Bài 1 ĐỌC - HIỂU MỘT TRONG HAI BÀI THƠ HIỆN ĐẠI
Văn bản QUÊ HƯƠNG
(Hồ DZếnh)
* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh:
Thấy được tình cảm chân thành yêu quý và gắn bó của tác giả về một vùng quê trước năm 1945 qua thể thơ lục bát nhuần nhuyễn với ngôn ngữ giàu hình ảnh.
* CHUẨN BỊ:
GV cho HS chuẩn bị các câu hỏi trong TL (trang 9)
* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. ỔN ĐỊNH LỚP KIỂM TRA
- GV ổn định những nền nếp bình thường .
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
- GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới.
Bài 1 đọc - hiểu một trong hai bài thơ hiện đại Văn bản Quê hương (Hồ DZếnh) * Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: Thấy được tình cảm chân thành yêu quý và gắn bó của tác giả về một vùng quê trước năm 1945 qua thể thơ lục bát nhuần nhuyễn với ngôn ngữ giàu hình ảnh. * Chuẩn bị: GV cho HS chuẩn bị các câu hỏi trong TL (trang 9) * Tiến trình lên lớp a. ổn định lớp kiểm tra - GV ổn định những nền nếp bình thường . - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. - GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới. b. Tổ chức đọc - hiểu văn bản Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung - GV cho HS đọc diễn cảm bài thơ và đọc phần giới thiệu về tác giả (trang 18, 19, 20). Em nhận xét gì về thể thơ mà tác giả sử dụng? i. tìm hiểu chung 1. Tác giả: (Xem TL trang 18, 19, 20) 2. Thể thơ: Lục bát, thuận lợi cho việc phô diễn cảm xúc. Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản. - GV nêu câu hỏi chung: Hình ảnh một vùng quê được hiện lên như thế nào, hình ảnh nào? HS đứng trả lời GV bổ sung. ii. đọc - hiểu 1. Hình ảnh một vùng quê - Có con sông đào, cầu ao, mây nước, nắng mưa, trời trong... - Có chị hay giặt áo, có cô hàng xóm mắt nhung khăn điều. - Phảng phất nỗi buồn: Trước Cách mạng Em có nhận xét gì về giọng điệu bài thơ ? Tháng Tám 1945 với những vất vả, đói rách, lầm than: Đời lành nắng nhạt mưa thưa Sầu hôm nối sáng, buồn trưa tiếc chiều... và mây nước vẫn mơ màng dáng cũ, tiếng xưa, cái thời đã qua rồi. Âm hưởng bài thơ nhìn chung là buồn. - Có thể so sánh với nông thôn ngày nay ? - Nông thôn bây giờ náo nhiệt không khí làm ăn, đổi mới với những cao tầng, đường bê tông, cột điện... Nhưng cũng đang mất dần đi những bến nước, cầu ao, cây đa, sân đình... bởi nhịp sống hiện đại. Trách nhiệm: lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống. - Em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả đối với quê hương? 2. Tình cảm của tác giả - Sống vui êm với ngôi nhà nhỏ, với con sông đào, với mây trời, bến nước, cầu ao, với mắt nhung, khăn điều của cô bé hàng xóm. - Bây giờ lớn lên, ý thức về quê hương rõ hơn. Quê hương nghèo, buồn, chìm trong nghèo đói thời kỳ trước cách mạng. Và cô hàng xóm, cô hàng xóm có còn nhớ nhau? Câu hỏi cứ khắc khoải trong nỗi nhớ quê, nhớ người con gái ấy... Hoạt động 3: Rút ra ghi nhớ. GV tổ chức cho HS rút ra ghi nhớ. * Ghi nhớ: Dù cho quê hương nghèo đói, hình ảnh thân thương của quê hương vẫn in đậm trong tâm trí và tình cảm của tác giả. Đó là tình yêu, là sự gắn bó sâu sắc với quê hương. c. hướng dẫn học ở nhà - Thuộc bài thơ. Nắm vững phần Ghi nhớ. - Viết đoạn văn ngắn (bài tập 3) về