Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 29

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 29

 TUẦN 29

Ngày soạn: 04.03

Ngày giảng: 15.03

Tiết 136

Hướng dẫn đọc thêm BẾN QUÊ

 (Nguyễn Minh Châu)

 (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.

- Bước đầu cảm nhận được ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời mỗi con người; Nhận ra những vẻ đẹp bình dị của quê hương, gia đình qua cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Nhĩ.

- Thấy được nét đặc sắc về NT là tạo tình huống nghịch lý; trần thuật qua dòng nội tâm của nhân vật.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, tóm tắt, phân tích truyện.

 3. Thái độ: Giáo dục thái độ trân trọng những vẻ đẹp giản dị của quê hương và nâng niu, kính trọng mái ấm gia đình.

 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

 - Xác định giá trị, Kiểm soát cảm xúc, thể hiện sự cảm thông,Tự nhạn thức.

III. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:

-Phương pháp: Vấn đáp, đóng vai, Dạy học theo nhóm.

- Kỹ thuật: Đọc hợp tác, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ,tóm tắt tài liệu theo nhóm.

 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, Chân dung tác giả.

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 29
Ngày soạn: 04.03
Ngày giảng: 15.03
Tiết 136
Hướng dẫn đọc thêm Bến quê
 (Nguyễn Minh Châu)
 (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.
- Bước đầu cảm nhận được ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời mỗi con người; Nhận ra những vẻ đẹp bình dị của quê hương, gia đình qua cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Nhĩ.
- Thấy được nét đặc sắc về NT là tạo tình huống nghịch lý; trần thuật qua dòng nội tâm của nhân vật.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, tóm tắt, phân tích truyện.
 3. Thái độ: Giáo dục thái độ trân trọng những vẻ đẹp giản dị của quê hương và nâng niu, kính trọng mái ấm gia đình.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Xác định giá trị, Kiểm soát cảm xúc, thể hiện sự cảm thông,Tự nhạn thức.
III. Chuẩn bị:
Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
-Phương pháp: Vấn đáp, đóng vai, Dạy học theo nhóm.
- Kỹ thuật: Đọc hợp tác, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ,tóm tắt tài liệu theo nhóm.
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, Chân dung tác giả.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’) “Quê hương”! Hai tiếng thiêng liêng cất lên trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi con người. Phải chăng quê hương cũng chính là bến bờ neo đậu của đời ta? Truyện ngắn “Bến quê” của NMC đã giúp bạn đọc nhận ra một triết lý sâu sắc ở đời, thấy rõ “Một nhận thức đau đớn mà sáng ngời của con người”. Vậy nhận thức đau đớn mà sáng ngời ấy là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu. 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1: Hhướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
SGK trang 100.
- GV hướng dẫn đọc: Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả sắc thái, vẻ đẹp của thiên nhiên
 + Nhĩ: Giọng trầm tư suy ngẫm của một người từng trải, giọng xúc động, đượm buồn, ân hận, xót xa.
 + Liên: Dịu dàng, yêu thương. 
 +Tuấn: Giọng hỏi tò mò, ngạc nhiên.
 +Cô bé, bọn trẻ: Giọng hồn nhiên, tinh nghịch, vui tươi.
