Giáo án môn Ngữ văn khối 8 - Tuần học 18

Giáo án môn Ngữ văn khối 8 - Tuần học 18

 Tuần 18 – Tiết 69- 70 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN

 LÀM THƠ 7 CHỮ

 I-Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS :

 - Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu:, đặt câu thơ 7 chữ , biết ngắt nhịp 4/3 , biết gieo đúng vần .

 -Tạo không khí mạnh dạn , sáng tạo , vui vẻ .

 II- Chuẩn bị :

 - GV: Tìm hiểu sgk ,sgv , tài liệu tham khảo – soạn giảng , bảng phụ

 - HS : Tìm hiểu yêu cầu của bài – trả lời câu hỏi và bài tập (sgk)

 III- Tiến trình tiết dạy :

 1- Ổn định : (1) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS

 2- KTBC : (4) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 3- Bài mới :

 a- giới thiệu bài : Hoạt động ngữ văn làm thơ 7 chữ nhằm giúp HS biết cách làm thơ 7 chữ nắm được những yêu cầu tối thiểu như đặt câu thơ 7 chữ , biết cách ngắt nhịp 4/3 , biết gieo vần đúng .

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 8 - Tuần học 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NSoạn : 7-1-2006 
 Tuần 18 – Tiết 69- 70 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN 
 LÀM THƠ 7 CHỮ 
 I-Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS : 
 - Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu:, đặt câu thơ 7 chữ , biết ngắt nhịp 4/3 , biết gieo đúng vần .
 -Tạo không khí mạnh dạn , sáng tạo , vui vẻ . 
 II- Chuẩn bị : 
 - GV: Tìm hiểu sgk ,sgv , tài liệu tham khảo – soạn giảng , bảng phụ 
 - HS : Tìm hiểu yêu cầu của bài – trả lời câu hỏi và bài tập (sgk) 
 III- Tiến trình tiết dạy : 
 1- Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS 
 2- KTBC : (4’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 3- Bài mới :
 a- giới thiệu bài : Hoạt động ngữ văn làm thơ 7 chữ nhằm giúp HS biết cách làm thơ 7 chữ nắm được những yêu cầu tối thiểu như đặt câu thơ 7 chữ , biết cách ngắt nhịp 4/3 , biết gieo vần đúng . 
 b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
20’
20’
10’
10’
20’
* Hoạt động 1: Bước 1 
-Y/cầu HS đọc bài thơ “ Chiều “ 
-Treo bảng phụ (bài thơ “Chiều “ của ĐoànVăn Cừ ) 
-Chỉ ra vị trí ngắt nhịp , vần và luật bằng trắc của bài thơ 
-Giải thích thêm về luật cơ bản 
- Cung cấp 2 mô hình về luật bằng trắc 
( bảng phụ ) 
 Bước 2 
- Gọi HS đọc bài thơ “Tối” của Đoàn Văn Cừ .
- Hãy chỉ ra chỗ sai luật . Nói rõ lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng .
- Chấp nhận các khả năng sửa chữa như định hướng ( chưa đặt yêu cầu về ý tứ , h/ảnh , ngôn từ , đối tượng ) 
-Lưu ý trường hợp sử dụng vần thông ( “che”, “khuya “ ..) – vần gần đúng – vần chấp nhận được .
*Hoạt động 2 : 
 Bước 1 :
- Làm tiếp một bài thơ dở dang 
- Giao nhiệm vụ : Hãy làm tiếp 2 câu cuối theo ý mình trong bài thơ của TXù -chú ý :phải đúng đề tài , đúng luật thơ 
- Cung cấp một số khả năng :
+Nguyên văn hai câu cuối của TXương 
Chứa ai chẳng chứa , chứa thằng cuội 
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng 
+Nếu nhấn mạnh tới việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng , bị người chê cười có thể viết ;
Đáng cho cái tội quân lừa dối 
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng .
+Hoặc giễu chú Cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi 
Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá 
Hít bụi suốt ngày đã dã sướng chăng ,
+ Hoặc lo cho chị Hằng 
 Cõi trần ai cũng chường mặt nó .
 Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng .
( ở 2 câu thơ này , chữ mặt không đúng luật bằng- trắc ) 
- Tuỳ sáng kiến của HS mà sửa câu cho đúng . Có thể cho HS trong lớp tham gia sửa chữa . 
 Bước 2 
-Làm tiếp 2 câu sau của bài (b) 
- Giao nhiệm vụ cho HS ;
+Cho biết hai câu đầu có luật bằng trắc như thế nào , hai câu tiếp theo về bằng trắc phải như thế nào mới đúng luật . 
+Xác định nội dung trong 2 câu thơ đầu , từ đó nộ dung trong 2 câu tiếp theo có thể là gì để phù hợp với hai câu đầu .
- Y/cầu HS đọc 2 câu cuối do các em tự làm . 
- GV để cho HS có thể nghĩ ra các câu thơ 7 chữ hiệp vần , đúng luật bằng trắc , ngắt nhịp đúng và có nghĩa là được .
 Bước 3 
- HS đọc thơ 7 chữ tự làm ở nhà .
-GV gọi một số HS đọc bài làm của mình , yêu cầu các HS khác nhận xét 
- GV nêu ưu điểm , nhược điểm và cách sửa .
- Đọc cho HS nghe bài thơ 7 chữ hay y/cầu HS bình ngắn .
 ÁO ĐỎ (Vũ Quần Phương ) 
Aùo đỏ em đi giữa phố đông 
Cây xanh như cũng ánh theo hồng 
Em đi lửa cháy trong bao mắt 
Anh đứng thành tro em biết không ? 
- Đọc bài thơ “Chiều “ (ĐVC) 
- Quan sát bảng phụ 
+Ngắt nhịp 4/3 
+ Vần : về (1) –nghe(2) –lê(4) 
+Luật bằng trắc :
B B B T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B B T T B B 
- Đọc 
+Sửa hai chỗ sau “Ngọn đèn mờ “ không có dấu phẩy , dấu phẩy gây đọc sai nhịp . vốn là “ánh xanh lê “ chép thành “ánh xanh xanh “ , chữ” xanh “ sai vần .
+Sửa lại : bỏ dấu phảy , sửa chữ “xanh” thành chữ hiệp vần với chữ “che” ở trên .
- “xanh lè “/ “vàng khè “ / Bóng đèn mờ tỏ , bóng đêm nhoè / bóng trăng nhoè / ánh trăng loe 
 TIẾT 70 
- HS làm tiếp hai câu cuối 
- Yêu cầu :
+ 2 câu tiếp phải phát triển đề tài chuyện thằng cuôi ở cung trăng ( cuội nói dối , có chị Hằng , có cây đa , có con thỏ ngọc ..) có thể làm nghiêm túc , có thể nghịch ngợm , hóm hỉnh . 
+ 2 câu cuối phải theo luật 
 B B T T B B T
 T T B B T T B 
- Lắng nghe hai câu thơ của bạn làm tiếp 
- có ý kiến khen chê 
- Sửa lại nếu thấy cần 
+2 câu đầu 
B B T T T B B 
T T B B T T B 
+ 2 câu cuối 
T T B B B T T 
B B T T T B B 
+ 2 câu đầu : Vẽ ra cảnh mùa hè 
+2 câu cuối : Có thể là nói tới chuyện mùa hè , chuyện nghỉ hè chia tay nhau , hẹn hò nhau năm sau .
- Có thể là :
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi ,
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê .
- Lắng nghe bài thơ 
-Bình ngắn ( hình tượng về “ngọn lửa “ thật dữ dội ! “ cái áo đỏ của em “ đã biến em trở thành một “em này “ giữa mênh mông biển người ngọn lửa thiêu đốt cả thiên nhiên và con người ..) 
I- Nhận diện luật thơ 
1- Vị trí ngắt nhịp , vần và luật bằng trắc 
2- chỉ ra chỗ sai luật 
II- Tập làm thơ 7 chữ 
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (5’) 
 a- Củng cố :
 Nêu ngắn gọn những đặc điểm chính về thơ 7 chữ 
 b-Hướng dẫn về nhà : 
 - Tìm đọc thêm những bài thơ 7 chữ hay . Tự sáng tâc nếu thấy có cảm xúc 
 IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 4 cot.doc