Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 27

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 27

Ngày soạn: 04.03

Ngày giảng:

 Tiết 131

 MÂY VÀ SÓNG

 (R.Ta go)

I. Mục tiêu bài dạy

 1. Kiến thức:

- Học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. Thấy được nét đặc sắc về NT của lối thơ văn xuôi, trong lời kể xen đối thoại, cách xây dựng những hình ảnh TN mang ý nghía tượng trưng.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, phân tích thể thơ tự do và những hình ảnh tượng trưng, kết cấu đối thoại, độc thoại.

 3. Thái độ: Giáo dục thái độ yêu thương, quý trọng cha mẹ và tình cảm gia đình.

 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

 - Xác định giá trị, thể hiện sự tự tin, Kiểm soát cảm xúc.

III. Chuẩn bị:

 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:

 - Phương pháp: Thuyết trình, đóng vai, Vấn đáp, dạy học theo nhóm.

 - Kỹ thuật: Đọc hợp tác, đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ, bản đồ tư duy.

 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, Máy chiếu, phông chiếu.

 IV. Tiến trình bài dạy:

 1. ổn định lớp (1)

 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1)

 3. Bài mới (2)

 - Em hãy kể tên một số văn bản em đã học nói về tình cảm mẹ con? (Cổng trường mở ra; Mẹ tôi; Trong lòng mẹ; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Con cò )

 