 + Cụ giáo Khuyến: Giọng an ủi, chia sẻ.
- Gọi hs1 đọc: Từ đầu đến “ngay trước cửa sổ nhà mình”
-Gọi hs2 đọc tiếp đến “những bậc gỗ mòn lõm”
- Gọi hs 3 đọc tiếp đến “càng yêu lũ trẻ trong ngôi nhà mình”.
- GV đọc tiếp đến “là gia đình trong những ngày này”.
- Gọi hs 4 đọc đoạn còn lại. 
- Gv nhận xét cách đọc và sửa.
- Tìm hiểu thêm một số từ khó: 
+ Lập thu: Theo lịch cổ truyền Trung Quốc mỗi năm có 24 tiết( Tiết lập thu; Tiết xuân phân xuân; Tiết thanh minh; Tiết đại hàn, tiểu hàn
+ Tiêu sơ: Cảnh đơn sơ, hoang vắng, tiêu điều
+ Bôn tẩu: Ngược xuôi đây đó để lo liệu công việc.
Máy chiếu: Giới thiệu thêm cho học sinh một số hình ảnh các chú thích: Bát chiết yêu; Dép sabô; Cờ thế.
- Dựa vào CT*, em hãy giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả?
- Máy chiếu: ảnh tác giả và giới thiệu thêm.
GV: Sau 1975, các sáng tác của ông đặc biệt là truyện ngắn đã thể hiện những tìm tòi mới quan trọng về tư tưởng, về nghệ thuật đã góp phần đổi mới quan trọng về tư tưởng văn học nước ta từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay. Một loạt các truyện ngắn ra đời gây xôn xao dư luận. Nhà văn Nguyên Ngọc đã từng đánh giá “ NMC là 1 trong những người mở đường tinh anh và tài năng, đã đi được xa nhất”. 
đ Hiện tượng nổi bật trong đời sống văn học ở chặng đầu thời kỳ đổi mới.
Máy chiếu: 
 + Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành.
 + Mảnh trăng cuối rừng.
 + Cửa sông.
 + Dấu chân người lính.
 + Bến quê.
- Nêu xuất xứ của truyện? Thể loại?
GV: SGK đã lược bỏ đi phần đầu của truyện. Đây là đoạn cuối của truyện ngắn.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt văn bản.
- Xác định những sự việc chính của truyện?
Máy chiếu: Những sự việc chính.
- Nhân vật Nhĩ đang bị bệnh nặng, phải nằm liệt trên giường bệnh, mọi sinh hoạt đều trông cậy vào vợ con chăm sóc.
- Nhân vật Nhĩ nhìn ra cửa sổ ngắm hàng cây bằng lăng, con sông Hồng trong nắng sớm và bãi bồi bên kia sông.
- Nhĩ trò chuyện với vợ, bày tỏ lòng biết ơn vợ.
- Nhĩ sai con trai sang bãi bồi bên kia sông Hồng thay mình nhưng con trai anh lại sa vào một đám chơi phá cờ thế trên hè phố.
- Lũ trẻ con hàng xóm sang giúp Nhĩ trở người dậy. Nhĩ lại nghĩ đến vợ, cảm nhận thấm thía về vẻ đẹp tâm hồn của vợ.
- Cụ giáo Khuyến sang thăm, hoảng hốt trước vẻ mặt bất thường của Nhĩ khi thấy Nhĩ cố nhứơn người, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó.
- Dựa vào các sự việc chính, em hãy kể tóm tắt đoạn trích bằng lời văn của mình?
- Truyện được kể bằng ngôi thứ mấy? 
- Việc lựa chọn ngôi kể T3 có tác dụng gì khi trần thuật?
GV: Ngôi kể thứ 3, qua điểm nhìn của tác giả. Tác giả là người kể chuyện giấu mặt song lại có mặt ở khắp nơi trong truyện, am hiểu các sự việc, diễn biến truyện cũng như hành động và tâm lý của các nv => Tạo ra một cái nhìn đa chiều, phong phú và khách quan trong truyện.
- Truyện có những nhân vật nào? Ai là nv chính? 
- Thế nào là tình huống truyện?(Là những sự việc có t/c bất ngờ, éo le cần phải giải quyết)
- Vậy nhân vật Nhĩ xuất hiện trong tình huống và cảnh ngộ nào của truyện? 
Máy chiếu : Chuỗi tình huống.
GV: Trong văn học đã có không ít tác phẩm đặt nv vào hoàn cảnh hiểm nghèo, giáp ranh giữa sự sống và cái chết để khai thác khát vọng sống, lòng nhân ái, sự hy sinh cao thượng như “Lão Hạc” (Nam Cao) ; “Tình yêu cuộc sống”(Giắc Lơn đơn) hay “Chiếc lá cuối cùng” (O Henry) – Nhưng NMC không khai thác theo hướng đó mà tạo nên 1 tình huống nghịch lý để chiêm nghiệm một triết lý về đời người. 
- Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt nào?( Tự sự + Miêu tả, biểu cảm, nghị luận)
- Theo diễn biến, truyện có thể được chia thành mấy phần? Nêu giới hạn và ND?
Máy chiếu:
1. Từ đầu đến “ trước cửa sổ nhà mình”: Cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về cảnh vật bến quê. 
2. Còn lại: Cảm nhận của nhân vật Nhĩ về con người ở bến quê và những suy ngẫm từ hoàn cảnh riêng mà phát hiện ra qui luật cuộc đời).
- Y/c học sinh đọc thầm đoạn 1: Nêu ND?
- Học sinh quan sát bức tranh sgk trang105 (GV quét bức tranh lên máy)
- Cảm nhận của ông được miêu tả vào thời gian nào và điểm nhìn từ đâu?
GV: Với một người mà chỉ nhấc được người ra khỏi tấm đệm đã tưởng như mình bay được một nửa vòng trái đất, thì cái cửa sổ ấy giống như cửa sổ cuộc đời vậy. Mọi cảm nhận của ông đều được quan sát từ đây, vào một sáng đầu thu.
- Cảnh vật ấy được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?
- Thưa thớt, nhợt nhạt chỉ màu sắc hoa ntn? GV: Có lẽ triết lý về cuộc đời bắt đầu thấp thoáng trong sự suy ngẫm về hoa. Nếu so sánh với các loài hoa kiêu sa như hồng, lan thì hoa bằng lăng quê kiểng thì có gì là đẹp đâu: Giản dị không rực rỡ khoe sắc, không ngào ngạt toả hương. Huống chi lại là những bông bằng lăng cuối mùa đã ít dần vì rơi rụng; Sắc tím đã phai màu đi vì vốn dĩ loài hoa này ngay từ khi mới nở thôi thì màu sắc đã nhợt nhạt rồi.
GV: Nếu như h/ảnh “Con sông quê hương” của nhà thơ Tế Hanh là con sông xanh biếc đầy sức sống trong trẻo, êm ả và thanh bình, hiền hoà thì ở đây với nv Nhĩ là dòng sông Hồng đỏ nhạt màu phù sa bồi đắp màu vàng thau xen màu xanh non.
- Vàng thau là màu ntn?(Màu vàng xuộm đậm lại hơi ánh đỏ )
- Xanh non là màu xanh ntn?(Xanh mướt tràn đầy sức sống của cỏ) 
Máy chiếu: Hình ảnh bãi bồi. 
GV: Lần đầu tiên ta bắt gặp một màu sắc đặc biệt đến thế. Một bãi bồi bên sông với sắc vàng xuộm ánh đỏ phù sa hoà quện trong màu xanh tươi non tràn sức sống căng trào của cỏ mơn mởn. 
- Hình ảnh “Bãi bồi được phù sa bồi đắp màu vàng thau xen màu xanh non” gợi cho liên tưởng gì về cuộc sống? (Phù xa bồi đắp cho bờ bãi màu mỡ, phì nhiêu, tốt tươi gợi ra một niềm hy vọng, niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc)
- Cảnh vật được miêu tả theo trình tự nào? GV: Miêu tả theo trình tự không gian(Từ gần-xa; khái quát - chi tiết, cụ thể) =>Bức tranh tòn cảnh với một không gian có chiều sâu, chiều rộng.
- Tác giả đã sử dụng từ loại gì để miêu tả cảnh bến sông? Đó là những hình ảnh ntn?
- Những cảnh vật và màu sắc ấy đã khiến cho ông có cảm nhận gì?
Máy chiếu: “- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”.
- BPNT? Cụm từ này giữ vai trò là thành phần gì trong câu? (phụ chú)
- Nó giải thích và nhấn mạnh cảm nhận gì của Nhĩ? (Cảm nhận rất lạ rất mới của ông về các màu xanh non xen vàng thau này).
GV bình: Trong cảm nhận của ông, vẻ đẹp của cảnh sắc TN bỗng trở nên quen thuộc, thân thiết, gần gũi biết bao! Gần đến nỗi như chính làn da, mái tóc, thớ thịt, hơi thở mà ông không thể thiếu được.
- Tại sao ông lại cảm nhận được như vậy? Có phải chăng là do trước đây cảnh vật không giống như bây giờ?
