêng mình...
-> Quan hệ sở hữu.
... Nhưng... 
-> Quan hệ đối lập, tương phản.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/97)
2. Sử dụng quan hệ từ
2.1. Phân tích ví dụ
a. Ví dụ 1: 
Các câu bắt buộc có quan hệ từ: b, d, g, h.
b. Ví dụ 2: Tìm quan hệ từ ghép thành cặp:
 - Nếu thì
 - Vì nên
 - Tuy nhưng
 - Hễ thì
 - Sở dĩ là vì
c. Ví dụ 3: Đặt câu với các cặp quan hệ từ
Nếu trời mưa thì tôi sẽ không đến.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/98)
II. Luyện tập
Bt1.
Bt2. 
Các quan hệ từ: Với, và, với, với, nếu, thì, và.
Bt3.
Câu đúng b, d, g, i, k, l.
Bt4.
Bt5.
Câu 1 tỏ ý khen; câu 2 chê
III. Hướng dẫn tự học
- Làm hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập.
	- Nắm nội dung bài, học thuộc phần Ghi nhớ.
- Soạn bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
 E. Rút kinh nghiệm 
Tuần: 07	 Ngày soạn: 08/10/2012
Tiết: 28	 Ngày dạy : 10/10/2012	 ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
A. Mức độ cần đạt
	Hiểu kiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm.
- Cách làm bài văn biểu cảm.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết đề văn biểu cảm.
- Bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm.
 3. Thái độ: Nhận biết được đề văn biểu cảm và các bước để làm bài văn biểu cảm.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP...
 Lớp 7A5 vắng ; P, KP...
 2. Bài cũ: Nêu đặc điểm của văn biểu cảm?
 3. Bài mới: Cùng với văn tự sự, miêu tả, các em sẽ được thực hành với một kiểu làm văn mới đó là văn biểu cảm. Để có thể làm văn biểu cảm thật hay, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề văn biểu cảm và xác định các bước làm bài văn biểu cảm
 * Đề văn biểu cảm
Gọi Hs đọc các đề bài cho sẵn trong Sgk/87,88.
CĐối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong các đề văn là gì? (Chú ý các từ trọng tâm)
CMuốn làm văn tự sự hay miêu tả, chúng ta phải thực hiện qua những bước nào?
Hs nhớ lại kiến thức đã học, trả lời.
CVậy làm bài văn biểu cảm trải qua mấy bước?
-> Qua 4 bước: Tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn bài; viết bài; đọc lại và chỉnh sửa.
Gv chép đề lên bảng.
 CĐề yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về điều gì? 
 CĐể phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ, em sẽ chọn những ý nào để nêu?
Gợi ý: các em căn cứ vào phần gợi ý ở Sgk/88.
Thảo luận (3p): C Các em hãy xây dựng bố cục cho đề văn biểu cảm đã cho?
Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày dàn ý của tổ. Nhóm khác nhận xét. Gv nhận xét, chữa bài.
CTừ đó, hãy rút ra dàn ý chung của văn biểu cảm?
MB: Giới thiệu đối tượng được nói tới.
TB: Nêu đặc điểm, phẩm chất của đối tượng qua đó bộc lộ những tình cảm, cảm xúc.
KB: Khẳng định tình cảm của mình với đối tượng.
 CSau khi có dàn ý, chúng ta sẽ làm gì?
-> Viết bài. Gv cho Hs 5 - 7 phút viết một đoạn văn phần thân bài. Gọi Hs đọc bài viết của mình. Gv nhận xét, chỉnh sửa (nếu cần)
Để hoàn thiện hơn sản phẩm của mình, sau khi viết xong cần đọc lại và chỉnh sửa để bổ sung
CTừ việc tìm hiểu, các em hãy rút ra kết luận về đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm?
Hs dựa vào phần Ghi nhớ trả lời.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Gọi Hs đọc bài văn có trong phần Luyện tập.
CBài văn biểu đạt tình cảm gì, với đối tượng nào? CĐặt nhan đề, đề văn thích hợp cho bài văn?
Dàn ý: Cho Hs thảo luận, sau đó lên bảng làm.
MB: Giới thiệu tình yêu với quê hương An Giang.
TB: Biểu hiện tình cảm yêu mến quê hương.
- Tình yêu quê từ tuổi thơ.
- Tình yêu quê hương trong chiến đấu và qua những tấm gương yêu nước.
KB: Tình yêu quê hương trong nhận thức của người từng trải, trưởng thành.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài.
I. Tìm hiểu chung về đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
1. Đề văn biểu cảm
Gồm:
- Đối tượng biểu cảm.
- Tình cảm biểu hiện.
Ví dụ: đề c: Đối tượng: Nụ cười của mẹ.
 Tình cảm: Nêu cảm nghĩ của em.
2. Các bước làm bài văn biểu cảm
Đề ra: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
a. Tìm hiểu đề và tìm ý
Phát biểu suy nghĩ về nụ cười của mẹ
b. Lập dàn bài
Mở bài: Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ
Thân bài: 
Nêu các biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ:
- Nụ cười vui, thương yêu.
- Nụ cười khuyến khích.
- Nụ cười an ủi.
- Khi vắng nụ cười của mẹ.
Kết bài: Lòng yêu thương và sự kính trọng mẹ.
c. Viết bài: 
(Độ dài, vốn từ ngữ, thành ngữ, ca dao có thể sử dụng.)
d. Sửa bài: 
- Sửa chữa tính liên kết của bài văn.
- Sửa lỗi chính tả.
* Ghi nhớ: (Sgk/ 88)
II. Luyện tập
a.
- Bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó sâu nặng với quê hương An Giang.
- Đặt tên: Có thể là An Giang quê tôi, Quê hương tình sâu nghĩa nặng  
- Đề văn: Cảm nghĩ về quê hương An Giang
b. Dàn ý: 3 phần
c. Phương thức biểu cảm: Trực tiếp
III. Hướng dẫn về nhà
- Rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm một trong 4 đề còn lại có trong mục 1 (Sgk/88)
- Nắm nội dung bài học, học thuộc phần Ghi nhớ.
	- Chuẩn bị bài mới: văn bản “Qua đèo Ngang”.
 E. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 Tuan 07.doc