doc 22 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 29
Ngày soạn: 04.03
Ngày giảng:
 Tiết 131
 Mây và sóng
 (R.Ta go)
I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức:
- Học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. Thấy được nét đặc sắc về NT của lối thơ văn xuôi, trong lời kể xen đối thoại, cách xây dựng những hình ảnh TN mang ý nghía tượng trưng.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, phân tích thể thơ tự do và những hình ảnh tượng trưng, kết cấu đối thoại, độc thoại.
 3. Thái độ: Giáo dục thái độ yêu thương, quý trọng cha mẹ và tình cảm gia đình.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Xác định giá trị, thể hiện sự tự tin, Kiểm soát cảm xúc.
III. Chuẩn bị:
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Thuyết trình, đóng vai, Vấn đáp, dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Đọc hợp tác, đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ, bản đồ tư duy.
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, Máy chiếu, phông chiếu.
 IV. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (2’)
 - Em hãy kể tên một số văn bản em đã học nói về tình cảm mẹ con? (Cổng trường mở ra; Mẹ tôi; Trong lòng mẹ; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Con cò)
GV: Tình mẫu tử luôn là đề tài vĩnh cửu của thơ ca.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 SGK trang 86.
- GV nêu y/c đọc: Giọng thầm thì, tha thiết.
- Gv đọc mẫu. Gọi học sinh đọc, kết hợp tìm hiểu từ khó.
GV: Là nhà thơ gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Trong 6 năm từ 1902 đến 1907 ông bị mất 5 người thân: Vợ(1902); Con gái thứ 2(1904); Cha và anh trai(1905); Con trai cả(1907). Chính vì vậy mà tình cảm gia đình luôn là 1 đề tài quan trọng trong thơ của Ta go.
GV: 52 tập thơ; 42 vở kịch; 12 bộ tiểu thuyết; hàng 100 truyện ngắn; bút ký; luận văn; diễn văn; thư tín; 1500 bức hoạ và một số ca khúc cực lớn. Với tập thơ “ Dâng” ông là
-Nêu nhữmg hiểu biết của em về bài thơ?
Máy chiếu:
 + Thơ “ Dâng”
 + “Trăng non”
- Nêu xuất xứ của bài thơ?
 * Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản.
 - Bài thơ được viết bằng thể thơ nào?
- Bài thơ là lời của ai nói với ai?(Lời của con nói với mẹ)
- Lời nói của em bé có điều gì đặc biệt?
GV: Lời nói của em bé có 2 phần: Đều giống nhau về số câu, có sự lặp lại 1 số từ ngữ, cấu trúcvà trong mỗi phần lời của em đều gồm có 3 phần:
 + Lời rủ rê của những người sống trên mây, trên sóng.
 + Lời từ chối của em bé.
 + Trò chơi của em bé.
- Những người sống trên mây, sóng đã nói gì với em bé?
- Trăng bạc? Bình minh vàng?
- Tác giả đã sử dụng BPNT nào trong đoạn thơ?
- Thế giới mà họ vẽ ra trước mắt em bé là 1 thế giới ntn?
Trắc nghiệm: Hình ảnh “Mây và sóng” biểu tượng cho điều gì?
a. Vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên.
b. Những tặng vật đẹp đẽ của trời đất.
c. Những gì không có thực trên đời.
d. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống thực tại.
GV bình:
- Em bé đã từ chối lời mời gọi của họ ntn?
- Lý do nào khiến em từ chối?
GV: Vì em luôn nhớ, luôn nghĩ đến mẹ. Vì t/y em dành cho mẹ còn lớn hơn rất nhiều. T/y mẹ đã chiến thắng.
- Em đã tưởng tượng ra những trò chơi khác ntn? Những trò chơi ấy đã được miêu tả ra sao?
- Em có nhận xét gì về những hình ảnh trong trò chơi của em bé?
Trắc nghiệm: Nhận xét nào đúng về hình ảnh thiên nhiên trong đoạn thơ?
a. Lung linh, kỳ ảo mà chân thực, sinh động.
b. Được thể hiện qua các phép so sánh, ẩn dụ độc dáo.
c. Mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.
d. Cả 3 ND trên. 
- Qua đó, em có cảm nhận gì về những trò chơi do em bé tự nghĩ ra? 