GV: Cảnh vật ở bến sông quê muôn đời nay vẫn thế, có gì thay đổi đâu. Nhưng nó lại rất mới mẻ với ông. Sinh ra và lớn lên ở nơi chôn nhau cắt rốn, vậy mà đây là lần đầu tiên ông mới phát hiện và cảm nhận được cái vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của quê hương mình. Vì thế cái cảm nhận của một con người thân tàn lực kiệt ấy vừa chua xót lại vừa đáng quý, đáng trân trọng biết bao!
- Qua toàn bộ đoạn 1, em thấy bức tranh bến sông quê hiện lên ntn?
- Tại sao bức tranh bến sông đẹp là vậy mà đọc nó ta có cảm giác đượm buồn?
GV: Cảnh sắc TN được nhìn và miêu tả qua cái nhìn của Nhĩ . Tuy đẹp, gợi cảm song đượm buồn bởi nhuốm cái nhìn tâm trạng của ông - Một con người đang phải sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời .
 Nguyễn Du viết trong “Truyện Kiều”:
 “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
 Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ”.
 Khao khát được khám phá tìm hiểu về quê hương, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết: 
 “Quê hương là gì hở mẹ?
 Mà cô giáo dạy phải yêu 
 Quê hương là gì hở mẹ?
 Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều”.
Còn nv Nhĩ trong truyện thì sao? Chúng ta cùng trở lại với dòng suy nghĩ của ông.
 Máy chiếu: Câu văn
“Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất.trước cửa sổ nhà mình”.
- Cụm từ gạch chân sử dụng BPNT gì?(Nói quá)
- Em hiểu ntn nào về suy nghĩ này của ông?
GV: Ông đã từng đi công tác rất nhiều nơi trên đất nước và TG: Châu á, châu Âu, châu Mỹ La tinh . Vậy mà cái vẻ đẹp hoang sơ, bình dị ấy lại trở nên xa lắc vì ông chưa một lần đặt chân đến.
- Khung cảnh TN ở bến sông quê còn mang ý nghĩa biểu tượng. Theo em đó là ý nghĩa gì? (Vẻ đẹp và những giá trị bình dị, gần gũi của quê hương)
- Trải nghiệm những suy nghĩ này của Nv Nhĩ, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
GV: Nhà thơ Giang Nam trong bài thơ “Quê hương” đã từng chia sẻ:
 “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
 Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn”.
Trắc nghiệm: Những khám phá riêng của Nhĩ về bãi bôì bên sông đã đem đến cho ông tâm trạng gì?
a. Buồn bã, trầm uất.
b. Ngạc nhiên, vui sướng.
c. Tự hào, hãnh diện với bạn bè.
d. Say mê, xúc động pha lẫn nỗi ân hận, đau đớn, xót xa.
GV: Giờ đây ông mới chua xót và đau đớn ân hận nhận ra rằng những gì là thân thương và gần gũi nhất với mình không phải là những điều c ... òng biết ơn sâu sắc.
Trắc nghiệm: Lý do nào khiến Nhĩ muốn con trai sang sông?
a. Để nó có thời gian đi chơi loanh quanh và mua quà về cho anh.
b. Vì muốn con trai mình cần phải biết mảnh đất bên kia sông – nơi có nhiều điều kỳ lạ.
c. Nhĩ muốn con trai thay mình thực hiện khát vọng sang bên kia sông – một mảnh đất lúc này đã trở nên quá đỗi thân thương với anh.
d. Vì anh muốn con trai anh sẽ không phải ân hận như anh lúc cuối đời.
GV: Đứa con là phần máu thịt, là tương lai, hy vọng còn tồn tại của Nhĩ.
Trắc nghiệm: Vì sao Tuấn không sang sông như bố muốn?
a. Anh bị hấp dẫn bởi trò chơi phá cờ thế.
b. Anh cũng ham chơi giống bố hồi trẻ.
c. Vì anh không biết đó là một nỗi khát khao lớn cuối cùng của bố.
d. Vì cả 3 lý do trên.
GV: Nhĩ hiểu nên anh không giận con bởi nó là hiện thân tuổi trẻ của anh
- Từ đó,Nhĩ đã rút ra qui luật gì trong cuộc đời con người?
Trắc nghiệm: Hình ảnh “Bờ đất lở dốc đứng phía bên này sông” tượng trưng cho điều gì?
