Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 34

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 34

Tiết 164

 BẮC SƠN

 (Nguyễn Huy Tưởng)

 I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm đựơc một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Bước đầu nắm được ND, ý nghĩa của đoạn trích hồi 4 vở kịch: Xung đột, mâu thuẫn kịch được bộc lộ gay gắt tác động đến tâm lí nhân vật Thơm khiến cô đứng hẳn về phía Cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.

- Thấy được NT viết kịch của tác giả: Tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật.

- Hình thành những hiểu biết cơ bản về thể loại kịch nói.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc phân vai, tóm tắt và tìm hiểu, phân tích tình huống kịch.

 3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng tình yêu thương loài vật.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:19.04
Ngày giảng:
Tiết 164
 Bắc sơn
 (Nguyễn Huy Tưởng) 
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm đựơc một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Bước đầu nắm được ND, ý nghĩa của đoạn trích hồi 4 vở kịch: Xung đột, mâu thuẫn kịch được bộc lộ gay gắt tác động đến tâm lí nhân vật Thơm khiến cô đứng hẳn về phía Cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.
- Thấy được NT viết kịch của tác giả: Tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật.
- Hình thành những hiểu biết cơ bản về thể loại kịch nói.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc phân vai, tóm tắt và tìm hiểu, phân tích tình huống kịch.
 3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng tình yêu thương loài vật. 
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, Xác định giá trị, Kiểm soát cảm xúc, thể hiện sự cảm thông,ứng phó với sự căng thẳng.
III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Thuyết trình, đóng vai, vấn đáp, dạy học theo nhóm.
 -Kỹ thuật: Đọc sáng tạo, chia nhóm, giao nhiệm vụ, tóm tắt tài liệu theo nhóm.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phân vai,thông tin về tác giả.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
3. Bài mới (1’) Bắc Sơn là một địa danh ở tỉnh Lạng Sơn. Cuộc k/n Bắc Sơn nổ ra cuối năm 1940 đầu 1941 – Là 1 trong những trang sử oanh liệt của nhân dân và Đảng ta. Vở kịch của NHTưởng đã nói về cuộc k/n này. Đây là vở kịch đầu tiên biểu hiện thành công chủ đề CM, được công diễn đêm ngày 6/4/1946 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc theo vai nhân vật,tìm hiểu tác giả,tác phẩm.
 SGK trang/159.
- Gv hướng dẫn đọc phân vai: Các nv, người đọc phần dẫn phụ chú.
- Gọi học sinh đọc, sau đó tìm hiểu từ khó.
- Nêu những nét cơ bản về kịch gia Nguyễn Huy Tưởng?
- Gv treo ảnh tác giả và giới thiệu thêm:
Cảm hứng lịch sử, CM in đậm trong các tiểu thuyết và kịch của ông.
Máy chiếu: 
+ Tiểu thuyết: Đêm hội Long Trì; An Tư công chúa; Sống mãi với thủ đô; Truyện anh Lực
+ Kịch: Vũ Như Tô; Cột đồng Mã Viện; Bắc Sơn..
+ Truyện thiếu nhi: An Dương Vương xây thành ốc; Lá cờ thêu sáu chữ vàng; Kể chuyện Quang Trung.
- GV cho học sinh tìm hiểu khái quát về ND của vở kịch – SGK trang
- Vị trí của đoạn trích?
GV: Vở kịch gồm có tất cả 5 hồi.
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản Kịch.
- Em hiểu ntn về thể loại kịch? So với các văn bản NT khác thì kịch có gì khác biệt?
GV: Kịch là 1 trong 3 loại hình của NT ngôn từ (Tự sự; Trữ tình và kịch). Kịch thuộc hình thức sân khấu để biểu diễn.
Trắc nghiệm: Nhận định nào sau đây nêu đúng những đặc điểm của thể loại kịch?
a. Chủ yếu dùng phương thức kể, tả qua lời người kể chuyện để tái hiện cuộc sống.
b. Dùng phương thức biểu cảm và bằng lời của cái tôi trữ tình để biểu hiện t/c, thái độ.
c. Dùng lí lẽ, d/c để khảng định hoặc bác bỏ vấn đề đưa ra.
d. Dùng ngôn ngữ đối thoại., độc thoại, cử chỉ, hành động của nhân vật để thể hiện những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống.
- Em hãy kể tên một tác phẩm kịch đã học ở lớp 7? ( Vở chèo Quan âm Thị Kính)
GV: Giới thiệu về 4 loại hình kịch: Kịch nói, kịch câm, kịch hát, kịch kết hợp giữa ca kịch và múa.
- Vở chèo “Quan âm Thị Kính” thuộc thể loại kịch gì? (Kịch hát)
 Trắc nghiệm : Hãy sắp xếp các ý theo đúng trình tự diễn biến các sự việc được giới thiệu trong đoạn trích hồi 4?
a. Thơm và Ngọc nói chuyện với nhau trước khi Ngọc cùng đồng bọn đi lùng bắt Thái và Cửu.
b. Ngọc trên đường đi bắt cán bộ CM ghé về thăm nhà.
c. Thái và Cửu chạy trốn vào nhầm nhà Ngọc
d. Thơm quyết định giữ hai người ở trong nhà của mình.
e. Thơm khôn khéo che dấu Ngọc và cứu 2 người cán bộ CM. (a-> c-> b-> d-> e)
- Dựa vào trình tự đó, em hãy kể tóm tắt lại đoạn trích bằng lời kể của mình?
- Nhắc lại thế nào là xung đột và tình huống kịch?
- Vậy theo em, mâu thuẫn gây xung đột cơ bản của lớp kịch này là gì? (Những người CM chạy trốn nhầm vào nhà tên Việt gian chỉ điểm)
- Đó là 1 tình huống kịch ntn?(Gay cấn, gắt gao, đầy kịch tính, căng thẳng và hồi hộp: Vợ tên Việt gian che dấu và bảo vệ cán bộ CM).
- GV giới thiệu về nv này: Chị là người phụ nữ DT Tày: Cha, em trai bị bắt, giết. Mẹ bỏ đi. Chồng làm tay sai cho giặc.
- Nhắc lại diễn biến của đoạn trích?
Nửa đêm, tên Ngọc cùng lí trưởng, quan, bọn giặc Tây truy đuổi theo 2 cán bộ CM là Thái và Cửu. Bị dồn vào nguy kịch, Cửu đã dẫn Thái chạy vào nhà anh Điếc là người quen, song không ngờ lại là nhà của tên Ngọc mới tậu được.
- Vậy khi Thái và Cửu chạy trốn vào nhà mình, chị Thơm đã phản ứng ntn? Tìm các chi tiết mtả tâm trạng, cử chỉ, hành động của chị?
- Những cử chỉ, hành động ấy cho thấy chị có thái độ ntn với CM? 
GV: Thơm đã quyết định che dấu, bảo vệ cán bộ CM. Cô đã đứng về phía k/c, CM. Đó là sự thật của CMVN. Tình cờ, tên Ngọc chồng cô trở về. Cô đã đối phó và phản ứng ra sao? Tiết sau tìm hiểu tiếp.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
 1. Đọc
 2. Chú thích
a. Tác giả (1912 – 1960)
- Quê: Đông Anh – Hà Nội.
- Nhà văn chủ chốt của nền văn học Cách mạng Việt Nam.
- Thể loại: Thường viết tiểu thuyết, kịch. 
- Thường tập trung phản ánh hiện thực CM và k/c.
- Được nhận giải thưởng HCM về VHNT năm 1996.
* Tác phẩm chính:
b. Tác phẩm: Viết cuối năm 1945 đầu năm 1946.
- Vị trí đoạn trích:Thuộc hồi 4.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
 1. Thể loại: Kịch nói.
2. Tóm tắt:
3. Phân tích:
 a. Xung đột và tình huống kịch:
b. Nhân vật Thơm:
* Khi hai cán bộ CM chạy trốn vào nhà mình:
- Gật đầu se sẽ, trả lời “Không , không đời nào...”
- Hốt hoảng khi thấy bọn giặc Tây đến khám nhà.
- Ngoan ngoãn, mau lẹ đẩy 2 cán bộ CM vào buồng, nói...
=> Chị có thiện cảm với CM và người làm CM.
* Luyện tập:
4. Củng cố,Luyện tập: (1’)
5. Hướng dẫn về nhà; (1’) Đọc, tìm hiểu đoạn trích.
 Giờ sau tìm hiểu tiếp tiết 2.
 ..............................................................................
Ngày soạn: 19.04
Ngày giảng:
Tiết 165
 Bắc sơn
 (Nguyễn Huy Tưởng) 
 ( Tiết 2)
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm đựơc một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Bước đầu nắm được ND, ý nghĩa của đoạn trích hồi 4 vở kịch: Xung đột, mâu thuẫn kịch được bộc lộ gay gắt tác động đến tâm lí nhân vật Thơm khiến cô đứng hẳn về phía CM, ngay trong hoàn cảnh cuộc k/n đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.
- Thấy được NT viết kịch của tác giả: Tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật.
- Hình thành những hiểu biết cơ bản về thể loại kịch nói.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc phân vai, tóm tắt và tìm hiểu, phân tích tình huống kịch.
 3. Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng tình yêu thương loài vật. 
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 -Như tiết 164
II. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Như tiết trước.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
3. Bài mới (1’) 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
GV nhắc lại y/c đọc và hướng dẫn các em đọc phân vai hồi 4 của vở kịch.
- Khi tình cờ Ngọc trở về, Thơm đã có thái độ, cử chỉ lời nói ntn với chồng?
Máy chiếu: 
+ “Từ lúc anh thằng Sáng đi, tôi có ngủ được đâu. Buồn chết raTôi nghĩ tôi chán quá. Từ lúc anh thằng Sáng đi, tôi cứ đứng ngồi không yên”.
+ “Chỉ thương vất vả, lo nghĩ nhiều”
+ “Tôi van anh thằng Sáng”
- Đó là những lời nói ntn? Sự khác thường trong những lời nói của cô là gì?
GV: Cô ăn nói nhẹ nhàng, t/c. Lúc thì nhắc chồng, lúc lại giục giã. Thực chất là cô đang rất lo sợ, rồi cô sốt ruột nhìn trộm chồng, khéo léo che dấu tâm trạng của mình.
- Những lời nói này của cô có thật lòng không?
GV: ẩn trong những lời nói ngọt ngào ấy là những lời nói vờ, nói dối để tránh cho Ngọc biết sự thực.
- Lúc có tiếng quan gọi, Ngọc chạy ra khỏi nhà thì cô có tâm trạng và thái độ ntn? (Thở dài, khoan khoái, nhìn theo mỉm cười, nghĩ thầm: May thế! )
GV: Đúng là cô đóng kịch rất giỏi nên Ngọc không nghi ngờ gì, cô đã qua mắt được tên Việt gian – mà tên Việt gian ấy lại chính là chồng mình.
Trắc nghiệm: Nhận định nào nói đúng về sự biến chuyển của nhân vật Thơm trong đoạn trích?
a. Từ chỗ thờ ơ, sợ hãi đễn chỗ đứng hẳn về phía CM (a)
b. Từ chỗ hiểu sai đến chỗ hiểu đúng về những người CM.
c. Từ chỗ htoe chồng làm chỉ điểm đến chỗ đấu tranh trực diện với chồng.
d. Từ chỗ quay lưng về phía CM đến chỗ đi theo CM.
- Qua diễn biến đoạn trích, em hiểu thêm gì về nhân vật Thơm?
GV: Quá trình giác ngộ CM của chị là tự giác. Từ nhận thức về bản chất độc ác của kẻ thù đến chỗ tự nguyện đứng về hàng ngũ của ta.
- Tên này được giới thiệu qua những chi tiết nào? Hành động xuyên suốt toàn bộ cả lớp kịch này của hắn là gì?
GV: Mỗi ngày hắn lộ nguyên hình là 1 con chó săn đắc lực cho bọn giặc Tây. Đêm nào hắn cũng đi suốt đêm, tay cầm đèn bấm, gậy gộc để lùng sục vây bắt cán bộ CM để được thưởng nhiều tiền, mua vàng, mua nhà, tậu ruộng, chạy cái hàm cửu phẩm mà “ăn khao 1 chuyến – Thế mới thích”. Đó là lối sống hưởng thụ...
- Qua đó, bộ mặt của tên này hiện ra ntn?
GV: Cửu là một nông dân 24 tuổi người Tày trở thành cốt cán của phong trào CM. Thái được cấp trên cử về Vũ Lăng để lãnh đạo phong trào. Vì vậy các hiện tượng sai lệch về quân sự, tổ chức, chính trị đã được kịp thời uốn nắn.
- Lúc Cửu rút súng toan bắn Thơm vì anh đã có ý nghĩ gì? (Vợ Việt gian thì cũng là Việt gian)
- Thái đã có hành động, lời nói gì lúc này? (Giữ tay, bảo đừng bắn)
Trắc nghiệm: Nhận định nào nêu nhận xét đúng nhất về nhân vật Thái?
a. Hoài nghi, không tin vợ Việt gian.
b. Hốt hoảng, bối rối khi chạy nhầm vào nhà Thơm.
c. Bình tĩnh, tin vào lòng tốt của quần chúng.
d. Bất lực, phó thác cho hoàn cảnh. 
Trắc nghiệm: Nhận định nào nêu đúng nhất những nét đặc sắc NT của đoạn trích?
a. Tạo dựng tình huống và miêu tả tâm lí nhân vật.
b. Tổ chức đối thoại, xây dựng nhân vật, tả cảnh tả tình.
c. Miêu tả tâm trạng, sử dụng phong phú các BPTT.
d. Xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật.
* Khi Ngọc trở về:
=> Những lời nói ngọt ngào, dịu dàng, khéo léo.
=> Là một cô gái dân tộc Tày, từ chỗ thờ ơ, sợ hãi đã tự giác giác ngộ CM, đứng về phía CM để bảo vệ cán bộ CM.
c. Các nhân vật khác:
* Tên Ngọc:
ú Là tên tay sai, tên Việt gian bán nước cầu danh, hám lợi.
* Nhân vật Thái và Cửu:
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
2. Nội dung: Ca ngợi tinh thần chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng. Biểu dương tinh thần yêu nước và quá trình giác ngộ CM của người phụ nữ dân tộc – Vạch mặt, lên án bọn Việt gian bán nước cầu vinh. 
IV. Luyện tập:
4. Củng cố,Luyện tập(1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
 -Học bài,viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về nhân vật Thái ,Cửu,Thơm.
 - Xem lại cách viết Hợp đồng.
 ..............................................................................
Ngày soạn: 28.04
Ngày giảng:
Tiết 166
 Luyện tập viết hợp đồng.
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại KT về văn bản hợp đồng.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tạo lập văn bản hợp đồng đơn giản thông dụng trong thực tế đời sóng hàng ngày.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, độc lập trong học tập.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 -Tự nhận thức, Xác định giá trị, thể hiện sự tự tin,thương lượng,đặt mục tiêu.
III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Đóng vai,Dạy học theo nhóm.
 -Kỹ thuật:Mảnh ghép, Hỏi chuyên gia,Phòng tranh.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Mẫu một số Hợp đồng thông dụng,Bảng phụ.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
3. Bài mới (1’) 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết đã học.
- Kể tên các loại văn bản hành chính công vụ em đã được học?
- Văn bản hợp đồng được viết ra nhằm mục đích và có tác dụng gì?
Trắc nghiệm: Trong các loại văn bản sau đây, loại văn bản nào có t/c pháp lí?
a. Tường trình. c. Báo cáo.
b. Biên bản d. Hợp đồng.
Trắc nghiệm: Nội dung nào sau đây không phù hợp với văn bản hợp đồng?
a. Có các bên tham gia kí kết.
b. Có sự thảo luận về trách nhiệm, quyền lợi của các bên tham gia.
c. Có những kiến nghị, đề nghị lên cơ quan có trách nhiệm để giải quyết.(c)
d. Có những điều khoản cụ thể để thống nhất. 
- Bố cục chung của văn bản hợp đồng gồm có mấy phần? Đó là những phần nào?
- GV cung cấp sẵn một bảng phụ: Hãy điền các y/ c cụ thể tương ứng với bố cục 3 phần của văn bản hợp đồng?
I. Lý thuyết:
 1. Mục đích và tác dụng của hợp đồng.
- Văn bản hợp đồng là văn bản có t/c pháp lí.
 2. Đặc điểm của hợp đồng.
 Bố cục
 Yêu cầu cụ thể.
 Phần mở đầu
Quốc hiệu, tiêu ngữ. Tên hợp đồng. TG, địa điểm. Họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên tham gia kí kết hợp đồng.
Phần ND
Ghi lại ND của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
Phần kết thúc
Ghi rõ họ tên, chức vụ, chữ kí đại diện các bên tham gia kí kết và xác nhận bằng dấu của cơ quan (Nếu có)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Em hãy nhắc lại những y/c về cách trình bày của văn bản hợp đồng?
 *Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh thực hành.
- Học sinh đọc và nêu y/c BT: Em sẽ lựa chọn cách diễn đạt nào? Tại sao?
- Dựa vào những thông tin có sẵn, học sinh luyện tập làm hợp đồng.
II. Luyện tập:
 1. Bài tập 1:
a. Hợp đồng có giá trị từ ngày  tháng năm đến hết ngày  tháng  năm (Vì ghi cụ thể TG có hiệu lực của bản hợp đồng) 
b. Bên B phải thanh toán cho bên A bắng đô la Mĩ.
c. Bên A sẽ không nhận nếu bên B đưa loại hàng không đúng phẩm chất, qui cách như đã thoả thuận.
d. Bên A có trách nhiệm đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại như đã thoả thuận với bên B. 
 2. Bài tập 2: Lập bản hợp đồng thuê xe đạp.
 Cộng hoà xã hội.
 Độc lập..
 Hợp đồng thuê xe đạp
Hôm nay ngày  tháng  năm tại . đã tiến hành thoả thuận về việc thuê xe đạp giữa hai chúng tôi:
1. Nguyễn Văn A, địa chỉ
2. Nguyễn Văn B, địa chỉ...
4. Củng cố,Luyện tập (1’)
5. Hướng dẫn về nhà (1’) Về nhà ôn lại toàn bộ các KT đã học về TLV.
 .............................................................................
Ngày soạn: 28.04
Ngày giảng:
Tiết 167
 Tổng kết tập làm văn.
 (Tiết 1)
 I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại KT về 6 kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tạo lập văn bản theo y/c cụ thể.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, độc lập trong học tập.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, Xác định giá trị, tìm kiếm và xử lý thông tin...
III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, dạy học theo nhóm.
 -Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, Mảnh ghép, Bản đồ tư duy, động não...
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng tổng kết.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
3. Bài mới (1’) 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại các kiến thức đã học.
Máy chiếu: Bảng tổng kết SGK trang 169, 170.
- Qua đó em rút ra nhận xét gì chung nhất về 6 kiểu văn bản này?
GV: Rất phong phú, đa dạng về kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt rất linh hoạt.
- Các kiểu văn bản này có sự khác biệt ntn?
Trắc nghiệm: Trong các loại văn bản sau, loại văn bản nào không sử dụng phương thức biểu cảm?
a. Lời giới thiệu về một di tích lịch sử.(a)
b. Điện chúc mừng, lời thăm hỏi, chia buồn.
c. Thư từ, biểu hiện t/c giữa con người với con người.
d. Tác phẩm văn học(Thơ trữ tình, tuỳ bút, bút kí)
- Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
Trắc nghiệm: Kiểu văn bản nào không được giới thiệu trong chương trình ngữ văn L9?
a. Văn bản tự sự.
b. Văn bản TM.(c)
c. Văn bản NL.
d. Văn bản miêu tả.
- Hãy nêu ví dụ cụ thể minh hoạ?
GV: Lấy d/c “Thuế máu” (NL + Tự sự, mtả, biểu cảm)
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS.
 1. Sự khác biệt giữa 6 kiểu văn bản trên.
- Tự sự khác miêu tả: Dùng phương thức biểu đạt chính là kể, thuật.
- Thuyết minh khác miêu tả và tự sự: Dùng các phương pháp để giới thiệu, trình bày nhằm cung cấp tri thức khách quan về đối tượng TM.
- Biểu cảm khác TM: Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, t/c của người viết.
- Nghị luận khác điều hành: Đưa ra nhận xét, đánh giá, thái đọ qua cách lập luận. (Luận điểm, luận cứ, luận chứng)
2. Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau dược vì: Mỗi kiểu văn bản sử dụng một phương thức biểu đạt riêng, có mục đích, ND, tác dụng, hiệu quả riêng.
3. Các phương thức biểu đạt trên có thể kết hợp với nhau trong một văn bản cụ thể vì nó sẽ làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn với người đọc, người nghe.
4. Củng cố, Luyện tập: (1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Tiếp tục ôn tập các KT về TLV theo y/c trong SGK.
 Đọc và soạn bài “Tôi và chúng ta”.
 .............................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 34.doc