Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 9: Chương trình địa phương phần văn tiếng vọng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 9: Chương trình địa phương phần văn tiếng vọng

1. Kiến thức:

Giúp HS cảm nhận được:

- Tiếng vọng trong bài là tiếng vọng của tuổi thơ, một thế giới hồn nhiên trong trẻo, đẹp đẽ và đầy thơ mộng được dội về từ một miền kí ức xa xăm nhưng rất ngọt ngào của tác giả. Qua đó, hiểu được tâm trạng nhớ tiếc tuổi thơ và niềm khát khao được lưu giữ nó mãi mãi trong tâm hồn nhà thơ.

- Thấy dược điểm nghệ thuật độc đáo của bài thơ là các khổ thơ đều được cấu trúc theo hình thức đối thoại dưới dạng phân than nhằm tang tính chân thực của cảm xúc và đem lại sự mới lạ cho tứ thơ.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sưu tầm văn hoá tư liệu văn học theo chủ đề

 3. Thái độ: Biết trân trọng, gìn giữ những kí ức đẹp đẽ về tuổi thơ bởi đó là một phần đời rất quan trọng của mỗi con người.

 II. Những kĩ năng sống được giáo dục trong bài:

- Xác định giá trị bản thân: Từ việc tìm hiểu kí ức tuổi thơ của tác giả, những kỉ niệm chân thực về quê hương, HS biết ý nghĩa của những cảnh vật quê hương ghi dấu trong tâm hồn và có ý thức giữ gìn cho một quãng đời tươi đẹp nhất.

 - Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về cảm xúc của tác giả trong văn bản.Nói lên được cảm xúc của mình trước những kỉ niệm đẹp tuổi thơ.

 

