Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 17: Những đứa trẻ (Mác - Xim Go ki)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 17: Những đứa trẻ (Mác - Xim Go ki)

Bài 17. Những đứa trẻ

( Mác - Xim Go ki )

Tiết 84 : Đọc- hiểu văn bản

A. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

Giúp học sinh:

- Rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của Go ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng cảm thụ những văn bản tự sự .

3. Thái độ.

- Học tập cách viết văn tự sự ngôi kể số một.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

* Giáo viên: Soạn giáo án - Tham khảo tài liệu.

* Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 2’)

GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

* Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới. ( 1’)

Tuổi thơ luôn gắn liền với tình bạn, với những kỉ niệm thời thơ ấu. Tình bạn của cậu bé A-li-ô-sa có gì đặc biệt tiết học hôm nay thầy cùng các em đi tìm hiểu.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 17: Những đứa trẻ (Mác - Xim Go ki)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22 / 12 /2007 
Ngày dạy: 24 / 12 /2007 
Bài 17. Những đứa trẻ
( Mác - Xim Go ki )
Tiết 84 : Đọc- hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của Go ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng cảm thụ những văn bản tự sự .
3. Thái độ.
- Học tập cách viết văn tự sự ngôi kể số một.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
* Giáo viên: Soạn giáo án - Tham khảo tài liệu.
* Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 2’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới. ( 1’)
Tuổi thơ luôn gắn liền với tình bạn, với những kỉ niệm thời thơ ấu. Tình bạn của cậu bé A-li-ô-sa có gì đặc biệt tiết học hôm nay thầy cùng các em đi tìm hiểu.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 38’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của h/s
Nội dung cần đạt
GV: Gọi học sinh đọc chú thích SGK/232.
? Căn cứ vào chú thích SGK hãy nêu một vài nét cơ bản về tác giả và tác phẩm?
? Văn bản được trích từ tác phẩm nào?
GV nêu yêu cầu đọc
Chú ý các đoạn đối thoại lựa chọn giọng đọc cho phù hợp.
GV đọc mẫu
GV gọi học sinh đọc.
? Hãy kể tóm tắt đoạn truyện trên?
GV gọi học sinh tìm hiểu một số từ khó SGK
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Đặc điểm, tác dụng của ngôi kể này?
? Truyện xoay quanh những sự việc gì?
? Truyện được kể theo trình tự nào?
? Từ trình tự ấy em hãy nêu bố cục của đoạn trích? 
GV: Gọi học sinh đọc từ đầu...ấn em nó cúi xuống.
? A-li-ô-sa có hoàn cảnh như thế nào?
? Tìm ra điểm giống và khác nhau trong hoàn cảnh xuất hiện của chúng?
? Vì sao những đứa trẻ con ông đại tá lại chơi thân với A-li-ô-sa, bất chấp sự cấm đoán của bố?
? Điều này cho thấy tình bạn của bọn trẻ như thế nào?
? Có gì đặc biệt trong cách bọn trẻ đến với nhau?
? Hành động A-li-ô-sa trèo cây tìm bạn và cả bọn trèo lên cái xe trượt tuyết cũ ngắm nghía nhau cho thấy tình cảm bọn trẻ giành cho nhau như thế nào?
 Theo dõi đoạn đối thoại của bọn trẻ cho biết vì sao lời đầu tiên A-li-ô-sa nói với bạn là: '' Các cậu có bị ăn đòn không''?
? Vì sao cậu ta lại '' Khó mà tin được rằng...tức thay cho chúng ''?
? A-li-ô-sa đã trèo cây bắt chim vì nó hót hay nhưng cũng nhanh chóng từ bỏ ý định này khi một bạn nhỏ nhất phản đối, cậu ta sẵn sàng bắt một con chim bạch yến theo ý muốn của bạn. Từ đó em nghĩ gì về tình bạn của A-li-ô-sa?
? Hình ảnh bọn trẻ con ông đại tá '' Ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con '' khi nói đến gì ghẻ gợi cho em cảm nghĩ gì?
? Vì sao khi đó A-li-ô-sa lại kể chuyện cổ tích về người chết sẽ sống lại?
? Nếu em là bọn trẻ, lúc này em sẽ làm gì cho chúng?
? Khi nghe cổ tích bọn trẻ có những biểu hiện gì?
? Qua những biểu hiện đó gợi cho em cảm nghĩ gì?
? Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả trong đoạn truyện này?
? Hình ảnh những đứa trẻ hiện lên như thế nào? Tình bạn của chúng ra sao?
? Nhân vật A-li-ô-sa hiện lên như thế nào trong tình bạn của cậu?
 GV: Đó cũng là một trong nhiều ấn tượng sâu sắc của Gô rơ ki khi nhớ lại tuổi thơ đầy cay đắng nhưng đôi khi cũng có những khoảng khắc ngọt ngào của mình. Từ tình bạn tự nhiên, hồn nhiên A-li-ô-sa đã có những cảm nhận như thế nào về những đứa trẻ và tình bạn của chúng ra sao tiết sau cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu tiếp.
- Đọc
- Khái quát
- Độc lập
- Nghe
- Nghe
- Đọc nối tiếp
- Kể
- Độc lập
- Phát hiện. phân tích
- Phát hiện
- Độc lập
- Nêu
- Đọc
- Phát hiện
- Phát hiện
- Lí giải
- Bộc lộ
- Độc lập
- Bộc lộ
- Theo dõi
- Giải thích
- Bộc lộ
- Thảo luận nhóm 
- Lí giải
- Độc lập
- Độc lập
- Bộc lộ
- Nhận xét
- Khái quát
- Giải thích
I.Đọc - Tiếp xúc văn bản.
1. Tác giả, tác phẩm.
- Nhà văn Nga nổi tiếng.
- Cuộc đời gặp nhiều gian truân, có tuổi thơ cay đắng, thiếu tình thương.
- Vừa lao động vừa sáng tác.
- Tác phẩm trích trong '' Thời thơ ấu '' cuốn đầu trong bộ ba tiểu thuyết tự truyện.
2. Đọc - kể tóm tắt.
* Kể
Sau gần một tuần không thấy ba anh em con nhà đại tá. Sau đó ba anh em con nhà đại tá ốp-xi-an-ni-cốp lại chơi với A-li-ô-sa. Chúng trò chuyệnvề bắt chim, về dì ghẻ...A-li-ô-sa kể cho lũ trẻ nghe những truyện cổ tích mà bà ngoại đã kể cho chú. Viên đại tá già cấm các con chơi với A-li-ô-sa, đuổi em ra khỏi sân nhà lão. Nhưng A-li-ô-sa vẫn tiếp tục chơi với mấy đứa trẻ ấy. Cả bọn cảm thấy rất vui thích.
3. Từ khó.
4.Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất đặt vào chú bé A-li-ô-sa.
Với ngôi kể này có tác dụng bộc lộ suy nghĩ cảm xúc của nhân vật. Đặc điểm của tiểu thuyết tự thuật.
- Truyện xoay quanh tình bạn của những đứa trẻ.
- Truyện được kể theo trình tự thời gian
Bố cục 3 phần
- Từ đầu...ấn em nó cúi xuống: Tình bạn tuổi ấu thơ.
- Tiếp...cấm không được đến nhà tao: Tình bạn bị cấm đoán.
- Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp tục.
III. Đọc - tìm hiểu văn bản
1.Những đứa trẻ gặp nhau.
- A-li-ô-sa: Mất bố, ở với bà ngoại ( người lao động bình thường ).
- Ba đứa trẻ con đại tá: Mẹ mất, sống với bố và gì ghẻ ( quí tộc ).
- Vì chúng đều thiếu tình thương của mẹ, là hàng xóm của nhau, từng cứu nhau thoát nạn.
- Gắn bó.
- Sau gần một tuần không được gặp nhau.
- Đứa ở trên cây, đứa ở dưới sân.
- Phát hiện ra nhau cả bọn chui vào một chiếc xe trượt tuyết cũ dưới mái hiên nhà kho.
- Chúng luôn hướng về nhau 
( Cho dù bị người lớn cấm đoán )
* Đoàn kết, quan tâm đến nhau.
- Bọn bạn bên đó đã để em ngã xuống giếng khó mà tránh được đòn. Bản thân cậu ta thường bị ăn đòn.
- Vì những đứa trẻ này mất mẹ nhưng còn bố chúng lại hiền lành và yếu ớt. A-li-ô-sa muốn bênh vực bạn nhưng bất lực.
- Biết sống cho bạn, hết lòng yêu quí bạn.
- Những đứa trẻ mồ côi mẹ, cô độc, yếu ớt, đáng thương, chúng rất cần người lớn chở che, đùm bọc.
- Muốn an ủi người bạn mồ côi.
- Muốn nhen lên hi vọng nơi chúng.
- Thằng bé nhất mím chặt môi...ấn nó cúi xuống.
- Truyện cổ tích kì diệu, gợi dạy cho bọn trẻ lòng tin về cuộc sống tốt đẹp ở đời-->những đứa trẻ thật đáng yêu và thật đáng thương...
* Ngôn ngữ đối thoại, kết hợp nhuần nhuyễn chuyện đời thường với cổ tích.
- Sinh động, chân thực.
* Gắn bó sâu sắc từ những mất mát và hi vọng.
- Yêu quí, đồng cảm, chia sẻ mọi buồn vui của bạn.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học bàI ở nhà. ( 4’)
- Nội dung đoạn trích '' Những đứa trẻ '' là gì?
- Chuẩn bị nội dung tiết 2
- Tiết sau: Trả bài.
Ngày soạn: 23 / 12 /2007 
Ngày dạy: 15 / 12 /2007 
Bài 17. Những đứa trẻ
( Mác - Xim Go ki )
Tiết 85: Đọc- hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của Go ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng cảm thụ những văn bản tự sự .
3. Thái độ.
- Học tập cách viết văn tự sự ngôi kể số một.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
* Giáo viên: Soạn giáo án - Tham khảo tài liệu.
* Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 2’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới. ( 1’)
Tuổi thơ luôn gắn liền với tình bạn, với những kỉ niệm thời thơ ấu. Tình bạn của cậu bé A-li-ô-sa có gì đặc biệt tiết học hôm nay thầy cùng các em đi tìm hiểu.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 38’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của h/s
Nội dung cần đạt
GV khái quát nội dung tiết 1.
GV: Gọi học sinh đọc 
'' Trời bắt đầu tối...nhà tao ''
( Chú ý đoạn '' Trời bắt đầu tối...xù lông )
? Hình ảnh một ông già với bộ ria trắng, mình vận chiếc áo dài...bỗng xuất hiện trong khung cảnh những đám mây treo lơ lửng tên các mái nhà gợi liên tưởng đến loại nhân vật đặc biệt nào trong cổ tích?
? ốp-xi-an-ni-cốp đã quát mắng bọn trẻ như thế nào?
? Em có nhận xét gì về con người này từ cách ông ta quát bọn trẻ?
? Hành động nhanh chóng đẩy ra khỏi cổng một đứa trẻ là bạn đã từng cứu sống con mình cho thấy ông là người như thế nào?
? Quan sát phần 2 của văn bản ta thấy có mấy hình ảnh ông già xuất hiện?
? Sự tương phản giữa hình ảnh ông già cổ tích với một ông già đời thường trong các lời nói và hành động, Sự tương phản này có ý nghĩa gì?
? Khi người cha xuất hiện bọn trẻ có hành động gì?
? Từ những chi tiết trên, em hiểu gì về bọn trẻ?
? Ông già đã khiến A-li-ô-sa sợ đến phát khóc? Theo em vì sao A-li-ô-sa lại sợ đến như vậy?
? Sự việc này gợi cho em cảm xúc gì?
? Nếu em cũng là bạn của bọn trẻ trong lúc này,em sẽ làm gì cho bạn?
GV: Khái quát, chuyển ý.
GV: Gọi học sinh đọc '' Tôi vẫn tiếp tục...hết ''. Nội dung?
? Bọn trẻ tiếp tục chơi diễn ra như thế nào?
? Nhận xét gì về cuộc chơi của bọn trẻ?
? Bọn trẻ đã kể cho A-li-ô -sa những gì?
? Từ những chi tiết trên em có suy nghĩ gì về cuộc sống của bọn trẻ?
? Khi tiếp tục kể chuyện cổ tích cho những người đang thiếu mẹ, A-li-ô-sa đã thể hiện một tình bạn như thế nào?
? Nhận xét phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn?
? Qua chi tiết trên em hiểu gì về cuộc sống và tình bạn của bọn trẻ?
? Chuyện đời thường và chuyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong bài văn này?
? Vì sao trong câu chuyện A-li-ô-sa ( nhà văn ) không nhắc đến tên của bọn trẻ nhà đại tá?
? Qua văn bản '' Những đứa trẻ '' em cảm nhận được gì về vẻ đẹp và sức mạnh của tình bạn?
? Nét thành công về nghệ thuật được thể hiện trong văn bản là gì?
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
-Đọc
- Phát hiện
- Phát hiện
- Lí giải
- Bộc lộ
- Độc lập
- Bộc lộ
-Phát hiện
-Nhận xét
- Bộc lộ
-Nhận xét
- Thảo luận nhóm 
-Phát hiện
-Nhận xét
-Phát hiện
- Nhận xét
- Khái quát
-Nhận xét
-Khái quát
-Lí giải
-Nhận xét
-Khái quát
-Đọc ghi nhớ
I.Đọc - Tiếp xúc văn bản.
II. Đọc - tìm hiểu văn bản
1.Những đứa trẻ gặp nhau
2.Những đứa trẻ bị cấm đoán.
- Nhân vật thần tiên hiện lên cứu giúp người nghèo khổ, bất hạnh.
- Đứa nào đây? Đứa nào gọi nó sang? Cấm không được đến nhà tao.
- Hách dịch, thô lỗ.
- Lạnh lùng, tàn nhẫn.
- Ông già cổ tích.
- Ông già đời thường.
- Làm nổi bật tính cách thô lỗ, lạnh lùng, tàn nhẫn của nhân vật người cha.
- Lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà như những con ngỗng ngoan ngoãn.
*Ngoan ngoãn nhưng thật đáng thương.
- Ghét kẻ thô bạo, thương người yếu đuối, đơn độc...
3.Những đứa trẻ lại gặp nhau.
- '' Nấp sau bụi cây đó..chúng tôi''.
- Đoàn kết, có tổ chức nhưng đó là cuộc chơi không bình thường: Không đáng bí mật mà phải bí mật...
- Kể về cuộc sống buồn tẻ...nói về bố và dì ghẻ.
- Cuộc sống âm thầm, cô độc, thiếu vắng niềm vui, tình thương của người ruột thịt.
- Đồng cảm, chia sẻ và nâng đỡ.
* Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
* Cuộc sống bất hạnh, tình bạn trong sáng, cao cả.
- Chi tiết bọn trẻ nhắc đến gì ghẻ, A-li-ô-sa liên tưởng đến nhân vật mụ gì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích-->trí tưởng tượng phong phú và sự lo lắng thương các bạn.
- Chi tiết người '' mẹ thật '' A-li-ô-sa lạc ngay vào thế giới cổ tích, động viên các bạn và nỗi thất vọng của trẻ thơ.
-->Khao khát tình yêu thương của mẹ.
- Hình ảnh người bà nhân hậu: Kể chuyện cổ tích cho cháu nghe '' Có lẽ tình cảm những người bà đều tốt ''.
- Câu chuyện thêm khái quát đậm đà màu sắc cổ tích.
III.Tổng kết.
1.Nội dung.
2.Nghệ thuật.
* Ghi nhớ: SGK/234.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà. ( 4’)
- Vì sao nhà văn không đặt tên cho những đứa trẻ? 
- Nội dung đoạn trích '' Những đứa trẻ '' là gì?
- Về học thuộc ghi nhớ.
- Tiết sau: Trả bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 79 - on tap tap lam van.doc