chủ đề Quê hương - Tuổi thơ tôi. - Hướng dẫn bài đọc thêm từ trang 12 đến trang 20. - Chuẩn bị bài 2: Văn học Thanh Hoá từ sau Cách mạng Tháng Tám Văn bản luỹ tre xanh (Hồ DZếnh) * mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: Tiếp tục hiểu thêm hồn thơ Hồ DZếnh đối với quê hương trước 1945 (giống bài Quê Hương). * Chuẩn bị GV cho HS chuẩn bị các câu hỏi trong TL (trang 11). * Tiến trình lên lớp a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ - GV ổn định những nền nếp bình thường - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS - GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới. b. tổ chức đọc - hiểu văn bản Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tổ chức đọc - hiểu. Phần tác giả, thể thơ... giống như bài 1 (Quê hương). Vì vậy ở văn bản này GV nên đi luôn vào đọc - hiểu. - GV cho HS đọc văn bản và nêu câu hỏi: Hình ảnh làng quê trong bài thơ được thể hiện như thế nào: qua từ ngữ, hình ảnh nào? HS làm việc theo nhóm, nhóm cử đại diện trả lời. Lớp góp ý, GV bổ sung. i. đọc - hiểu 1. Hình ảnh làng quê trong bài thơ. - Có luỹ tre, có con sông dài, bờ đê cỏ mọc bốn mùa. - Có công việc ươm tơ tháng sáu, lên chùa tháng Giêng. - Có chợ (mỗi quý mười phiên), đong ngô đổi gạo, trả nợ bằng khoai lang... - Gần đô thị nhưng vẫn giữ được niềm sắt son, vẫn êm đềm lối xóm. - Lắm gái ít trai, còn tục lệ lấy hai vợ. Một làng quê êm đềm nhưng vẫn còn nghèo khổ, còn hủ tục lạc hậu. - Em hiểu gì về khổ thơ cuối? 2. Tình cảm của tác giả - Tác giả trực tiếp bộc lộ tình cảm: yêu, say quê hương Việt (vì tác giả quê gốc ở Trung Quốc) - Tình yêu quê Việt sâu sắc nên trong thơ ông có con đê tắm bướm vàng, có con sông, có cái làng xa xa... gắn bó, thân thiết, mãnh liệt đối với quê hương... Hoạt động 2: Rút ra Ghi nhớ. * Ghi nhớ Tìm cảm yêu thương, gắn bó với làng quê Việt Nam của tác giả. Hoạt động 3: Tổ chức luyện tập. HS đứng tại chỗ trình bày đoạn văn của mình(bài tập 3) ii. luyện tập Từ hai bài thơ Quê hương và Luỹ tre xanh viết đoạn văn về hình ảnh làng quê Thanh Hoá trước 1945. Yêu cầu: - Vẻ đẹp êm đềm của khung cảnh làng quê (giếng nước, gốc đa, cầu ao, con sông, bờ đê, luỹ tre, nong tằm, tiếng sáo diều...). - Với các nghề dệt vải ươm tơ, đan lát, thợ mộc, làm bánh... - Với những nam, nữ thanh niên, những mối tình thầm kín. - Còn nghèo khó, còn tồn tại các hủ tục lạc hậu... - Ngày nay đã thay đổi khác xa, một số phong tục đẹp vẫn được giữ gìn, một số làng nghề được lưu truyền... c. Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc bài thơ. Nắm phần Ghi nhớ. - Làm lại bài tập luyện tập. - Hướng dẫn bài đọc thêm trang 12 - 20. - Chuẩn bị bài 2: Văn học Thanh Hoá từ sau Cách mạng Tháng Tám. Bài 2 văn học thanh hoá từ sau cách mạng Tháng tám (1945) đến nay * Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: Thấy được các giai đoạn phát triển của văn học Thanh Hoá từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay và những đóng góp cho sự phát triển của Văn học hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay. * Chuẩn bị GV hướng dẫn và giao cho HS chuẩn bị ở nhà những nội dung tìm hiểu bài (trang 34). * tiến trình lên lớp a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ - GV ổn định những nền nếp