Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 12 - Tiết 58: Ánh Trăng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 12 - Tiết 58: Ánh Trăng

Bài 12

Tiết 58: ÁNH TRĂNG

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

 - Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vừng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.

 - Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục , giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ trữ tình.

II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN

1. Phương pháp: Gợi tìm, Quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.

2. Phương tiện:

 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học

 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ .Phân tích hình ảnh người mẹ Tà ôi?

3. Bài mới: GV giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Duy, thời điểm sáng tác bài thơ.Nhấn mạnh đây là bài thơ thể hiện sự suy ngẫm của riêng ND thể hiện một thời cảnh tỉnh, lời nhắc nhỡ đối với mọi người.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 12 - Tiết 58: Ánh Trăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9
Ngày soạn :
Ngày dạy: 
Tuần 12
Bài 12
Tiết 58: ÁNH TRĂNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
 - Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vừng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
 - Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục , giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ trữ tình.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Gợi tìm, Quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học
 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ .Phân tích hình ảnh người mẹ Tà ôi?
3. Bài mới: GV giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Duy, thời điểm sáng tác bài thơ.Nhấn mạnh đây là bài thơ thể hiện sự suy ngẫm của riêng ND thể hiện một thời cảnh tỉnh, lời nhắc nhỡ đối với mọi người.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Giới thiệu chung :
* GV yêu cầu HS đọc chú thích (*) SGK/ 
- Gọi 1 HS tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm. GV Giới thiệu thêm.
II.Đọc - tìm hiểu văn bản :
1. Đọc VB – chú thích : GV hướng dẫn HS đọc VB nhịp trôi chảy đoạn 4 cao đột ngột, đoạn 5,6 thiết tha trầm lắng
- Giải thích một số từ khó.
2. Thể loại : Em hãy xác định thể loại của VB ?
3. Bố cục : Dựa vào nội dung xác định bố cục của VB ?
4. Phân tích 
a.Vầng trăng tình nghĩa : (HS đọc đoạn 1)
H: Đoạn văn được trình bày theo phương thức nào?
Học sinh thảo luận
H: Nội dung của đoạn thơ qua những hình ảnh đó ? Hiểu hính ảnh trăng như thế nào?
H: Cảm nhận tình cảm trăng à con người quan hệ như thế nào ?
- GV bình ý này
b.Trăng hoá thành người dưng 
 HS đọc đoạn 2
H: Tác giả lí giải vì sao trăng thành người dưng ?
H: Em thấy lí do đó có gần gũi với thực tế không ? có phải chuyện của tác giả không ?
Học sinh phát biểu
c.Trăng nhắc nhở tình nghĩa 
 HS đọc đoạn 3
H: Những từ ngữ nào cho thấy trăng xuất hiện đột ngột ? Cảm xúc của nhân vật trữ tình trước hình ảnh trăng như thế nào ?
H: Hãy hình dung tâm trạng diễn xuôi ý thơ. Hình ảnh trăng im phăng phắc gợi suy nghĩ gì ? (GV bình)
III. Tổng kết : Qua việc tìm hiểu văn bản trên em hãy nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của văn bản ? 
HS đọc phần Ghi nhớ SGK
I. Giới thiệu chung : SGK/ 
II. Đọc - tìm hiểu văn bản :
1. Đọc VB – chú thích : 
2. Thể loại : Thơ 5 chữ.
3. Bố cục : 3 phần
4. Phân tích
a. Vầng trăng tình nghĩa :
- Hồi nhỏ(tuổi thơ).
- Hồi chiến tranh(người lính).
à Trăng thành tri kỉ.
=> Cuộc sống hồn nhiên, con người với thiên nhiên hoà hợp làm một trong sáng và đẹp đẽ lạ thường.
- Trăng hình ảnh thiên nhiên trong trẻo tươi mát à con người gần gũi với tăng => con ngừơi đẹp đẽ trong sáng cao thượng => Hình ảnh đất nước bình dị hiền hậu.
b. Trăng hoá thành người dưng :
- Lí giải bằng lí do thực tế.
Anh trăng điện gương à Cuộc sống hiện đại vây bủa con người không có điều kiện mở rộng hồn mình với thiên nhiên gần gũi với thiên nhiên => trăng trở thành người dưng.
- Trăng lướt nhanh như cuộc sống hiện đại gấp gáp hối hả không có điều kiện để con người nhớ về quá khứ.
c. Trăng nhắc nhở tình nghĩa :
- Trăng xuất hiện đột ngột à gợi tả niềm vui sướng ngỡ ngàng => cảm xúc rưng rưng. Đó là sự thiết tha yêu mến xúc động trước quá khứ lại hiện hình mà nhân chứng gợi nhớ => kỉ niệm với những năm tháng gian lao, đất nước bình dị hiền hậu “Như là”
- Hình ảnh “Trăng cứ tròn vành vạnh” biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình mà còn là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng trăng cuộc sống và biểu tượng chiều sâu tư tưởng tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ.
- Ánh trăng im phăng phắc à nhắc nhở nhà thơ không được quên quá khứ.
III. Tổng kết : Ghi nhớ SGK/ .
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn về nhà : 
 - Học thuộc bài thơ, phân tích 2 câu thơ cuối.
 - Đọc, tìm hiểu và soạn bài mới “ Tổng kết về từ vựng”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docanhtrang.doc