docx 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 7071Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 9: Chương trình địa phương phần văn tiếng vọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40
Bài 9
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
TIẾNG VỌNG
 ( HƯƠNG ĐÌNH)
 I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
Giúp HS cảm nhận được:
- Tiếng vọng trong bài là tiếng vọng của tuổi thơ, một thế giới hồn nhiên trong trẻo, đẹp đẽ và đầy thơ mộng được dội về từ một miền kí ức xa xăm nhưng rất ngọt ngào của tác giả. Qua đó, hiểu được tâm trạng nhớ tiếc tuổi thơ và niềm khát khao được lưu giữ nó mãi mãi trong tâm hồn nhà thơ.
- Thấy dược điểm nghệ thuật độc đáo của bài thơ là các khổ thơ đều được cấu trúc theo hình thức đối thoại dưới dạng phân than nhằm tang tính chân thực của cảm xúc và đem lại sự mới lạ cho tứ thơ. 
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sưu tầm văn hoá tư liệu văn học theo chủ đề 
 3. Thái độ: Biết trân trọng, gìn giữ những kí ức đẹp đẽ về tuổi thơ bởi đó là một phần đời rất quan trọng của mỗi con người.
	II. Những kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Xác định giá trị bản thân: Từ việc tìm hiểu kí ức tuổi thơ của tác giả, những kỉ niệm chân thực về quê hương, HS biết ý nghĩa của những cảnh vật quê hương ghi dấu trong tâm hồn và có ý thức giữ gìn cho một quãng đời tươi đẹp nhất.
 - Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về cảm xúc của tác giả trong văn bản.Nói lên được cảm xúc của mình trước những kỉ niệm đẹp tuổi thơ.
III. Chuẩn bị của thầy trò
1. Giáo viên: soạn bài, sưu tầm tạp chí sách báo của địa phương, chọn 1 -2 tác giả - tác phẩm tâm đắc nhất.
 2. Học sinh: Sưu tâm 1 số tác phẩm ( thơ văn) nói về địa phương, viết một bài văn ngăn giới thiệu và nêu cảm nghĩ của em về một trong những tác phẩn viết về địa phương phương mà em sưu tâm được.
III. Tiến trình bài dạy 
1. Kiểm tra bài cũ: Qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga em hãy cho biết Lục Vân Tiên là người như thế nào ?
2. Giới thiệu bài mới:
Hướng dẫn của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản.
- Giới thiệu về tác giả tác phẩm( Căn cứ vào phần chú thích * trong SGK)
- Giới thiệu về bài thơ: Tác phẩm được viết khi tác giả không còn trẻ và cuộc sống xuôi ngược bụi bặm dường như không làm mất đi cái lấp lánh diệu kì, cái hồn nhiên trong trẻo của tuổi thơ. Sự sống dậy ấy có tác dụng nâng đỡ tâm hồn con người giữa cuộc đời còn bao phức tạp bộn bề. Nhờ đó, người ta biết hướng mình đến lẽ sống cao đẹp và giữ cho lòng mình trong sang, thánh thiện hơn.
- Hướng dẫn HS đọc và tìm bố cục của bài thơ.
( Bài thơ cấu tứ theo hình thức đối thoại nên khi đọc, HS phải thể hiện được sắc thái đối thoại đó. Cần đọc với giọng thiết tha, truyền cảm, ngắt nhịp đúng để thể hiện được tình – điêu của bài thơ).
?Hãy nêu bố cục của bài thơ?
Bố cục của bài thơ: 2 phần
+ Phần 1: 3 đoạn đầu. Tiếng vọng được cất lên từ quá khứ.
+ Phần 2: 2 đoạn cuối. Tiếng vọng dội về hiện tại và tương lai.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả
(SGK/55)
2. Tác phẩm
Hoặt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
? Nói đến tuổi thơ, chúng ta nghĩ đến quãng thời gian nào trong cuộc đời con người? Kỉ niệm tuổi thơ trong lòng mỗi người giống hay khác nhau?
Tuổi thơ là quãng đầu đời ngưồi, còn trẻ dại, hồn nhiên và thơ ngây. Kỉ niệm tuổi thơ trong lòng mỗi người không giống nhau nhưng đều có một điểm chung là nó thường hằn sâu trong trí nhớ nên không dễ bị lãng quên. Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống, kỉ niệm tuổi thơ đôi khi bị ngủ yên trong một vùng kí ức nhưng khi ta bắt găpj những hình ảnh than quen, nó sẽ khuấy động tâm hồn và đánh thức kí ức đang ngủ yên đó. Lúc ấy, kỉ niệm của ngày tháng tuổi thơ sẽ sống lại trong tâm hồn và trái tim chúng ta. 
?Trong bài Tiếng vọng, ở 3 đoạn đầu, kí ức tuổi thơ hiện về qua những chi tiết, hình ảnh nào? Những hình ảnh đó gợi cho em những suy nghĩ gì về kí ức tuổi thơ trong lòng tác giả?
? Tiếng vọng tuổi thơ đã đưa tác giả trở về quá khứ và tạo nên một cuộc gặp gỡ thú vị giữa Tôi hiện tại và Tôi quá khứ. Câu thơ nào thể hiện điều đó? Sự gặp gỡ ấy đem lại cảm giác, tâm trạng gì cho tác giả?
? Hình ảnh cánh đồng, hạt cựa mình trong đất ẩm, mùa vàng  có ý nghĩa tả thực không? Theo em, nó thể hiện mong ước gì của tác giả? Những hình ảnh đó có mối liên hệ gì với tiếng vọng tuổi thơ ở trên?
GV liên hệ với cuộc đời của tác giả: bây giờ đã là người trưởng thành trên cánh đồng sự nghiệp nhưng vẫn nuôi dưỡng những hạt giống tâm hồn của miền kí ức xa xăm.
? HÌnh ảnh vầng trăng cuối bài có ý nghĩa gì
Thời gian lặng lẽ trôi, tuổi thơ đi qua không bao giờ trở lại, chỉ thỉnh thoảng hiện về trong kí ức của chúng ta. Còn vầng trăng muôn đời vẫn thế, vẫn sang trong, vẫn thanh khiết vô ngần. Vầng trăng đẹp đẽ như tuổi thơ và tuổi thơ là một vầng trăng trong tâm tưởng, hãy để cho vầng trăng kia chiếu sang tâm hồn, để kí ức tuổi thơ không bao giờ lịm tắt và hiện tại cuộc đời đáng sống, đáng yêu hơn.
? Phân tích những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của bài thơ?
II. Tìm hiểu văn bản.
1.Tiếng vọng được cất lên từ quá khứ. 
- Hình ảnh cánh đồng làng, chú chó đuôi xoè bím tóc, những đồi hoang và những cánh diều
- Những dế mèn, khúc lãng du lá cỏ
- Triền sông, tôi trong veo
-à kí ức tuổi thơ trong lòng tác giả là một thế giới hồn nhiên, trong trẻo, đẹp đẽ và đầy thơ mộng.
2. Tiếng vọng dội về hiện tại và tương lai
- Tôi trong veo nhìm tôi ám bụi
Tôi bộn bề nhìn tôi rỗng không
-à Hình ảnh đối lập chứa đựng sự nuối tiếc quá khứ xa xôi và một chút xót xa cho hiện tại.
- Hình ảnh hạt cựa minh đất ẩm, mùa vàng à hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng: là cánh đồng sự nghiệp, là hạt giống tâm hồn, là niềm mong ước về một thành quả chin rộ.
3.Nghệ thuật:
- Dùng hình thức tự vấn
- Hệ thống hình ảnh giàu sức gợi tả và biểu cảm.
- Điệp cấu trúc thơ: hỏi – đáp
4. Ghi nhớ: SGK/57
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
? Từ việc học bài thơ, hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về vai trò, vị trí của tuổi thơ trong đời sống tâm hồn con người.
III. Luyện tập
3: Củng cố : Khái quát lại nội dung bài .
4: Dặn dò: Tiếp tục sưu tầm các tác giả, tác phẩm địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docxvan dia phuong 9.docx