bình thường - Kiểm tra + Nội dung bài Quê hương, Luỹ tre xanh của Hồ DZếnh. + Việc chuẩn bị bài mới. - GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới b. tổ chức các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu các giai đoạn phát triển của văn học Thanh Hoá sau Cách tháng Tháng Tám 1945. - GV cho HS đọc mục I và gợi ý để HS thấy được điều kiện lịch sử, xã hội của Thanh Hoá thời kỳ này và sự phát triển của văn học. i. giai đoạn 1945 - 1954 1. Trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) Thanh Hoá là vùng tự do, là căn cứ địa của văn hoá kháng chiến. Đó là: - Là nơi quy tụ lực lượng văn nghệ sĩ của cả nước với những tên tuổi như Nguyễn Tuân, Hải Triều, Chế Lan Viên... (trang 21) - Quần Tín (Thọ Xuân). - Là địa điểm bồi dưỡng thế hệ nhà văn hoá mới của kháng chiến như Vũ Tú Nam, Trần Hữu Thung, Minh Hiệu... 2. Chất men kháng chiến và chất người xứ Thanh là nơi sản sinh ra những tác giả "Mở đầu cho dòng văn học cách mạng và kháng chiến của Thanh Hoá". - Đó là: Trần Mai Ninh (với Nhớ máu, tình sông núi), Thôi Hữu (Lên Cấm Sơn, Lời cô lái đò), Hồng Nguyên (Nhớ), Hữu Loan (Đèo Cả, Màu tím hoa sim), Minh Hiệu (Mưa núi), Hà Khang (Có một mùa chiêm)... Tác phẩm chủ yếu là thơ. - Nội dung: Chủ yếu thể hiện nhiệt tình cách mạng và hừng hực tinh thần kháng chiến với cảm hứng tráng ca về Đất nước và Chiến sỹ. Đồng thời cũng dạt dào chất hào hoa tiểu tư sản nhưng phơi phới vì ngọn gió thời đại mà quyết liệt vì tráng chí tuổi trẻ đánh giặc cứu nước. - GV cho HS đọc một số câu ca dao về dân công. - Có một bộ phận ca dao kháng chiến - ca dao dân công, ào ạt, sôi nổi, lạc quan và đậm chất xứ Thanh. - GV cho HS đọc phần này (trang 23 - 28). Sau đó nêu những chặng và một số tác giả tiêu biểu. ii. giai đoạn 1955 - 1975 1. Chặng 1955 - 1964 (trang 23, 24) Hoà bình lập lại, xây dựng cuộc sống mới. Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu. - Cẩm Giang (Núi mường Hung - Dòng sông Mã được phổ nhạc là Tình ca Tây Bắc) - Hữu Loan (Hoa lúa) - Nguyễn Thế Phương (truyện Đi bước nữa) - Nguyễn Đức Hiền viết truyện lịch sử. - Hoàng Tuấn Phổ, Định Hải, Xuân Sách, Hà Minh Đức, Minh Hiệu... Nhìn chung ở chặng này, VHĐP Thanh Hoá chưa có phong trào, chưa có cây bút định hình. 2. Chặng 1965 - 1975 (trang 24, 25, 26, 27) Chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. - Có Mai Ngọc Thanh, Vương Anh, Anh Chi, Nguyễn Ngọc Quế, Đào Phụng... với thơ, truyện, ký... - GV dừng lại ở một số tác giả như Nguyễn Ngọc Liễn, Đặng ái, Minh Hiệu, Anh Chi, Triệu Bôn, Nguyễn Bao, Định Hải, Văn Tâm... - GV cho HS đọc mục III (trang 28, 29, 30). GV nhấn mạnh một số vấn đề cơ bản và một số tác giả tác phẩm tiêu biểu. iii. giai đoạn từ sau 1975 đến nay 1. Lực lượng sáng tác: được bổ sung, tại chỗ. - Thể loại: Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết tăng mạnh. Ký có xu hướng giảm. 2. Tính thời sự, mở cửa, đổi mới văn học khá nhanh. Có sáng tác chuyên nghiệp và nghiệp dư. Xuất hiện sự dễ dãi, ít đầu tư... 3. Số lượng hội viên Hội nhà văn VN ngày càng nhiều (khoảng 60 người là người Thanh Hoá). 4. Nhiều tác giả tiếp tục được định hình, có Kiều Vượng, Từ Nguyễn Tĩnh, Mai Ngọc Uyển, Hoàng Tuấn Phổ, Mạnh Lê... (dừng lại nêu một số đặc điểm sáng tác và đóng góp của các tác giả này). 5. Trong 15 năm về sau thì lớp cũ "già đi" lớp mới kế cận chưa phát lộ, chưa định hình. 6. Sau Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên, Hữu Loan vẫn không có sự xuất hiện đột xuất trừ trường hợp nhà thơ Nguyễn Duy. 7. Văn học Thanh Hoá mở ra bề rộng, định hình tính chuyên nghiệp. Thế mạnh là thơ và văn xuôi. Lý luận phê bình còn yếu. Với bối cảnh thuận lợi, hy vọng văn học Thanh Hoá sẽ tiếp tục khẳng định được mình và phát triển. c. hướng dẫn học ở nhà - Nắm vững các giai đoạn phát triển của văn học Thanh Hoá từ sau 1945 đến nay - Những đóng góp của văn học Thanh Hoá. - Chuẩn bị bài 3 (ba bài thơ của Nguyễn Duy) Bài 3 đọc - hiểu một trong ba bài thơ hiện đại Văn bản đò lèn (Nguyễn Duy) * Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Thấy được tình cảm chân thành xúc động của tác giả (người cháu) đối với bà - một người phụ nữ tần tảo chịu đựng những gian khổ hy sinh. - Thấy được thể thơ tự do với dòng cảm xúc mãnh liệt và lớp từ ngữ giản dị phù hợp với tâm hồn của những người dân xứ Thanh nói chung và Đò Lèn (Hà Trung) nói riêng. * Chuẩn bị GV hướng dẫn HS chuẩn bị các bài tập trang 39. * Tiến trình lên lớp a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ - GV ổn định những nền nếp bình thường - Kiểm tra + Bài cũ (Văn học Thanh Hoá từ sau 1945 đến nay) + Việc chuẩn bị bài mới của HS GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới. b. Tổ chức đọc - hiểu văn bản Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung - GV cho HS đọc diễn cảm bài thơ, đọc phần giới thiệu về tác giả. Sau đó yêu cầu HS nêu đại ý bài thơ. Lớp góp ý. GV bổ sung. i. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: (xem tài liệu trang 36) 2. Đại ý Bài thơ là tình cảm của tác giả đối với người bà yêu quý, một phụ nữ chăm chỉ, siêng năng, lam lũ hy sinh vì chồng con. ii. Đọc - hiểu 1. Hình ảnh người bà - Vất vả, ngược xuôi: lúc đi chợ Bình Lâm (Hà Lâm - Hà Trung), lúc gánh chè xa ... trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: - GV cho HS đọc phần Chú thích về tác giả, sau đó nêu bố cục của truyện ngắn để thấy tính chất "chuyện trong chuyện". i. tìm hiểu chung 1. Tác giả (xem tài liệu trang 61, 62) 2. Bố cục : 3 phần - Phần 1: Từ đầu đến ... của ông (cuộc gặp gỡ tình cờ giữa tác giả và giáo sư Lâm). - Phần 2: Tiếp từ "Ông đã từng... đến phẩm chất ấy (Giáo sư Lâm kể lại một quá khứ). - Phần 3: Còn lại, từ Tôi... đến hết. (Cảm giác thanh thản của tuổi già. - Em hãy tóm tắt truyện ngắn này. 3. Tóm tắt truyện Trên chuyến tàu Hà Nội - Thanh Hoá, nhân vật tôi (tác giả) tình cờ quen Giáo sư Lâm - nhà dân tộc học, xa Hà Nội về quê Thanh để viết một cuốn sách. Qua câu chuyện, Giáo sư Lâm cho biết: Ông từng là lính từ thời chống Pháp, là tiểu đội trưởng, rồi bị cách chức xuống làm đội viên vì đã tạo điều kiện để cho người bạn nhát gan là Trung đào ngũ. Ông bị giam 6 tháng, còn Trung thì về nhà , tìm cách sang Pháp, lấy vợ Pháp, làm khoa học. Ông Lâm ra quân với chức tiểu đội phó, đi học đại học, được giữ lại làm phụ giảng, được phong Giáo sư. - Em hình dung cuộc gặp gỡ bất ngờ và đầy thú vị giữa Lâm và Trung? Tại cuộc hội thảo khoa học ở thành phố Hồ Chí Minh sau giải phóng, ông Trung (nhà khoa