Tiết 79
KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI.
I.Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Qua bài kiểm tra đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh về văn, thơ hiện đại.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm bài, vận dụng kiến thức đã học vào làm bài.
- Thái độ: Có ý thức học tập bộ môn, điều chỉnh ý thức học tập, ôn tập chuẩn bị thi học kì I.
II.Nội dung kiểm tra:
1. Đề bài kiểm tra:
a. Sơ đồ ma trận:
Ngày soạn: 06.12 Ngày giảng: 13.12 Tiết 79 Kiểm tra thơ và truyện hiện đại. I.Mục tiêu bài học : Kiến thức: Qua bài kiểm tra đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh về văn, thơ hiện đại. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm bài, vận dụng kiến thức đã học vào làm bài. Thái độ: Có ý thức học tập bộ môn, điều chỉnh ý thức học tập, ôn tập chuẩn bị thi học kì I. II.Nội dung kiểm tra: Đề bài kiểm tra: Sơ đồ ma trận: Cấp độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 Nhận biết nội dung chủ yếu trong các văn bản đã học -Văn bản “ Đồng chí” -Văn bản “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. - Văn bản “ Làng” Số câu: 3 Số điểm: 3 Tỉ lệ%: 30 Số câu:3 Số điểm: 3 Số câu: 3 Số điểm: 3 Chủ đề 2 Cảm nhận về hình ảnh người lính trong các tác phẩm đã học Số câu:1 Số điểm:7 Số câu:1 điểm: 7 b. Đề bài kiểm tra: Trắc nghiệm: Khoanh tròn câu trả lời đúng. Câu 1 Nội dung chính của hai câu thơ sau là gì? “ Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. A. Miêu tả các vùng đất khác nhau của đất nước ta. B. Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên nước ta. C.Nói lên sự đối lập giữa các vùng miền trên đất nước ta. D. Nói về hoàn cảnh xuất thân của những người lính. Câu 2: Giọng điệu của bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được biểu hiện như thế nào? A. Trữ tình, nhẹ nhàng. C. Ngang tàng, phóng khoáng, sôi nổi, trẻ trung. B. Sâu lắng, trầm tư. D. Hào hùng, sảng khoái. Câu 3: Nhận định nào nói đầy đủ nhất về tính cách của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân? A. Yêu, tự hào về làng quê mình. B. Căm thù giặc và những kẻ Việt gian. C. Thuỷ chung với kháng chiến, cách mạng và lãnh tụ. D. Cả 3 nội dung trên. Tự luận: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua các văn bản “ Đồng chí” ( Chính Hữu ) , “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ( Phạm Tiến Duật ), “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. 2. Đáp án – Biểu điểm: Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Câu1.D ; Câu 2.C ; Câu3.D Tự luận: 7 điểm A. Mở bài ( 1 điểm ) - Dẫn dắt vào vấn đề NL: VHVN hiện đại đã xây dựng, khắc hoạ thành công nhiều hình tượng đẹp qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược như : Hình ảnh cô gái TNXP, anh bộ đội cụ Hồ, em bé giao liên gan dạ dũng cảm..Trong đó tiêu biểu là hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. - Nêu cảm nhận chung: Họ đều là những người lính có lòng yêu nước sâu sắc, sẵn sàng chiến đấu hi sinh, vượt mọi khó khăn gian khổ và có tinh thần lạc quan yêu đời. B. Thân bài: - Các anh đều là những con người bình dị, chân thật cho dù hoàn cảnh xuất thân khác nhau: “ Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. - Các