a. Những khó khăn, gian khổ của quê hương.
b. Những khó khăn, gian khổ của đời người.
c. Phần thiếu hụt của cuộc đời môic=x con người.
d. Những khó khăn, trở ngại không thể vượt qua.
Trắc nghiệm: Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm NT nổi bật của truyện ngắn “Bến quê”?
a. Tổ chức đối thoại và miêu tả hành động của nhân vật.
b. NT miêu tả thiên nhiên.
c. NT miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế.
d. Xây dựng nhiều hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa biểu tượng (Bãi bồi bên kia sông; Bờ đất lở dốc; Hình ảnh cậu con trai sa vào đám chơi phá cờ thế)
GV: Muốn thực hiện được hoài bão thì trước tiên người ta phải bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất- Muốn yêu đất nước, yêu Tổ quốc thì trước tiên hãy yêu từ chính quê hương – nơi chôn râu, cắt rốn của mình.
b. Con người bến quê
* Nhân vật Liên:
=> Người phụ nữ dịu dàng, tần tảo, giàu đức hy sinh và thuỷ chung.
* Nhân vật anh con trai:
=> Cuộc sống và số phận của con người chứa đựng nhiều điều bất thường, những nghịch lý ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định, những toan tính, ước muốn và những hiểu biết của con người.
* Lũ trẻ, cụ giáo Khuyến:
- Hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ, vui tươi.
- Biết quan tâm, ân cần, cảm thông và chia sẻ => Giàu lòng nhân ái.
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
2. Nội dung: Thể hiện những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời. Thức tỉnh ý thức trân trọng những giá trị cuộc sống của gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.
IV. Luyện tập:
4. Củng cố ,Luyện tập(1’)
5. Hướng dẫn về nhà (1’) Học nội dung bài này và ôn tập lại toàn bộ KT tiếng Việt đã học trong chương trình NV9.
 .
Ngày soạn: 23.03
Ngày giảng: 28.03
Tiết 141
 ôn tập tiếng việt
 (Tiết 1)
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Hệ thống hoá các KT tiếng Việt đã học trong chương trình NV9: Khởi ngữ, 5 TP biệt lập.
 2. Kỹ năng:Rèn kỹ năng sử dụng các TP câu trong khi nói và viết.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục:
 - Tìm kiếm và xử lý thông tin, đặt mục tiêu, tự nhận thức.
 III. Chuẩn bị: 
Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
Phương pháp: Dạy học theo nhóm.
Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, động não, tóm tắt tài liệu theo nhóm.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng tổng hợp.
 IV. Tiến trình bài dạy
 1.ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại lý thuyết.
- Thế nào là khởi ngữ? Lấy ví dụ?
- Thành phần biệt lập là gì?
Hãy kể tên các TP biệt lập đã học?
- GV làm các băng giấy ghi khái niệm của 5 TP biệt lập này và cho học sinh lên dán vào các tên tương ứng.
- Tại sao các TP này lại được gọi là các TP biệt lập? 
- Học sinh nêu y/c BT1 SGK trang 109: Xác định những từ ngữ in đậm trong đoạn trích là Tp gì trong câu?
- Viết đoan văn ngắn giới thiệu về truyện ngắn “Bến quê” của NMC có chứa TP khởi ngữ và một câu có chứa TP tình thái?
- Gv hướng dẫn, học sinh làm theo nhóm vào bảng phụ.
- GV chữa và cung cấp cho học sinh 2 đoạn văn mẫu.
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
 1. Khởi ngữ: Là thành phần câu đứng trước CN và nêu đề tài được nói đến trong câu.
* Đặc điểm: Trước khởi ngữ thường có các quan hệ từ.
Ví dụ: 
Đối với thầy cô, chúng ta phải kính trọng.
Đối với ban bè, chúng ta phải hoà nhã.
2. Thành phần biệt lập: Là những thành phần tách rời khỏi nghĩa sự việc của câu.
 a. TP tình thái.
 b. TP cảm thán.
 c. TP gọi đáp.
 d. TP phụ chú.
3. Bài tập:
 a. Bài tập 1: Xác định TP biệt lập trong các câu.
(a) Xây cái lăng ấy: TP khởi ngữ.
(b) dường như: TP tình thái.
(c) Những người con gái như vậy: TP phụ chú.
(d) Thưa ông: TP gọi đáp.
 Vất vả quá: TP cảm thán.
 b. Bài tập 2: Viết đoạn văn.
* Với “Bến quê” – NMC đã nêu ra một câu chuyện về cuộc đời, một cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta với những nghịch lý không dễ gì hoá giải. Có lẽ trong cuộc sống hôm nay, ta vẫn bắt gặp ở đâu đó những con người, những số phận như của nhân vật Nhĩ trong truyện. Một con người đã từng trải, từng có nhiều TG để đi đó đi đây nhưng cho đến cuối đời, khi ở vào cảnh ngộ đặc biệt thì mới có dịp nhận ra nhữngvẻ đẹp bình dị mà lớn lao ở ngay cạnh mình.
* Nói đến sự xót xa thì dường như nhân vật Nhĩ trong “Bến quê” của NMC là người phải xót xa nhiều hơn cả. Bởi lẽ một con người đã từng trải, đi khắp nơi trên TG không còn sót một xó xỉnh nào mà đến lúc sắp phải từ giã cõi đời 
4. Củng cố , Luyện tập(1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Tiếp tục ôn tập KT đã học.
 .
Ngày soạn: 24.03
Ngày giảng:30.03
Tiết 142
 ôn tập tiếng việt
 (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy
 1.Kiến thức:Hệ thống hoá các KT tiếng Việt đã học trong chương trình NV9: Các phép liên kết câu, liên kết đoạn; Nghiã tường minh và hàm ý.
 2.Kỹ năng:Rèn kỹ năng sử dụng các phép liên kết câu, đoạn và cách nói hàm ý trong khi nói và viết.
 3.Thái độ:Giáo dục ý thức tự giác học tập.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Như tiết trước.
III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp:
 - Kỹ thuật: Như tiết trước.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng tổng hợp.
IV. Tiến trình bài dạy
 1.ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 - Thế nào là liên kết câu, đoạn văn?
- Hãy liệt kê các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn em đã học?
- Học sinh ôn lại KN các phép này.
- Hs đọc và nêu y/c BT1?
- Hs làm miệng.
- Nêu y/c BT2?
Máy chiếu: Đoạn văn mẫu ở BT 2 tiết 138.
- Học sinh làm. Gv sửa lỗi.
- Gọi học sinh đọc văn bản “Chiếm hết chỗ” SGK trang 111
- Người ăn mày muốn nói điều gì với lão nhà giàu qua câu in đậm?
- Tìm các hàm ý trong các câu? 
 II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
 1. Khái niệm: Các đoạn văn trong văn bản và các câu trong đoạn văn liên kết chặt chẽ về ND và hình thức.
 a. Về ND: Các câu trong đoạn văn đều phải tập trung hướng vào chủ đề của đoạn văn và văn bản.
 b. Về hình thức: Các câu, các đoạn văn liên kết bằng các phương tiện liên kết, các phép liên kết. 
2. Các phép liên kết:
 a. Phép lặp từ ngữ
 b. Phép thế.
 c. Phép nối.
3. Bài tập:
 a. Bài tập 1: Xác đinh phép liên kết.
(a) Nhưng, nhưng rồi, và => Phép nối (Quan hệ từ)
(b) Cô bé => Phép lặp từ ngữ.
 Cô bé-> Nó : Phép thế đại từ.
b. Bài tập 2: Ghi kết quả BT1 vào bảng hệ thống.
c. Bài tập 3: Nêu rõ sự liên kết về ND –HT giữa các câu trong đoạn văn viết về truyện ngắn “Bến quê” ở BT2 (Tiết 138)
III. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý:
 1. Khái niệm:
 a. Nghĩa tường minh: Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ liên quan.
 b. Nghĩa hàm ý: Là phần thông báo không được diễn đạt trực tiế bằng những từ ngữ liên quan song có thể được hiểu suy ra từ những từ ngữ ấy.
2. Bài tập:
 a. Bài tập 1: 
- “ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi
=> Địa ngục là chỗ dành cho nhà giàu keo kiệt ( Hàm ý thái độ mỉa mai)
 b. Bài tập 2: Tìm hàm ý
(a) Tớ thấy họ ăn mặc đẹp => Họ chỉ được cái ăn mặc đẹp còn chơi bóng thì không hay.
(b) Tớ báo cho Chi rồi => Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn.
4. Củng cố , Luyện tập:(1’)
5. Hướng dẫn về nhà:(1’) Ôn lại các KT đã học. 
 Về nhà lập dàn ý cho đề bài:
 “ Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
 .
Ngày soạn: 26.03
Ngày giảng: 02.04
Tiết 143+144
 Luyện nói : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
I. Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức:Giúp học sinh củng cố các KT đã học về kiểu bài NL về một đoạn thơ, bài thơ.
 2.Kỹ năng:Rèn kỹ năng lập dần ý, trình bày miệng theo dàn ý.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, thể hiện sự tự tin, Lắng nghe tích cực, đặt mục tiêu....
III. Chuẩn bị:
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Đóng vai, trò chơi.
 - Kỹ thuật: Động não, Giao nhiệm vụ.
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Lập dàn ý trước ở nhà.
IV. Tiến trình bài dạy
 1.ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Máy chiếu: Đề bài SGK trang
Gọi học sinh đọc.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhanh đề bài về kiểu bài và ND.
- GV yêu cầu các nhóm treo bảng phụ dàn ý đã chuẩn bị sẵn lên bảng. Các nhóm nhận xét và bổ sung. GV sửa lại.
Máy chiếu: Dàn ý chung
1. MB:
- Giới thiệu chung về BV và bài thơ (sáng tác 1963)
- Nêu khái quát giá trị NT và ND của bài thơ (Ca ngợi tình bà cháu)
2. TB:
 a. Luận điểm 1: H/a bếp lửa gợi những kỷ niệm tuổi thơ gắn bó bên bà.
- H/a bếp lửa “chờn vờn sương sớm; ấp iu nồng đượm” => Từ láy: Gợi tả h/a bà kiên nhẫn, khéo léo, nhẹ nhàng, thân quen.
- Chi tiết “mùi khói, đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy” => Tái hiện lại cuộc sống vất vả, khó khăn, đói nghèo cơ cực.
- H/a “Khói hun nhèm mắt; sống mũi cay cay”=> Xúc động, nỗi thương nhớ ngậm ngùi khi nhớ về kỷ niệm tuổi thơ.
- Đồng hiện là âm thanh tiếng chim tu hú=> Gợi những kỷ niệm đầm ấm về t/c bà cháu và niềm mong ước được đỡ đần bà.
- Bà trở thành chỗ dựa tinh thần cho cuộc đời cháu: “Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
 Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh.
- H/a ẩn dụ “Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn”=> Sức mạnh của ý chí, bản lĩnh sống của người phụ nữ VN.
b. Luận điểm 2: Những suy ngẫm của cháu về bà.
- “Lận đậnnhóm yêu thươngtâm tình tuổi nhỏ”=> Bà đã nhóm dậy cả 1 cuộc đời mới ấm no, hạnh phúc và cả những niềm tin, những kỷ niệm ngọt ngào tuổi thơ, từ đó nhóm lên cả những niềm tin, ước mơ, hoài bão và lòng biết ơn sâu sắc với bà.
3. KB:
- Khảng định lại giá trị ND và NT của bài thơ.
- Nêu cảm nghĩ bản thân. 
- Dựa vào dàn ý chung, đại diện các tổ trình bày trước lớp. Các nhóm nhận xét, gv sửa.
A. Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
B. Lập dàn ý:
C. Luyện nói:
4. Củng cố , Luyện tập:(1’)
5. Hướng dẫn về nhà(1’) Soạn bài “Những ngôi sao xa xôi”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 29.doc