Trắc nghiệm: Cách hiểu nào đúng nhất về câu thơ “Và không có ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào?
a. Tình mẫu tử có ở khắp nơi chứ không chỉ riêng ở một nơi nào.
b. Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được.
c. Thế giới của tình mẫu tử là một thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết được.
d. Tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể nào biết hết được.
 * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phân tích.
- Bài thơ được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?
- Em cảm nhận gì về nội dung bài thơ?
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
 1. Đọc
2. Chú thích
 a. Tác giả (1861- 1941)
- Nhà thơ hiện đại lớn của ấn Độ.
- Ông để lại một gia tài văn hoá NT đồ sộ, phong phú (Thơ ca, nhạc, hoạ, kịch)
- Là nhà thơ đầu tiên của châu á nhận giải thưởng Nô-ben văn học năm 1913.
- Thơ ông thể hiện tinh thần nhân văn cao cả, chất trữ tình đằm thắm, triết lý âm thầm.
* Tác phẩm chính:
b. Tác phẩm
- Viết bằng tiếng Ben-gan in trong tập “Trăng non”.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
 1.Tìm hiểu chung
 * Thể loại: Thơ tự do văn xuôi.
* Bố cục:3 phần.
 2. Phân tích:
 a. Lời mời gọi, rủ rê của những người sống trên mây, sóng.
- Vui chơi từ sáng sớmchiều tà.
Chơi với trăng bạc, bình minh vàng, ngao du, đi tận cùng trái đất, rìa biển cả.
=> NT miêu tả, nhân hoá:
úVẽ ra một thế giới đẹp rực rỡ, bí ẩn. Là lời mời gọi hấp dẫn, lôi cuốn trẻ thơ.
b. Lời từ chối của em bé.
- Mẹ mình đợi đang ở nhà
Làm sao có thể rời mẹ được.
=> Sức mạnh níu giữ của tình mẫu tử.
c. Trò chơi của em bé
- Con là mây – mẹ là trăng
Con là sóng – mẹ là bờ
=> Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng:
úNhững trò chơi tuổi thơ hồn nhiên hoà quyện với thiên nhiên trong sự ấm áp của tình mẹ.
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
- Lời kể xen ngôn ngữ đối thoại lồng độc thoại.
- Xây dựng hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
2. Nội dung
Bài thơ thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và triết lý sâu sắc về cuộc sống.
IV. Luyện tập
Đọc diễn cảm bài thơ.
4. Củng cố, Luyện tập (1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Học ND bài và học thuộc lòng bài thơ. 
 Ôn tập toàn các bài thơ VN hiện đại đã học.
 .
Ngày soạn: 04.03
Ngày giảng:
Tiết 132
 Ôn tập về thơ 
I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức:
- Học sinh ôn tập, hệ thống hoá các KT cơ bản về tác phẩm thơ hiện đại VN đã học trong chương trình NV9. 
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tổng hợp, hệ thống và so sánh, đối chiếu.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, tích cực học tập.
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, Đảm nhận trách nhiệm, Đặt mục tiêu, Tìm kiếm và xử lí thông tin.
III. Chuẩn bị: 
Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, dạy học theo nhóm.
- Kỹ thuật : Hỏi và trả lời, Động não, Giao nhiệm vụ, Tóm tắt tài liệu theo nhóm.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, Máy chiếu.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò	 
 Nội dung
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập
- Hệ thống toàn bộ các tác phẩm thơ hiện đại VN đã học theo mẫu?
- GV lập sẵn bảng hệ thống. Gọi đại diện các nhóm lên điền vào.
1. Lập bảng hệ thống.
STT
Tên tác phẩm
Tác giả
Xuất xứ
Thể thơ
 Nội dung
 Nghệ thuật
1
Đồng chí.
Chính Hữu
1948 (Sau khi cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc 1947)
Tự do
Ca ngợi tình đ/c sâu sắc, cảm động và vẻ đẹp chân thực giản dị của anh bộ độ cụ Hồ g/đ đầu k/c chống Pháp.
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc.
- H.ảnh thơ chân thực, giản dị, giàu biểu cảm.
- Cảm hứng hiện thực và Lãng mạn. 
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969 ( in trong tập “Vầng trăng-Quầng lửa”.
Tự do
Ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam và niềm vui phơi phới lạc quan của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ.
- Tứ thơ độc đáo mang chất liệu hiện thực sinh động.
- Ngôn ngữ, giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn, sôi nổi, ngang tàng đậm chất lính.
3
Đoàn 
thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
(Trong chuyến đi thực tế dài ngày tại vùng mỏ Quảng Ninh.
7 chữ
Khúc tráng ca về TN rực rỡ, tráng lệ và tinh thần lao động tập thể hăng say làm chủ biển khơi. Đồng thời bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ về quê hương, đất nước.
- Âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan.
- Hình ảnh thơ độc đáo.
- Bút pháp lãng mạn bay bổng.
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963(Khi đang là sv học tập ở nước ngoài, in trong tập “Hương cây-Bếp lửa”.
Tự do
(8 chữ xen 7 chữ
Qua hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng của cháu vói bà và cũng là với quê hương, đất nước.
- Kết hợp nhuần nhuyễn các p.thức:Tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
- Hình ảnh ẩn dụ “Bếp lửa”.
- Ngôn ngữ, h.ảnh thơ bình dị, chân thực mà giàu sức gợi
- Giọng thơ tâm tình, tha thiết. 
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Tự do
Tình yêu con gắn liền t/y đất nước và khát vọng tự do độc lập, thống nhất đất nước của người mẹ dân tộc Tà ôi trong cuộc k/c chống Mỹ cứu nước.
- Giọng thơ tha thiết, ngọt ngào mang âm điệu của lời ru.
- Các điệp khúc trở đi, trở lại tạo âm hưởng dìu dặt.
6
ánh trăng
Nguyễn Duy
1978 in trong tập “ánh trăng”
Ngũ ngôn
Bài thơ là lời nhắc những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với TN, đất nước bình dị hiền hậu. Đồng thời nhắc nhở mỗi người về thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
- Giọng điiêụ tâm tình, tự nhiên.
- Hình ảnh thơ giàu tính biểu cảm, giàu ý nghĩa biểu tượng.
7
Con cò
Chế Lan Viên
1962 in trong tập “Hoa ngày thường, chim báo bão”.
Tự do
Bài thơ ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
-Vận dụng sáng tạo hình ảnh ca dao.
- Âm hưởng ngọt ngào, tha thiết.
- Những câu thơ đúc kết những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lý.
8
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
T11/1980 khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
Ngũ ngôn
Cảm xúc trước thiên nhiên, đất nước và ước nguyện tha thiết muốn được làm một mùa xuân nho nhỏ để sống cống hiến, dâng hiến có ý nghĩa cho cuộc đời.
- Nhạc điệu trong sáng, tha thiết.
- H.ảnh thơ đẹp, gợi cảm.
- NT so sánh, ẩn dụ sáng tạo.
9
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
1976 in trong tập “Như mây mùa xuân”
Tự do(7 chữ xen 8 chữ)
Bài thơ thể hiện lòng thành kính thiêng liêng, niềm tự hào biết ơn và nỗi xúc động sâu sắc của nhà thơ và cũng là của đồng bào miền Nam với Bác.
- Giọng thơ trang nghiêm, tha thiết.
- Hình ảnh ẩn dụ sóng đôi gợi cảm.
- Ngôn ngữ bình dị, hàm súc.
10
Sang thu
Hữu Thỉnh
 1977
Ngũ ngôn
Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của TN trong phút giao mùa từ cuối hạ sang thu.
- Cảm xúc mới mẻ, tinh tế, nhẹ nhàng, giao cảm
- Hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm.
- NT ẩn dụ, ý nghĩa triết lý sâu sắc.
11
Nói với con
Y Phương
Sau 1975
Tự do
Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng, diễn tả niềm tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương .Đồng thời gửi gắm triết lý sinh dưỡng cội nguồn của mỗi con người.
- Giọng điệu tâm tình, tha thiết.
- Lời thơ giản dị,  ... hiệu nét đẹp văn hoá truyền thống của DT.
