Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 4: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 4: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Bài 4 : LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn vản tự sự.

- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.

II. Chuẩn bị :

 * GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

 * HS : Soạn bài “Luyện tập tóm tắt vb tự sự”.

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) :

 a) Câu hỏi :

(1) Thế nào là tóm tắt vb tự sự ?

(2) Nêu những yêu cầu đối với vb tóm tắt, các bước tóm tắt vb tự sự .

 b) Đáp án :

(1) Khái niệm : Tóm tắt vb tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính ( bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng ) của văn bản đó.

(2) Cách tóm tắt văn bản tự sự :

 a. Những yêu cầu đối với vb tóm tắt : Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của vb được tóm tắt.

 b. Các bước tóm tắt vb : Muốn tóm tắt vb tự sự, cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề vb, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp nội dung ấy theo một thứ tự hợp lí, sau đó viết thành vb tóm tắt.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 4: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
10
09
2009
Tuần :
4
Ngày dạy :
12
09
2009
Tiết :
20
Bài 4 : 	LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn vản tự sự.
Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
II. Chuẩn bị : 
	* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
	* HS : Soạn bài “Luyện tập tóm tắt vb tự sự”.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) : 
 a) Câu hỏi :
Thế nào là tóm tắt vb tự sự ?
Nêu những yêu cầu đối với vb tóm tắt, các bước tóm tắt vb tự sự .
 b) Đáp án :
(1) Khái niệm : Tóm tắt vb tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính ( bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng ) của văn bản đó.
(2) Cách tóm tắt văn bản tự sự :
	a. Những yêu cầu đối với vb tóm tắt : Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của vb được tóm tắt. 
 	b. Các bước tóm tắt vb : Muốn tóm tắt vb tự sự, cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề vb, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp nội dung ấy theo một thứ tự hợp lí, sau đó viết thành vb tóm tắt.
Bài mới : Ở lớp 8, các em đã tìm hiểu cách tóm tắt vb tự sự. Hôm nay chúng ta ôn lại những kiến thức này, đồng thời rèn luyện thêm kĩ năng tóm tắt vb tự sự . 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.
* Gọi HS đọc phần I – SGK.
* GV nhắc lại câu hỏi I.2.a : Trong cả ba tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt vb. Vậy, theo em :
- Mục đích của việc tóm tắt vb tự sự là gì ?
- Văn bản tóm tắt phải đảm bảo được những yêu cầu gì về mặt nội dung và hình thức ? (so với vb gốc).
-H : Nêu các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt vb tự sự ?
Hđ 1 : Tìm hiểu phần I
* Đọc phần I .
* Khái quát -> Trả lời.
* Phát hiện -> Lựa chọn -> Trình bày.
I . Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự : 
 Tóm tắt vb tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của vb đó. Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản được tóm tắt.
Hđ 2 : Hd HS Thực hành T2 văn bản tự sự.
* Gọi HS đọc II.1
* GV nhắc lại các câu hỏi II.1.a-b -> Gọi HS trả lời -> GV góp ý, kết luận :
(a) Các sự việc chính đã nêu đầy đủ chưa ? Nếu thiếu thì thiếu sự việc gì và sao đó lại là sự việc chính ( quan trọng ) cần phải nêu ?
(b) Các sự việc nêu trên đã hợp liù chưa ? Có cần thay đổi gì không ?
* GV nêu câu II.2 -> Hd HS thực hiện -> gọi HS đọc đoạn văn tóm tắt của mình -> HS khác góp ý -> GV nhận xét chung.
Hđ 2 : Thực hiện mục II
(a) Các sự việc chính nêu chưa đầy đủ : Sau khi Vũ Nương trẫm mình tự vẫn, một đêm Trương Sinh cùng con ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Chính sự việc này đã làm cho chàng hiểu vợ mình đã bị oan. Nghĩa là chàng hiểu ngay sau khi vợ chết chứ không phải đợi đến Phan Lang về kể lại việc gặp Vũ Nương dưới động Linh Phi, Trương Sinh mới biết vợ mình oan như sự việc thứ bảy trong SGK đã nêu lên. Đấy chính là sự việc chưa hợp lí, cần bổ sung điều chỉnh trước khi viết văn bản tóm tắt.
* Viết đoạn văn tóm tắt -> trình bày trước lớp.
II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự.
“Chuyện người con gái Nam Xương”.
 Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đầu quân đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, còn gọi là Vũ Nương, bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo toan ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau khi vợ trẫm mình tự vẫn, một đêm Trương Sình cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình đã bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn chết đuối ở biển đã được linh phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gởi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, thương nhớ vợ vô cùng, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng nước, lúc ẩn, lúc hiện.
Hđ 3 : Hd HS luyện tập
* GV nêu yêu cầu của bài tập 2 -> Cho HS phát biểu -> GV nhận xét, góp ý.
Hđ 3 : Luyện tập
* Lựa chọn chuyện để tóm tắt -> Tóm tắt miệng.
III. Luyện tập
 2. SGK : Tóm tắt miệng trước lớp về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã nghe được hoặc đã chứng kiến 
Hđ 4 : Củng cố – dặn dò :
 * Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự ?
 * Dặn dò :
 - Làm bài tập 1 – SGK
 - Tìm hiểu tình hình đất nước ta thời vua Lê – chúa Trịnh ( cuối thế kỉ XVIII ).
Soạn bài “Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” và bài “Hoàng Lê thống nhất chí”.

Tài liệu đính kèm:

  • doc5 - LUYEN TAP TOM TAT VB TU SU.doc