anh đều có lòng yêu quê hương, đất nước sâu sắc, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho độc lập tự do của dân tộc: “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”. - Tuy cuộc sống chiến đấu còn nhiều khó khăn gian khổ song các anh luôn khắc phục và vượt lên mọi thử thách: + “ áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá, chân không giày”. + “ Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già + “ Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời”. - Tình đồng chí, đồng đội gắn bó bền chặt, thiêng liêng: + “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí”. + “ Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm .gia đình đấy”. - ý chí chiến đấu, tinh thần dũng cảm: + “ Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. + “ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim”. - Tinh thần lạc quan, trẻ trung, yêu đời: + “ Đầu súng trăng treo”. + “ Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái”. +“ Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. + “Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. - Họ còn phải chịu đựng những hi sinh âm thầm ở hậu phương: tình cảm với gia đình. C. Kết bài: (1 điểm) - Khẳng định lại cảm nhận chung về hình ảnh người lính trong hai bài thơ ở 2 giai đoạn lịch sử. - Nêu cảm nghĩ bản thân. 3.Kết quả: -Số hs chưa kiểm tra: -Tổng số bài kiểm tra....trong đó: Giỏi Khá Trung bình Yếu-kém Trung bình trở lên SL % Sl % Sl % Sl % Sl % 4. Nhận xét,rút kinh nghiệm: (1’) -Nhận xét trên lớp về tinh thần ,thái độ ,ý thức làm bài: 5. Hướng dẫn học bài ở nhà:(1’) - Ôn lại KT về VHHĐ VN. - Chuẩn bị bài “ Cố hương”. Soạn: 07.12 Giảng:14.12 Tiết 80 Cố hương ( tiết 1) ( Lỗ Tấn ) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc. Xác định được những điểm cơ bản trong cấu trúc tác phẩm ( Thể loại, ngôi kể, bố cục). -2.Kỹ năng : Rèn kỹ năng đọc, kể tóm tắt. 3. Thái độ: Giáo dục tình cảm gắn bó, yêu quê hương. II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài: -Kiểm soát cảm xúc, giải quyết mâu thuẫn, tư duy phê phán, thể hiện sự cảm thông... III. Chuẩn bị: 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: -Phương pháp: đọc sáng tạo, đóng vai, dạy học theo nhóm... -Kỹ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi,động não ,giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời.. 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Chân dung Lỗ Tấn, Bảng phụ.. IV.Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’) * Đặt vấn đề vào bài: Lỗ Tấn – Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, là tác giả của nhiều truyện ngắn nổi tiếng, là tác giả của những câu thơ tuyệt hay trong bài “ Tự trào”: “ Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ Thủ phủ cam vi nhụ tử ngưu”. Có nghĩa là : “ Trợn mắt coi khinh nghìn lực sĩ Cúi đầu làm ngựa cho nhi đồng”. Trong “ Cố hương” ông đã ghi lại một cách chân thực, cảm động về ký ức tuổi thơ, gợi ra bao nỗi buồn vui về nơi chôn rau cắt rốn sâu nặng nghĩa tình. 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1:Hướng dẫn hs đọc,tìm hiểu tác phẩm.