8
 1
 2
 3
Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
Ôn dịch thuốc lá.
Bài toán dân số.
- Bảo vệ môi trường sống.
- Tệ nạn ma tuý và thuốc lá(Bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường sống)
- Dân số và tương lai loài người.
9
1
 2
 3
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được chăm sóc và phát triển của trẻ em.
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Phong cách Hồ Chí Minh.
- Quyền sống của con người, quyền được phát triển của trẻ em.
- Phê phán việc chạy đua vũ trang, chống vũ khí hạt nhân.
- Hội nhập thế giới và bản sắc văn hoá con người VN.
- Các văn bản trên có đặc điểm gì giống nhau?
GV: Tất cả các văn bản trên đêu đạt y/c của kiểu văn bản nhật dụng: Vừa có tính cập nhật vừa có tính bền vững lâu dài.
 4. Củng cố,Luyện tập: (1’)
 5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Tiếp tục ôn tập về các văn bản nhật dụng.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
 Tiết 128
 Nghĩa tường minh và hàm ý
 (Tiết 2)
 I. Mục tiêu bài dạy
 1.Kiến thức:Giúp học sinh hiểu và nắm được 2 yêu cầu khi sử dụng hàm ý.
 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng hàm ý và giải đoán hàm ý nhanh, chính xác.
 3. Thái độ:Giáo dục ý thức chủ động đưa hàm ý vào giao tiếp và năng lực giải đoán hàm ý.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Giao tiếp, Thể hiện sự tự tin, Tư duy sáng tạo.
III. Chuẩn bị : 
 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Trò chơi, Dạy học theo nhóm, Vấn đáp.
 - Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, Máy chiếu.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 Câu hỏi
Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Lấy ví dụ cụ thể?
 Đáp án
* Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn tả trực tiếp bằng những từ ngữ có liên quan.
* Nghĩa hàm ý là phần thông báo không được diễn đạt bằng những từ ngữ trực tiếp song được hiểu suy ra từ những từ ngữ ấy.
3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ.
- Gọi học sinh đọc đoạn trích SGK trang 90: Chú ý các câu in đậm.
- Nêu hàm ý của các này?
- Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải nói hàm ý như vậy?
GV: Vì chị quá đau đớn khi phải dứt ruột bán con đầu lòng ngoan ngoãn. Chị không đủ nhẫn tâm để nói thẳng ý định của mình. Mà chị phải lựa lời nói xa nói gần cho con hiểu từ từ mà chấp nhận sự thật phũ phàng, đau đớn.
- Trong 2 câu trên, hàm ý ở câu nào rõ hơn?
Vì sao chị lại phải nói rõ hơn như vậy?
(Vì Tí không hiểu và chưa rõ hàm ý chị định nói trong câu T1, nên chị phải nói thêm câu T2)
- Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói T2 của mẹ?
(Tí giẫy nẩy)
- Qua tìm hiểu ví dụ trên, em hãy cho biết khi sử dụng hàm ý chúng ta cần phải chú ý điều gì?
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
-Học sinh nêu y/c BT1. Gv hướng dẫn các em lập bảng.
I. Bài học
 1. Điều kiện sử dụng hàm ý
 a. Ví dụ
 - “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi”.
=> Từ nay Tí không được ăn cơm ở nhà nữa.
- “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài”.
=> Tí bị bán sang nhà cụ Nghị.
b. Ghi nhớ: Để sử dụng hàm ý, cần có 2 điều kiện:
+ Người nói, viết có ý thức đưa hàm ý và câu nói.
+ Người nghe, người đọc có năng lực giải đoán hàm ý.
II. Luyện tập
 1. Bài tập 1:
 Câu
 Người nói - Người nghe
 Hàm ý
Chi tiết chứng tỏ người nghe hiểu hàm ý của người nói.
 (a)
 (b)
(c)
Anh TN – Hoạ sĩ, cô gái.
NV tôi – Những người hàng xóm.
Kiều – Hoạn Thư
- Mời 2 người vào nhà uống nước.
- Nhà tôi cũng nghèo lắm.
- Một người ghê gớm như HT mà hôm nay cũng phải đến đây cúi đầu để chào Kiều.
- Làm nhiều điều ác sẽ phải gặp quả báo, những điều không may mắn.
