Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 18

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 18

Tiết 86 :HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

 NHỮNG ĐỨA TRẺ

 ( Trích “ Thời thơ ấu ” - M. Go rơ ki )

 I. Mục tiêu bài dạy

 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.

 Hiểu được hoàn cảnh ra đời và vị trí đoạn trích. Bước đầu cảm nhận được tâm hồn trẻ thơ trong sáng, thơ ngây của nhân vật Aliôsa.

 2. Rèn kỹ năng đọc, tóm tắt văn bản tự sự.

 3.Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, thân ái, sẻ chia.

 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

 -Thể hiện sự cảm thông, giao tiếp, tư duy phê phán.

 III. Chuẩn bị:

 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:

 -Phương pháp: Dạy học theo nhóm,đóng vai,vấn đáp.

 -Kỹ thuật: Đọc hợp tác, hỏi và trả lời ,đặt câu hỏi.

 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học:

 Thầy - ảnh tác giả, tác phẩm + Đồ dùng.

 Trò - Đọc, trả lời câu hỏi SGK.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 18
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 86 :Hướng dẫn đọc thêm
 Những đứa trẻ
 ( Trích “ Thời thơ ấu ” - M. Go rơ ki )
 I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.
 Hiểu được hoàn cảnh ra đời và vị trí đoạn trích. Bước đầu cảm nhận được tâm hồn trẻ thơ trong sáng, thơ ngây của nhân vật Aliôsa.
 2. Rèn kỹ năng đọc, tóm tắt văn bản tự sự.
 3.Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, thân ái, sẻ chia.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 -Thể hiện sự cảm thông, giao tiếp, tư duy phê phán.
 III. Chuẩn bị:
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Dạy học theo nhóm,đóng vai,vấn đáp.
 -Kỹ thuật: Đọc hợp tác, hỏi và trả lời ,đặt câu hỏi..
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học:
 Thầy - ảnh tác giả, tác phẩm + Đồ dùng.
 Trò - Đọc, trả lời câu hỏi SGK.
 IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc,tìm hiểu tác giả ,tác phẩm.
GV nêu yêu cầu đọc. Gv đọc mẫu. Gọi học sinh đọc, kết hợp tìm hiểu từ khó.
- Dựa vào CT *, em hãy nêu vài nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn?
- Gv treo ảnh tác giả và giới thiệu thêm : Ông sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình công nhân nghèo bên bờ hồ Vonga. Mồ côi cha mẹ, sống với ông bà ngoại.
Máy chiếu: Tác phẩm chính:
+ Thời thơ ấu.
+ Kiếm sống.
- Nêu hoàn cảnh, thời gian ra đời của tác phẩm?
Gv: Tác phẩm gồm có 12 chương
- Hãy nêu những sự việc chính của đoạn trích?
Máy chiếu:
+ Sau gần 1 tuần không thấy Aliôsa, 3 anh em con nhà ông đại tá lại ra chơi với cậu.
+ Bọn trẻ chơi, trò chuyện rất vui vẻ. Aliôsa kể chuyện cổ tích cho chúng nghe.
+ Ông đại tá cấm đoán không cho bọn trẻ chơi với nhau. Nhưng bấp chấp sự ngăn cấm, bọ trẻ vẫn tiếp tục chơi thân với nhau.
- Dựa vào những sự việc chính, em hãy kể lại đoạn trích bằng lời văn của mình?
- Đoạn trích được kể bằng ngôi kể nào?
- Đoạn trích xoay quanh những nv nào? Ai là nhân vật chính?
- Gv giới thiệu thêm về hoàn cảnh sống của cậu bé.
- Hs theo dõi đoạn đầu văn bản.
- Cởu gặp lại các bạn trong hoàn cảnh nào? 
( Khoảng 1 tuần không gặp nhau )
- Gặp các bạn, cậu quan tâm tới điều gì đầu tiên? ( Bạn có bị đánh không? )
- Vì sao em lại quan tâm tới điều đó? 
GV: Vì em tin rằng những đứa trẻ mải chơi nên để em bị ngã xuống giếng là điều không thể tha thứ được )
- Khi biết các bạn bị đánh, cậu đã phản ứng ntn?
- Vì sao cậu lại có những suy nghĩ như vậy?
( Vì tring mắt cậu, 3 đứa trẻ rất hiền hậu và yếu đuối )
- Qua đó, cho ta hiểu Aliôsa là một cậu bé ntn?
- Tình cảm ấy còn được thể hiện ntn trong cuộc gặp gỡ giữa cậu với các bạn?
 + Từ bỏ định bắt chim.
 + Sẵn sàng cho các bạn con chim bạch yến.
- Khi được biết những người bạn của mình cũng không có mẹ, cậu đã suy nghĩ, hành động gì?
Trắc nghiệm: Câu văn “ Chúng tôi ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con ” cho ta biết điều gì ?
 a. Sự sợ hãi của lũ trẻ.
 b. Sự ngây thơ, non nớt của lũ trẻ.
 c. Lòng thương cảm của Aliôsa với nỗi bất hạnh của các bạn.
 d. Cả 3 nội dung trên.
- Nhận xét về NT kể chuyện của tác giả trong đoạn văn trên?
- Qua đó, em hiểu thêm gì về cậu bé Aliôsa?
I. Đọc, tìm hiểu chú thích :
1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả: ( 1868 – 1936)
- Là nhà văn lớn của nước Nga- người có công đầu trong việc xây dựng nền văn học Xô viết TK XX.
- Thể loại: Tiểu thuyết.
* Tác phẩm chính:
b. Tác phẩm: Viết 1912 – 1913 kể về tuổi thơ của cậu bé Aliôsa.
II. Đọc, tìm hiểu VB:
 1. Vị trí đoạn trích: - Thuộc chương X.
 2. Tóm tắt:
2. Phân tích:
a. Nhân vật Aliôsa
* Khi gặp các bạn:
- Hỏi han ân cần.
- Không thể tin là các bạn bị đánh, tức thay cho chúng.
-> Aliôsa là một người bạn chân thành, luôn yêu quí bạn bè.
- Thông cảm, sẻ chia với các bạn.
- Kể chuyện cổ tích cho các bạn nghe.
-> NT kể chuyện đối thoại, độc thoại nội tâm+ Kết hợp kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích:
Là một người bạn chân thành, yêu quí, biết đồng cảm, sẻ chia mọi vui buồn với bạn bè.
* Luyện tập:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Gv nhắc lại yêu cầu đọc.
Gọi học sinh đọc từ “ 
- Vì sao em bị cấm chơi với bạn? Em có thái độ ntn? ( Tiếp tục chơi )
- Khi ông bố hỏi “ Đứa nào gọi nó sang ?”, thì mấy đứa trẻ có thái độ và hành động gì?
( Mấy đứa trẻ chỉ lặng lẽ bước vào nhà)
- Sự phản ứng ấy của lũ trẻ trước sự cấm đoán của của ông đại tá đã khiến cho Aliô sa có suy nghĩ, liên tưởng gì?
( Giống như những con ngỗng ngoan ngoãn )
Gv: Chúng bị bố áp chế, sống cam chịu, không dám hé răng.
Trắc nghiệm: Trong suy nghĩ của Ali ô sa, ông đại tá già hiện lên là một con người ntn?
a. Am hiểu tâm lý trẻ em. 
b. Nhân hậu, hiền từ.
c. Nghiêm khắc với các con.
d. Tàn nhẫn, thiếu tình thương.
- Những suy nghĩ ấy của cậu chứng tỏ thái độ gì của em với ông đại tá và với lũ trẻ?
GV: Bất chấp mọi sự cấm đoán thô bạo, bọn trẻ vẫn tiếp tục tìm cách chơi với nhau.
- Bọn trẻ tìm cách chơi với nhau bằng cách nào?
- Cách chơi như thế này của chúng gợi cho em suy nghĩ gì? ( Bất thường vì phải bí mật)
- Em thấy cách kể chuyện của tác giả có điều gì đặc biệt ?
- Qua đây ta hiểu thêm gì về Aliôsa?
- Từ đó, em có cảm nhận gì về tình bạn của các em? ( Hồn nhiên, trong sáng, chân thành, xuất phát từ nhu cầu được tin yêu, chia sẻ )
- Bọn trẻ được giới thiệu có hoàn cảnh sống ntn?
( Mồ côi mẹ, sống với mẹ kế )
- Kết bạn với Aliôsa, được nghe cậu kể chuyện cổ tích, tâm trạng và thái độ của chúng ntn?
+ Mím môi
+ Phồng má lắng nghe.
GV: Chúng háo hức vì tin rằng những câu chuyện ấy là có thật và gợi ra 1 niềm tin về một thế giới kỳ diệu .
- Qua đó giúp ta hiểu thêm gì về lũ trẻ?
Trắc nghiệm: Vì sao tác giả không đặt tên cho lũ trẻ ?
a. Vì bản thân chúng không có tên.
b. Vì Ali ô sa đã quên mất tên của chúng.
c. Vì những đứa trẻ phải dấu tên thật của mình.
d. Để làm cho câu chuyện về những đứa trẻ trở nên khái quát và đậm dà chất cổ tích hơn.
- Nêu những nét đặc sắc về NT ?
- Qua nv Aliôsa, nhà văn muốn ca ngợi điều gì?
* Khi bị cấm chơi với lũ trẻ:
- > Ghét kẻ thô bạo, tàn nhẫn – Thương cảm, thấu hiểu, sẻ chia với lũ trẻ. 
- Tiếp tục tìm cách chơi với nhau:
+ Nấp sau bụi cây
+ Khoét lỗ hổng..
+ Ngồi xổm, quỳ xuống
+ Đứng canh chừng.
+ Kể chuyện cổ tích
-> NT kể chuyện bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm:
Là 1 người bạn chân thành, mạnh mẽ, hiểu biết, giàu nghị lực, luôn đồng cảm và sẻ chia với bạn bè.
b. Nhân vật những người bạn ( 3 đứa trẻ con ông đại tá )
-> Những đứa trẻ mồ côi đáng thương, yếu đuối, sống âm thầm đơn độc, thiếu tình thương của cha mẹ.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
- NT kể chuyện tự thuật giàu hình ảnh, đan xen kể chuyện đời thường và cổ tích.
- Đối thoại ngắn gọn, so sánh chính xác. Độc thoại nội tâm.
2. Nội dung
 Ca ngợi, đề cao tình bạn chân thành, biết cảm thông sẻ chia, vượt lên mọi trở ngại, bấp chấp sự cấm đoán thô bạo của người lớn.
IV. Luyện tập:
 4. Củng cố,Luyện tập: (1’)
 5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Ôn tập phần VHNN đã học trong chương trình NV lớp 9.
- Xem lại thể thơ 8 chữ, giờ sau tập làm thơ.
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 19.doc