Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài: Mây và sóng (Ta - Go)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài: Mây và sóng (Ta - Go)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

- Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.

- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc sáng tạo những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên.

- Rèn kỹ năng phân tích bài thơ dịch mang nhiều ý nghĩa tượng trưng.

B. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

* Ổn định tổ chức

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1115Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài: Mây và sóng (Ta - Go)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mây và sóng
(Ta-go)
A. Mục tiêu bài học 
Giúp HS:
- Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc sáng tạo những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên.
- Rèn kỹ năng phân tích bài thơ dịch mang nhiều ý nghĩa tượng trưng.
B. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy - học
* ổn định tổ chức
* Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung
GV: Trình bày hiểu biết của em về tác giả.
HS trình bày
GV: nhấn mạnh, bổ sung
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả 
Tago (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của ấn Độ.
- Làm thơ từ sớm và cũng tham gia hoạt động chính trị - xã hội.
- Ông để lại một gia tài văn hóa đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn. Ông đã được nhận Giải thưởng Nôben năm 1913.
- Thơ của ông đa dạng về nội dung hình thức, thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa hiện đại và truyền thống, quốc tế và dân tộc, toát lên tinh thần nhân văn cao cả, chất trữ tình nồng thắm.
GV: bổ sung.
* Bổ sung: ông là nhà thơ gặp nhiều điều không may trong cuộc sống trong 6 năm (1902-1907) ông đã mất 5 người thân vợ (1902), con gái thứ hai (1904), cha và anh (1905), con trai đầu (1907), phải chăng đây là nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình đã trở thành một trong những đề tài quan trọng của thơ Ta go.
2. Tác phẩm
Bài thơ Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, được dịch sang tiếng Anh, trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.
HS đọc
- 2 HS đọc bài thơ.
GV: Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì?
GV: hãy lý giải vì sao phần đầu bài thơ lại được mở đầu bằng cụm từ: "Mẹ ơi" mà phần 2 lại không có.
HS trao đổi, trả lời.
Đọc văn bản
3. Bố cục: 2 phần
Phần 1 (từ đầu đến "xanh thẳm"): em bé kể với mẹ về lời rủ rê của mây và trò chơi do em tưởng tượng ra.
Phần 2 (còn lại): Em bé kể với mẹ về lời rủ rê của sóng và trò chơi do em tưởng tượng ra.
* Cụm từ "Mẹ ơi" mở đầu phần 1: "làm nổi bật đối tượng đối thoại và cũng là đối tượng biểu cảm của em bé là mẹ. Em bé thổ lộ tình cảm một cách tự nhiên, tiếp tục mạch cảm xúc từ đoạn trước, vì vậy không cần thêm cụm từ mẹ ơi ở đầu phần 2.
GV: Nếu bài thơ không có phần thứ 2 thì ý thơ có trọn vẹn và đầy đủ không?
HS trao đổi, trả lời.
* Đây không phải là thổ lộ tình cảm thông thường mà thổ lộ trong tình huống có thử thách vì vậy phải có phần 2, phải qua những thử thách khác nhau, tình yêu thương mẹ của em bé mới được trọn vẹn.
GV: Em hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ giữa hai phần. 
HS phát biểu ý kiến.
Bài thơ gồm 2 phần:
-... phần 1 thêm cụm từ "Mẹ ơi".
+ Giống: Trình tự tường thuật 
- Thuật lại lời rủ rê
- Thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.
- Nêu lên trò chơi mới.
+ Khác nhau:
- Tuy giống nhau như vậy nhưng ý và lời không hề trùng lặp. Mây và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên hấp dẫn song tính chất hấp dẫn khác nhau.
Sự hấp dẫn của trò chơi cũng khác nhau. Hình ảnh mẹ xuất hiện gián tiếp như ở phần 2 rõ nét hơn, da diết hơn
GV: Hãy xác định dòng thơ thứ 5 của mỗi phần? Hãy lý giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của người sống trên mây và trong sóng:
* Dòng thơ thứ năm:
- Phần 1: "con nói mẹ đang đợi tôi ở nhà..."
Phần 2: "Con bảo buổi chiều... rời mẹ mà đi được".
Nếu em bé từ chối ngay lời rủ rê thì tình cảm sẽ thiếu chân thực vì trẻ em thường ham chơi. Em phần nào đã bị quyến rũ nhưng không thể đánh đổi thú vui chơi với việc xa mẹ. Tình yêu thương mẹ đã thắng lời mời gọi.
HS trao đổi
GV: Tinh thần nhân văn sâu sắc của bài thơ chính thể hiện ở sự khắc phục ham muốn ấy.
Hoạt động 2. Đọc - hiểu văn bản
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Những trò chơi của bé 
GV: Để chiến thắng lời mời của mây và sóng, em bé đã nghĩ ra những trò chơi nào? Em có nhận xét gì về nước trò chơi đó.
*Con là mây và mẹ là trăng, con lấy tay choàng lên người mẹ, mái nhà là bầu trời xanh thẩm.
* Con là sóng, mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ.
Con lăn... tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ.
* Nhận xét: Em bé không tìm cách lên mây bay hay nương theo làn sóng em đã nghĩ ra hình thức mình thành mây, thành sóng, mẹ thành mặt trăng và bến bờ. Hình thức tuyệt diệu để hòa hợp tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử.
- Trò chơi hay, thú vị vì em không chỉ được chơi mà để cùng sống dưới một mái nhà cho em được ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng dịu dàng như trăng của mẹ.
Em có tình yêu của mẹ rộng mở bao dung như biển cả vô bờ: tiếp đón em lăn lăn mãi vào lòng.
GV: Trò chơi tưởng như đối lập song đó chính là sự dung hợp hài hòa. ở đâu bé cũng được đón nhận tình yêu thương của mẹ.
- Những hình ảnh của thiên nhiên được tác giả gợi mở như thế nào?
HS phát biểu ý kiến.
GV: Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên ấy?
2. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh thiên nhiên.
- Mây chơi... chiều tà.
- Trăng bạc.
- Sóng: ca hát, ngao du.
- Bầu trời.
- Bờ biển.
HS trao đổi, nêu ý kiến.
Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời vốn là hình ảnh thiên nhiên thơ mộng. Những hình ảnh đó đều do trí tưởng tượng của em bé tạo ra nên càng lung linh kỳ ảo. Ai là người sống trên mây, trong sóng là tiên, là ông tiên hay là nàng tiên cá.
- Hình ảnh lung linh nhưng sinh động chân thực: Hình dáng, hoạt động, âm thanh màu sắc để miêu tả mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời đều sát hợp.
GV: Hãy phân tích ý nghĩa tượng trưng của bài thơ và câu cuối.
HS: phân tích 
GV: định hướng
3 ý nghĩa tượng trưng của bài thơ
* Những hình ảnh thiên nhiên đều mang ý nghĩa tượng trưng.
+ Thú vui trên mây, trong sóng: là tượng trưng cho quyến rũ.
+ Bãi biển tấm lòng bao la, bao dung của mẹ.
+ Câu cuối: tạo ra hình ảnh tượng trưng mang màu sắc triết lý đậm đà nhất. So sánh tình mẹ con gắn bó với quan hệ mây - trăng, biển bờ tác giả đã nâng tình cảm ấylên kích cỡ vũ trụ nhưng đến câu cuối tình mẫu tử ở khắp nơi, không tách rời, phân biệt và chia cách. Tình mẫu tử khắp nơi, thiêng liêng, bất diệt.
GV: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì?
* Suy ngẫm từ bài thơ.
+ Tình mẹ con.
+ Con người trong cuộc sống thường gặp cám dỗ và quyến rũ. Muốn khước từ chúng cần có điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy.
+ Bài thơ đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ song cũng nhắc nhở mọi người rằng hạnh phúc không xa xôi bí ẩn do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế do chính con người tạo dựng.
Hoạt động 3. Tổng kết
GV hướng dẫn, gợi ý để HS tổng kết bài theo những đặc điểm chính về nội dung và giá trị nghệ thuật.
III. Tổng kết
1. Về nghệ thuật 
- Hình thức đối thoại kết hợp độc thoại.
- Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, gợi tả, tưởng tượng phong phú.
2. Nội dung 
Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. Cùng với cảm hứng chắp cánh trí tưởng tượng của tuổi thơ, tác giả cũng nhắc nhở mọi người rằng: hạnh phúc không phải do ai ban tặng, hạnh phúc do chính con người tạo dựng nên.
C. tham khảo
Tính độc đáo của bài thơ là ở cấu trúc bằng hai mẩu đối thoại giữa em với Mây và Sóng, và lồng vào đó là tiếng nói thủ thỉ của em bé với mẹ yêu thương. Một bài thơ trong sáng và đẹp như mây, như sóng, nói về niềm sâu kín nhất của tâm hồn tuổi thơ. Yêu thiên nhiên, trí tưởng tượng phong phú, thích phiêu lưu mạo hiểm là đời sống tinh thần tuổi trẻ. Cánh chim còn non yếu chưa dám bay cao cùng mây, chưa thể đi xa cùng sóng, mặc dù em có nhiều mơ mộng, nhiều khao kháy muốn đi tới mọi chân trời góc biển.
Bài thơ Mây và sóng - như ta đã có - cho ta thấy vẻ đẹp một tâm hồn cao thượng, tình cảm trong sáng và sự quan tâm nhiều mặt của nhà thơ lớn Tago với thế giới trẻ thơ. Bài thơ ghi lại một khát vọng đẹp của con người, khát vọng tự do, khát vọng khám phá những điều mới lạ. Nhưng mang tính nhân bản hơn cả là nó còn thể hiện một quan niệm về hạnh phúc. Hạnh phúc chẳng ở đâu xa, hạnh phúc ở ngay trần thế này, trong vòng tay âu yếm của mẹ.
Nguyễn Thị Minh Ngọc
(Rabindranath Tagore trong nhà trường,
NXB Trẻ, 2002)

Tài liệu đính kèm:

  • docMay va song 1(2).doc