Bài 10:
Tiết 46-VB:
ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức.
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí ,đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giầu ý nghĩa biểu tượng.
2.Thái độ.
-Học sinh hiểu và thấy yêu mến, quý trọng hình ảnh anh bộ đội thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
3. Kĩ năng.
- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giầu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
B. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Chuẩn bị bài, tham khảo tài liệu, tranh vẽ minh hoạ bài Đồng chí.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
Ngày dạy: 26 /10/2009 ( 9A2, A3) Bài 10: Tiết 46-VB: Đồng chí Chính Hữu A. Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức. - Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí ,đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. - Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giầu ý nghĩa biểu tượng. 2.Thái độ. -Học sinh hiểu và thấy yêu mến, quý trọng hình ảnh anh bộ đội thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. 3. Kĩ năng. - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giầu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng. B. Chuẩn bị. - Giáo viên: Chuẩn bị bài, tham khảo tài liệu, tranh vẽ minh hoạ bài Đồng chí. - Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. C.Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1.ổn định tổ chức :KTSS 2. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy chứng minh bản chất của Trịnh Hâm qua đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn của Nguyễn Đình Chiểu? Xây dựng nhân vật Trịnh Hâm Nguyễn Đình Chiểu muốn bày tỏ thái độ gì? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp phần lớn thơ ca viết về người lính cách mạng thường chủ yếu khai thác cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh mang dáng dấp tráng sĩ, trượng phu như Tây tiến của Quang Dũng Đèo cả của Hữu Loan. Ngay Chính Hữu vào đầu những năm 1947 đã có bài Ngày về với hình ảnh như Rách tả tơi đôi giày vạn dặm- Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa. Bài thơ Đồng chí cùng với một số bài thơ khác như Cá nước, Phá đường của Tố Hữu, Bài ca vỡ đất của Hoàng Trung Thông đã mở ra một khuynh hướng khác viết về quần chúng kháng chiến, cảm hứng thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường. Để hiểu rõ cảm hứng đó trong bài chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ. HĐ của GV - HS ND cần đạt * ? GV HS ? ? ? ? ? ? ? ? GV ? ? ? ? KG GV ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? * ? ? Hoạt động 2: HD đọc hiểu VB GV yêu cầu học sinh đọc chú thích dấu * SGK/129 Giới thiệu những nét khái quát về tác giả? Tác phẩm? -Từ một người lính trung đoàn Thủ đô trở thành nhà thơ quân đội. -Thơ của ông hầu như chỉ vếit về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt ông luôn viết về tình cảm cao đẹp của người lính, như tình đ/c, đồng đội, quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương. -Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948 sau chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đánh thắng cuộc tấn công quy mô lớn của thực dân Pháp cuối năm 1947 lên khu căn cứ địa Việt Bắc, lúc đó ông là chính trị viên đại đội thuộc trung đoàn thủ đô, đó là kết quả của những trải nghiệm thực và những cảm xúc sâu xa, mạnh mẽ của tác giả với đồng đọi trong chiến dịch Việt Bắc. Ông viết bt tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh đầu năm 1948. GV nêu yêu cầu đọc: Đọc chậm rãi, tình cảm chú ý những câu thơ tự do, vần chân, cách đối xứng, câu thơ đồng chí đọc với giọng lắng sâu, ngẫm nghĩ, phần cuối đọc chậm, câu thơ cuối đọc với giọng ngâm nga. GV đọc, yêu câu học sinh đọc nối tiếp đến hết. Đọc chú thích SGK. Bài thơ thuộc thể thơ nào? Văn bản này đan xen nhiều phương thức biêủ đạt.