(15 phút) (SGK trang 207 ). GV hướng dẫn đọc: Giọng chậm, buồn, thể hiện tâm trạng bùi ngùi, xúc động. GV đọc mẫu. Gọi học sinh đọc, kết hợp tìm hiểu từ khó ( Nhìn chòng chọc? Ngũ hành khuyết thổ ? Kỳ dị ? Thê lương ? ) - HS theo dõi CT* : Em hãy giới thiệu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả? - 17 tập tạp văn, 2 tập truyện ngắn xuất sắc. - GV treo ảnh chân dung nhà văn Lỗ Tấn và củng cố thêm.(Dùng văn học để biến đổi tinh thần dân chúng đang ở tình trạng ngu muội và hèn nhát) Máy chiếu: AQ chính truyện Thuốc Nhật ký người điên Gào thét ( 1923 ) Bàng hoàng ( 1926 ) - Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? GV: Câu chuyện kể về một chuyến về thăm quêQua đó phê phán sự sa sút của nông thôn TQ, gửi gắm niềm hy vọng Trắc nghiệm: “ Cố hương ” nghĩa là gì? a. Ngoái nhìn quê cũ. c. Đất nước. b. Quê hương. d. Quê cũ. - “ Cố hương ” là từ Hán Việt hay thuần Việt? - Tìm một số từ Hán Việt có chứa yếu tố “ Cố ” (cũ ) ? ( Cố nhân, cố hữu, cố đế, cố đô). *Hoạt động 2:Hướng dẫn Hs tóm tắt và phân tích tác phẩm.(20 phút) Trắc nghiệm: Truyện được kể theo ngôi kể nào? a. Ngôi kể thứ nhất số ít. b. Ngôi kể thứ nhất số nhiều. c. Ngôi kể thứ ba. GV: Như vậy người kể chuyện trong văn bản này là một trong các nv của truyện, bằng ngôi kể thứ nhất, nv xưng “ Tôi ” . - Vậy việc lựa chọn và sử dụng ngôi kể thứ nhất như vậy có tác dụng ntn trong việc thể hiện diễn biến sự việc và tâm trạng của nv “ Tôi ”? GV: Ngôi kể thứ nhất có tác dụng làm tăng đậm tính chất trữ tình của truyện . NV sẽ trực tiếp quan sát, suy ngẫm, thể hiện cảm xúc, có thể phát biểu ý kiến và đưa ra những quan niệm. * Lưu ý: Tuy nv xưng tôi, song không đồng nhất nv Tôi và tác giả Lỗ Tấn mặc dù có sử dụng nhiều chi tiết có thật về cuộc đời mình vào tác phẩm song đây là một truyện ngắn với những sáng tạo và hư cấu NT, có cách kể gần như là hồi ký. - Ngôi kể, người kể chuyện trong văn bản này khiến em liên tưởng tới tác phẩm VHVN nào đã học? ( Đoạn trích “ Trong lòng mẹ ” trích “ Những ngày thơ ấu ” ( Nguyên Hồng ) . - Truyện có những nv nào? Ai là nv chính? - Truyện được kể theo trình tự nào? ( Trình tự thời gian của một chuyến về thăm quê ) - Căn cứ vào trình tự ấy, em hãy xác định bố cục của văn bản? Nêu nội dung các phần? Máy chiếu: 3 phần + Từ đầu đến “ đang làm ăn sinh sống ”: Tình cảm, tâm trạng của nv Tôi trên đường về thăm quê. + Tiếp đến “ đều mang đi sạch trơn như quét ” : Tình cảm, tâm trạng nv Tôi trong những ngày ở quê. + Còn lại: Tâm trạng nv Tôi trên đường rời quê. - Trong bố cục của từng phần, em thấy trình tự miêu tả có điều gì đặc biệt? GV: + Kết hợp với trình tự không gian ( Trên đường, trên thuyền ). + Thay đổi về thời gian ( Đan xen giữa quá khứ và hiện tại ). Thảo luận: Việc kết hợp linh hoạt các yếu tố trong kết cấu như vậy có tác dụng gì? GV: Cách kết cấu như vậy góp phần làm nổi bật tình cảm trữ tình, biểu cảm và tô đậm tính tính triết lý trong dòng tự sự của truyện. *Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs phân tích văn bản. - Yêu cầu học sinh nhắc lại bố cục của văn bản? - GV nhắc lại yêu cầu đọc. - Hs đọc phần 2: Từ “ Tinh mơ sáng hôm sauđều mang đi sạch trơn như quét ”: Nêu nội dung? - Trong những ngày ở quê, nv Tôi đã gặp lại những ai? Nv nào đã để lại cho nv Tôi nhiều cảm xúc nhất? ( Nhuận Thổ – Người bạn thân thuở thiếu thời ). - Nv Nhuận Thổ xuất hiện trong truyện vào những thời điểm nào? I. Đọc, tìm hiểu chú thích : 1. Đọc 2. Chú thích a. Tác giả: ( 1881- 1936) - Tên thật là Chu Thụ Nhân, Quê :Chiết Giang(Trung Quốc). - Là nhà văn, nhà tư tưởng lớn nổi tiếng Trung Quốc. - Sự nghiệp văn học đồ sộ và đa dạng - Từng làm nhiều nghề trước khi viết văn. b. Tác phẩm: - Cố hương là truyện ngắn tiêu biểu nhất, rút trong tập “ Gào thét” ( 1923 ). II. Đọc, tìm hiểu VB 1. Tìm hiểu chung - Thể loại : Truyện ngắn. - Phương thức biểu đạt : Tự sự, biểu cảm, nghị luận. - Ngôi kể : Thứ nhất : nhân vật xưng Tôi 2. Bố cục: 3 phần * Tóm tắt : 3.Phân tích : a. Nhân vật Tôi trong những ngày ở quê Học sinh đọc thầm từ “ Hắn đang đứng ở trong bếp”. - Tìm từ ngữ miêu tả ngoại hình, trang phục, cử chỉ hành động của N.Thổ? + Mặt tròn trĩnh? Da bánh mật là nước da ntn? + Mũ lông chiên? GV: N.Thổ xuất thân là con của 1 người ở, độ 11, 12 tuổi. + Nv Tôi cảm nhận điều gì đặc biệt ở N.Thổ? (Biết nhiều chuyện lạ lùng). + Khi chia tay nv Tôi, cậu bé N.Thổ có thái độ , tình cảm ra sao ? - Em có nhận xét gì về NT kể chuyện của tác giả? - Qua đó cho thấy N.Thổ là một chú bé ntn? - Nhớ lại những kỷ niệm ấy, cảm xúc của nv Tôi ntn? ( Bồi hồi, xúc động, vui mừng khi nhớ lại hình ảnh người bạn thân tuổi ấu thơ .Đó là 1 ký ức đẹp về 1 tình bạn ấu thơ hồn nhiên, trong sáng đẹp đẽ). GV: Buồn trước sự thay đổi tàn tạ của cảnh vật quê hương song có lẽ sự thay đổi lớn nhất lại là con người quê hương. - Sự thay đổi của N.Thổ được miêu tả qua các phương diện nào? Tìm chi tiết? + Da vàng sạm? + Nếp nhăn sâu hoắm? + Mắt viền đỏ húp mọng? + Tay thô kệch? + Như pho tượng đá? - Trang phục ? + Rách bươm? Mỏng dính? GV: Sự thay đổi về ngoại hình, trang phục của NThổ đã là điều đáng buồn song anh còn thay đổi cả về cử chỉ, thái độ, tình cảm với nv Tôi. - Sự thay đổi đó được thể hiện qua chi tiết nào? Trắc nghiệm: Những câu nói và cách xưng hô của N.Thổ khi gặp lại nv Tôi sau nhiều năm xa cách, chủ yếu đã nói lên điều gì về con người này? a. Một lòng tôn kính nv Tôi. b. Tỏ ra là1 người nhút nhát, sợ hãi. c. Vẫn mang một quan niệm cũ kỹ về đẳng cấp. d. Là một con người lạnh lùng, khó hiểu. GV: Anh mặc cảm về thân phận, địa vị thấp hèn của mình - Tô đậm sự thay đổi của anh, tác giả đã sử dụng BPNT gì?(Đối lập + Mtả chi tiết, cụ thể) Trắc nghiệm: Để làm nổi bật dáng vẻ hiện tại của N.Thổ, ngoài việc mtả trực tiếp, tác giả còn sử dụng BPNT nào? a. Phóng đại các chi tiết mà nv nhìn thấy. b. Nói giảm, nói tránh để thể hiện sự thương cảm đối với nv. c. Đối chiếu với người cha và bản thân nv trong quá khứ. d. Để cho chính nv tự nói về những thay đổi của mình. - Sự thay đổi tàn tạ ấy của N.Thổ đã khiến nv Tôi có suy nghĩ và liên tưởng gì? - “ Bức tường ” có nghĩa là gì? GV:Đó là sự ngăn cách, mặc cảm về địa vị xã hội, ý thức giai cấp Trắc nghiệm: Theo lời N. Thổ, nguyên nhân nào dẫn tới sự thay đổi của anh? a. Vì đông con và quá khó khăn về kinh tế. b. Vì mất mùa, sưu cao thuế nặng. c. Vì gánh nặng về tinh thần, mê tín và những quan niệm cũ kỹ về đẳng cấp. d. Cả 3 nội dung trên. - Song nguyên nhân sâu sa dẫn đến sự thay đổi đó là gì? GV: Sự đàn áp bóc lột, hà khắc của chế độ PK đã biến anh trở thành 1 lão nông tiều tuỵ, nhếch nhác, đần độn, mụ mẫm đi. - N.Thổ thay đổi khá nhiều song không phải là tất cả. Theo em điều không thay đổi ở anh là gì? ( Tình bạn chân thành, bản tính hiền lành, cần cù) H.ảnh N.Thổ trong ký ức H.ảnh N.Thổ sau 20 năm xa cách Ngoại hình Mặt tròn trĩnh, da bánh mật. Cao gấp 2 lần trước, da vàng sạm, nếp nhăn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ, húp mọng; Hai bàn tay thô kệch, nứt nẻ;Người co ro cúm rúm; Phảng phất như 1 pho tượng đá. Trang phục Mũ lông chim, cổ đeo vòng bạc. Mũ rách bươm ; áo mỏng dính. Cử chỉ, hành động Bẽn lẽn; nửa ngày đã thân nhau; Khi chia tay khóc không về; gửi vỏ sò, lông chim. Rụt rè. Cung kính chào: “ Bẩm ông ”. Đần độn, mụ mẫm. Nghệ thuật -> Kể, tả chi tiết: Chú bé hồn nhiên, trong sáng, khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, giàu tình cảm. -> NT đối lập + Miêu tả chi tiết, cụ thể: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Khắc hoạ sự thay đổi tàn tạ của cảnh vật và con người ở quê hương, tác giả bộc lộ thái độ gì với xã hội phong kiến đương thời? GV liên hệ : Chí Phèo ( Nam Cao ) -> Bị lưu manh hoá thay đổi cả nhân hình, nhân tính. - Cùng với N.Thổ là sự thay đổi của thím Hai Dương. Tìm chi tiết mtả nv này ở hiện tại và quá khứ? Máy chiếu: Trước kia: Đẹp, có duyên bán hàng. Nay: Lưỡng quyền nhô; Môi mỏng dính; Hành động cử chỉ, lời nói bỗ bã, trâng tráo, tự cao, tự đại, tâng bốc nịnh nọt; tham lam tinh quái. GV: Từ 1 cô gái lương thiện, hiền hậu, trong sáng nay đã trở thành 1 người đàn bà chua ngoa, đanh đá, chỏng lỏn, tham lam đến độ tinh quái ( Vùi bát vào đống tro để ăn cắp) -> Tố cáo, lên án xã hội phong kiến hà khắc, tàn ác đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng cực khiến họ trở nên tiều tuỵ, khổ hạnh, đáng thương. 4. Củng cố ,luyện tập(1’): Giáo viên khái quát lại nội dung tiết học 5. Hướng dẫn về nhà (1’) - Tiếp tục đọc và tìm hiểu tâm trạng của nv Tôi trên đường rời quê. Ngày soạn: 07.12 Ngày giảng:14.12 Tiết 81 Cố hương (Tiết 2) (Lỗ Tấn ) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức:Thông qua tâm trạng của nv Tôi trên đường rời quê, học sinh thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội phong kiến Trung Quốc đương thời trong những năm đầu thế kỷ XX và một niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích tâm trạng nv và ý nghĩa của 1 số hình ảnh mang tính chất biểu trưng. 3.Thái độ:Tinh thần phê phán chế độ cũ và niềm tin tưởng vào tương lai của XHCN. II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài: -Kiểm soát cảm xúc, kiên định, ứng phó với sự căng thẳng.. III.Chuẩn bị : 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: -Phương pháp: đóng vai, dạy học theo nhóm... -Kỹ thuật:Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não, hỏi và trả lời... 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ. IV.Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) *Đặt vấn đề vào bài: Quan sát, miêu tả cảnh và người nơi chôn rau cắt rốn, nv Tôi buồn đến vô hạn. Đó là sự cảm nhận tù túng, quẩn quanh, ngưng đọng của 1 miền quê nghèo xơ xác. Phải chăng rời bỏ cố hương cũng là để chia tay quá khứ hay để từ đó gợi ra những sự cảm nhận mới , những suy nghĩ mới và niềm hy vọng mới về quê hương ? 