Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 17

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 17

Tiết 82

 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

 I. Mục tiêu bài dạy

 1.Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại các kiến thức và kỹ năng của văn bản tự sự.

 Nắm được những yêu cầu cơ bản của ăn bản tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, NL, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

 2.Rèn kỹ năng tạo lập văn bản tự sự theo yêu cầu của bài viết.

 3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, độc lập làm bài.

 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

 -Tự nhận thức,lắng nghe tích cực,kiểm soát cảm xúc.

 III. Chuẩn bị:

 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:

-Phương pháp:Thuyết trình.

-Kỹ thuật: Mảnh ghép, hỏi và trả lời.

 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Thầy – Chấm, chữa bài cụ thể.

 Trò – Lập dàn ý bài TLV số 3.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 17
Ngày soạn : 10.12
Ngày giảng :16.12
 Tiết 82
 Trả bài tập làm văn số 3
 I. Mục tiêu bài dạy
 1.Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại các kiến thức và kỹ năng của văn bản tự sự.
 Nắm được những yêu cầu cơ bản của ăn bản tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, NL, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
 2.Rèn kỹ năng tạo lập văn bản tự sự theo yêu cầu của bài viết.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, độc lập làm bài.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài: 
 -Tự nhận thức,lắng nghe tích cực,kiểm soát cảm xúc..
 III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
-Phương pháp:Thuyết trình.
-Kỹ thuật: Mảnh ghép, hỏi và trả lời.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Thầy – Chấm, chữa bài cụ thể.
 Trò – Lập dàn ý bài TLV số 3.
 IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thày và trò
Yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài.
- Em hãy xác định kiểu bài và nội dung?
Máy chiếu : Dàn ý chung.
- GV nhận xét cụ thể về các ưu điểm của học sinh.
- GV nhận xét cụ thể về các nhược điểm.
- Gv nêu các lỗi cụ thể lên bảng và hướng dẫn cách chữa.
-GV trả bài và gọi điểm.
- GV chon một bài khá đọc cho học sinh nghe tham khảo.
 Nội dung
1. Đề bài: Hãy tưởng tượng mình được gặp gỡ và trò chuyện với những người lính lái xe trong bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gập gỡ đó.
2. Tìm hiểu đề :
- Kiểu bài: Tự sự + Miêu tả, biểu cảm, NL, đối thoại, độc thoại nội tâm.
- Nội dung: Cuộc gặp gỡ, trò chuyện
3. Lập dàn ý: ( Như tiết 72,72)
4. Nhận xét chung:
a. Ưu điểm:
- Đúng kiểu bài.
- Đầy đủ bố cục 3 phần: MB-TB-KB.
- Bước đầu biết vận dụng, sử dụng linh hoạt các yếu tố miêu tả, biểu cảm,NL, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Tự sự đã bám sát theo nội dung của bài thơ.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch đẹp.
b. Nhược điểm:
- Bố cục thiếu.
- Tự sự đơn thuần mà chưa biết kết hợp các yếu tố theo yêu cầu.
- Bài kể còn lan man, dài dòng, chưa súc tích.
- Nội dung quá sơ sài. - Sai lỗi chính tả, lỗi câu.
5. Chữa lỗi điển hình:
a. Lỗi câu:
b. Lỗi dùng từ:
c. Lỗi chính tả:
6. Trả bài – Gọi điểm:
4. Củng cố ,luyện tập (1’)
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Ôn kiểu bài.
- Xem lại đề bài KT văn, KT tiếng Việt.
 Ngày soạn: 12.12
 Ngày giảng:17.12
Tiết 83
 Trả bài kiểm tra văn, bài kiểm tra tiếng việt
I. Mục tiêu bài dạy 
 1.Kiến thức: Qua trả bài giúp học sinh hệ thống hoá các KT về văn học hiện đại VN thế kỷ XX và phần tiếng Việt đã học.
2. Rèn kỹ năng giải nhanh BTTN, kỹ năng cảm nhận và phân tích các BP tu từ tiếng Việt, các hình ảnh, ngôn ngữ thơ hiện đại VN.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
- Tự nhận thức, tư duy sáng tạo,lắng nghe tích cực.
III. Chuẩn bị :
1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
-Phương pháp:-Thuyết trình.
- Kỹ thuật: Mảnh ghép, hỏi và trả lời. 
2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học:
 Thầy – Chấm, chữa bài cụ thể.
 Trò - Ôn lại KT và đề bài .
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
GV yêu cầu học sinh theo dõi lại đề bài kiểm tra văn.
- Xác định kiểu bài và giới hạn nội dung?
Máy chiếu: Dàn ý ( Như tiết 79 )
Gv nhận xét những ưu điểm chung.
Gv nhận xét những nhược điểm.
Gv nêu một số lỗi cụ thể.
Máy chiếu: Như tiết 78.
Gv nhận xét những ưu điểm và nhược điểm của học sinh.
Gv nêu và chữa các lỗi cụ thể.
A. Bài kiểm tra Văn:
I. Trắc nghiệm: 1.d 2.c 3.d
II. Tự luận: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua các văn bản “ Đồng chí ”Chính Hữu , “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” Phạm Tiến Duật , Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
 1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: NL phân tích và CM.
- Nội dung: Hình ảnh người lính qua hai cuộc kháng chiến.
 2. Lập dàn ý:
 3. Nhận xét chung:
 a. Ưu điểm:
 - Kỹ năng làm
 BTTN nhanh, chính xác.
- Bước đầu biết hệ thống, đối chiếu những điểm giống và khác về hình ảnh người lính trong hai bài thơ qua 2 cuộc kháng chiến chông TD Pháp và ĐQ Mỹ.
- Trình bày sạch.
 b. Nhược điểm:
- Phần BTTN chưa chính xác.
- Bố cục chưa đầy đủ.
- Nội dung sơ sài.
4. Chữa lỗi điển hình: 
 a. Lỗi câu:
 b. Lỗi dùng từ:
 c. Lỗi chính tả:
B. Bài KT tiếng Việt: 
Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng cho 1 điểm.
 Câu1: B; Câu 2: C; Câu 3: A.
Tự luận: (7 điểm)
Câu 1(3 điểm):
 -Hs chỉ ra hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong câu thơ thứ hai. Phân tích ý nghĩa ẩn dụ (Con là niềm tin tương lai, hi vọng, là nguồn sống, nguồn cổ vũ động viên mẹ vượt qua khó khăn gian khổ. Con là thế hệ cách mạng tương lai của đất nước -> Biểu hiện tình cảm sâu nặng của người mẹ Tà ôi.
 Câu 2:(4 điểm): Chỉ ra các từ láy gợi hình gợi cảm: Diễn tả cảnh vật hoang vu, buồn tẻ
 - Gợi một điều linh cảm gì đó sẽ đến.
 - Gợi sự đa cảm của Kiều trước thân phận bị bỏ rơi và bị lãng quên của người dưới nấm mồ vô chủ.
1. Nhận xét chung:
 a. Ưu điểm:
 b. Nhược điểm:
2. Chữa lỗi điển hình: 
a. Lỗi câu:
b. Lỗi dùng từ:
c. Lỗi chính tả:
C. Trả bài, gọi điểm:
4. Củng cố,Luyện tập (1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Ôn tập kiểu bài tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm
 .
 Ngày soạn :14.12
 Ngày giảng:26.12
 Tiết 84
 ôn tập tập làm văn
( Tiết 1 )
I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố lại các KT cơ bản về các kiểu bài : Thuyết minh, tự sự. Từ đó nhận biết , đối chiếu so sánh điểm giống và khác của kiểu bài miêu tả và kiểu bài thuyết minh.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hệ thống hoá và đối chiếu.
 3. Thái độ : Giáo dục ý thức tự giác, tích cực học tập.
 II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 -Hợp tác,tìm kiếm sự hỗ trợ,lắng nghe tích cực..
 III. Chuẩn bị :
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: -Vờn đáp,dạy học theo nhóm,thuyết trình...
 -Kỹ thuật: Đặt câu hỏi,động não,hỏi và trả lời...
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học :
 Thầy – Nghiên cứu bài + Đồ dùng.
 Trò - Ôn lại các KT đã học.
 IV. Tiến trình bài dạy
1. ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, em đã được học những kiểu văn bản nào? 
- Thế nào là văn bản TM? Đặc điểm? 
- Trong văn bản TM thường sử dụng kết hợp các BPNT nào?
- Thế nào là văn bản tự sự ?
- Văn bản tự sự thường kết hợp các yếu tố nào?
- Gv yêu cầu hs nhắc lại nội dung các bài đã học.
GV: Dành nhiều TG để ôn lại kiểu bài TM.
- Nhắc lại các BPNT được sử dụng trong văn bản TM? 
- Việc sử dụng các BPNT trong văn bản TM có vai trò, tác dụng gì?
- Miêu tả đối tượng TM dựa trên những phương diện nào?
- Việc sử dụng yếu tố miêu tả như vậy có tác dụng gì khi TM?
- GV hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- GV hướng dẫn học sinh kẻ bảng so sánh, đối chiếu:
I. Những vấn đề chung:
1. Văn bản thuyết minh:
a. Một số BPNT trong văn bản TM
( So sánh, nhân hoá, liên tưởng, liệt kê, ẩn dụ )
b. TM có sử dụng yếu tố miêu tả:
2. Văn bản tự sự :
a/ Tự sự + Biểu cảm, miêu tả nội tâm.
b/ Tự sự + Nghị luận.