Đó là những phương thức nào? Phương thức nào là chính? Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai như thế nào? -Cả bài thơ tập chung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội nhưng được cụ thể qua từng phần. Từ mạch cảm xúc trên em hãy cho biết bài thơ chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần? GV yêu cầu học sinh đọc 7 câu thơ đầu. Bẩy câu thơ tập trung nói về điều gì? GV đọc hai câu thơ đầu: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Hai câu thơ mở đầu có kết cấu, ngôn ngữ độc đáo ở điểm gì? - Hai câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau thành một cặp, lời thơ giản dị, dân dã Hình ảnh Nước mặn, đồng chua gợi cho người đọc liên tưởng đến điều gì về quê hương của những người lính? gợi liên tưởng đến những vùng đất cằn cỗi, cày cấy khó khăn Qua hai câu thơ đầu em hãy cho biết quê hương và hoàn cảnh xuất thân của những người lính? Đây chính là nét tương đồng thứ nhất khiến cho những người lính dễ gần gũi nhau, thân thiết với nhau hơn, dù cho họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp trong hàng ngũ cách mạng. GV đọc các câu thơ tiếp theo Những người lính trở thành quen nhau rồi thành đồng chí bởi những lí do nào khác nữa? Em hãy chứng minh? Như vậy theo nhà thơ Chính Hữu tình đồng chí ở những người lính được bắt nguồn từ đâu? Câu thơ thứ 7 chỉ có 2 tiếng được ngắt ra thành một dòng thơ đã biểu đạt ý nghĩa gì? Phân tích cảm xúc của tác giả ở câu thơ này? -Câu thơ hai tiếng vang lên là sự lí giải mà cũng là sự phát hiện của nhà thơ về cội nguồn hình thành nên tình bạn tri kỉ, tình đồng chí, đồng đội giữa những anh bộ đội thời Pháp. GV:Câu thơ hai tiếng vang lên như một sự phát hiện, lời khẳng định như bản lề gắn kết đoạn 1 với đoạn 2. Sáu câu đầu là cội nguồn sự hình thành của tình đồng chí. 10 câu tiếp là biểu hiện cụ thể của tình đồng chí. GV yêu cầu học sinh đọc 10 câu thơ tiếp. GV:Mạch cảm xúc của nhà thơ tiếp tục lí giải về chiều sâu của tình đồng chí, GV đọc các câu thơ Ruộng nương anh gửi.. Giếng nước ... ra lính Những câu thơ trên biểu hiện tình cảm gì của những người lính? Tại sao lại nói “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” mà không nói “người ra lính nhớ giếng nước gốc đa”? HĐN bàn 1’ GV yêu cầu học sinh đọc các câu thơ tiếp đến ...chân không giầy Không chỉ hiểu và thông cảm với nhau tình đồng chí còn được biểu hiện ở khía cạnh nào?Hãy bình giá các chi tiết thể hiện sự gắn bó giữa những người đồng đội Nhận xét đặc điểm cấu trúc giữa các câu thơ và hình ảnh trong đoạn thơ? Câu thơ nào t/h rõ nhất tình cảm của những người lính và sức mạnh của tình Đ/c? Vì sao những người lính vượt qua được những ngay gian nan ấy? Những hình ảnh thơ nào khiến em xúc động nhất về tình đồng chí? GV: dường như những người lính nào cũng trải qua nỗi nhớ, nối khó khăn thiếu thốn, bệnh tật và trong hoàn cảnh đó học gắn bó với nhau và sức mạnh của tình đồng chí đã gắn kết họ khiến họ vượt qua khó khăn, tình đồng chí đã đem đến cho họ niềm lạc quan vui vẻ. GV đọc ba câu thơ cuối. Ba câu thơ cuối như một bức tranh đẹp về tình đồng chí, em nhận thấy trong bức tranh ấy nổi lên những hình ảnh nào?Mối quan hệ giữa những hình ảnh đó? -H/ả rừng hoang sương muối diễn tả sự gian khổ của đời lính. Hình ảnh đầu súng trăng treo diễn tả nhiệm vụ chiến đấu và tâm hồn lãng mạn của người lính. Nó gợi ra sự liên tưởng phong phú thực tại và mơ mộng, chiến sĩ và thi sĩ , gần và xa... Em cảm nhận gì về bức tranh này? Mỗi một hình ảnh trong bức tranh trên đều mang ý nghĩa biểu tượng em hãy chỉ rõ biểu tượng đó? Qua bài thơ này em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp? GV khái quát: - Họ là những người lính xuất thân từ nông dân, họ sẵn sàng bỏ lại những gì thân thiết nhất của cuộc sống ra đi vì nghĩa lớn. -Rời quê nhà ra đi các anh bộ đội vẫn nặng lòng với làng quê