học người Pháp gốc Việt, nay đổi tên là Nghĩa) đã gặp lại ông Lâm. Hai người trò chuyện, tâm sự, trao đổi về quá khứ đã diễn ra. Ông Trung chỉ mong ước được trở về làm việc trong nước để chuộc lại những lỗi lầm của mình. Cuối tác phẩm, điều mong ước của ông Trung được thực hiện. Tác giả vui mừng vì tuổi già có thêm bạn càng được sống thanh thản. Hoạt động 2: Tổ chức đọc - hiểu vân bản. - GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ tìm hiểu về nhân vật ông Lâm (về cuộc đời, sai lầm, tính cách, số phận... về quá khứ của ông?) ii. Đọc - hiểu 1. Nhân vật ông Lâm - Đã từng là lính chống Pháp rồi chống Mỹ. Từng là tiểu đội trưởng, một chức vụ rất quan trọng những cũng rất khó xử lý - với cấp trên, với cấp dưới. - Ông gặp Trung, bạn học, hai gia đình quen biết. Đã nhân nhượng để cho Trung trốn đơn vị, đào ngũ. Rồi ông ân hận "Tôi khổ sở lắm. Lương tâm tôi cứ quằn quại". Cuối cùng ông không chịu được nỗi khổ tâm này, ông đi tự thú, chấp nhận 6 tháng tù giam cho quân Pháp điều tra... - 5 năm sau, trước khi xuất ngũ đi học đại học, ông được đề bạt tiểu đội phó. - ở Đại học, ông phấn đấu tốt, được giữ lại làm phụ giảng, rồi được phong Giáo sư nhờ những công trình nghiên cứu. - Ông gặp lại Trung tại một Hội thảo khoa học Quốc tế ở Sài Gòn. Trung mang tên khác - Nghĩa là Giáo sư - Tiến sĩ, Trung đọc với giọng truyền cảm, được ngợi ca, được tặng nhiều hoa mà chính ông Lâm không nhận ra. - Họ gặp nhau, tâm sự về quá khứ, về cái đêm Lâm gác, lóng ngóng không nổ súng hiệu và Trung đã thốn thoát, đào ngũ. Ông Lâm tỏ ra rất ân hận. - Em có suy nghĩ gì về lời tâm sự của ông Lâm ở cuối truyện? - Cuối truyện, ông tranh luận với con trai và là lời khẳng định về thế hệ của ông: "Bố trân trọng cái thời bố đã sống bởi cái thời đó đã cho bố cái chân lý làm người tuyệt mỹ: lớp người của bố họ nghĩ rất ít đến bản thân mình, mà nghĩ nhiều đến bạn bè mình, đến cộng đồng mình, đến Tổ quốc mình. Là một con người, có phẩm chất nào đẹp hơn phẩm chất ấy?" Đó là niềm tự hào về quá khứ đẹp đẽ, anh hùng của một thế hệ biết hy sinh cho bạn bè, cho cộng đồng, cho dân tộc. - Em nghĩ gì về quá khứ và cuộc đời nhân vật Trung? 2. Nhân vật Trung (Giáo sư tiến sỹ Nghĩa) - Có một quá khứ không đáng được tự hào như ông Lâm. Trung vào bộ đội, nhát gan, sợ chết, đào ngũ, tìm cuộc sống yên thân, phồn hoa. - Lấy vợ, sinh cơ, lập nghiệp ở Pháp. - Trở về nước nhân Hội thảo quốc tế, ông đọc báo cáo với một cảm xúc lạ, được hoan nghênh - Ông vẫn mặc cảm với quá khứ của mình, quá khứ tội lỗi, đáng hổ thẹn. Ông muốn trở về Tổ quốc để chuộc lại những lỗi lầm của quá khứ nhưng mặc cảm quá lớn. Giàu có thành đạt nhưng giữa xứ người ông càng thấy cô đơn - GV cho HS tìm ra những nội dung để Ghi nhớ trước một đàn chim, một cánh đồng bát ngát... (đó là tình cảm chân thành là tâm sự từ đáy lòng Trung dốc hết với ông bạn già Lâm). - Kết thúc câu chuyện, Giáo sư - Tiến sỹ Trung đã thực hiện được mơ ước của mình là trở về Tổ quốc để làm việc và cống hiến * Ghi nhớ - Càng nhớ về quá khư, Lâm có một quá khứ đáng tự hào. Còn Trung thì hổ thẹn với quá khứ của mình. Tuy nhiên, cả 2 cũng từ quá khư mà phấn đấu và hướng tới tương lai để thanh thản khi trở về già. Giá trị nhân văn của truyện ngắn rất sâu