Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần học 11

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần học 11

NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ

(Hồi hương ngẫu thư - Hạ Tri Chương)

A. Mức độ cần đạt

- Cảm nhận tình yêu quê hương bền chặt, sâu nặng chợt nhói lên trong một tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ được ghi lại một cách hóm hỉnh trong bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong bài thơ tuyệt cú.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương.

- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.

- Nét độc đáo về tứ của bài thơ.

- Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời.

 2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt.

- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường.

- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.

 3. Thái độ: Nhận biết tình cảm của tác giả đối với quê hương.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, phân tích tác phẩm.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11	 NS: 27/10/12
Tiết: 37	 ND :29/10/12
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
(Hồi hương ngẫu thư - Hạ Tri Chương)
A. Mức độ cần đạt
- Cảm nhận tình yêu quê hương bền chặt, sâu nặng chợt nhói lên trong một tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ được ghi lại một cách hóm hỉnh trong bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong bài thơ tuyệt cú.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương.
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
- Nét độc đáo về tứ của bài thơ.
- Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời.
 2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt.
- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường.
- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
 3. Thái độ: Nhận biết tình cảm của tác giả đối với quê hương.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích tác phẩm.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 7A3 vắng p.kp..) 
 2. Bài cũ: Đọc thuộc phần phiên âm và dịch thơ bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”. Chỉ ra nghệ thuật nổi bật và nội dung của bài thơ đó.
 3. Bài mới: Hạ Tri Chương không phải là nhà thơ Đường hàng đầu như Lý Bạch, Đỗ Phủ nhưng cũng rất nổi tiếng với 2 bài thơ tứ tuyệt “Hồi hương ngẫu thư”, tình cờ viết nhân lần về quê lúc ông đã 85 tuổi và xa quê hơn nửa thế kỷ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 1.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Dựa vào chú thích Sgk, em hãy nêu vài nét về tác giả?
Gv giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ: Năm 744, Hạ Tri Chương về quê trong sự lưu luyến của vua, thái tử và bạn bè ở kinh đô. Vừa đặt chân đến làng cũ, gặp sự việc xúc động, bất ngờ nên ông đã ngẫu nhiên viết bài thơ này.
 Bài thơ này được làm theo thể thơ nào? Giống với bài thơ nào đã học?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản
Gv hướng dẫn giọng đọc: diễn cảm, chậm, buồn.
Gv đọc mẫu 1 lần, gọi 2 Hs đọc lại, Gv nhận xét.
Yêu cầu Hs đọc bằng mắt phần Chú thích.
* Tìm hiểu văn bản
Bài thơ có thể chia làm mấy phần? -> 2 phần
Nêu phương thức biểu đạt có trong bài thơ?
-> Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
 Qua hai câu thơ đầu, ta thấy con người của tác giả có gì thay đổi và có gì không thay đổi?
-> Xa quê lúc còn trẻ, tuổi già trở về, vóc người và tuổi tác thay đổi nhưng giọng nói không đổi.
 Chỉ ra biện pháp nghệ thuật nổi bật trong hai câu đầu và phân tích tác dụng của nó?
-> Câu đầu đối chỉnh cả ý lẫn lời, câu sau đối rất chỉnh về ý, bước đầu hé lộ tình cảm đối với quê hương của nhà thơ. Đó là cảm xúc buồn, bồi hồi trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi tác.
Gọi Hs đọc hai câu thơ cuối ở cả 3 phần.
 Tình huống bất ngờ nào đã xảy ra khi nhà thơ vừa về đến làng? Tại sao lại có thể xảy ra chuyện như vậy?
-> Nhà thơ vừa đặt chân đến làng, một lũ trẻ ùa ra, tò mò nhìn ông lão đầu tóc bạc phơ, lụ khụ chống gậy. Và ông lão chưa kịp nói gì, bọn trẻ đã nhanh nhẩu hỏi: ông khách từ đâu tới làng? Chúng là những đứa trẻ hồn nhiên, hiếu khách, sinh sau đẻ muộn thì làm sao biết nhà thơ là ai.