Ông theo liền anh TN vào nhà.
- HT hồn lạc phách xiêukêu ca.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Học sinh đọc y/c và ND bài 2
- Vì sao bé Thu không nói thẳng mà phải sử dụng hàm ý?
- Việc em sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao?
- Em sẽ sử dụng hàm ý từ chối ntn trong tình huống này?
2. Bài tập 2: Xác định hàm ý
-“Cơm chín rồi, nhão bây giờ”
=> Muốn gọi nhờ chắt nước cơm.
3. Bài tập 3: Điền câu sử dụng hàm ý từ chối.
- Mình phải làm BT.
4. Củng cố ,Luyện tập:(1’) 
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Học bài và hoàn thiện các BT. 
 Chuẩn bị tiết sau KT Văn 1 tiết.
 ..
 Ngày soạn: 22.02
 Ngày giảng:04.03
 Tiết 129
 Kiểm tra văn (phần thơ)
I. Mục tiêu bài học:
 - Kiến thức: Giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập về các tác phẩm thơ hiện đại VN trong chương trình NV9 đã học.
 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng hệ thống, cảm nhận và phân tích chi tiết, hình ảnh thơ đẹp.
 -Thái độ: Giáo dục ý thức độc lập, tự giác khi làm bài.
II.Nội dung kiểm tra:
 1.Đề bài:
 a.Sơ đồ ma trận: 
 Cấp độ
Chủđề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ đề 1
Nội dung một số câu thơ có chứa từ “Trăng”
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Số câu
 1
1
1
1
3điểm
Chủ đề 2
 1
 1
1
1
7điểm
b. Đề bài kiểm tra:
 Câu 1: Chép lại theo trí nhớ những câu thơ có từ “Trăng” trong các tác phẩm thơ hiện đại VN đã học trong chương trình NV9. Cho biết những câu thơ ấy trích trong bài thơ nào, của ai?
 Câu 2: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
2. Đáp án – Biểu điểm:
 Câu 1(3 điểm): Chép đúng, đủ, chính xác mỗi câu thơ được 0,25 điểm.
 Câu thơ có chứa từ “ Trăng “
 Xuất xứ
 Tác giả
1. Đầu súng trăng treo.
2. Thuyền ta lái gió với buồm trăng.
3. Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
4. Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
5. Vầng trăng thành tri kỷ
6. Đột ngột vầng trăng tròn.
7. Vầng trăng đi qua ngõ.
8. Cái vầng trăng tình nghĩa.
9. Trăng cứ tròn vành vạnh.
10. ánh trăng im phăng phắc.
11. Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.
 Đồng chí
Đoàn thuyền đánh cá.
ánh trăng.
Viếng lăng Bác.
Chính Hữu
Huy Cận.
Nguyễn Duy.
Viễn Phương.
Câu 2(7 điểm):
 a. Giới thiệu chung về bài thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ(1 điểm)
 b. Phát hiện và phân tích cái hay, cái đẹp về ND và NT của bài thơ (5 điểm) 
 -Quan sát tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ trước khoảnh khắc giao thời khi đất trời sang thu (Hương ổi, sương chùng chình, sông dềnh dàng, chim vội vã) => NT nhân hoá, hình ảnh tương phản.
- Những dấu hiệu mùa hạ vẫn còn song không còn rõ rệt nữa( Mưa, nắng, mây, sấm)=> Những biến chuyển của TN nhẹ nhàng, rõ rệt.
- 2 câu cuối “Sấm cũng bớt bất ngờ – Trên hàng cây đứng tuổi”=> Những quan sát, cảm nhận, suy nghĩ, liên tưởng + hình ảnh ẩn dụ :Triết lý sâu sắc ( Con người sẽ trở nên vững vàng, nghị lực, bản lĩnh hơn trước những tác động bất thường của cuộc đời)
 c. Khái quát lại những giá trị ND – NT của bài thơ(1 điểm)
3.Kết quả:
- Số học sinh chưa kiểm tra;
- Tổng số bài kiểm tratrong đó:
 Giỏi
 Khá
 Trung bình
 Yếu-Kém
 TBtl
 SL
%
 Sl
%
 Sl
%
 SL
%
SL
%
4. Nhận xét, Rút kinh nghiệm:
 - Nhận xét trên lớp về tinh thần, thái độ, ý thức làm bài;
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Ôn lại các tác phẩm thơ VN hiện đại đã học.
 Lập dàn ý đề bài TLV số 6 viết ở nhà.
 Ngày soạn: 22.02
 Ngày giảng:05.03
Tiết 130
 Trả bài tập làm văn số 6 ở nhà
I. Mục tiêu bài dạy