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 3: - Yêu cầu học sinh nhắc lại bố cục văn bản. - Gọi học sinh đọc phần 3 : Từ “ Thuyền chúng tôi thẳng tiến.” Cho đến hết : Nhắc lại nội dung? - Nv Tôi rời quê vào thời điểm nào? ( Hoàng hôn) Trắc nghiệm: Chi tiết nv Tôi về thăm quê trong đêm và rời quê vào lúc hoàng hôn có ý nghĩa gì? a. Để tạo nên sự cân đối trong bố cục của truyện. b. Chỉ là tả thực như truyện đã xảy ra. c. Nhấn mạnh và tô đậm chủ đề : Đó là một thời kỳ tăm tối của nhân dân TQ. d. Tạo nên âm hưởng buồn cho người đọc. - Khi rời quê, tâm trạng nv Tôi ntn? - Cô đơn? - Tại sao nv Tôi lại cảm thấy “ Không chút lưu luyến ” ? - Qua đó, ta hiểu gì về tâm trạng nv Tôi lúc này? Trắc nghiệm: Sự xuất hiện hình ảnh Thuỷ Sinh và Hoàng ở cuối truyện có ý nghĩa gì? a. Làm cho câu chuyện trở nên ly kỳ, hấp dẫn hơn. b. Làm nổi bật tình cảnh khốn cùng của N.Thổ. c. Tác giả thấu hiểu tâm lý trẻ em. d. Gợi suy nghĩ của nv Tôi về xã hội Trung Quốc trong tương lai. - Qua đó, nhà văn muốn gửi gắm điều gì? GV: Trẻ em như búp trên cành. - Với niềm tin ấy, nv Tôi đã hình dung, tưởng tượng ra phong cảnh quê hương ntn? Tìm các chi tiết? Máy chiếu: + Cánh đồng cát xanh biếc. + Trăng tròn vàng thắm. - Xanh biếc? Vàng thắm? GV: Nhà văn muốn gửi gắm niềm mong ướcvào sự đổi thay tốt đẹp của quê hương. - Gọi hs đọc phần cuối : Nhà văn đã liên tưởng tới hình ảnh nào? Trắc nghiệm: Hình ảnh con đường ở cuối văn bản được hiểu theo lớp nghĩa nào? a.Nghĩa đen ( Con đường trên mặt đất ) b. Nghĩa bóng1 (Những thói quen của con người ). c. Nghĩa báng 2 ( Con đường đi của đất nước, của dân tộc ). d. Cả b, c đều đúng. GV: Đây là hình ảnh tượng trưng cho số phận con người, dân tộc, là con đường đem lại cuộc sống mới. Muốn có được điều đó đòi hỏi thế hệ trẻ quê hương phải luôn vận động sáng tạo, tìm tòi cái mới, giống như người ta cần mẫn đi theo 1 lối -> Lối mòn -> Con đường. *Hoạt động 4:Hướng dẫn Hs ghi tổng kết -Nhận xét nghệ thuật nổi bật của truyện? -Nêu cảm nhận chung của em sau khi tìm hiểu truyện? *Hoạt động 5:Hướng dẫn Hs luyện tập -Chọn đoạn văn thích nhất trong tác phẩm để học thuộc. b. Tâm trạng nv Tôi trên đường rời quê: - Cô đơn, lẻ loi. - Không chút lưu luyến. ú Tâm trạng buồn, ảo não, ngột ngạt song không tuyệt vọng. ú Gửi gắm niềm hy vọng vào thế hệ trể tương lai sẽ làm thay đổi cuộc đời, quê hương. * Hình ảnh con đường: ú NT ẩn dụ: Con đường của cuộc sống mới đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân và chính nhân dân là người tìm ra nó. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Tự sự + Mtả, biểu cảm, NL. - Xây dựng hình ảnh đối lập; đan xen hiện tại và quá khứ. - Sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm. 2. Nội dung: -Miêu tả sự thay đổi tàn tạ của cảnh vật và con người quê hương, nhà văn muốn qua đó tố cáo chế độ phong kiến hà khắc. Đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người gửi gắm niềm hy vọng vào thế hệ trẻ. IV. Luyện tập: 4. Củng cố, Luyện tập(1’):Gv khái quát lại nội dung bài 5. Hướng dẫn về nhà (1’): - Học nội dung bài. - Lập lại dàn ý đề bài TLV số 3. - Ôn tập phần TLV
Tài liệu đính kèm: