Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 15: Kiểm tra phần Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 15: Kiểm tra phần Tiếng Việt

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Giúp HS :

- Hệ thống hoá các kiến thức về Tiếng Việt đã học trong học kì I.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn bản và trong giao tiếp xã hội.

- Bồi dưỡng thái độ, ý thức nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.

II. CHUẨN BỊ :

 1. Học sinh :

- On lại nội dung kiến thức các bài tiếng Việt đã học ở lớp 9 - học kì I.

- Chuẩn bị các phương tiện để thực hiện tiết kiểm tra Tiếng Việt.

 2. Giáo viên : Đề – đáp án – biểu điểm

C. TIẾN TRÌNH TIẾT KIỂM TRA :

 1. Ổn định tình hình lớp .

 2. Phát đề, , theo dõi tiết kiểm tra.

 3. Thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.

 4. Dặn dò : On tập các văn bản thơ và truyện hiện đại đã học ở học kì I để chuẩn bị thực hiện tiết Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 15: Kiểm tra phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Tuần / tiết : 15 / 74
Bài 15 :	KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Giúp HS :
Hệ thống hoá các kiến thức về Tiếng Việt đã học trong học kì I.
Rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn bản và trong giao tiếp xã hội.
Bồi dưỡng thái độ, ý thức nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ :
 1. Học sinh :
- Oân lại nội dung kiến thức các bài tiếng Việt đã học ở lớp 9 - học kì I.
- Chuẩn bị các phương tiện để thực hiện tiết kiểm tra Tiếng Việt.
 2. Giáo viên : Đề – đáp án – biểu điểm
C. TIẾN TRÌNH TIẾT KIỂM TRA :
	1. Ổn định tình hình lớp .
	2. Phát đề, , theo dõi tiết kiểm tra.
	3. Thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.
	4. Dặn dò :	Oân tập các văn bản thơ và truyện hiện đại đã học ở học kì I để chuẩn bị thực hiện tiết Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại.
D. THỐNG KÊ KẾT QUẢ, NHẬN XÉT ĐỀ BÀI :
 * Kết quả bài viết của HS :
Lớp
SL
0 -> 2
3 – 4
5 – 6
7 - 8
9 - 10
Ghi chú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A1
9A2
9A3
 * Nhận xét đề : 
ĐỀ KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT
Thời gian : 45 phút
Trường THCS Ân Nghĩa
Họ và tên :
Lớp 9A
Điểm
Lời phê của giáo viên
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm, mỗi câu tra lời đúng đạt 0,5 điểm ) : Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu những câu trả lời đúng nhất .
(1) Các phương châm hội thoại :
A.	Phương châm về lượng : Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung ; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa . Phương châm về chất : Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực .
B.	Phương châm cách thức : Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch ; tránh cách nói mơ hồ. Phương châm quan hệ : Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Phương châm lịch sự : Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
C. 	Tất cả đầu sai.
D.	Tất cả đều đúng.
(2) Cách dẫn gián tiếp là :
A.	 Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật ; lời dẫn gián tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
B.	Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp ; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
C.	B đúng A sai.
D.	Cả A, B đều sai.
(3) Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ ; thuật ngữ không có tính biểu cảm.
A.	Đúng	B.	Sai
(4) Trong hai câu sau, câu nào từ hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ :
A.	Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển,  là một hỗn hợp.
B. 	Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.
(5) Các cách chủ yếu để làm tăng vốn từ :
A.	Tạo từ ngữ mới .
B.	Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
C.	Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
D.	Tất cả đều đúng.
(6) Các phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ ngữ : 
A.	Phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
B.	Phương thức so sánh và phương thức nhân hoá.
C. 	Phương thức chơi chữ và phương thức nói quá.
D.	Phương thức nói giảm nói tránh.
 II. TỰ LUẬN (7 điểm) :
Câu 1 (2 đ ) : Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn trích sau :
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như đông với tây một dãi rừng liền
( Phạm Tiến Duật – Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây )
Câu 2 (5 đ) : Viết một đoạn văn ngắn (nội dung tự chọn, tối đa 10 câu) có sử dụng phép điệp ngữ và nhân hoá. Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn đó.
Bài làm 
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ; mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm ) :
1 – D	; 	2 – C	 ; 	3 – A	; 	4 – A ; 	5 – D ; 	6 – A
II. Tự luận : ( 7 điểm ) :
Câu 1 ( 2 đ ) : Phép tu từ so sánh : hai phía của dãy Trường Sơn cũng như hai con người ( anh và em ), hai miền đất ( Nam và Bắc ), hai hướng ( đông và tây ) của một dãi rừng, luôn gắn bó keo sơn, không gì có thể chia cắt được.
Câu 2 ( 5 đ ) :
 - Hình thức : một đoạn văn, tối đa không quá 10 câu = 0,5 điểm.
 - Nội dung : nội dung đảm bảo = 0,5 điểm.
 - Đoạn văn có sử dụng phép điệp ngữ = 1 điểm, phân tích đúng tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn văn đó = 1 điểm.
 - Đoạn văn có sử dụng phép nhân hoá = 1 điểm, phân tích đúng tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn đó = 1 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • doc15 - KT TIENG VIET.doc