Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 35

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 35

TÔI VÀ CHÚNG TA

 (Lưu Quang Vũ)

 (Tiết 1)

 I. Mục tiêu bài dạy

 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm đựơc một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Hiểu được phần nào xung đột kịch. Bước đầu thấy được tính cách của các nhân vật tiêu biểu: Hoàng Việt, Nguyễn Chính.

- Hiểu biết thêm về thể loại kịch: Tạo dựng tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc phân vai, tóm tắt và tìm hiểu, phân tích tình huống kịch.

 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần thẳng thắn, trung thực và ý thức phê bình, đấu tranh với cái cũ, cái lạc hậu.

II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

 - Tự nhận thức, Xác định giá trị,Tư duy sáng tạo, phê phán, thương lượng, giải quyết mâu thuẫn,kiên định.

III. Chuẩn bị:

 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:

 -Phương pháp: Đóng vai, Trò chơi,Vấn đáp,dạy học theo nhóm.

 - Kỹ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, Mảnh ghép.

 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phân vai.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 35
Ngày soạn:21.04
Ngày giảng:
Tiết 164
 Tôi và chúng ta
 (Lưu Quang Vũ) 
 (Tiết 1)
 I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm đựơc một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Hiểu được phần nào xung đột kịch. Bước đầu thấy được tính cách của các nhân vật tiêu biểu: Hoàng Việt, Nguyễn Chính.
- Hiểu biết thêm về thể loại kịch: Tạo dựng tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc phân vai, tóm tắt và tìm hiểu, phân tích tình huống kịch.
 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần thẳng thắn, trung thực và ý thức phê bình, đấu tranh với cái cũ, cái lạc hậu.
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, Xác định giá trị,Tư duy sáng tạo, phê phán, thương lượng, giải quyết mâu thuẫn,kiên định.
III. Chuẩn bị:
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Đóng vai, Trò chơi,Vấn đáp,dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, Mảnh ghép.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phân vai.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả,tác phẩm, đọc theo vai nhân vật.
SGK trang 173. GV hướng dẫn học sinh đọc phân vai.
+ Hoàng Việt: Giọng dứt khoát, tự tin, mạnh mẽ, quyết đoán.
+ Nguyễn Chính: Giọng kẻ cả, thách thức.
- Tìm hiểu một số từ khó.
- Dựa vào CT*, em hãy giới thiệu đôi nét cơ bản về tác giả?
- GV treo ảnh chân dung tác giả và giới thiệu thêm: Sinh ngày 17/4/1948 mất ngày 29/8/1988. Năm 1954 đi học và định cư ở Hà Nội. Từng là bộ đội chống Mĩ. Bắt đầu làm thơ từ 1960, giọng thơ ngọt ngào, đằm thắm, phảng phất phong vị dân gian của một tâm hồn trong sáng, thiết tha với đất nước; giàu mơ mộng nhưng nhiều băn khoăn day dứt:
+ Tập thơ “Bầy ong trong đêm sâu” (1983): Đầy dằn vặt, xót xa cô đơn, trăn trở, hoài nghi muốn thoát ra khỏi những chán chường mệt mỏi để thực sự có ích cho đời.
+ Tập thơ “Mây trắng của đời tôi” (1989)(Sau khi mất được xuất bản): Cảm xúc phong phú, tài hoa tinh tế nhưng suy nghĩ đằm sâu hơn, giàu chất khái quát và tạo hình.
Đầu năm 1980 có một bước ngoặt quan trọng: Chuyển sang hoạt động sân khấu.
GV: Khoảng 50 vở kịch đề cập đến những vấn đề mới mẻ, xung đột dữ dội, tình huống kịch căng thẳng, lôi cuốn, lời thoại sắc sảolà những nét đặc sắc về tư tưởng và NT trong kịch của ông.
Ngoài ra ông còn viết truyện ngắn và tiểu luận.
Máy chiếu:
+ Hương cây – Bếp lửa (Thơ in chung với Bằng Việt)
+ Bầy ong trong đêm sâu( Thơ 1983)
+ Mây trắng của đời tôi ( Thơ - in năm 1989)
Kịch: Hồn Trương Ba ra hàng thịt.
Bệnh sĩ; Ông không phải là bố tôi; Vụ án 2000 ngày; Tôi và chúng ta...
GV: Giới thiệu cho các em ND chính của cả vở kịch.
- Nêu vị trí của đoạn kịch này?
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kịch bản sân khấu.
- Nêu những sự việc chính của đoạn kịch? Dựa vào đó, em hãy kể tóm tắt đoạn kịch bằng lời kể của mình?
Trắc nghiệm: Văn bản thuộc thể loại kịch gì?
a. Kịch nói (a) 
b. Kịch hát 
c. Kịch câm
d. Kết hợp giữa ca kịch và múa.
Trắc nghiệm: Xung đột chính được nêu ra ở đoạn trích là gì?
a. Xung đột giữa những tính cách khác nhau.
b. Xung đột giữa những lối sống khác nhau.
c. Xung đột giữa tư tưởng bảo thủ và đổi mới.
d. Xung đột giữa đội ngũ lãnh đạo và công nhân.
- Vậy em hiểu thế nào là bảo thủ? đổi mới nghĩa là gì?
- Đại diện cho 2 phe phái ấy là ai? (Giám đốc H.Việt và PGĐ Nguyễn Chính là 2 đối thủ trong cuộc xung đột giữa 2 phe: Mới – cũ; Bảo thủ – Tiến bộ)
- Xung đột này nằm ở phần nào của vở kịch? (Bắt đầu xung đột)
- Theo H. Việt cần phải làm gì? 
GV: Không thể giữ mãi các nguyên tắc, cơ chế đã trở nên lạc hậu, cứng đờ mà phải mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức, quản lí để thúc đẩy sản xuất; Không chạy theo CN hiện thực mà cần coi trọng thực tiễn, coi trọnghiệu quả thiết thực của các công việc; Không thể có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung mà phải quan tâm một cách sát sườn đến cuộc sống và quyền lợi của mỗi cá nhân con người.
- Vậy vấn đề mà tác giả đặt ra trong bối cảnh đất nước ta lức bấy giờ có ý nghĩa gì?
GV: Có ý nghĩa trực tiếp, xuất phát từ thực tế cuộc sống, là vấn đề nóng bỏng cần phải giải quyết lúc bấy giờ.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
 1. Đọc
2. Chú thích
 a. Tác giả (1948 – 1988)
- Quê: Phú Thọ.
- Từng là bộ đội tham gia k/c chống Mĩ.
- Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch tài năng.
- Giọng thơ ngọt ngào, đằm thắm, phảng phất phong vị dân gian của một tâm hồn trong sáng, thiết tha với đất nước; giàu mơ mộng nhưng nhiều băn khoăn day dứt.
- Bút pháp NT sắc sảo, nhạy bén, tính luận chiến mạnh mẽ đề cập đến hàng loạt vấn đề thời sự nóng bỏng của thời kì đổi mới trong những năm 80 của thế kỷ XX.
* Tác phẩm chính:
b. Tác phẩm: Vở kịch “Tôi và chúng ta” gồm có 9 cảnh.
- Vị trí đoạn trích: Thuộc cảnh 3 (Phản ánh hiệp đầu giao phong giữa 2 phái mới và cũ; Tiến bộ và bảo thủ tại xí nghiệp Thắng Lợi.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản:
Tìm hiểu chung:
- Thể loại: Kịch nói
2.Tóm tắt:
3. Xung đột, mâu thuẫn kịch:
Xung đột giữa tư tưởng bảo thủ và đổi mới.
+ Cần phải thay đổi phương thức tổ chức, cơ chế sản xuất.
+ Cần phải quan tâm thiết thực đến đời sống, quyền lợi của cá nhân, con người lao động.
* Luyện tập: Điền vào cột B chức vụ cho phù hợp với tên nhân vật ở 
 A
 B
Hoàng Việt
Nguyễn Chính
Lê Sơn
Trương
 Giám đốc
PGĐ
Kĩ sư
Quản đốc
4. Củng cố,Luyện tập (1’) 
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Tiếp tục đọc và tìm hiểu đoạn kịch, giờ sau học tiếp.
 .......................................................................................
Ngày soạn: 21.04
Ngày giảng:
Tiết 165
 Tôi và chúng ta
 (Lưu Quang Vũ) 
 (Tiết 2)
 I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức: 
- Nắm được diễn biến và kết quả của hành động kịch thông qua cuộc đấu tranh giữa 2 nhân vật Hoàng Việt và Nguyễn Chính đại diện cho 2 phe phái : Mới và cũ; Tiến bọ và bảo thủ.
- Tạo dựng tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc phân vai, tìm hiểu và phân tích nhân vật.
 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần thẳng thắn, trung thực và ý thức phê bình, đấu tranh với cái cũ, cái lạc hậu.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Như tiết trước
 III. Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Gọi học sinh đọc lại đoạn trích.
Trắc nghiệm: Xung đột trong đoạn trích thuộc phần nào của vở kịch?
a. Bắt đầu xung đột (a)
b. Xung đột phát triển
c. Xung đột cao trào
d. Xung đột được giải quyết.
GV: Đó là xung đột giữa 2 phe đối lập nhau
- Đại diện cho 2 phe phái ấy là những nhân vật nào?
GV: Tình trạng sản xuất của xí nghiệp đang đi vào thế bế tắc. Giám đốc Hoàng Việt đã triệu tập một cuộc họp gấp.
- Anh đã đột ngột công bố kế hoạch sản xuất mới ntn?
- Theo em, thực chất của kế hoạch và những thay đổi táo bạo ấy là gì?
GV: Kế hoạch này ngay lập tức nhận được thái độ phản ứng rất gay gắt của mọi người.
- Phản ứng ấy ntn? Kết quả?
 + Lê Sơn: Hoài nghi, sợ hãi, phân vân
-> Tự tin vượt qua chính bản thân mình và quyết định nhập cuộc.
+ Trưởng phòng tài vụ và trưởng phòng tổ chức: Không tán thành song cũng phải miễn cưỡng chấp hành mà không thoải mái, chưa tâm phục, khẩu phục.
+ PGĐ Nguyễn Chính: Bỏ ra ngoài, đe doạ, thách thức “Được, rồi xem”.
Trắc nghiệm: Nhận định nào nêu đúng nhất về tính cách của nhân vật H. Việt trong đoạn kịch?
a. Giỏi về chuyên môn và tổ chức.
b. Giỏi về tổ chức nhưng chưa mạnh dạn.
c. Năng động, tự tin và đầy quyết đoán.
d. Năng động nhưng có phần còn máy móc, nguyên tắc cứng nhắc.
GV: Anh là mẫu người lãnh đạo thời kì đổi mới...
- Qua hồi 3 của vở kịch , phẩm chất và tính cách của các nhân vật khác được bộc lộ ntn?
- Tìm những chi tiết giới thiệu về nv Nguyễn Chính? Qua đó ta hiểu thêm gì về con người này?
 * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh ghi tổng kết
- Khái quát lại những nét đặc sắc về NT của đoạn kịch?
- Đoạn kịch đã cho ta biết điều gì về cung cách làm ăn của thời bao cấp?
- Qua nhân vật H.Việt, tác giả muốn ca ngợi ai?
4. Diễn biến hành động kịch (Mâu thuẫn, xung đột kịch)
Mới( Tư tưởng tiến bộ, đổi mới)
Cũ(Tư tưởng bảo thủ, lạc hậu)
GĐ Hoàng Việt; Kĩ sư Lê Sơn; Thanh.
PGĐ Nguyễn Chính; Quản đốc Trương; Trưởng phòng tổ chức; Trưởng phòng tài vụ.
* Giám đốc Hoàng Việt đã công bố kế hoạch sản xuất mới:
- Mở rộng sx:
 + Tăng cường CN(Tuyển thợ hợp đồng)
 + Lo đủ vật tư, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, tu sửa máy móc.
- Thay đổi tổ chức sx: 
 + CN lĩnh lương mới theo sản phẩm.
 + Giảm CBCN viên gián tiếp.
=> Công khai tuyên chiến với cơ chế làm ăn cũ và tư tưởng bảo thủ, lạc hậu.
=> Kết quả: Hoàng Việt bước đầu áp đảo, buộc mọi người phải chấp hành.
=> Anh là một con người có tư duy biện chứng, khát khao đổi mới, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm – Thông minh, tự tin, táo bạo, năng động, quyết đoán và giàu nghị lực.
4. Các nhân vật khác:
* PGĐ Nguyễn Chính: Máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều thủ đoạn.
* Lê Sơn: Chuyên môn giỏi, hết lòng vì công việc vì xí nghiệp nhưng nhút nhát, ngại va chạm -> Tự nguyện đứng vào trận tuyến đấu tranh chống cái cũ, lạc hậu, bảo thủ trì trệ.
* Quản đốc Trương: Khô khan, hách dịch. Suy nghĩ và làm việc thụ động như một cái máy.
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống kịch.
- Xây dựng và khắc hoạ tính cách nhân vật.
 2. Nội dung: Phản ánh quá trình đấu tranh gay gắt giữa cái cũ – cái mới của thời kì quan liêu bao cấp. Đồng thời ca ngợi những con người năng động sáng tạo...
IV. Luyện tập:
4. Củng cố,Luyện tập (1’) 
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Học ND bài và tiếp tục ôn TLV.
 ..........................................................................
Ngày soạn: 22.04
Ngày giảng:
Tiết 166
 Tổng kết tập làm văn
 (Tiết 2)
 I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức: Học sinh hệ thống lại các KT đã học ( Các kiểu văn bản trong tâm như thuyết minh, tự sự, nghị luận; Mối quan hệ chặt chẽ giữa các phân môn trong môn Ngữ văn) 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hệ thống, so sánh đối chiếu giữa các kiểu bài, các phân môn.
 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác học tập và hứng thú với môn Ngữ văn.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
- Tự nhận thức, Tìm kiếm và xử lý thông tin, Tìm kiếm sự hỗ trợ.
III. Chuẩn bị:
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Vấn đáp,dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, động não.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng tổng kết.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
SGK trang 171.
Thảo luận:
+ N1,2: Phần văn và TLV có mối quan hệ với nhau ntn? Nêu ví dụ?
+ N3,4: Phần văn và TLV và Tiếng Việt có mối quan hệ với nhau ntn?
- GV sửa, bổ sung thêm. 
- GV lấy ví dụ “Mùa xuân nho nhỏ” để minh hoạ.
GV: Đó là tính tích hợp và cũng là một yêu cầu quan trọng của môn Ngữ văn THCS.
- Nhắc lại thế nào là văn bản TM?
- Khi làm bài TM, em cần phải chuẩn bị những gì?
- Kể tên các phương pháp TM đã học?
- Ngôn ngữ trong văn bản TM cần phải đảm bảo y/c gì?
- Văn bản tự sự có mục đích gì?
- Văn bản tự sự được tạo thành nhờ các yếu tố nào?
- Trong văn bản tự sự thường có sự kết hợp các yếu tố nào?
- Ngôn ngữ trong văn bản tự sự cần đảm bảo yêu cầu nào?
- Văn bản NL có mục đích gì?
- Văn bản NL được tạo thành nhờ các yếu tố nào?
II. Phần TLV trong chương trình ngữ văn THCS
1. Phần văn và TLV có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ, bổ sung ý nghĩa, có tác động qua lại với nhau vì:
- Phần văn cung cấp KT cơ bản về tác giả, tác phẩm văn học.
- Phần TLV cung cấp KT cơ bản về kiểu bài với các yêu cầu cụ thể khác nhau. Đồng thời rèn kĩ năng, thao tác viết bài TLV.
2. Phần TLV- Văn – Tiếng Việt:
Có mối quan hệ gắn bó, bổ xung ý nghĩa , có tác động qua lại vớu nhau. Vì: Tiếng Việt rèn luyện cho ta kĩ năng dùng từ, đặt câu, phân tích các BPTT tiếng Việt để tạo hiệu quả văn chương. 
III. Các kiểu văn bản trọng tâm:
 1. Văn bản thuyết minh
 a. Mục đích: Cung cấp những tri thức khách quan về đối tượng TM.
 b. Cần chuẩn bị: Tìm hiểu kĩ đối tượng TM (Hình dáng, kích thước, cấu tạo, xuất xứ, nơi sản xuất, cách sử dụng, bảo quản...)
 c. Các phương pháp TM: So sánh, đối chiếu, liệt kê, nêu số liệu, định nghĩa, phân tích...
 d. Ngôn ngữ của văn bản TM: Ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, trung thực khách quan...
 2. Văn bản tự sự:
 a. Mục đích: Tái hiện nhân vật, sự việc, hiện tượng.
 b. Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự: Nhân vật, sự việc, tình tiết, diễn biến...
 c. Văn bản tự sự thường kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, NL.
=> Giúp văn bản tự sự trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn, giàu sức thyết phục với người đọc, người nghe.
 d. Ngôn ngữ trong văn bản tự sự: Rõ ràng, chính xác, hàm súc.
 3. Văn bản NL:
 a. Mục đích: Giúp người đọc, người nghe hiểu đúng về một vấn đề nào đó, để từ đó hình thành thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá và có cách ứng xử đúng đắn, đúng mực.
 b. Do 3 yếu tố tạo thành: Luận điểm, luận cứ, luận chứng.
4. Củng cố,Luyện tập: (1’) Đề bài nào không thuộc đề bài NL xã hội?
 a. Suy nghĩ của em về bài học từ truyện “Thỏ và rùa”.
 b. Bàn luận về đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta.
 c. Suy nghĩ của em về vẻ đẹp của bài thơ “Mây và sóng”. (c)
 d. Bàn về lòng dũng cảm.
5. Hướng dẫn về nhà: (1’): Ôn tập những kiến thức đã học.
 ...........................................................................
Ngày soạn:28.04
Ngày giảng:
Tiết 168
 Tổng kết văn học. 
 (Tiết 1)
 I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hệ thống lại các KT đã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn THCS.
- Hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam: Các bộ phận văn học, các thời kì lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và NT.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hệ thống, so sánh đối chiếu theo thể loại.
 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác học tập và hứng thú với môn Ngữ văn.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, Xác định giá trị, Lắng nghe tích cực, Tìm kiếm và xử lý thông tin.
III. Chuẩn bị:
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Thuyết trình, Vấn đáp, Dạy học theo nhóm.
 -Kỹ thuật: Chia nhóm, Giao nhiệm vụ, Động não, Hỏi chuyên gia.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng tổng kết.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập
SGK trang 186: Y/c học sinh theo dõi mục I.
- Nền văn học Việt Nam do mấy bộ phận hợp thành? Đó là những bộ phận nào?
(Do 2 bộ phận hợp thành: VHDG và VH viết).
- Thế nào là văn học dân gian?
- GV phát cho các em bảng hệ thống đã liệt kê tên các tác phẩm đã học. Dựa vào phần đã chuẩn bị sẵn ở nhà, các em đối chiếu so sánh và sửa vào bảng hệ thống của mình.
- Sau đó y/c học sinh nhắc lại khái niệm về các thể loại này.
I. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam: 
 A. Văn học dân gian: 
 1. Khái niệm: VHDG là sản phẩm mang tính tập thể của quần chúng nhân dân mang tính truyền miệng của nhân dân, được lưu truyền từ đời này sang đời khác( VH bình dân)
 2. Lập bảng hệ thống:
STT
 Thể loại
 Các tác phẩm đã học
 1
Truyện truyền thuyết
 Truyền thuyết Hồ Gươm; Truyện Mị Châu, Trọng Thuỷ;
 2
Truyện cổ tích
Cây tre trăm đốt.
Em bé thông minh; Ông lão đánh cá và con cá vàng.
 3
Truyện ngụ ngôn
 4
Ca dao – dân ca
* Những câu hát về tình cảm gia đình
* Những câu hát về quê hương đất nước.
* Những câu hát than thân.
 5
Tục ngữ
 6
Sân khấu (Chèo)
Y/c học sinh theo dõi SGK trang 188.
GV: Trong thời Bắc thuộc, chữ Hán được đưa vào nước ta
 B. Văn học viết: 
 1. Văn học trung đại:
STT
 Thể loại
 Các tác phẩm đã học
 1
Truyện 
Chuyện người con gái Nam Xương; Hoàng Lê nhất thống chí;
 2
 Kí, tuỳ bút
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
 3
 Thơ chữ Hán.
Quốc tộ(Vận nước)-Đỗ Pháp Thuận
Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam)- Lí Thường Kiệt.
Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều)
Chinh phụ ngâm khúc (Đoàn Thị Điểm)
 4
 Truyện thơ Nôm.
Truyện Kiều; Truyện Lục Vân Tiên;
 5
 Văn NL (Văn học chữ Hán)
* Hịch
* Cáo.
* Chiếu
 Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
Cáo bình ngô (Nguyễn Trãi)
Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn)
3. Văn học hiện đại:
STT
 Thể loại
 Các tác phẩm đã học
 1
Truyện 
Làng; Lặng lẽ Sa Pa; Chiếc lược ngà; Cố hương; Bến quê; Những ngôi sao xa xôi; 
 2
Kí
 Cây tre VN..
 3
Tuỳ bút
 4
 Thơ
Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa; ánh trăng; Con cò; Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Sang thu; Nói với con; Mây và sóng; 
 5
 Kịch
Bắc Sơn; Tôi và chúng ta.
 6
 Văn NL
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của Laphôngten; 
- Học sinh theo dõi SGK trang 189.
- Lịch sử VHVN chia làm mấy thời kì?
- GV khái quát từng thời kì.
- Dựa vào SGK trang 191, cho học sinh sơ lược lại những nét đặc sắc nổi bật của VHVN.
II. Tiến trình lịch sử VHVN:
Lịch sử VHVN được chia ra làm 3 thời kì lớn:
 1. Từ TK X đến hết TK XIX
 2. Từ đầu TK XX đến năm 1945.
 3. Từ sau CM tháng Tám 1945 đến nay.
III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của VHVN:
4. Củng cố,Luyện tập: (1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Tiếp tục ôn lại các KT đã học theo các câu hỏi SGK trang 194, giờ sau ôn tập tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 35.doc