Thảo luận: Em có nhận xét gì về giọng điệu của câu thơ? Ỏ đây xuất hiện hình ảnh đối lập nào? Qua đó, tâm trạng nhà thơ được bộc lộ ra sao? 
-> Giọng điệu bi hài thấp thoáng sau lời tường thuật khách quan. Các em thơ cười nói, hỏi han bao nhiêu tác giả cảm thấy ngạc nhiên, buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa bấy nhiêu. Vốn là người ở đây vậy mà khi trở về chẳng có ai nhận ra. Lũ trẻ đón như đón khách lạ, khách lạ ngay trên quê hương mình. Đó là quy luật của thời gian không ngừng chảy trôi, bạn đồng trang lứa của ông chắc quy tiên cả rồi. Đỗ Phủ nói: Nhân sinh thất thập cổ lai hy (người 70 xưa nay hiếm), huống gì tác giả đã 85 tuổi.
* Tổng kết: Em hãy khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ?
Hs trả lời, Gv chốt ý, dẫn đến Ghi nhớ. Gọi Hs đọc.
* Luyện tập: Hs so sánh, phát biểu. 
Gv nhận xét, chỉnh sửa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học.
I. Giới thiệu chung
 1. Tác giả: Hạ Tri Chương: (Sgk/127)
 2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời: Được viết khi tác giả vừa đặt chân về quê cũ sau hơn 50 năm xa cách.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 2 phần
2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
2.3. Phân tích
 a. Hai câu đầu
“Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.”
-> Nghệ thuật đối rất chỉnh, kết hợp kể, tả.
=> Tình cảm buồn, bồi hồi đối với quê hương trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi tác.
b. Hai câu cuối
“Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?”
(Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?)
- Xẩy ra tình huống ngẫu nhiên.
- Lời tường thuật có vẻ khách quan, trầm tĩnh ẩn chứa giọng điệu bi hài, với câu hỏi tu từ.
-> Hình ảnh đối lập: Trẻ nhỏ tươi vui, hớn hở; nhà thơ xót xa, sầu muộn.
=> Tâm trạng nhà thơ: trước - ngạc nhiên, sau - buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa.
3. Tổng kết
 Ghi nhớ: (Sgk/128)
* Ý nghĩa: Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người.
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm vững nội dung bài học, học thuộc bài thơ và phần Ghi nhớ.
- Phân tích tâm trạng tác giả trong bài thơ.
- Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
E. Rút kinh nghiệm 
Tuần: 10	 NS: 27/10/12
Tiết: 38	 ND 29/10/12
HDĐT: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Hướng dẫn làm bài kiểm tra Văn
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm.
- Thấy được đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ thể hiện trong bài thơ.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.
- Giá trị hiện thực: Phản ánh chân thực cuộc sống của con người.
- Giá trị nhân đạo: Thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.
- Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.
 2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.
- Rèn kỹ năng đọc - hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt.
 3. Thái độ
- Cảm nhận được cuộc sống khổ cực của Đỗ Phủ qua bài thơ.
- Thấu hiểu tấm lòng nhân đạo cao cả của Đỗ Phủ.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, cảm nhận tác phẩm.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 7A3 vắng ...) 
 2. Bài cũ: Đọc thuộc phần phiên âm và dịch thơ bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”? Nêu tâm trạng của Hạ Tri Chương khi mới bước chân về làng?
 3. Bài mới: Cùng với Lý Bạch thì Đỗ Phủ cũng là nhà thơ nổi tiếng hàng đầu ở thời Đường nói riêng và trong văn học Trung Hoa nói chung. Nếu Lý Bạch được mệnh danh là Tiên thơ thì Đỗ Phủ lại được mệnh danh là Thánh thơ (Ông Thánh làm thơ). Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại, có cuộc đời long đong, khốn khổ, chết vì nghèo và vì bệnh tật. Ông đã để lại cho đời nhiều bài thơ buồn đau, uất ức, thấm đẫm nước mắt nhưng lại sáng ngời tinh thần nhân ái bao la. “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là một trong những bài thơ như thế!
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Dựa vào chú thích *, nêu một vài nét về Đỗ Phủ?
Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Thể thơ: Bài thơ này được viết theo thể thơ cổ thể, phân biệt với cận thể (thể thơ Đường luật), ra đời từ trước đời Đường: vần, nhịp, câu chữ đều khá tự do, phóng khoáng. Hơn nữa trong bài thơ có nhiều yếu tố miêu tả cụ thể, tường thuật chi tiết nên tương đối dễ hiểu so với những bài thơ trữ tình cô đọng đã học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản	
Gv yêu cầu giọng đọc: Đọc chậm rãi, buồn, vừa kể vừa tả; khổ cuối giọng phấn chấn, tươi sáng hơn.
Gv đọc mẫu 1 lần, Hs đọc lại. Nhận xét cách đọc.
Gv yêu cầu 1 Hs đọc phần Chú thích.
 Bài thơ có thể chia mấy phần, nội dung từng phần?
-> Có hai ý kiến khác nhau về cách phân chia bố cục của bài thơ. Cách 1, chia bài thơ thành 4 đoạn, tương ứng với 4 khổ thơ. Cách 2 chia làm 2 đoạn: đoạn 1 gồm 18 câu đầu, đoạn 2 khổ thơ cuối.
Thực ra, cách chia nào cũng có lý cả, ở bài giảng này cô chia văn bản thành 4 phần.
Nêu phương thức biểu đạt có trong văn bản?
-> Tự sự kết hợp miêu tả với biểu cảm.
Gọi Hs đọc lại khổ thơ thứ nhất
Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hình dung ra sao cảnh căn nhà của Đỗ Phủ sau trận gió mạnh ? -> Tác giả vừa kể vừa tả. Gió thổi mạnh nên trong phút chốc cuốn bay lớp tranh ngôi nhà mới dựng. Tranh bay tung tóe, mảnh cao, mảnh thấp, mảnh xa, mảnh gần trước sự bất ngờ, tiếc nuối của Đỗ Phủ. Căn nhà xơ xác, tiêu điều trước cơn gió thu.
Gọi Hs đọc khổ thơ thứ 2
 Khi căn nhà bị gió thu tốc mái, cảnh tượng nào đã xẩy ra? Qua đó ta thấy nhà thơ là người thế nào?
-> Bọn trẻ xóm Nam nghịch ngợm, thừa gió bẻ măng, ngang nhiên cướp giật, mang tranh vào lũy tre. Tác giả lại già yếu, bất lực và đáng thương.
Ở đây, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào? Mục đích là gì? -> Tự sự kết hợp với biểu cảm. Ngoài mục đích thể hiện nỗi khổ vì sự mất mát của cải, tác giả còn muốn nói đến hiện thực cuộc sống quá khổ ải, loạn ly đã làm thay đổi tính cách của trẻ thơ - nỗi đau về nhân tình thế thái.
Gọi Hs đọc khổ thơ thứ 3
 Ban đêm, ở trong ngôi nhà đã bị gió thu phá, gia đình Đỗ Phủ phải chịu đựng những gì? Nt thể hiện.
-> Cơn mưa thu dầm dề, dai dẳng suốt đêm, nhà dột, chăn mền cũ, bở bục lai bị mấy đứa con nhỏ quẫy, đạp rách khiến cái lạnh càng thêm lạnh.
Thảo luận: Từ những điều phân tích trên, hãy cho biết đó có phải là nỗi khổ của riêng Đỗ Phủ hay không hay thông qua bài thơ này tác giả còn muốn nói tới điều gì lớn lao hơn? -> Cái khổ về vật chất và tinh thần của Đỗ Phủ cũng là cái khổ chung của nhân dân lao động, các nhà nho, trí thức Trung Quốc đời Đường vì chiến tranh, loạn lạc liên miên. Nỗi khổ đau của một người, một gia đình trở thành tấm gương phản chiếu nỗi khổ đau của muôn người, muôn nhà. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá có thể xem như một chứng tích lịch sử bằng thơ ghi lại thảm cảnh đó một cách chân thực, cụ thể, thông qua trường hợp tác giả nên giá trị hiện thực càng cao hơn. (Gv liên hệ loạn An Lộc Sơn).
Gọi Hs đọc khổ thơ cuối
 Tuy nhiên, không phải vì thế mà bi quan, ông vẫn luôn hướng tới những điều cao cả, tốt đẹp. Vậy ước mơ đó là gì? Tác giả biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?
-> Ước nhà rộng, che khắp thiên hạ. Xuất phát từ hiện thực của bản thân, Đỗ Phủ thấu hiểu nỗi khổ cực của người khác, thậm chí đặt nỗi khổ của họ lên trên nỗi khổ của mình: Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được. Đó là tinh thần vị tha tới mức xả thân vì người khác của tác giả. Người đời thường ca ngợi Đỗ Phủ là Thi Thánh - vị Thánh làm thơ, là người làm thơ siêu v ... u chung
* Tìm hiểu khái niệm từ đồng nghĩa
Gv trình chiếu bản dịch bài thơ “Xa ngắm núi thác Lư” của Tương Như, gọi Hs đọc.
 1. Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ “rọi”, “trông”? So sánh nghĩa các từ vừa tìm được?
 2. Từ “trông” ngoài nghĩa “nhìn để nhận biết” còn có các nghĩa như: coi sóc, giữ gìn cho yên ổn; mong. Hãy tìm từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ “trông”?
 -> Hs suy nghĩ, trả lời.
Từ “trông” là từ nhiều nghĩa. Em có nhận xét gì về từ đồng nghĩa của một từ nhiều nghĩa?
Từ hai ví dụ vừa phân tích, hãy cho biết thế nào là từ đồng nghĩa?
 Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 1. Hs đọc.
* Gv lưu ý Hs phân biệt từ đồng nghĩa và từ đồng âm: Từ đồng âm giống nhau về mặt hình thức (ngữ âm), khác nhau về nội dung (mặt nghĩa).
* Tìm hiểu các loại từ đồng nghĩa
 Yêu cầu Hs đọc hai cặp câu trong Sgk.
 1. So sánh nghĩa của hai từ “quả”, “trái” trong hai câu đã cho ở SGK? Chúng có sự phân biệt về sắc thái ý nghĩa hay không?
-> Quả cũng là trái. Chúng hoàn toàn giống nhau.
 2. Chỉ ra chỗ giống nhau và khác nhau về nghĩa của hai từ “bỏ mạng” và “hy sinh” trong hai câu đã cho? Rút ra nhận xét về sắc thái nghĩa của hai từ này?
 - Giống nhau: Đều có nghĩa là chết.
 - Khác nhau: Bỏ mạng: chết vô ích, mang sắc thái giễu cợt, khinh bỉ; Hy sinh: chết vì nghĩa vụ, lý tưởng cao cả mang sắc thái kính trọng.
Từ đồng nghĩa chia làm mấy loại? Là những loại nào? 
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc ghi nhớ.
Tìm ví dụ về từ đồng nghĩa hoàn toàn và không ht?
*Tìm hiểu việc sử dụng từ đồng nghĩa
1. Thử thay thế các từ “quả” / “trái”; “bỏ mạng” / “hy sinh” cho nhau. Rút ra nhận xét?
 “Quả” / “trái” có thể thay thế cho nhau vì về sắc thái ý nghĩa chúng có sự tương đồng.
 “Bỏ mạng” / “hy sinh” không thể thay thế vì chúng mang sắc thái ý nghĩa khác nhau.
2. Thảo luận: Tại sao đoạn trích trong “Chinh phụ ngâm khúc” lấy tiêu đề là “Sau phút chia li” mà không phải là “Sau phút chia tay”?
-> Vì sắc thái nghĩa của “chia li” và “chia tay” khác nhau: “Chia li” và “chia tay” đều có nghĩa là rời nhau, mỗi người đi một nơi. Nhưng “chia li” mang sắc thái nặng, chỉ sự chia tay lâu dài, thậm chí vĩnh biệt. Người ra đi trong bài thơ là kẻ ra trận, nơi sống và chết kề cận nhau; còn “chia tay” mang sắc thái nhẹ hơn, có tính chất tạm thời, sẽ gặp lại trong tương lai gần.
Gv: Trong tiếng Việt, có nhiều từ đồng nghĩa nhưng trong những trường hợp nhất định nên chọn từ diễn đạt được hay nhất.
Từ ví dụ, em hãy nêu cách sử dụng từ đồng nghĩa?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bt1: Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa?
 Gọi 2 Hs lên bảng, Hs khác làm ra nháp.
Bt2: Tìm từ có gốc Ấn- Âu đồng nghĩa?
 Gọi Hs đứng tại chỗ làm
Bt3: Tìm từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân?
 Gọi Hs làm miệng tại chỗ.
Bt4: Tìm từ đồng nghĩa thay thế từ in đậm?
 Gọi Hs đứng tại chỗ làm miệng
Bt5: Phân biệt nghĩa các từ trong nhóm từ đồng nghĩa:
1. Ăn, xơi, chén	
Ăn: Sắc thái bình thường.
Xơi: Sắc thái lịch sự, xã giao.
Chén: Sắc thái thân mật, thô tục.
2. Cho, tặng, biếu
Cho: Quan hệ trên – dưới hoặc ngang bằng.
Tặng: Quan hệ ngang bằng, vật được trao thường mang ý nghĩa tinh thần để khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng yêu mến.
Biếu: Quan hệ dưới – trên hoặc ngang bằng, thể hiện thái độ kính trọng, vật được trao có giá trị tài sản.
3. Yếu đuối, yếu ớt
Yếu đuối: Nghiêng về tinh thần.
Yếu ớt: Nghiêng về thể chất.
4. Xinh, đẹp
Xinh: Nghiêng về hình thức, được cảm nhận bằng thị giác.
Đẹp: Cái đẹp của xinh cộng với sự thẩm định, ngưỡng mộ. “Đẹp non còn hơn xinh già”
5. Tu, nhấp, nốc
Tu: Uống nhiều, liền một mạch.
Nhấp: Uống từng chút, thường là chỉ nhấp đầu môi.
Nốc: Uống nhiều và hết ngay trong 1 lúc, rất thô tục.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu, giúp Hs về nhà học tốt hơn.
I. Tìm hiểu chung
1. Thế nào là từ đồng nghĩa
1.1. Phân tích ví dụ
a. Ví dụ 1: 
- “Rọi” đồng nghĩa với chiếu, soi, tỏa
- “Trông” đồng nghĩa với nhìn, ngắm, nhòm, liếc
-> Các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
b. Ví dụ 2: 
- “Trông”: nhìn, ngắm
- Trông coi, coi sóc, chăm sóc
- Hy vọng, mong, ngóng, chờ đợi
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/114)
2. Các loại từ đồng nghĩa
2.1. Phân tích ví dụ
a. Ví dụ 1: 
- Quả / trái: không có sự phân biệt về sắc thái ý nghĩa.
-> Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
b. Ví dụ 2:
- Bỏ mạng / hy sinh: có sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa.
-> Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/114)
3. Sử dụng từ đồng nghĩa
3.1. Phân tích ví dụ
a. Ví dụ 1:
- “Quả” / “trái” có thể thay thế vì chúng không có sự phân biệt về sắc thái ý nghĩa.
-“Bỏ mạng” / “hy sinh” không thể thay thế vì chúng khác nhau về sắc thái ý nghĩa.
b. Ví dụ 2:
Lấy tiêu đề là “Sau phút chia li” vì “chia li” có nghĩa là xa nhau lâu dài, có khi là mãi mãi (vĩnh biệt) không có ngày gặp lại. 
-> Nên lựa chọn kỹ khi diễn đạt và tùy vào tình huống giao tiếp cụ thể.
3.2. Ghi nhớ 3: (Sgk/115)
II. Luyện tập
 Bt1:
Gan dạ = dũng cảm
Nhà thơ = thi sĩ
Mổ xẻ = phẫu thuật
Của cải = tài sản
Nước ngoài = ngoại quốc
Chó biển = hải cẩu
Đòi hỏi = yêu cầu
Năm học = niên khóa
Loài người = nhân loại
Thay mặt = đại diện
Bt2:
Máy thu thanh – ra-đi-ô
Sinh tố - vi-ta-min 
Xe hơi – ô-tô
Dương cầm – pi-a-nô
Bt6: Điền từ thích hợp vào ô trống
 Gọi 2 Hs lên bảng thực hiện.
Bt7, 8: Gv gợi ý, Hs tự làm.
Bt9: Chữa các từ dùng sai (in đậm) thành từ đúng:
Hưởng lạc = hưởng thụ; Bao che = che chở; Giảng dạy = dạy; Trình bày = trưng bày.
III. Hướng dẫn tự học
- Nắm vững nội dung bài học; học thuộc phần Ghi nhớ; làm hoàn thiện các bài tập.
- Tìm trong một số văn bản đã học những cặp từ đồng nghĩa.
- Soạn bài mới: Cách lập ý của bài văn biểu cảm.
 E. Rút kinh nghiệm 
Tuần: 10	 NS: 01/11/12
Tiết: 40	 ND : 0311/12
CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
A. Mức độ cần đạt
 	- Hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kỹ năng làm văn biểu cảm.
- Nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.
- Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
 2. Kỹ năng: Biết vận dụng các cách lập ý hợp lý đối với đề văn cụ thể.
 3. Thái độ: vận dụng những kiến thức được học để lập ý cho bài văn biểu cảm cụ thể.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình
D. Tiến trình hoạt động
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 7A3 vắng PKP...) 
 2. Bài cũ: Nêu các bước để làm một bài văn biểu cảm? Có mấy cách để biểu đạt tình cảm trong văn biểu cảm?
 3. Bài mới: Tìm ý, lập ý là một việc quan trọng trong quá trình viết văn nhưng đồng thời nó lại là một công việc khó. Bài học hôm nay sẽ giúp hiểu cách lập ý đa dang của văn biểu cảm từ đó sẽ vận dụng linh hoạt vào bài viết của mình. 
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm
* Liên hệ hiện tại với tương lai.
Gọi Hs đọc đoạn văn ở mục 1/Sgk.
Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre? Tác giả biểu cảm trực tiếp bằng những biện pháp nào?
-> Tác giả biểu cảm trực tiếp bằng biện pháp so sánh, nhân hóa: tre có tình cảm, tính cách như con người.
 Gọi Hs đọc đoạn văn ở mục 2 /Sgk
 Tác giả say mê con gà đất ntn? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?
Gv: Suy nghĩ của tác giả hết sức sâu sắc: đồ chơi không phải là những vật vô tri, vô giác mà có linh hồn và nhờ đó, con người có khát vọng hướng tới cái đẹp.
 Gọi 2 Hs đọc 2 đoạn văn ở mục 3 / Sgk
Đoạn 1: Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo ntn?
-> Yêu mến cô và xem cô như mẹ hiền.
 Nhớ về cô giáo cũ với một sự tôn trọng tột bực đã để lại cho em bài học gì về tình cảm giữa con người?
 -> Nghĩ về cô giáo như một người mẹ chính là vẻ đẹp văn hóa trong quan hệ giữa con người với con người nói chung, cô giáo với học trò nói riêng.
Đoạn 2: Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực nam Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện tình cảm gì?
-> Vì tác giả đang nghĩ về sự giàu đẹp, đa dạng, phong phú của đất nước. Thể hiện khát vọng thống nhất đất nước.
Gv dẫn thêm: Nguyễn Tuân là người gắn bó và am hiểu sâu sắc về cảnh vật, đất nước và con người. Do đó, những tình cảm của ông có tác dụng khơi dậy ở người đọc niềm tự hào và ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc mình. Đây cũng chính là giá trị tư tưởng của văn biểu cảm.
 Gọi Hs đọc đoạn văn trong mục 4 / Sgk
 Qua đoạn văn, em thấy sự quan sát có tác dụng biểu hiện tình cảm ntn? 
 -> Qua quan sát, tác giả bày tỏ tình cảm đối với mẹ. Đây là những giây phút tự vấn lương tâm chân thành và xúc động của người con.
 Đoạn văn để lại cho chúng ta bài học gì?
Hs tự bộc lộ.
 Từ việc tìm hiểu các ví dụ, em có nhận xét gì về các cách lập ý của bài văn biểu cảm?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Tập lập ý cho một đề văn biểu cảm.
Giáo viên chọn và ghi đề lên bảng.
Hs làm vào nháp. Gv kiểm tra, nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài.
I. Tìm hiểu chung về những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm
 1. Liên hệ hiện tại với tương lai
- Tình cảm yêu mến, trân trọng và khẳng định sự bất tử của cây tre.
- Trực tiếp biểu đạt cả xúc bằng phép so sánh, nhân hóa.
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
- Say mê con gà đất với nỗi vui sướng.
- Cảm nghĩ của tác giả đối với đồ chơi của trẻ em: Đó không phải là những vật vô tri vô giác.
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước
Đoạn 1: Tình cảm của học trò đối với cô giáo cũ:
- Không bao giờ có thể quên. 
- Xem cô như người mẹ hiền.
-> Vẻ đẹp văn hóa trong quan hệ giữa con người với con người.
Đoạn 2: Tình yêu quê hương đất nước:
- Có sự gắn bó máu thịt.
- Tự hào về quê hương giàu đẹp, trù phú.
-> Bộc lộ khát vọng thống nhất đất nước.
4. Quan sát, suy ngẫm
- Tác giả quan sát mẹ. Từ sự quan sát ấy, tác giả bày tỏ tình cảm yêu quý, thương mẹ, hối hận, ăn năn vì đã không quan tâm đến mẹ.
-> Đoạn văn là khúc tự vấn lương tâm chân thành và sâu sắc.
=> Ghi nhớ: (Sgk/121)
II. Luyện tập
Lập ý cho đề bài: Cảm xúc về con vật nuôi (con mèo)
+ Nêu hoàn cảnh nuôi mèo: do nhà nhiều chuột; do thấy mèo dễ thương; do tình cờ nhặt được hay có ai đó mang cho
+ Quá trình nuôi dưỡng và quan sát hoạt động sống của mèo: Thái độ, cử chỉ; mèo tập bắt chuột và kết quả; nhận xét: ngoan - hư; không ăn vụng - ăn vụng; siêng - biếng..
+ Hình thành tình cảm: Ban đầu thích vì thấy xinh xắn, dễ thương; tiếp theo thấy yêu quý vì ngoan, có ích; về sau quấn quýt, gắn bó như một người bạn nhỏ.
III. Hướng dẫn tự học
- Lập ý cho những đề văn tương tự.
- Tìm ví dụ chứng tỏ cách lập ý đa dạng trong các bài văn biểu cảm.
- Soạn bài mới: Từ trái nghĩa.
 E. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tuan 11t42(1).doc