Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại, điện tín

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại, điện tín

I.Mục tiêu kiến thức

 1. Kiến thức

-Hiểu và nắm rõ nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toan và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta.

 2. Kĩ năng

-Học sinh có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền được đảm bảo antoanf và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

 3. Thái độ

 -Phân biệt được đâu là những hành vi vi phạm pháp luật và đâu là những hành vi thực hiện tốt quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.

-Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật,xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.

 

docx 10 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại, điện tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn : 4/4/2013
	Người dạy: Lê Thị Hà
	Bài 18: 
	QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN 
	VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
I.Mục tiêu kiến thức 
 1. Kiến thức 
-Hiểu và nắm rõ nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toan và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta. 
 2. Kĩ năng 
-Học sinh có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền được đảm bảo antoanf và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 
 3. Thái độ 
 -Phân biệt được đâu là những hành vi vi phạm pháp luật và đâu là những hành vi thực hiện tốt quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín. 
-Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật,xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.
II.Chuẩn bị
Giáo viên 
-Soạn giáo án, SGK+ SGV 
-Điều 73-Hiến pháp 1992 
-Bộ luật hình sự của Nhà nước XHCN Việt Nam năm 1999( Điều 125) 
-Bộ luật tố tụng Hình sự năm 1988( Điều 115-119) 
-Giấy khổ to,bút dạ 
-Các tình huống về quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
2. Học sinh 
-Đọc tình huống và chuẩn bị bài ở nhà. 
III.Tiến trình dạy 
1.Ôn định lớp 
Cô xin giới thiệu với cả lớp đến dự giờ với lớp chúng ta ngày hôm nay có cô giáoĐề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng. 
2.Kiểm tra bài cũ 
Hãy lựa chọn đáp án đúng : Hành vi nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? 
Tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được sự đồng ý của họ.
Bấm chuông trước khi vào nhà 
Tự y vào nhà người khác khi chủ vắng nhà. 
Không được tự ý vào chỗ ở của người khác.
Tiến hành khám xét chỗ ở của người khác không đúng quy định của pháp luật. 
3.Giới thiệu bài mới 
Trong cuộc sống hăng ngày các em có thường mượn diện thoại của bố mẹ để chơi trò chơi không nhi? Giả xử khi em đang chơi mà có cuộc gọi đến hay tin nhắn thì em sẽ làm gì? Em sẽ nghe điện thoại hay nhận tin nhắn thay cho bố mẹ mình, và làm như vậy liệu có vi phạm pháp luật không? Để trả lời được câu hỏi đó thì cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay. 
Hoạt động của GV- HS
Nội Dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
(?) GV goi 1 học sinh đọc tình huống 
HS: Đọc 
(?) Em hãy cho biết Phượng có thể đọc thư của Hiền khi chưa được sự đồng ý của Hiền không? Vì sao? 
HS: Suy nghĩ => Trả lời 
(?) Em có đồng ý với ý kiến của Phượng là “đọc xong sẽ dán lại rồi đưa cho Hiền” hay không? Vì sao?
HS: Suy nghĩ => Trả lời
(?) GV chia lớp làm 4 nhóm cùng thảo luận câu hỏi :
-Nếu em là Loan trong tình huống trên em sẽ làm gì? 
HS: Suy nghĩ trong 2 phú, đại diện 1 nhóm nêu y kiến. 
(?) GV gọi đại diện của một nhóm đóng lại tình huống trên với cách giải quyết tình huống của nhom vưa rồi. 
HS: Cử đại diện trong nhóm lên đóng vai. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. 
(!) Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu tình huống truyện, nếu như bạn Phượng cố tình mở là thư của Hiền thì Phượng đã vi phạm pháp luật và cụ thể là đã vi phạm Điều 73- Hiến pháp 1992 
(?) GV sử dụng bảng phụ yêu cầu HS đọc to nội dung điều 73-Hiến pháp 1992 
HS: Đọc 
(!) Trở lại với tình huống đầu bài: Như vậy khi có tin nhắn hay cuộc gọi đến của bố, mẹ thì các em không nên nghe hay nhận tin nhắn mà nên đưa điện thoại cho bố, mẹ mình.
(?) GV tiến hành thảo luận nhóm trong 3 phút( Sử dụng phiếu học tập cho các nhóm)
-Nhóm 1- tổ 1: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là gì? 
HS: Suy nghĩ=> Trả lời 
-Nhóm 2- tổ 2: Theo em nhưng hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 
HS :Suy nghĩ => Trả lời 
-Nhóm 3-tổ 3: Giải quyết tình huống: Nếu thấy bạn mình nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì? 
HS: Suy nghĩ => Trả lời 
-Nhóm 4- tổ 4: Theo em người vi phạm an toàn thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?
HS: Suy nghĩ =>Trả lời
(!) GV cung cấp cho HS Điều 125 bộ luật hình sự: Tội xâm phạm bí mật an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. 
HS: Đọc 
(GV sử dụng bảng phụ) 
(?) Theo em các cơ quan chức năng va những người có thẩm quyền được phép khám xét, kiểm tra thư tín, điện thoại, điện tín trong những trường hợp nào? 