thân yêu, họ luôn cảm nhận được tình nhớ thương của quê nhà. -Từ một anh trai cày họ trở thành người lính và trải qua bao gian lao, thiếu thốn tột cùng của đời quân ngũ nhưng họ vẫn sáng đẹp nụ cưopừi lạc quan... -Đẹp nhất ở họ là tình đồng đội, tình đồng chí sâu sắc đằm thắm, họ trở thành tri kỉ, thành đồng chí, vì thế trong gian lao họ vẫn ngời lên tinh thần lạc quan vui vẻ. Kết tinh của tình đ/c và hình ảnh người lính là bức tranh kết bài. Hoạt động 3: HD tổng kết Bài thơ có gì đặc sắc về nghệ thuật? Bài thơ nêu nội dung gì? HS đọc ghi nhớ SGK I. Đọc – hiểu văn bản. 1. giới thiệu tác giả- VB * Tác giả. -Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh 1926, quê ở huyện Can Lộc- Hà Tĩnh. -Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. * Tác phẩm. -Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948 -Bài thơ in trong tập " Đầu súng trăng treo''. 2.Đọc và tìm hiểu chú thích * Đọc. * Tìm hiểu chú thích. II.Tìm hiểu văn bản. 1. Tìm hiểu chung - Thể thơ: Tự do. -PTBĐ: Biểu cảm kết hợp tự sự - miêu tả *Bố cục: 3 phần. +Phần 1: 7 câu thơ đầu Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính. +Phần 2:10 câu thơ tiếp: Biểu hiện của tình đồng chí. + Phần 3: 3 câu thơ cuối:Hình tượng giàu chất thơ về tình đồng chí giữa những người lính. 2. Tìm hiểu chi tiết. a. Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính. như lời ăn tiếng nói hàng ngày. -Quê hương: Nước mặn,đồng chua,đất cày lên sỏi đá =>Những người lính đều xuất thân từ những người nông dân chân lấm tay bùn, ra đi từ những miền quê nghèo đói. -Họ chiến đấu bên nhau cùng chung mục đích lí tưởng đánh giặc cứu nước Súng bên súng...đầu. -Họ cùng chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống đầy gian nan của người lính Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ => Tất cả tạo nên một tình cảm dặc biệt - Tình đồng chí được bắt nguồn từ cùng cảnh ngộ xuất thân, cùng chung mục đích lí tưởng, cùng chia ngọt sẻ bùi. b. Biểu hiện của tình đồng chí. -Họ chia sẻ với nhau nỗi nhớ: nhớ gốc đa, bến nước, sân đình, người thân yêu... => Những người lính hiểu lòng nhau, thông cảm sâu sắc với nhau, họ cùng tâm tư, cùng nỗi nhớ. -Họ cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn, bệnh tật của cuộc đời quân ngũ: sốt run người... áo anh rách vai... -Hình ảnh chân thực từ cuộc sống bình dị, lời thơ mộc mạc dân giã, câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau trong từng cặp hoặc trong từng câu. => Vì tình đồng chí đem lại cho họ tinh thần lạc quan vui vẻ tình thương nhau chân thành sâu sắc, tiếp thêm sức mạnh cho họ cùng vượt qua gian khổ. c.Biểu tượng giàu chất thơ về người lính. “ Đêm nay...Đầu súng trăng treo” -Hình ảnh người lính, khẩu súng, vầng trăng gắn kết hòa quyện tạo nên chất lãng mạn trong cảnh rừng hoang sương muối những người lính đứng chờ giặc tới... - Đây là bức tranh thiên nhiên đẹp và tình người nồng ấm khiến cho người lính quên đi cái lạnh, say mê ngắm vẻ đẹp của rừng đêm dưới ánh trăng, vầng trăng dường như đã trở thành người bạn của chiến sĩ. => Biểu tượng đẹp về tình đồng độ, đồng chí và cuộc đời người chiến sĩ- H/ả anh bộ đội thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. III. Tổng kết. 1 .Nghệ thuật. - Hình ảnh gần gũi chân thực, ngôn ngữ thơ giản dị, cô đọng giàu sức biểu cảm. 2. Nội dung. - Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội trong kháng chiếntạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng. *Hoạt động 4: Củng cố- HDHB- CBB: ? Nêu cảm nhận của em về tình Đ/c? ? Em thích hình ảnh, chi tiết nào nhất trong bài? Hãy phân tích? Yêu cầu:- Về học thuộc bài thơ. - Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ. - Chuẩn bị bài:Đọc kĩ và TLCH SGK Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tìm chi tiết hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc với em.
Tài liệu đính kèm: