Giáo án môn Ngữ văn khối 8 - Trường THCS Nam Đào

Giáo án môn Ngữ văn khối 8 - Trường THCS Nam Đào

BÀI 1

Kết quả cần đạt:

- Hiểu được tâm trạng của n/v “Tôi” qua ngòi bút trữ tình của Thanh Tịnh

- Phân biệt được cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

- Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.

Tiết 1+ 2

 Văn bản: TÔI ĐI HỌC

Thanh Tịnh.

A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

B/ CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ

- SGV + SGK.

A. LÊN LỚP:

Tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 

doc 370 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 8 - Trường THCS Nam Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 16 /8/2011
Dạy : 
Bài 1
Kết quả cần đạt:
- Hiểu được tâm trạng của n/v “Tôi” qua ngòi bút trữ tình của Thanh Tịnh
- Phân biệt được cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.
Tiết 1+ 2
	Văn bản: 	Tôi đi học
Thanh Tịnh.
A/ Mục đích yêu cầu:
Giúp học sinh:
Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B/ Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ
SGV + SGK.
Lên lớp:
Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Giáo viên gọi HS đọc chú thích và sơ lược về tác giả.
? Với nhà văn Thanh Tịnh em cần nhớ những nét chính nào?
? Nét nổi bật trong phong cách của nhà văn Thanh Tịnh là gì?
? TP được viết từ năm 1941 đến bây giờ là bao nhiêu năm?
GV: Vậy mà sức sống của ..... ta tưởng như vừa mới xảy ra.
? Em cho biết thể loại của VB và VB thuộc loại phương thức biểu đạt nào?
? Trong VB người ta kể theo ngôi 1 vậy kể theo ngôi thứ nhất có ưu thế gì? (mang tính chủ quan, dễ bộc lộ cảm xúc hơn).
Đọc văn bản.
GV đọc mẫu từ đầu -> “Tôi đi học”
Gọi hs đọc tiếp -> “Trước lớp ba”
Gọi hs đọc tiếp -> “Chút nào hết”
Gọi hs đọc tiếp -> đến hết.
GV nhật xét HS đọc
Gọi HS đọc chú thích trong SGK/8
? Truyện kể về nhân vật tôi và kể về việc gì?
 - về việc “tựu trường”
Cho HS đọc thầm lại đoạn văn “từ đầu -> tôi đi học”
? Vào thời điểm nào, hình ảnh nào trong đoạn văn khơi nguồn kỷ niệm cho tác giả?
- Cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, những đám mây bàng bạc, mấy em nhỏ rụt rè.
? Tại sao cứ vào thời điểm ấy, nhìn hình ảnh ấy thì nhân vật tôi lại liên tưởng, nhớ lại kỷ niệm thời thơ ấu của mình?
- Vì nó giống với khung cảnh ngày tựu trường của tác giả=>Đó là sự liên tưởng tương đồng tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của bản thân.
? Khi gặp những h/ảnh này cảm xúc của t/g ra sao? (Và được thể hiện qua những từ ngữ nào) 
- Náo nức, tưng bừng, rộn rã
? Những từ ngữ đó thể hiện cảm xúc gì?
? Trong đoạn văn đâu là câu văn hay nhất diễn đạt niềm HP nhớ về kỷ niệm?
“Tôi quên thế nào được... trời quang đãng”
? Câu văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì 
 - NT so sánh và nhân hoá
? So sánh, nhân hoá như thế nào?
- như mấy cánh hoa tươi mỉm cười...
? Em hãy p/tích cái hay trong h/ảnh so sánh này?
- Là h/ảnh tươi sáng, đẹp đẽ, trong trẻo)
? Sử dụng NT so sánh, nhân hoá và những câu văn dài có tác dụng gì? 
- Để bộc lộ cảm xúc cho người đọc cảm nhận được rõ ràng hơn
 GV: Ta học tập được cách viết của nhà văn: để bộc lộ cảm xúc ta có thể dùng những câu văn dài, phép so sánh, nhân hoá.
 GV: Theo dõi đoạn tiếp cho đến chỗ: thôi để mẹ cầm cũng được
? N/v nhớ những gì trên con đường đến trường hôm đó?
Ghi bảng phụ
+ Buổi mai, sương thu
+ Mẹ dắt tay
+ Con đường dài hẹp
+ Cảnh vật.
+ Quần áo đen
+ Cầm bút thước.
? Lúc đó nhân vật tôi có cảm nhân ntn?
GV ghi bảng phụ tiếp ở trên 
......... Sương lạnh
......... Âu yếm
........Thấy lạ
..........Thay đổi.
Quần áo .... trang trọng, đứng đắn.
........ non nớt, ngây thơ.
? Tất cả những chi tiết đó cho thấy tâm trạng của nhân vật tôi ntn? Vì sao ?
-vì hôm nay tôi đi học
GV chốt: “Đi học” là một sự kiện đánh dấu 1 sự thay đổi lớn của đời người... được mở rộng....
* Tích hợp với Tập làm văn:
? Câu văn nào thể hiện tình cảm trữ tình và chất thơ bàng bạc trong văn thơ của Thanh Tịnh? 
- Cảnh vật... vì chính lòng tôi có sự thay đổi lớn”
? Câu văn nào thể hiện ẩn ý t/c trữ tình chất thơ trong đoạn văn?
“Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt... lướt ngang trên ngọn núi”.
Ghi bảng
I-Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
1.Tác giả:
Thanh Tịnh (1911-1988 ). 
Tên thật: Trần Văn Ninh quê ở Huế.
Sáng tác thơ, truyện tình cảm trong sáng, êm đềm.
2. Tác phẩm:
Sáng tác 1941 – Quê Mẹ
Thể loại truyện ngắn
Phương thức biểu đạt tự sự.
Nhân vật: Tôi, ngôi kể thứ nhất
II. Phân tích
1, Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi.
* Niềm vui, hạnh phúc khi nhớ về kỷ niệm.
* Trên đường tới trường.
- Trong lòng có sự thay đổi lạ: vui, hồi hộp, nhiều cảm giác mới lạ
Củng cố:
? Trong cảm nhận mới mẻ trên con đường làng đến trường” n/v tôi đã tự bộc lộ đức tính gì của mình?
(Những đức tính đáng quý đó là: Yêu học,yêu bạn bè và mái trường quê hương”
Hướng dẫn học sinh học bài
- Đọc kỹ lại văn bản
- PT ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được dùng trong VB vừa phân tích.
*********************************************************
Soạn: 16 /8/2011 
Văn bản:	 Tôi đi học	 (tiếp)
Mục đích cần đạt: ( Đã soạn ở tiết 1)
Lên lớp:
1.Tổ chức: 	
2.Kiểm tra bài cũ:
? Vì sao không gian và thời gian trong VB trở thành kỷ niệm trong tâm trí của tác giả?
- Đó là thời điểm và nơi chốn quen thuộc, gần gũi gắn liền với tuổi thơ của tác giả ở quê hương.
Đó là lần đầu tiên được cắp sách tới trường
Tác giả là người yêu quê hương tha thiết.
3.Hoạt động dạy – học.
 Gọi 2 h/s đọc tiếp “trước sân trường Mĩ Lý...trong các lớp”
? Cảnh sân trường Mĩ Lí được nhân vật tôi miêu tả ntn? 
- Sân trường dày đặc cả người
? Tại sao?
- Vì hôm nay có nhiều người đưa con em là học sinh đến trường
? Đứng giữa sân trường t/giả giới thiệu ngôi trường Mĩ Lý của mình như thế nào?
- Trong thế đối lập, giữa hôm qua >< hôm nay, không gian và con người 
+ Trước: trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng
+ Hôm nay: trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng; sân cao, mình rộng
? T/giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả về ngôi trường mới của mình?
- So sánh, nhân hóa: lớp học với đình làng, mình nó cao
? Vì sao tác giả lại so sánh ngôi trường oai nghiêm như cái đình làng? tác dụng?
- Đình làng là nơi thờ cúng, tế lễ, nơi thiêng liêng cất giấu những điều bí ẩn. 
àPhép so sánh đã diễn tả cảm xúc trang nghiêm, đề cao trí thức của con người.
? Lúc đó nhân vật tôi có tâm trạng ntn?
- Lo sợ vẩn vơ
 GV: đang từ tâm trạng háo hức chuyển sang tâm trạng lo sợ vẩn vơ
? Em có nhận xét gì về sự chuyển biến tâm trạng của nhân vật tôi?
- Rất hợp với tâm lí của trẻ em(cả thèm chóng chán)
? Em hãy tìm câu văn hay nhất mà tác giả sử dụng để bộc lộ tâm trạng lo sợ của n/v trong buổi đầu đến trường?
- “Như con chim non trên bờ tổ... ngập ngừng e sợ”
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu văn này?
- So sánh: những chú bé với con chim non
? Em hãy PT cái hay trong h/ảnh so sánh những chú bé h/s với chú chim non(tác dụngcủa biện pháp nghệ thuật).
- cùng non nớt, thơ ngây trước những mới lạ của cuộc sống
* Liên hệ: Khi đọc đoạn văn này, em có gặp lại được h/ảnh nào của chính mình thủa đầu tới trường?
? Em thấy mình giống n/v tôi ở chỗ nào?
? Hãy ghi lại vài câu văn bộc lộ cảm xúc của mình khi ngày đầu đến trường?
GV: Các em đọc thầm đoạn văn còn lại
 “Một mùi hương lạ ... -> hết”
? Nội dung chính của đoạn văn là gì?
? Bước vào lớp nhân vật tôi có cảm giác ntn?
- Thấy trong lớp có mùi hương lạ, hình treo thấy lạ và hay, lạm nhận chỗ ngồi là của riêng mình, nhìn người bạn chưa quen mà thấy khuyến luyến.
? Mùi hương lạ, hình treo thấy lạ và hay là cảm giác ntn?
- lạ lùng
? Lạm nhận nghĩa là gì?
 GV: Trong cảm giác lạ lùng mà nhân vật tôi đã lạm nhận chỗ ngồi là của riêng mình và thấy khuyến luyến ngưới bạn chưa quen.
? Theo em , vì sao nhân vật tôi lại có tâm trạng như vậy?
- Vì đấy là chỗ ngồi và người bạn gắn bó cả năm học với mình
 GV: Chính vì vậy mà nhân vật tôi yên tâm hơn để rồi chăm chú nhìn, viết và lẩm nhẩm đọc.
? Qua những chi tiết vừa phân tích, em cảm nhận thấy tâm trạng của nhân vật tôi trong giờ học đầu tiên là ntn?
? Em có thể khái quát lại toàn bộ tâm trạng của n/v trong văn bản, sự thay đổi tâm trạng ấy?
(H/s nhắc lại ND cả 3 ý a., b, c)
? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi kỳ lạ ấy?
(Môi trường nhà trường, được đi học)
 GV:Câu chuyện được kết thúc bằng cụm từ “tôi đi học” là cách kết thúc bất ngờ, tự nhiên như niềm tự hào hồn nhiên trong sáng của nhân vật tôi và nỗi lòng của chúng ta khi nhớ về buổi thiếu thời.
? Ngoài n/v “Tôi’ truyện còn nói tới ai nữa không ? (kể ra)
? Người mẹ trong truyện là ntn? Chi tiết nào nói lên điều đó?
- Mẹ: h/ảnh gần gũi, thân thương
? Ta còn gặp người mẹ trong t/phẩm nào đã học?
 - Mẹ tôi – Cổng trường mở ra
? Em thấy ông Đốc, thầy giáo trẻ là người ntn?
? Tất cả những người này có nét chung đáng quý là gì? 
- Tất cả đều yêu thương, quan tâm đến h/s.
? Em hãy khái quát lại những nét chính của bài học hôm nay?
? Em hãy nhắc lại những BP NT được sử dụng trong văn bản và tác dụng của những BPNT đó?
? Trọng sự đan xen của phương thức : Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Theo em phương thức nào trội lên để làm thành sức truyền cảm nhẹ nhàng mà thấm thía của truyện ngắn đã học hôm nay? (H/s thảo luận nhóm)
? Đọc ghi nhớ?
GV: Cho h/sinh đọc yêu cầu của bài tập.
? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về n/v “Tôi”.
? N/v trong truyện là cậu bé ntn?
? Theo em chất thơ của truyện ngắn “ Tôi đi học” được tạo nên từ đâu?
BT1: T/giả là người giàu cảm xúc, yêu trường lớp, bạn bè, thầy học gắn liền với tình yêu mẹ và quê hương.
- Là người trân trọng những KN thời thơ ấu.
BT2: Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu em cho là đúng nhất.
A. Từ những câu văn giầu nhạc điệu.
B. Từ những câu văn trữ tình, giàu cảm xúc.
C. Từ những câu văn có h/ảnh gợi tả, nhiều BP tu từ, so sánh...
D. Tất cả đều đúng.
* Lúc tới trường
- Tâm trạng bơ vơ, lo sợ
c. Giờ học đầu tiên
- Thân thiết, quyến luyến, chăm chỉ
2. Nhân vật khác
a) Mẹ: là người dịu dàng, ân cần
b) Ông Đốc: Thầy hiệu trưởng
c) Thầy giáo trẻ: Vui mừng, đón các em h/sinh.
Hiền từ, yêu thương học sinh
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Những t/c trong sáng đẹp đẽ trong ngày đầu đi học của tác giả.
2. Nghệ thuật: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, so sánh, đối lập, biểu cảm là chủ đạo
*Ghi nhớ: SGK/9
IV- Luyện tập
4.Củng cố:
? Câu văn nào miêu tả những cậu bé h/sinh lần đầu tới trường? 
“Họ như con chim non...”
? Trong những kỷ niệm của cậu bé lần đầu tới trường, em thích nhất h/ảnh cậu bé trong đoạn truyện nào? vì sao/
5.Hướng dẫn học sinh học bài về nhà:
- Đọc kĩ và tóm tắt văn bản.
- Học nội dung bài học.
- Làm bài tập 1, 2 trong SGK.
 Soạn bài “Trong lòng mẹ”
* Hướng dẫn làm bài tập:
1. Cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học”:
10	+ Đó là dòng cảm xúc bồi hồi, xúc động trước sự biến thái của thiên nhiên và cảnh vật: thời tiết vào mùa thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc.
	+ Thời gian và không gian ấy gợi mở những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường đầu tiên trong đời: từ con đường, cảnh vật vốn quen thuộc nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, nhân vật “tôi” cảm thấy trang trọng và đứng đắn; ngạc nhiên thấy sân trường hôm nay ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng s ... thuật: Từ câu chuyện bài toán cổ, tác giả đưa ra con số buộc người đọc phải liên tưởng suy nghĩ.
	4. Gọi học sinh nhắc lại những văn bản nhật dụng ở lớp 6, 7 và chủ đề.
	4- Củng cố
	- Khái quát lại toàn bộ giờ ôn
	5- Hướng dẫn học sinh học bài.
	- Ôn kỹ nội dung, nghệ thuật của các văn bản đã ôn.
	* Tự rút kinh nghiệm:
	 Học sinh cần soạn bài kỹ để giờ ôn đạt kết quả.
***************************
Tiết 134
 Ôn tập phần tập làm văn.
I- Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: - Hệ thống hoá các kiến thức và kỹ năng phần tập làm văn đã học trong năm.
- Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận.
II- Các bước.
1. Tổ chức:	
2.Kiểm tra bài cũ. 
Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Tiến trình hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Em hiểu thế nào về tính thống nhất của VB?
? Tính thống nhất của VB thể hiện rõ nhất ở đâu?
? Chủ đề của VB là gì?
Cho HS phân tích tính thống nhất của chủ đề trong VB “Tôi đi học”
Lưu ý HS: Những câu văn kế tiếp phải xoay quanh và phát triển cái ý chủ chốt sự ham thích đọc sách của em.
GV cho học sinh viết đoạn văn, sau đó đọc -> GV nhận xét.
? Thế nào là VBTS? Tóm tắt VBTS để làm gì? 
? Làm thế nào để tóm tắt VBTS?
I- Tính thống nhất của văn bản.
1. Tính thống nhất của văn bản thể hiện trước hết trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề của văn bản.
- Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, là đối tượng chính yếu mà văn bản biểu đạt.
- Chủ đề được thể hiện trong câu chủ đề (câu khẳng định, câu trần thuật hoặc câu cảm) trong nhan đề văn bản.
2. Phát triển đoạn văn từ các câu chủ đề.
a) “Em rất thích đọc sách”
(Vì sao em thích đọc sách? Em thích đọc sách ntn? Tác dụng của sự ham thích đọc sách đó đối vói riêng em)
- PT đoạn theo lối diễn dịch.
b) “Mùa hè thật hấp dẫn”
- GV hướng dẫn HS phân tích ý chủ chốt. Hấp dẫn ntn? với những ai? với em?
- Trình bày theo kiểu quy nạp (cũng có thể là lập luận).
II- Ôn tập về văn bản tự sự.
- VBTS: Là văn bản kể chuyện trong đó bằng ngôn ngữ văn xuôi (là chủ yếu), bằng lời kể tái hiện lại câu chuyện sự việc, nhân vật cùng suy nghĩ và HĐ trước mắt người đọc như là nó đang xảy ra.
- Tóm tắt về văn bản tự sự giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu, hoặc để tạo CS cho việc tìm hiểu, phân tích, bình giá.
- Muốn tóm tắt VBTS có hiệu quả cần:
+ Đọc kỹ TP, phát hiện các đoạn mạch, các chi tiết chính kể lại (viết lại) bằng lời của mình.
- Văn tự sự bao giờ cũng đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm – Các yếu tố này làm cho câu chuyện, sự việc nhân vật cụ thể sinh động.
**************************************
	Tiết 135 – 136. Kiểm tra tổng hợp cuối năm.
	Thi theo đề của Phòng GD .
*****************************
Tiết 137: 
Tập làm văn
 Văn bản thông báo
Soạn:10 /5/2012
Dạy: 
	I- Mục tiêu cần đạt.
	Giúp học sinh:
- Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo.
- Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.
- Biết cách làm một văn bản thông báo đúng quy cách.
II- Các bước.
1. Tổ chức:	
2.Kiểm tra bài cũ. 
? Thế nào là VB tường trình? Bố cục của VB tường trình.
3. Tiến trình hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV cho HS đọc thầm 2 văn bản SGK/141; SGK/140
- Văn bản 1: Thông báo về kế hoạch duyệt các tiết mục VN.
- Văn bản 2: Thông báo về KH đại hội thiếu niên tiền phong HCM
? Qua đọc 2 văn bản em cho biết:
- Ai là người viết thông báo.
(Cấp trên: Hiệu trưởng và liên đội trưởng)
? Viết thông báo cho ai?
(Viết cho cấp dưới: GVCN, lớp trưởng, các chi đội)
? Mục đích thông báo là gì?
(Truyền đạt công việc cho cấp dưới biết và thực hiện.
- Kế hoạch, thời gian cụ thể duyệt VN
- KH, thời gian, số lượng đại biểu cuả ĐH)
? Nội dung thông báo thường là gì?
(Những thông tin cụ thể về tình hình chủ trương chính sách, kế hoạch...)
? Quan sát lại 2 văn bản vừa đọc và nêu nhận xét của em về thể thức của văn bản thông báo?
(gồm những mục nào?)
? Từ những hiểu biết tren em hiểu ntn là văn bản thông báo.
Gọi HS đọc ghi nhớ (ND1) SGK/143.
? Em hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt.
HS phát biểu – GV nhận xét.
? Dựa vào mục đích thông báo, người viết và người nhận thông báo em hãy cho biết những tình huống cần viết thông báo?
? Đọc lại các tình huống đã cho trong SGK/142 và cho biết trong các tình huống đó, tình huống nào phải viết thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai?
- Cho HS thảo luận nhóm.
- HS phát biểu – cho HS nhận xét.
GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
? Theo em khi nào cần viết văn bản thông báo?
II- Giáo viên cho HS đọc, quan sát lại các văn bản thông báo.
? Em hãy nêu cách viết của từng phần trong VB thông báo.
* Cho HS thảo luận nhóm.
- Nhóm 1: Thể thức mở đầu.
- Nhóm 2: Nội dung
- Nhóm 3: Thể thức kết thúc
- Nhóm 4: Ngôn ngữ được sử dụng.
Đại diện các nhóm trả lời – cho HS nhận xét.
? Văn bản thông báo phải tuân thủ thể thức hành chính nào?
Gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
? Khi viết văn bản thông báo cần lưu ý những gì?
- 1 HS đọc lưu ý 143/SGK
- Sau khi HS làm xong gọi HS đọc bài viết của mình – GV nhận xét, sửa sai.
I- Đặc điểm của VB thông báo.
- Người viết: cấp trên
- Người nhận : cấp dưới
- Mục đích: Truyền đạt công việc cho cấp dưới biết và thực hiện.
II- Cách làm VB thông báo.
1. Tình huống cần làm VB thông báo.
- Tình huống a: Không viết thông báo mà viết tường trình.
- Tình huống b: Viết thông báo.
- Tình huống c: Có thể viết thông báo thay giấy mời.
2. Cách làm văn bản thông báo.
Gồm 3 phần:
a) Thể thức mở đầu.
b) Nội dung
c) Thể thức kết thúc.
* Ghi nhớ: SGK/143
3. Lưu ý: SGK/143
III- Luyện tập.
Viết hoàn chỉnh văn bản báo cáo với tình huống b (II).
	4- Củng cố
	-Nhắc lại nội dung ghi nhớ.
	5- Hướng dẫn học sinh học bài.
	- Học thuộc ghi nhớ.
	- Tìm những tình huống để viết VB thông báo.
	- Chuẩn bị giờ sau luyện tập VB thông báo.
	* Tự rút kinh nghiệm: 
	- Thực hiện đúng tiến trình bài giảng.
	- Nên cho học sinh phân biệt thông báo, thông cáo và chỉ thị.
 Tiết 138:
Chương trình địa phương.
	I- Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS: - Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương.
	- Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
II- Các bước.
1. Tổ chức:	
2.Kiểm tra bài cũ. 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Tiến trình hoạt động dạy và học.
Giải thích, giới thiệu:
- Xưng: Người nói tự gọi mình.
- Hô: Người nói gọi người đối thoại, tức người nghe.
Để xưng hô người Việt dùng đại từ (trỏ người) hoặc danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước...
Hỏi? Cách xưng hô chịu sự chi phối của nhân tố nào? (Mối tương quan giữa người nói và người nghe
Cụ thể: 	- Quan hệ ngang hàng
- Quan hệ trên dưới.
- Quan hệ dưới trên.
và hoàn cảnh giao tiếp.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Xác định từ xưng hô địa phương trong đoạn trích
Tìm từ xưng hô ở địa phương.
Bài tập 1/SGK.
a. Từ “U” dùng để gọi mẹ
b. Từ “Mợ” dùng để gọi mẹ, không thuộc từ ngữ xưng hô toàn dân, nhưng cũng không phải là từ xưng hô địa phương -> Đó là biệt ngữ xã hội.
Bài tập 2/SGK
* ND a:
- Đại từ trỏ người: Tui, choa, qua, tau, bầy tui, mi, hắn...
- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô.
+ Bọ, thầy, tía, ba (bố)
+ U, bầm, đẻ, mạ, má (mẹ)
+ Ô ông (Ông)
+ Mệ (bà)
+ Cố (cụ)
+ Bá (bác)
+ Eng (anh)
+ ả (chị)...
Hỏi? Tìm những cách xưng hô ở địa phương.
* Một người ở lứa tuổi học sinh (lớp 8) có thể xưng hô với :
- Thầy/ cô giáo là: em hoặc con (Thầy/cô)
- Chị của mẹ mình là: cháu (Bá - dì)
- Chồng của cô mình: Cháu (chú, dượng)
- Ông nội là: Cháu (ông, nội)
- Người ngoài gia đình có tuổi tương đương với em trai của cha mẹ mình là: cháu – chú, cháu – cậu, con – cậu
Bài tập 3/145.
Từ xưng hô của địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp rất hẹp (giữa những người trong cùng gia đình hay cùng địa phương...) là không được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
	4- Củng cố
	- Thế nào là từ địa phương? từ xưng hô địa phương được dùng ntn?
	5- Hướng dẫn học sinh học bài.
	- Làm bài tập 4/145 SGK – học lý thuyết.
	* Tự rút kinh nghiệm:
	 Học sinh hoạt động tốt.
******************************
Tiết 139 – Tập làm văn
 Luyện tập làm văn bản báo cáo.
	I- Mục đích cần đạt:
	Giúp học sinh: - Ôn lại những tri thức cơ bản về văn bản thông báo, mục đích yêu cầu, cấu tạo của một thông báo.
	-Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
II- Các bước.
1. Tổ chức:	
2.Kiểm tra bài cũ. 
Kết hợp trong quá trình luyện tập.
3. Tiến trình hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV gọi học sinh trả lời các câu hỏi ở (I) SGK.
Hỏi? Tình huống nào cần làm văn bản thông báo, ai thông báo, thông báo cho ai.
Hỏi? Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo thường là gì?
Hỏi? Văn bản thông báo có những mục gì?
Hỏi? Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm gì giống và khác nhau?
Gọi HS đọc bài tập 1/149 SGK
GV chia nhóm để HS hoạt động.
Nhóm 1: a
Nhóm 2: b
Nhóm 3: c
Nhóm 4: b
Học sinh trao đổi, thảo luận và phát biểu.
Chỉ ra những chỗ sai trong văn bản và chữa lại cho đúng.
Hỏi? Thông báo đã đầy đủ các mục chưa?
Hỏi? Nội dung cần thông báo đã đầy đủ chưa?
Hỏi? Lời văn thông báo có sai sót gì không?
- GV hướng dẫn học sinh viết lại văn bản.
I- Ôn lý thuyết.
II- Luyện tập.
1. Bài tập 1:
- Chọn loại VB thích hợp.
a. Viết thông báo
- Người viết: Hiệu trưởng.
- Người nhận: GV, HS.
- ND: kế hoạch tổ chức kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ.
b. Viết báo cáo.
- Người viết: Các chi đội.
- Người nhận: BCH liên đội.
- ND: Tình hình hoạt động của chi đội trong tháng.
c. Thông báo.
- Người viết: Ban quản lý dự án.
- Người nhận: Bà con có đất đai, hoa màu nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng.
- ND: Thông báo chủ trương của Ban dự án.
Bài tập 2/150
Những lỗi trong văn bản thông báo.
- Thiếu số công văn.
- Thiếu nơi gửi ở góc trái, dưới.
- ND thông báo không phù hợp với tên VB (tên là thông báo - ND lại: Yêu cầu sắp xếp kế hoạch -> chưa có kế hoạch) thiếu các ục: thời gian kiểm tra, yêu cầu KT, cách thức KT.
Bài tập 3/150 SGK
Những tình huống cần viết thông báo:
- Thu các khoản tiền đầu năm học.
- Tình hình học tập và rèn luyện của học sinh trong tuần.
- Kế hoạch tham quan thực tế.
- Nhận đồ vật bị mất đã tìm thấy.
- Kế hoạch hoạt động hè năm 2004 – 2005.
Bài tập 4/150
- Chọn 1 trong những tình huống trên để viết VB.
	4- Củng cố
	- Cho học sinh nhắc lại nội dung thể thức viết VB thông báo.
	5- Hướng dẫn học sinh học bài.
	- Học thuộc lý thuyết, tập viết VB với các tình huống đã có ở BT3.
	* Tự rút kinh nghiệm:
	 Học sinh luyện tập tốt.
************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 8.doc