sắc. - Lối kể chuyện hấp dẫn, thể hiện được tâm lý, tính cách, số phận của nhân vật. c. hướng dẫn học ở nhà - Cuộc đời, số phận với quá khứ của hai nhân vật Lâm và Trung. - Nghệ thuật kể chuyện (bố cục, tình tiết, người kể chuyện, ngôn ngữ...) - Chuẩn bị bài tiếp theo (Quả còn) Văn bản quả còn (Hà Thị Cẩm Anh) * Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Qua cách kể chuyện hấp dẫn và miêu tả những diễn biến tâm lý nhân vật các phong tục tập quán lạc hậu và khát vọng tình yêu hạnh phúc. - Thấy được một khía cạnh nữa của truyện ngắn đó là thông điệp về bảo vệ môi trường cho "hành tinh xanh mãi xanh". * Chuẩn bị GV hướng dẫn HS ở nhà đọc truyện, tóm tắt truyện và trả lời một số câu hỏi (TL trang 77). * Tiến trình lên lớp a. ổn định lớp kiểm tra - GV ổn định những nền nếp bình thường . - Kiểm tra + Bài cũ (ba bài thơ của Nguyễn Duy) + Việc chuẩn bị bài của HS. - GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới. b. Tổ chức đọc - hiểu văn bản Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung - GV cho HS đọc phần giới thiệu về tác giả. - GV cho HS tóm tắt truyện. Lớp góp ý, GV bổ sung. i. tìm hiểu chung 1. Tác giả: (TL trang 75, 76) 2.Tóm tắt: Người thợ săn Mường Bi bị lạc được người thợ săn Mường Vang giúp đỡ. Họ cam kết sẽ du gia (thông gia). Người con gái Mường Bi ba tuổi thì bên Mương Vang xin làm lễ ti poi (chạm ngõ). Lên bảy tuổi thì người Mường Vang lại xin làm lễ Pao chầu (ra mắt chú rể). Theo phong tục, chú rể được người ta ném đủ thứ. Vì thế, sau 3 ngày chú rể chết. Chị lên 10 tuổi, người Mường Vang và Mường Bi tổ chức đám cưới cho chị, chị không biết gì cả vì người ta giấu chị. Cho đến khi bố chồng đi săn bị rắn độc cắn chết, chị mới biết toàn bộ sự thật. Chị càng lớn càng xinh đẹp nhưng người ta xa lánh chị. Chị càng cô đơn. Ngày tết, chị làm một quả còn, gặp đoàn bộ đội hành quân vào chiến trường, chị và anh đã hát những câu xường, chị trao quả còn cho anh và hẹn ngày gặp lại. Chị chờ đợi anh cho đến khi chị đã 50 tuổi. Mùa xuân lại về. Chị xuống thang, không đi về phía hội ném còn mà đi vào khu rừng quen thuộc. ở đấy có những đàn bướm trắng, những con gà rừng, những chú khỉ lông vàng đã trở thành thân thiết với chị. Và cũng chính ở dây, chị gặp lại anh bây giờ là cán bộ kiểm lâm, gặp lại quả còn xưa... Hoạt động 2. Tổ chức đọc - hiểu văn bản. - GV nêu câu hỏi cho HS tìm ii. Đọc - hiểu Hình ảnh nhân vật chị (người phụ nữ Mường) 1. Nạn nhân của những tục lệ hiểu hình ảnh người phụ nữ Mường trong truyện ngắn. - Vì lời hứa hẹn của 2 người thợ săn Mường Vang và Mường Bi nên chị mới ba tuổi đã có người đến chạm ngõ. - Khi chị bảy tuổi thì làm lễ ra mắt chú rể. Nhà trai Mường Vang mang nhiều thứ sang nhà Mường Bi, vì nhà Mường Bi đòi thật nhiều, thật đắt, làm cho người Mường Vang "nóng mày, nóng mặt ... muốn đập nát cửa nát nhà bên đó...". Khi chú rể xuất hiện, thì người Mường Bi, theo phong tục của những người giàu ở lũng Si Dồ, họ đã ném sung, vả, chuối xanh và cả những hòn đá... Sau ba ngày chú rể chết. Cả hai nhà đều biết, chỉ chị là không biết gì. - Năm chị mười tuổi, hai nhà tổ chức đám cưới cho chị, họ ăn uống to lắm, nhà trai mang sang nhà gái nhiều thứ đến mức "oằn đòn cây nứa, trĩu đòn cây song". Họ vẫn giấu chị. - Bố