Giáo án môn Ngữ văn khối 8 - Tuần học 8

Giáo án môn Ngữ văn khối 8 - Tuần học 8

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ1

A. Mức độ cần đạt:

- ễn tập, củng cố về văn bản thuyết minh

- Đánh giá các ưu điểm, nhược điểm của một bài viết cụ thể về các mặt:

+ Kiểu bài: có đúng là văn bản thuyết minh không?

+ Nội dung: các tri thức cung cấp có đầy đủ, khỏch quan khụng?

+ Cú sử dụng biện phỏp nghệ thuật và miờu tả một cỏch cú hiệu quả và hợp lý khụng?

B. Chuẩn bị:

GV: chấm bài, nhận xét rút ra ưu khuyết điểm chính của học sinh

HS: Ôn lại kiến thức về văn thuyết minh.

C. Tiến trỡnh hoạt động :

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P , KP .

2. Bài cũ: Nêu lại đề bài viết số 1? Cho biết thế nào là văn bản thuyết minh?

3. Bài mới:Trả bài:

a. Giáo viên chép đề lên bảng:

 *Đề bài: Cây cà phê trên quê hương em.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 8 - Tuần học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Ngày sọan: 14/10/2012
TIẾT 39 Ngày dạy: 18/10/2012
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. Mức độ cần đạt:
- Ôn tập, củng cố về văn bản thuyết minh
- Đánh giá các ưu điểm, nhược điểm của một bài viết cụ thể về các mặt:
+ Kiểu bài: có đúng là văn bản thuyết minh không?
+ Nội dung: các tri thức cung cấp có đầy đủ, khách quan không?
+ Có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách có hiệu quả và hợp lý không?
B. Chuẩn bị:
GV : chấm bài, nhận xét rút ra ưu khuyết điểm chính của học sinh
HS : Ôn lại kiến thức về văn thuyết minh.
C. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ : Nêu lại đề bài viết số 1? Cho biết thế nào là văn bản thuyết minh ?
3. Bài mới:Trả bài :
a. Giáo viên chép đề lên bảng: 
 *Đề bài: Cây cà phê trên quê hương em.
b. Gv treo bảng phụ ghi sẵn nội dung dàn ý – HS thảo luận, so sánh mức độ đạt được trong bài làm của bản thân và khung dàn ý .
- Dàn ý : Xem TCT 14,15
- Học sinh thảo luận nhóm, dựa vào dàn bài cô cho hãy tự đánh giá bài làm của mình.
c.Gv nhận xét ưu- khuyết điểm .
 * Ưu điểm : 
-Đa số các em viết đúng kiểu bài, cung cấp được tri thức về cây cà phê giúp người đọc hiểu được đối tượng.
- Một số em kết hợp khá linh hoạt phương thức biểu đạtmiêu tả và biểu cảm ttrong văn bản thuyết minh .
- Một số em sắp xếp ý khá hợp lí , hình thức bài làm khá đẹp, cân đối và đảm bảo bố cục .
 *Khuyết điểm :
 Một số em viết xấu, diễn đạt yếu, viết sai chính tả, sai ngữ pháp, trình tự thuyết minh lộn xộn theo kiểu nhớ gì viết nấy.
d. Hướng dẫn sửa lỗi :
* Phần văn bản sai: 
- a. Cứ những ngày mưa. Những người nông dân dậy sớm đi nên đồi trồng cà phê. Cà phê trồng rất dễ, người ta chỉ cần ươm vào bịch bóng rồi đem đi bỏ xuống hố đã đào sẵn.
- b. cây cà phê giúp người nông dân bớt nghèo và họ còn giàu để hàng sáng có tiền đi uống cà phê .
- c. Cà phê thường trổ bông vào độ tháng 5, mùa mưa...
- d. Cây cà phê có thể chế biến nước giải khát...
- e. Cây cà phê gắn bó với người nông dân Việt nam từ hàng nghìn đời nay.
* Nguyên nhân sai 
a. Chấm câu tùy tiện, sai chính tả, nhận định thiếu cơ sở do nắm chưa chắc đặc điểm của cây cà phê .
b. Diễn đạt yếu 
c. Chưa có kiến thức về thời gian trổ bông của cây cà phê.
d. Nhận thức sai yêu cầu của đề và đồng nhất đối tượng.
e. Thiếu hiểu biết về lịch sử phát triển của cây cà phê.
* Sửa lại : 
a.Đến mùa mưa, những người nông dân lại bắt đầu trồng cà phê. Nhưng để có cây giống họ phải chuẩn bị chu đáo từ trước đó cả hai tháng. Ban đầu là chọn hạt giống, chuẩn bị đất, bao ni lông rồi bắt tay vào ngâm, ươm hạt. Đó là một công việc tỉ mỉ và đòi hỏi kĩ thuật,
b. Cây cà phê mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình nông dân trên mảnh đất Tây Nguyên. Nhờ cây cà phê mà khỏang 20 năm trở lại đây, đời sống của người dân ở quê em ngày một khả giả,
c. Cà phê thường trổ bông vào độ tháng 2-3, mùa khô.
d. Các sản phẩm đước chế biến từ cà phê rất đa dạng, như : làm kẹo, hương liệu, giải khát...
e. Cây cà phê gắn bó với người dân Tây Nguyên từ hàng thập kỉ nay.
g. Gv trả bài cho HS- Đọc bài làm tốt của HS ( nếu có)
h. Kết quả bài làm :
Lớp
Tổng
> = 8
> = 5
< 5
< = 3
9A3
30
k.Rút kinh nghiệm:
TUẦN 8 Ngày soạn : 15/10/2012
TIẾT 40	 Ngày dạy: 20/10/2012
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự .
 - Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc - hiểu văn bản.
B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ.
 1.Kiến thức
 -Hiểu được nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 -Hiểu được tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
 2. Kĩ năng
 -Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 - Biết kết hợp miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
 3. Thái độ.
 Tự giác tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
C. Phương pháp:
 Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ: Kiểm tra 15 phút . (Đề, đáp án trang bên)
3. Bài mới: 
* GV giới thiệu bài. Ở lớp 8 các em được học về yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự nhưng chủ yếu mới ở dạng miêu tả bên ngoài. Ở người thì chủ yếu miêu tả ngoại hình. Hôm nay các em tiếp tục được rèn luyện về miêu tả nhưng ở dạng nâng cao hơn đó là miêu tả nội tâm. Vậy thế nào là miêu tả nội tâm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu vấn đề này.
* Bài học :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự :
- Gọi HS đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
CTìm những câu thơ miêu tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều ở trong đoạn trích đó ?
CDấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu tả cảnh và đoạn sau miêu tả nội tâm?
- GV: Đoạn sau tập trung miêu tả những suy nghĩ của nàng Kiều: Những về thân phận cô đơn, bơ vơ, đất khách, nghĩ về cha mẹ, chốn quê nhà ai chăm sóc, phụng dưỡng lúc tuổi già..
* Thảo luận 3p: Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật
- HS đọc đoạn trích Lão Hạc của Nam Cao
 C Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả?
CMiêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sư
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm luyện tập
Bài 1, 2 thay bằng bài tập sau:
CĐọc 2 đoạn trích sau và cho biết đoạn văn miêu tả nội tâm nhân vật nào? Đó là suy nghĩa gì? Tác dụng của việc miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn này?
* GV treo 2 đoạn trích miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm của Dế Choắt và Dế Mèn trong Dế mèn phiêu lưu ký
+ Đ1: Miêu tả bên ngoài:
Cái chàng dế choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn cun củn, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi lê
+ Đ2: Miêu tả nội tâm:
Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy cho sướng miệng tôi. Còn dế choắt than thở thế nào, tôi cũng không để tai. Hồi ấy tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói, tai mình nghe chú không biết nghe ai, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình hay không.
 ( HS thực hiện, đứng dậy trả lời, HS khác nhận xét, gv bổ sung nếu cần )
Bài 3/117: 
- Hướng dẫn HS viết vào giấy nháp, đọc trước lớp. HS khác nhận xét
- GV cho điểm những bài viết tốt.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
 Gv hướng dẫn HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung về yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự :
1. Phân tích ví dụ: 
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Tả ngoại cảnh:
+ Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
 bụi hồng dặm kia
- Vừa miêu tả ngoại cảnh vừa miêu tả tâm cảnh:
+ Buồn trông cửa bể chiều hôm
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
=> Miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật
- Miêu tả nội tâm:
Bên trời góc bể bơ vơ
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
=> Miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật
2. Ghi nhớ sgk/117
II. Luyện tập:
Bài tập thêm:
Hướng dẫn:
- Đoạn trích miêu tả nội tâm nhân vật Dế Mèn.
- Dế Mèn tự đánh giá về những lời nói, hành động và tính cách của mình: không để tâm, thiếu suy nghĩ và không ác ý.
- Bộc lộ một cách chân thực, sinh động.
BT3: HS viết, đọc trước lớp.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học 
- Học bài, xem lại các đoạn trích miêu tả nội tâm nhân vật đã học
- Tự đọc 2 đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” và “ Kiều báo ân, báo oán” , làm bài tập 1,2 Sgk/117. 
- Soạn bài: Chương trình địa phương phần văn và Ôn tập truyện trung đại
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 8T3940.doc