c/ Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
d/ Người kể .
II. Văn bản TM:
 1. Các BPNT trong văn bản TM:
-> Giúp cho đối tượng TM trở nên cụ thể, làm cho văn bản TM hấp dẫn và sinh động hơn.
 2.Yếu tố miêu tả trong văn bản TM:
- Dáng vẻ, đặc điểm, màu sắc, kích thước, hình khối, bố cục
-> Làm cho đối tượng TM trở nên cụ thể, sinh động, gây hứng thú cho người đọc, người nghe.
 3. So sánh văn bản TM có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự và kiểu văn bản miêu tả, văn bản tự sự:
 Văn bản miêu tả
 Văn bản thuyết minh
* Đối tượng: Người, con vật, đồ vật, sự vật.
* Đối tượng: Người, con vật, đồ vật, sự vật.
* Hư cấu, tưởng tượng ( Không nhất thiết phải trung thành với tác phẩm )
* Phải trung thành với đặc điểm của đối tượng TM ( Không được hư cấu, tưởng tượng )
* Dùng nhiều hình ảnh so sánh, liên tưởng.
* ít dùng các hình ảnh so sánh, liên tưởng.
* Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
* Đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác.
* ít dùng số liệu chi tiết, cụ thể.
* Dùng nhiều số liệu cụ thể.
* Sử dụng trong văn chương.
* Sử dụng trong cuộc sống, các lĩnh vực KH, CN.
* ít tính khuôn mẫu và rất đa nghĩa.
* Phải tuân theo một số yêu cầu và đơn nghĩa.
4. Củng cố,luyện tập: (1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Tiếp tục ôn các kiểu văn bản đã học
Ngày soạn :
 .
 Soạn :14.12
 Giảng:
 Tiết 85
 ôn tập tập làm văn
 ( Tiết 2 )
 I. Mục tiêu bài dạy
 1.Kiến thức:
 Giúp học sinh tiếp tục củng cố và hệ thống hoá các KT cơ bản về văn tự sự.
 2. Rèn kỹ năng hệ thống, so sánh, đối chiếu và nhận diện các yếu tố nâng cao trong văn tự sự.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức lựa chọn và sử dụng các yếu tố trong văn tự sự.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Như tiết 84
 III. Chuẩn bị:
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp:Như tiết 81.
 - Kỹ thuật: như tiết 81
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học:
 Thầy – Nghiên cứu bài + Đồ dùng.
 Trò - Ôn các KT đã học theo yêu cầu của GV.
 IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Liệt kê tên các văn bản tự sự em đã học trong chương trình ngữ văn THCS?
Thảo luận nhóm: So sánh điểm giống và khác của các văn bản học ở lớp 9 với các văn bản học ở lớp 6, 7, 8 ?
- Muốn xác định kiểu văn bản, ta phải căn cứ vào đâu? ( Phương thức biểu đạt chính ).
- Theo em, có văn bản nào chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không ? ( Trong thực tế, rất hiếm gặp hoặc không có văn bản nào chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt duy nhất )
- Gv hướng dẫn và cho học sinh làm trực tiếp vào bảng trong vở BT.
III. Văn bản tự sự:
1. So sánh ND văn bản tự sự đã học ở lớp 9 với văn bản tự sự đã học ở lớp 6, 7, 8 :
a. Giống nhau: Đều là kiểu văn bản dùng để kể, tái hiện sự việc, diễn biến của sự việc và nhân vật ( Cốt truyện ).
b. Khác nhau:
* Lớp 6, 7, 8: Chỉ đơn thuần là tự sự.
*Lớp 9: Nâng cao hơn
- Tự sự + Biểu cảm
- Tự sự + NL.
- Tự sự + Miêu tả nội tâm.
- Tự sự + Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
2. Giải thích: Văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm,NL mà vẫn gọi là văn bản tự sự ?
Vì : Các yếu tố này có vai trò hỗ trợ, bổ sung cho phương thức biểu đạt chính là tự sự ( Tái tạo hiện thực bằng sự việc và nhân vật ).
3. Khả năng kết hợp của các phương thức biểu đạt:
4. * Các tác phẩm tự sự không phải bao giờ cũng phân biệt rõ ràng bố cục 3 phần: MB – TB - KB. Vì các nhà văn không bị gò bó vào khuôn mẫu bởi tính qui phạm và điều quan trọng nhất với họ là tài năng, cá tính.
 * Bài văn tự sự của học sinh cần thiết và bắt buộc phải có đầy đủ 3 phần MB- TB- KB . Vì : Đó là bố cục chung mang tính qui phạm, sẽ giúp các em làm quen với tư duy cấu trúc khi xây dựng văn bản để sau này khi học lên cao hơn các em có thể viết luận văn, luận án.
-> Cần tiến hành đồng thời 3 thao tác : Tư duy KH, tư duy hình tượng, tư duy cấu trúc.
 4. Củng cố,luyện tập (1’)
5. Hướng dẫn về nhà(1’) Ôn toàn bộ các KT phần TLV, chuẩn bị tiếp tục ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 17.doc