chồng chết vì rắn độc cắn. Lúc này chị mới biết toàn bộ sự việc. Người Mường Vang mất người, nghĩ đến việc trả thù. Người Mường Bi bị nhục, mang hận đầy người. Mười năm trời hai nhà đi lại tốn kém mà chị thì phải làm vợ ma, như là "đi ở trả của cho nhà người". - Chị càng lớn càng xinh càng bị ghét và bị xa lánh. Chị chỉ còn biết sống với rừng, với cỏ cây, hoa lá, chim muông... - GV nêu câu hỏi để HS trả lời: Em có nhận xét gì về những tục lệ này? * Những tục lệ lạc hậu đã gây đau khổ cho nhiều gia đình, cho nhiều đôi lứa. Con người bị tước đi quyền được sống, quyền làm người, được tự do... Tác giả có ý phê phán những hủ tục này. - Em suy nghĩ gì về việc chị may quả còn? 2. Niềm khát khao tự do, hạnh phúc - Mùa xuân lại về, nhà chị có đủ thịt, xôi, rượu cần, bánh chưng... Và chị may một quả còn mong gặp một trai Mường tốt bụng đ ý thức về mùa xuân, tuổi trẻ. Vì thế chị lại càng buồn. - Chị gặp anh trong đoàn quân trên đường ra trận. Họ hát xường trao duyên. Chị chỉ kịp trao quả còn cho anh và chờ đợi... - Chị đã năm mươi tuổi, chờ anh gần hết cả cuộc đời. Có lần chị định ăn lá ngón. Nhưng nhớ lời anh dặn "Hết giặc rồi anh sẽ về". Giặc tan lâu rồi mà anh vẫn chưa về với chị. - Em có nhận xét gì về cách miêu tả thế giới thiên nhiên trong đoạn văn này: - Lại một mùa xuân nữa. Chị không ra chỗ ném còn mà chị đi vào khu rừng quen thuộc. ở đó chị là bạn thân thiết của đàn bướm trắng, của những con gà rừng, những chú khỉ lông vàng. (đoạn văn trữ tình, lãng mạn nói lên sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, thân thiện với môi trường. - Và cuối cùng họ gặp lại nhau sau bao ngày anh - chị đều đi tìm nhau. Bây giờ anh đã là một cán bộ lâm nghiệp. Cảnh gặp nhau thật bất ngờ, cảm động. Những giọt nước mắt buồn vui lẫn lộn. Họ đã tìm lại hạnh phúc. Đây là một kết thúc có hậu, phù hợp với mong muốn của con người. ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc. Hoạt động 3. Tổ chức luyện tập Dựa vào câu hỏi trang 77, GV tổ chức cho HS luyện tập iii. luyện tập - Hai bước ngoặt trong cuộc đời người phụ nữ Mường. - Là chuyện về người con gái Mường, nạn nhân của những tục lệ và khát khao giải phóng, khát khao hạnh phúc. - Là thông điệp về bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường (đoạn trích chị với đàn bướm, lũ khỉ...) - Giá trị nhân văn của tác phẩm. - Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình c. hướng dẫn học ở nhà - Nắm nội dung và nghệ thuật tác phẩm. - Tổng hợp ba truyện ngắn hiện đại với các chủ đề. - Chuẩn bị cho tiết kiểm tra (bài 5) Bài 5 kiểm tra chương trình địa phương Một số điểm lưu ý 1. Có thể làm bài kiểm tra tại lớp hoặc giao về nhà tuỳ thuộc vào việc thực hiện chương trình Ngữ văn địa phương của từng trường. 2. Có thể chia ra 2 nội dung (thơ hiện đại, truyện hiện đại Thanh Hoá) trong chương trình lớp 9. 3. Đề bài có sự kết hợp cả hình thức trắc nghiệm và tự luận, kết hợp giữa các phân môn Văn - Tiếng Việt và Tập làm văn trên cơ sở nội dung kiến thức thuộc Ngữ văn địa phương. 4. Các nhóm chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn và các trường quyết định hình thức, nội dung, thời gian kiểm tra kiến thức Ngữ văn địa phương sao cho linh hoạt, phù hợp và hiệu quả.
Tài liệu đính kèm: