Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 21: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 21: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp Học sinh:

- Hiểu tác dụng của bài nghị luận văn chương đã dùng.

- Biện pháp so sánh hai hiện tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phôngten với những dòng viết của nhà khoa học Buy-phông về hai con vật nhằm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.

II. THIẾT KẾ BÀI DẠY :

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

3. Bài mới

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 21: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
Bài 21 
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten
(H.Ten)
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp Học sinh:
- Hiểu tác dụng của bài nghị luận văn chương đã dùng.
- Biện pháp so sánh hai hiện tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phôngten với những dòng viết của nhà khoa học Buy-phông về hai con vật nhằm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
II. Thiết kế bài dạy :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt đông của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả
Học sinh đọc phần chú thích trong SGK về tác giả.
Hi-pô-lit Ten (H. Ten) (1828-1893)
- Nêu những nét khái quát về tác giả?
- Là một triết gia - sử gia- nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.
-Nêu xuất xứ của tác phẩm?
2. Tác phẩm
Công trình nghiên cứu nổi tiếng của ông: La Phôngten và thơ ngụ ngôn của ông, 1853.
-Văn bản viết theo phương thức nào?
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
Phân biệt cho Học sinh:
- Nghi luận xã hội. 
- Nghi luận văn chương.
Giáo viên đọc mẫu một đoạn sau đó gọi Học sinh đọc tiếp.
3. Đọc, chú thích
Chú ý phân biệt giọng đọc: Những đoạn nghị luận cần đọc rõ ràng,rành mạch, khúc triết; những đoạn thơ trích cần đọc giọng đọc của cừu non khác giọng đọc của cho sói.
- Đọc văn bản.
- Chú thích (SGK)
- Văn bản có bố cục mấy phần?
Văn bản được chia làm 2 phần;
Giáo viên lưu ý Học sinh: Đoạn trích thơ (phần đầu văn bản) không nằm ngoài mạch nghị luận.
+ Phần 1 (từ đầu đến “tốt bụng thế?”):
Hình tượng con cừu trong bài thơ La Phôngten.
+Phần 2 (còn lại): Hình tượng chó sói trong thơ La Phôngten.
- Em hãy đối chiếu hai phần ấy để tìm ra điểm chung trong cách lập luận của tác giả
Nhận xét: Trong cả hai phần, tác giả đều lập luận bằng cách dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy - phông để đối chiếu so sánh.
Giáo viên yêu cầu Học sinh tìm ý kiến của Buy - phông viết về hai con vật ấy?
Con cừu: “ Chính vì sự sợ hãi ấy..chó bị xua đi”
Chó sói: “ Chó sói bị thù ghét.chết rồi thì vô dụng”
- Cả hai phần tác giả đều triển khai mạch nghị luận theo trật tự nào?
Nghị luận theo trình tự 3 bước:
+ Dưới ngòi bút của La Phôngten
+ Dưới ngòi bút của Buy - phông
+ Dưới ngòi bút của La Phôngten
- Em hãy chỉ rõ trong văn bản?
Tác giả đã nhờ La Phôngten tham gia vào mạch nghị luận của ông, vì vậy bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.
Hoạt động 2. Đọc hiểu văn bản
Học sinh đọc toàn bộ văn bản
II. Đọc - hiểu văn bản
- Dưới mắt của nhà khoa học, hai con vật đó hiện lên như thế nào?
1. Chó sói và cừu dưới mắt nhà khoa học 
- Buy - Phong viết về loài cừu như thế nào?
Học sinh thảo luận
Cừu: Vì sợ hãi mà hay tụ tập thành bầy. Chỉ một tiếng động nhỏ bất thường chúng nháo nhào co cụm lại sợ sệt lại còn hết sức đần độn vì không biết tránh nỗi nguy hiểm muốn bắt chúng di chuyển cần phải có một con đầu đàn bị gã chăn cừu thôi thúc hoặc bị chó xua đi. Tóm lại, đó là một loài vật nhút nhát, đần độn.
- Chó sói được Buy - phông miêu tả ra sao?
Chó sói: Thù ghét mọi sự kết bạn, kết bèNhiều chó sói tụ hội với nhau nhằm để tấn công một con vật to lớn Khi cuộc chiến đã xong xuôi chúng quay về với sự lặng lẽ và cô đơn của chúng. Tóm lại bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng. Nó thật đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng.
Tóm lại, dưới con mắt của nhà khoa học, chó sói là một con vật hung dữ, đáng ghét.
- Khi viết về loài cừu và chó sói, Buy - phông căn cứ vào đâu? Viết như vậy có đúng hay không?
* Nhận xét:
Bằng cái nhìn chính xác của nhà khoa học để nêu nên những đặc tính cơ bản của chúng.
- Không nhìn nhận từ góc độ tình cảm (Vì đặc trưng của khoa học là chính xác, chân thực, cụ thể).
- Vì sao Buy - phông lại không nói đến sự thân thương của loài cừu và nỗi bất hạnh của loài chó sói?