HS: Suy nghĩ => Trả lời
(?) Vậy trong trường hợp nào thì các cơ quan chức năng được phép thu giữ thư tín, điện tín bưu phẩm, bưu kiện của người khác.
HS: Suy nghĩ=> Trả lời
(!) Trên đay là toàn bộ nội dung phần trọng tâm kiến thức trong tiết học ngày hôm nay. Để khắc sâu thêm kiến thức các em sẽ giải quyết cho cô tình huống sau: 
 Tình Huống: 
Linh đang giúp mẹ trong nhà bỗng nghe có tiếng bác đưa thư goi:
-Nhà số 58 có thư nhe! 
Cầm phong thư trên tay Linh ngạc nhiên gọi mẹ: 
-Mẹ ơi nhà mình có ai tên là Tuấn không ạ?
Mẹ Linh nói: 
-Nhà chỉ có 3 người làm gì có ai tên Tuấn nữa. Chắc người ta nhầm con à ! 
( ?) Nếu em là Linh trong tình huống trên em sẽ làm gì ? 
HS : Thảo luận theo đơn vị bàn trong 3 phút.
GV: Sử dụng bảng phụ viết tình huống.
(!) Cả lớp có muốn chơi trò chơi đóng vai không nhi? Cô sẽ đưa ra 2 tình huống các em sẽ suy nghĩ nhanh trong 3 phút đẻ xây dựng kịch bản và đại diện các nhóm sẽ nên đóng vai xử lí tình huống.
-TÌNH HUỐNG 1: 
Buổi sáng đầu tuần, A và B cùng nhau đi vào lớp.Từ trong cặp của A rơi ra một bức thư,C đi sau nhặt được bức thư. Nếu là C trong tình huống trên em sẽ làm gì? 
TÌNH HUỐNG 2: 
A và B đang ngồi chơi trong nhà. Bỗng ngoài cổng có người gọi hóa ra đó là người của bưu điện dến và đưa cho A một lá thư ghi người nhận là mẹ A. 
Nếu em là A trong tình huống đó em sẽ xử li như thế nào? 
HS: Đóng vai đẻ giải quyết tình huống.
BÀI TẬP NHANH: 
(?) Em hay trả lời Đúng hoặc Sai 
Minh đọc trộm thư của Hà 
Mai nghe điện thoại của Đông.
Nhặt được thư của bạn trong lớp đem trả lại.
Phê bình A bóc thư của người khác.
Tự ý thu điện thoại của người khác.
Đọc thư của bạn rồi nói cho các bạn khác biết.
(!) Học xong nội dung bài ngày hôm nay em sẽ thể hiện khả năng sáng tạo của mình bằng 1 sơ đồ tư duy với nội dung: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện tín.
-GV chuẩn bị giấy A4 cho HS. 
I.Đặt vấn đề 
1. Tình huống 
-Phượng không thể đọc thư của Hiền vì đó không phải là thư gửi cho Phượng. Dù Phượng và Hiền là bạn thân thì Phượng cũng không có quyền đọc thư của Hiền.
2.Nhận xét
-Không.Vì làm như vậy là lừa dối bạn => Vi phạm pháp luật 
-Giải thích để Phượng hiểu không được đọc thư của Hiền khi chưa được sự đồng ý. 
-Nếu cố tình mở thư thì sẽ gọi Hiền đến hoặc nhờ thầy cô giáo can thiệp.
-HS lên đóng vai giải quyết tình huống.
II.Nội dung bài học
a)Khái niệm
-Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín,điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta.
-Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.
.Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật. 
b.Nội dung
-Quyền :+ Không được chiếm đoạt, tự ý mở thư tín, điện tín của người khác.
 +Không được nghe trộm điện thoại của người khác.
c.Những hành vi vi phạm 
-Đọc trộm thư của bạn 
-Tự ý thu giữ thư tín, điện tín của người khác.
-Đọc thư của bạn rồi nói với các bạn khác biết.
d.Trách nhiệm 
-Nhắc nhở bạn không nên làm như vậy. 
-Phân tích cho bạn hiểu làm như vậy là vi phạm pháp luật. 
-Nếu bạn không nghe có thể nhờ đến thầy cô giáo hoặc gia đình phân tích để bạn hiểu.
=> -Tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín,điện tín của người khác.
-Phê phán các hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư ín, điện thoại , điện tín
-Phạt cảnh cáo
-Phạt tiền từ 1 triệu đến 5 triệu đồng.
-Phạt cải tạo không giam dữ đến 1 năm. 
1-Nội dung điều 125- SGK
2-Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 1 năm đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
a.Có tổ chức.
b.Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
c.Phạm tội nhiều lần.
d.Gây hậu quả nghiêm trọng. 
e.Tái phạm. 
3-Người phạm tội có thể bị phạt từ 2 triệu đến 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm các chức vụ từ 1 đến 5 năm.
-Điều 115- bộ luật tố tụng Hình sự 1988:Khi cần phải thu thập những tài liệu hoặc đồ vật có liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, bưu kiện, bưu phẩm. 
-Điều 119-bộ luật tố tụng Hình sự:Thu giữ thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện. 
-Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện tại bưu điện thì cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Khi thu giữ thư tín, điện tín phải có đại diện của cơ quan bưu điện chứng kiến và kí xác nhận vào biên bản. Cơ quan ra lệnh thu giữ phải báo cáo cho người có thư tín, điện tín bị thu giữ biết.
III.Luyện tập 
-Nếu là Linh sẽ không bóc thư mà giữ nguyên để trả lại cho bưu điện.
-Hỏi những người xung quanh xem có biết ai tên Tuấn không. 
=> Như vậy các em nên làm theo cách cuarcacs bạn vưa thảo luận dê đảm bảo không vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 
4.Củng cố
-Sai 
-Sai
-Đúng
-Đúng
-Sai
-Sai
5.Dặn dò
=> Học xong bài ngày hôm nay cô hy vọng các em sẽ biết tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín , điện thoại, điện tín của người khác cũng như của chính bản thân mình.Về nhà các em học nội dung bài học và làm các bài tập còn lại trong

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai 18GDCD6.docx