 1.Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập, tổng hợp các KT đã học về văn NL. Qua đó g/v đánh giá năng lực nhận thức, tiếp thu bài của học sinh để từ đó xây dựng phương hướng bồi dưỡng cụ thể.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sửa lỗi bố cục, liên kết, dùng từ, đặt câu. Hoàn thiện qui trình viết bài NL về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
 II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Lắng nghe tích cực, kiểm soát cảm xúc, thể hiện sự cảm thông...
III. Chuẩn bị: Thầy - Đề bài, đáp án, biểu điểm.
 Trò – Lập dàn ý chi tiết.
III. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung
- Yêu cầu học sinh nhắc lại yêu cầu đề bài TLV số 6 ở nhà.
- Khi MGS đến nhà Kiều, tâm trạng nàng ntn?
- MB em cần nêu những ý gì?
- Em sẽ vận dụng các ý tìm được ở trên vào phần TB này ntn?
- Nét đặc sắc nổi bật về NT trong đoạn trích?- KB cần đảm bảo y/c gì?
- GV nhận xét những ưu điểm và nhược điểm của học sinh trong bài viết.
- Gv nêu một số lỗi điển hình và hướng dẫn học sinh cách sử- Trả bài và gọi điểm vào sổ điểm lớp. 
- GV chọn một bài đạt điểm khá, giỏi đọc cho học sinh nghe.
 1.Đề bài: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” của Nguyễn Du.
2. Xác định yêu cầu của đề:
- Thể loại: NL về một đoạn trích tác phẩm truyện.
- Nội dung: Tình cảnh éo le, tội nghiệp và tâm trạng đau đớn của Kiều.
*Tìm ý;
- Đau đớn, xót xa, tiều tuỵ, nhợt nhạt, vô hồn.
- Cảnh ngộ tội nghiệp, éo le, tủi nhục ê chề khi trở thành một món hàng cho MGS cò kè trả giá, ép làm thơ, đánh đàn.
3.Lập dàn ý cho đề bài:
a. Mở bài:
- Giói thiệu khái quát về tác phẩm “Truyện Kiều” củan Nguyễn Du và vị trí của đoạn trích(Đầu phần II, khi gia đình Kiều gặp tai biến, nàng quyết định bán mình chuộc cha và em, người đến mua Kiều là MSG) 
- Cảm nhận chung về số phận, cuộc đời của Kiều: Người phụ nữ tài hoa, đức hạnh song phải chịu nhiều bất hạnh và đau khổ dưới chế độ phong kiến.
b. Thân bài:
- Cảnh ngộ của Kiều thật éo le, tội nghiệp khi nàng phải chia dứt mối tình đầu trong trắng với văn nhân Kim Trọng để bán mình chuộc cha và em.
- Khi MGS đến, dáng vẻ Kiều tiều tuỵ, nhợt nhạt, vô hồn:
 “Ngại ngùng dợn gió e sương
 Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
 Mối càng vén tóc bắt tay
 Nét gầy như cúc, điệu gầy như mai”
- Kiều đang có biết bao mơ ước về tương lai, hạnh phúc thế mà giờ đây nàng trở thành một món hàng, nhân phẩm bị chà đạp phũ phàng; Bị “ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ”.
- Kiều đau đớn đến tái tê mà không biết chia sẻ cùng ai
* Nghệ thuật: Bút pháp ước lệ, hình ảnh ẩn dụ và so sánh : Tác giả đã tái hiện tâm trạng đau đớn đến tột cùng của Kiều. Nàng là hiện thân của một nỗi đau câm lặng, là nỗi niềm xót xa của bông hoa bị ngắt khỏi cành, con chim bị lìa khỏi tổ.
- Ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Du thấu hiếu và đồng cảm với cảnh ngộ và nỗi đau của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại số phận bất hạnh của Kiều trong đoạn trích.
- Nêu cảm nghĩ bản thân.
4. Nhận xét chung:
 *. Ưu điểm:
- Đa số học sinh làm đúng kiểu bài NL về một đoạn trích truyện.
- Đủ bố cục 3 phần: MB-TB-KB.
- Hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc.
- Trình bày sạch đẹp.
 *. Nhược điểm
- Lựa chọn dẫn chứng chưa tiêu biểu.
- Kỹ năng trình bày dẫn chứng.
- Chưa linh hoạt trong vận dụng các phương pháp lập luận (Phân tích; CM; Tổng hơp)
5. Chữa lỗi điển hình
 *Lỗi câu
 * Lỗi dùng từ
 * Lỗi chính tả
6 Trả bài – Gọi điểm
4. Củng cố ,Luyện tập(1’)
5. Hướng dẫn học (1’) Về nhà ôn lại kiểu bài NL về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Ôn tập lại toàn bộ KT về văn bản nhật dụng đã học trong chương trình NV từ lớp 6 đến lớp 9.
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 27.doc