- Không nói đến sự thân thương của loài Cừu vì không chỉ loài vật này có “tình cảm mẫu tử thân thương”.
- Không nhắc đến sự bất hạnh của loài chó sói vì: Đấy không phải đặc trưng cơ bản của nó mọi lúc mọi nơi.
Học sinh đọc bài thơ của La Phôngten, sau đó thảo luận câu hỏi 3 trong SGK.
2. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten
- Để xây dựng hình ảnh con cừu trong thơ ngụ ngôn, La Phông ten đã làm như thế nào?
a, Hình tượng cừu trong thơ La Phông ten
- Tác giả đã đặt chú cừu non bé bỏng vào hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chú sói trên dòng suối.
- Dựa vào nét tính cách đặc trưng của loài cừu: nhút nhát.
- Nhận xét về cách lựa chọn đối tượng của La Phông ten và cách khắc hoạ tính cách.
Học sinh nhận xét
Khắc hoạ tính cách qua:
- Thái độ
- Ngôn từ
- Đặc điểm vốn có của loài cừu: hiền lành, nhút nhát, không hại ai.
 - Tìm chi tiết minh hoạ?
Gặp chó sói:
- Cừu gọi: “bệ hạ”, xưng “kẻ hèn này”.
- Ra sức thanh minh cho mình chứng tỏ vô tội:
+Không uống nước ở dòng suối
+ Không nói xâú sói vì chưa ra đời
+ Không có anh em
Thế nhưng cừu vẫn bị sói tha vào rừng ăn thịt.
- Qua cuộc đối thoại với chó sói em cảm nhận được gì về cừu non?
ý thức là kẻ yếu nên hết sức nhún nhường tới mức nhút nhát.
- Nhờ đâu mà La Phông ten viết được như vậy?
- La Phôngten viết về loài cừu sinh dộng như vậy là nhờ có trí tượng tượng phóng khoáng và tình yêu thương loài vật. 
Cách miêu tả của Phôngten và cách miêu tả của Buy- Phông về loài cừu có gì khác nhau?
Học sinh trả lời, nhận xét
- Là cách sáng tác phù hợp với đặc điểm của chuyện ngụ ngôn - nhân hoá con cừu có suy nghĩ, nói năng hành động giống con người, khác với cách viết của Buy - phông.
- Để xây dựng hình tượng chó sói, nhà thơ đã làm như thế nào?
b, Hình tượng chó sói
Chó sói xuất hiện kiếm cớ gây sự với cừu non bên dòng suối:
- Làm đục nước nguồn trên (dù cừu uống nước nguồn dưới).
- Nói xấu ta năm ngoái (Dù khi đó cừu còn chưa sinh)
- Anh của cừu nói xấu (dù cừu chỉ có một mình)
- Chó sói đói meo gầy giơ xương đi kiếm mồi. Gặp chú cừu non đang uống nước - muốn ăn thịt nhưng giấu tâm địa kiếm cớ bắt tội trừng phạt cừu.
- Nhưng điều vô lí ấy nói điều gì?
- Lời nói của sói thật vô lý. Đó là lời lẽ của kẻ gian ngoan, xoả trá, ỷ mạnh bắt nạt kẻ yếu.
- La Phôngten đã dựa trên cơ sở nào để khắc hoạ tính cách của sói?
Học sinh thảo luận, trả lời
- Dựa trên đặc tính săn mồi của sói: ăn tươi nuốt sống những con vật bé nhỏ yếu hơn mình (giống nhận xét của Buy - Phông)
Chó sói được nhân hoá dưới ngòi bút phóng khoáng của tác giả.
Thảo luận: Hình tượng cho sói trong bài thơ của La Phôngten phần nào có thể xem là một gã đáng cười nhưng chủ yếu là một kẻ đáng ghét. Hãy chứng minh ý kiến đó.
- Sói đáng ghét bởi nó gian sảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu, là một bạo chúa.
- H Ten nhận xét như thế nào về sói trong bài thơ của La Phôngten?
La Phôngten kể về điều đó:
Trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạn, chỉ là một gã vô lại luôn đói dài và luôn bị ăn đòn.
 “Dạ trống không, sói chợt tới nơi, đói, đi lảng vảng kiếm mồi.
Thấy chiên, động dại bời bời thét vang:
- So sánh cách viết về sói và cừu của 2 tác giả Buy - Phông và La Phôngten. Từ đó rút ra nhận xét về đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
Học sinh thực hiện.
- Buy- Phông:
+ Đối tượng: Loài cừu và loài sói chung
+ Cách viết: Nêu lên những đặc tính cơ bản một cách chính xác.
+ Mục đích: Làm cho người đọc thấy rõ đặc trưng cơ bản của hai loài cừu và sói.
- La Phôngten
+ Đối tượng: Một con cừu non, một con sói đói meo gầy giơ xương.
+ Cách viết: Dựa trên một số đặc tính cơ bản của loài vật, đồng thời nhân hoá loài vật như con người.
+ Mục đích: Xây dựng hình tượng nghệ thuật (Cừu non đáng thương, Sói độc ác, đáng ghét)
- Từ cách viết của La Phôngten, tác giả so sánh sự khác biệt giữa hai cách viết của Buy - Phông và La Phôngten nhằm mục đích gì?
Học sinh thảo luận trả lời
Cùng viết về những đối tượng giống nhau mà hai cách viết hoàn toàn khác nhau, từ đó nêu bật đặc trưng sáng tác nghệ thuật.
Hoạt động 3. Tổng kết
III. Tổng kết
- Nêu mục đích lập luận của H. Ten.
Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK
Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phôngten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy - Phông, tác giả đã nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.

Tài liệu đính kèm:

  • docCho soi va cuu trong tho2.doc