Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần học thứ 8

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần học thứ 8

QUA ĐÈO NGANG

(B Huyện Thanh Quan)

A. Mức độ cần đạt

B. Gip hs

 Hiểu giá trị tư tưởng – nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luật chữ Nơm tả cảnh ngụ tình tiu biểu nhất của B Huyện Thanh Quan.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.

- Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”.

- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.

- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.

 2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong thơ.

 3. Thái độ

- Cĩ hiểu biết bước đầu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Thấu hiểu nỗi lịng nhớ nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tuần học thứ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08	 NS: 13/10/12
Tiết: 29	 ND : 16/10/12
QUA ĐÈO NGANG
(Bà Huyện Thanh Quan)
Mức độ cần đạt
Giúp hs
	Hiểu giá trị tư tưởng – nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luật chữ Nơm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu nhất của Bà Huyện Thanh Quan.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
- Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
 2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu văn bản thơ Nơm viết theo thể thất ngơn bát cú Đường luật.
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong thơ.
 3. Thái độ
- Cĩ hiểu biết bước đầu về thể thơ thất ngơn bát cú Đường luật.
- Thấu hiểu nỗi lịng nhớ nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và tiếp nhận tác phẩm
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 7A3 vắng p..kp.) 
 2. Bài cũ: Đọc thuộc lịng bài thơ “Bánh trơi nước”. Nêu một số nét nt và ý nghĩa của bài thơ?
 3. Bài mới: Đèo Ngang thuộc dãy núi Hồnh Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đĩ là nơi cĩ địa thế hùng vĩ, một bên là núi giăng thành vách, một bên là biển Đơng mênh mơng, cuồn cuộn. Chính nơi đây đã tạo nguồn cảm hứng vơ tận cho các thi nhân, văn sĩ sáng tác thi ca. Hơm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu cảnh vật ở đây trong mắt của một bà quan phong lưu, quý phái
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
 CTrình bày hiểu biết của em về tác giả?
 Hs trình bày theo kiến thức Sgk cung cấp.
Gv: Thơ bà thường viết về thiên nhiên, phần lớn là vào lúc trời chiều, gợi cảm giác vắng lặng, buồn buồn. Cảnh trong thơ bà giống như bức tranh thủy mặc, diễn tả bằng nghệ thuật ước lệ, tả cảnh để gửi gắm tình cảm nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son một đi chưa trở lại. Đĩ là một nhà thơ hồi cổ - hồi hương rất điển hình. Đối với bà cái đẹp là dĩ vãng, hiện tại vắng vẻ, quạnh hiu chỉ là cái bĩng mờ mờ của dĩ vãng mà thơi. Sau này cĩ một nhà văn cũng luơn luơn đi tìm cái đẹp trong quá khứ, đĩ là nhà văn tài hoa: Nguyễn Tuân.
CCho biết hồn cảnh ra đời của bài thơ?
CCho biết bài thơ này được làm theo thể thơ nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
 Gv yêu cầu giọng đọc: Đọc chậm, buồn, càng về cuối giọng ai hồi, khắc khoải, chậm và nhỏ hơn.
Gv đọc. Gọi Hs đọc bài, nhận xét cách đọc của Hs.
Giải thích từ khĩ theo chú thích trong Sgk.
Bài thơ cĩ thể chia bố cục ntn? -> Chia thành 4 phần, mỗi phần 2 câu gọi là đề - thực – luận – kết.
CBài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
* Hướng dẫn phân tích
CCảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời gian nào?
-> Được miêu tả vào lúc xế tà (trời đã về chiều). Thời gian lúc này thường gợi buồn, gợi nhớ 
Liên hệ với một số bài khác cũng tả về cảnh chiều.
CTừ vị trí gần tác giả nhìn thấy những gì trên đèo? 
CEm cĩ nhận xét gì về nt miêu tả của tác giả?
-> Cách miêu tả của tác giả thật độc đáo, chỉ trong một câu thơ mà tác giả kể ra cĩ đến 5 thứ... với điệp từ “chen” tất cả gợi lên sức sống hoang dã, vơ trật tự của cỏ cây ở một nơi chật hẹp, cằn cỗi. Cảnh vật phơ bày cái vẻ hoang dã, ban sơ, vắng vẻ, lặng lẽ trong bĩng chiều tà khiến cho lịng người càng trở nên buồn vắng hơn.
Gọi Hs đọc hai câu thực
 CỞ hai câu thực, tác giả sử dụng nt gì để miêu tả đối tượng nào, ở đâu? 
-> Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ các từ láy gợi hình được đặt đầu câu cùng với các số từ chẳng đáng là bao, gợi lên hình bĩng con người đã nhỏ, đã mờ lại càng nhỏ, càng mờ hơn nữa. Chợ là nơi tập trung đơng đúc, phản ánh sự nhộn nhịp của cuộc sống con người thì ở đây lại lèo tèo, thưa thớt, càng tăng thêm cái vẻ tiêu điều, thê lương.
 Như vậy, tuy đã cĩ dấu hiệu của cuộc sống con người nhưng hình như chỉ làm tăng thêm cái ấn tượng hoang vắng, mênh mơng, heo hút của cảnh vật. Và vì thế nĩ cũng chỉ làm tăng thêm nỗi buồn trong lịng người xa xứ.
Gv đọc 4 câu thơ cuối
CỞ hai câu luận, tác giả đã sử dụng những nt gì? Tác dụng của nĩ.
-> Tác giả sử dụng điển tích khá quen thuộc, cách chơi chữ và phép đối ngữ được thể hiện rất mẫu mực và tài hoa. Cảnh Đèo Ngang được cảm nhận bằng âm thanh khắc khoải của tiếng chim kêu. Những âm thanh buồn triền miên khơng dứt. Điều đĩ chứng tỏ trong tâm hồn tác giả cũng đang ẩn chứa một nỗi niềm nhớ nhà, nhớ nước. Tiếng chim cũng chính là tiếng lịng của tác giả nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước.
Gv đọc hai câu kết
 CHãy phân tích cái hay ở hai câu thơ cuối? Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả? 
 -> Bài thơ vừa tả cảnh vừa tả tình. Nét đặc sắc của bài thơ là tả cảnh để ngụ tình, tình lồng trong cảnh. Cảnh đậm hồn người, càng về cuối cảnh càng mờ, tình càng đậm. Cuối cùng cịn lại nỗi u hồi cơ đơn chẳng biết chia sẻ cùng ai giữa cảnh trời non nước mênh mơng.
 CKhái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Qua đĩ bộc bạch tâm trạng của tác giả?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ.
Qua Đèo Ngang là bài thơ tả cảnh, ngụ tình đặc sắc. Tả cảnh cốt để tả tình, tình lồng trong cảnh, cảnh đậm hồn người. Cảnh – tình hịa quyện trong kết cấu bài thơ thất ngơn bát cú Đường luật thể trắc nghiêm chỉnh, mực thước. Lời, chữ trau chuốt, đăng đối, càng về cuối cảnh càng mờ, tình càng đậm. Cuối cùng chỉ cịn thăm thẳm nỗi u hồi, cơ đơn chẳng biết chia sẻ cùng ai ngồi mây, trời, non, nước.
* Hướng dẫn Luyện tập
C Em hiểu cụm từ ta với ta như thế nào? 
-> Cụm từ ta với ta, tuy 2 mà 1 và chỉ để nĩi 1 con người, 1 nỗi buồn, 1 nỗi cơ lẻ khơng ai chia sẻ ngồi mây, trời, non, nước bát ngát mênh mơng, hoang vắng, lạnh lẽo nơi đỉnh đèo xa lạ. Đối diện và chiêm ngưỡng thiên nhiên vơ tận, vơ cùng trong ánh hồng hơn dần tắt, lịng người phụ nữ càng trống vắng, nhỏ bé biết bao.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài.
I. Giới thiệu chung
 1. Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan (? - ?)
 (Sgk/102)
2. Tác phẩm
 - Hồn cảnh ra đời: Được sáng tác trong dịp bà vào kinh đơ Huế nhận chức Cung trung giáo tập (dạy cung nữ).
- Thể thơ: Thất ngơn bát cú Đường luật.
II. Đọc - hiểu văn bản
 1. Đọc, tìm hiểu từ khĩ
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: Đề - thực – luận – kết.
2.2. Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.
2.3. Phân tích
a. Bốn câu thơ đầu
 Bước tới Đèo Ngang bĩng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
- Thời gian: chiều tà
- Cảnh vật: cây chen đá, lá chen hoa
- Điệp từ: chen 
-> Gợi sức sống của cỏ cây.
=> Cảnh Đèo Ngang hoang sơ, vắng vẻ trong bĩng chiều gợi nỗi buồn, sự cơ đơn.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sơng chợ mấy nhà.
- Sử dụng biện pháp đảo ngữ cùng các từ láy gợi hình.
-> Miêu tả dấu hiệu của cuộc sống con người nhưng chỉ làm tăng thêm cái ấn tượng hoang vắng, tiêu điều, heo hút của cảnh vật và nỗi buồn trong lịng người.
=> Cảnh thiên nhiên, núi đồi bát ngát, thấp thống sự sống của con người nhưng hoang sơ, hiu quạnh. Cảnh được nhìn vào lúc chiều tà với tâm trạng cơ đơn nên gợi lên cảm giác buồn và vắng lặng.
b. Bốn câu thơ cuối
Nhớ nước đau lịng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
- Nt: Sử dụng điển tích, đối ngữ và cách chơi chữ. 
-> Làm tăng thêm sự vắng lặng của cảnh đèo.
=> Gợi lên tấm lịng nhớ nước, thương nhà của tác giả.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
- Hình ảnh tương phản, cách biểu cảm trực tiếp. 
-> Nhấn mạnh nỗi buồn, sự cơ đơn, lẻ loi của tác giả. Nỗi cơ đơn, lẻ loi của cá nhân bước đầu ý thức về bản thể nhỏ nhoi của mình trước thiên nhiên vơ thủy, vơ chung.
3. Tổng kết 
3.1 Nhệ thuật.
3.2. Nội dung
 Ghi nhớ: (Sgk/104)
*Ý nghĩa
Bài thơ thể hiện tâm trạng cơ đơn, nỗi niềm hồi cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
4. Luyện tập
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- Học thuộc bài thơ. Nắm vững nội dung bài học. Học thuộc phần Ghi nhớ.
- Nhận xét cách biểu lộ cảm xúc của tác giả qua bài thơ.
- Soạn bài Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm.
E. Rút kinh nghiệm 
Tuần: 08	 NS: 15/10/12
Tiết: 30	 ND : 17/10/12
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM
Hướng dẫn viết bài Tập làm văn số 2
A. Mức độ cần đạt
Giúp hs
- Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài.
- Cĩ thĩi quen tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại biểu cảm.
- Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng làm bài văn biểu cảm.
 3. Thái độ: Cĩ ý thức học hỏi để làm văn bản biểu cảm.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình
D. Tiến trình hoạt động
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 7A3 vắng p..kp.) 
 2. Bài cũ: Kiểm tra 15 phút
 3. Bài mới: Những tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào là văn biểu cảm và các đặc điểm của nĩ. Hơm nay chúng ta sẽ đi vào thực hành cách làm loại văn này, tạo cơ hội cho các em thực tập để làm bài viết Tập làm văn số 2 thật tốt.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành
* Yêu cầu học sinh tìm hiểu đề và tìm ý.
 Nêu đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm? Muốn tìm ý cho bài văn ta cần làm gì? -> Cần xác định xem vì sao em yêu cây đĩ? Mối quan hệ gần gũi của cây với đời sống của mình. Cây đã đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần.
* Hướng dẫn lập dàn bài
Gv yêu cầu một vài Hs trình bày dàn ý mà mình đã chuẩn bị ở nhà. Lớp theo dõi, nhận xét.
Gv treo bảng dàn ý mẫu cho Hs tự so sánh với dàn ý của mình.
* Hướng dẫn viết bài
 Từ dàn ý của mình em hãy viết phần Mở bài, Kết bài và một đoạn văn tuỳ chọn phần Thân bài.
Học sinh thực hiện.
Em hãy trình bày đoạn văn mình vừa viết?
Học sinh trình bày. Hs khác nhận xét, Gv nhận xét, gĩp ý để Hs hồn thiện đoạn văn của mình.
Đọc cho Hs nghe một số đoạn văn mẫu. Phân tích thấy cái hay của đoạn văn.
Gv gợi ý: Phần kết bài viết về cây tre: 
 - Qua 4 mùa xuân, hạ, thu, đơng cây tre luơn đổi thay nhưng bao giờ và bất cứ hồn cảnh nào cũng là người bạn thân thiết của con người.
 - Em gắn bĩ với cây tre từ nhỏ, với những trưa hè nắng chang chang hay trong những ngày chăn trâu, cắt cỏ. Bĩng tre râm mát như bà mẹ hiền che chở cho em. Càng lớn em càng phát hiện ra cây tre cĩ những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
 * Hướng dẫn viết bài Tập làm văn số 2: Từ dàn ý đã lập các em hãy viết thành bài văn hồn chỉnh. Chúng ta cĩ thể thực hành với nhiều lồi cây khác nhau. Muốn viết tốt bài viết Tập làm văn số 2, các em cũng phải nắm vững cách thức cũng như các bước làm bài văn biểu cảm. Quan trọng là phải đọc nhiều, viết nhiều thì kĩ năng viết văn của chúng ta mới được nâng cao. Chúc các em học tốt.
I. Đề bài: “Lồi cây em yêu”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Đối tượng: Lồi cây.
- Tình cảm: Yêu mến, gắn bĩ.
2. Lập dàn bài
a. Mở bài:
- Nêu lồi cây em yêu (giới thiệu chung về lồi cây đĩ).
- Lý do mà em yêu thích.
b. Thân bài:
- Nêu đặc điểm gợi cảm của cây: thân, lá, màu sắc (sử dụng yếu tố miêu tả)
- Tác dụng của cây trong cuộc sống con người.
- Tình cảm gắn bĩ, gần gũi, thân thiết của em đối với cây.
c. Kết bài: Tình cảm của em đối với lồi cây đĩ.
3. Viết đoạn văn
1. Viết phần Mở bài
2. Viết các đoạn của phần Thân bài.
3. Viết phần Kết bài. 
III. Hướng dẫn tự học
- Viết hồn thiện bài văn.
- Ơn tập kỹ phần văn biểu cảm, chuẩn bị cho bài viết số 2 làm tại lớp.
- Soạn bài mới: văn bản Bạn đến chơi nhà.
 E. Rút kinh nghiệm 
Tuần: 08	 NS: 18/10/12
Tiết: 31 - 32	 ND : 20/10/12
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 – VĂN BIỂU CẢM
I. Mục đích kiểm tra
- Qua bài kiểm tra học sinh củng cố kiến thức và kỹ năng làm bài văn biểu cảm.
- Viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật, thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
	- Rèn kỹ năng viết văn và tinh thần làm việc độc lập.
II. Hình thức kiểm tra
 - Hình thức: Tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm kiểm tra ở lớp.
III. Câu hỏi đề kiểm tra
Lồi cây em yêu. (cây cà phê)
IV. Hướng dẫn chấm, đáp án và biểu điểm
Hướng dẫn chấm
Điểm
1. Yêu cầu chung: 
- Bài làm của học sinh cần đảm bảo bố cục rõ ràng; trình bày dưới dạng văn bản cĩ đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; nắm vững phương pháp làm bài văn biểu cảm. Bài làm đảm bảo chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, lời văn trong sáng.
- Nêu hiểu biết và tình cảm của mình về cây cà phê. Miêu tả chi tiết về cây, tác dụng của cây đối với con người, tình người đối với cây. Tình cảm biểu hiện trong bài phải chân thành, sâu sắc và tự nhiên.
2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh cĩ thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. Mở bài: 
 - Giới thiệu cây cà phê.
 - Lý do em yêu thích.
b. Thân bài: Cần tập trung làm nổi bật các ý sau:
 - Nêu đặc điểm gợi cảm của cây: thân, lá, màu sắc (sử dụng yếu tố miêu tả)
 - Tác dụng của cây trong cuộc sống con người.
 - Tình cảm gắn bĩ, gần gũi, thân thiết của em đối với cây.
c. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây cà phê.
1.0điểm
1.0 điểm
7.0 điểm
1.0 điểm 
V. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
	** Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tơn trọng sự sáng tạo của các em.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan8Van 7.doc