Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 36

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 36

Tiết 169

 TỔNG KẾT VĂN HỌC .

 (Tiết 2)

 I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hệ thống lại các KT đã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn THCS.

 - Ôn tập lại các thể loại văn học: VHDG, VH trung đại, VH hiện đại.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hệ thống, so sánh đối chiếu theo thể loại.

 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác học tập và hứng thú với môn Ngữ văn.

II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

 - Như tiết trước.

III. Chuẩn bị:

 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:

 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Như tiết 168

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 36
Ngày soạn: 28.04
Ngày giảng:
Tiết 169
 Tổng kết văn học . 
 (Tiết 2)
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hệ thống lại các KT đã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn THCS.
 - Ôn tập lại các thể loại văn học: VHDG, VH trung đại, VH hiện đại.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hệ thống, so sánh đối chiếu theo thể loại.
 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác học tập và hứng thú với môn Ngữ văn.
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Như tiết trước.
III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Như tiết 168
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 SGK trang 194.
- Nêu các thể loại cơ bản của VHDG?
- Nêu các thể loại cơ bản của VH trung đại?
GV: Giới thiệu lại các qui định về cấu trúc, vần, thanh, luật, niêm của thể thơ này.
Tiêu biểu về thể thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm là các bài “Qua đèo ngang”(Bà Huyện Thanh Quan); “ Bạn đến chơi nhà” - Nguyễn Khuyến) => Thơ thất ngôn bát cú đường luật là một chỉnh thể NT chặt chẽ, hoàn chỉnh. 
B. Sơ lược về một số thể loại văn học.
 I. Một số thể loại VHDG:
 1. Thể tự sự dân gian: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích.
 2. Thể trữ tình dân gian: Ca dao – dân ca.
 3. Thể loại sân khấu dân gian: Chèo, tuồng.
 4. Thể nghị luận: Tục ngữ.
II. Một số thể loại văn học trung đại:
 1. Các thể thơ:
 a. Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc:
 * Thể cổ phong: Thể tự do, chỉ cần có vần, vần không cần chặt chẽ(Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi; Chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn)
 * Thể Đường luật: Thể thơ viết theo luật từ thời nhà Đường có những qui định chặt chẽ về vần, thanh, đối, câu, chữ, cấu trúc bài thơ. Thơ Đường luật có 3 dạng chính:
+ Bát cú (8 câu): Tiêu biểu là thất ngôn bát cú (Bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 tiếng): Đề, thực, luận, kết.
+ Tứ tuyệt (4 câu): Loại 7 chữ(Thất ngôn tứ tuyệt) và loại 5 chữ (Ngũ ngôn tuyệt thi)
+ Trường luật (Bài luật) (10 câu trở lên)
 b. Các thể thơ có nguồn gốc dân gian:
* Thể thơ lục bát: Tạo thành từng cặp câu 6 tiếng (lục) và 8 tiếng (bát)
* Thể thơ song thất lục bát: Gồm 2 câu 7 tiếng(song thất) và một cặp câu lục bát.
2. Các thể truyện, kí: Chủ yếu được viết bằng chữ Hán (Truyền kì mạn lục; Thượng kinh kí sự; Hoàng Lê nhất thống chí)
3. Truyện thơ Nôm (Tiểu thuyết bằng thơ) : Xuất hiện khoảng TK XVII.
* Truyện thơ Nôm bình dân (Thường khuyết danh, gần gũi với VHDG)
* Truyện thơ Nôm bác học (Do các trí thức nho gia sáng tác): Truyện Kiều.
4. Một số thểt văn nghị luận: Chiếu, biểu, hịch, cáo.
III. Một số thể loại văn học hiện đại:
Kịch nói, phóng sự, phê bình văn học, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, thơ tự do.
4. Củng cố,Luyện tập (1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Về nhà ôn tập toàn bộ các KT đã học
 Chuẩn bị thi HKII.
 ..................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 170
 Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
I.Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức:Học sinh nắm được các tình huống cần sử dụng thư, điện chúc mừng, thăm hỏi.
 2.Kỹ năng: Biết cách viết một bức thư ,điện.
 3.Thái độ: Biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc đúng lúc,đúng chỗ.Giáo dục học sinh biết bày tỏ tình cảm ,cảm xúc, phù hợp với từng tình huống.
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 Tự nhận thức, Kiểm soát cảm xúc,giao tiếp, thể hiện sự cảm thông.
 III.Chuẩn bị:
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Đóng vai, Vấn đáp,dạy học theo nhóm,Trò chơi.
 -Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, động não, hỏi và trả lời.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, Một số mẫu thư, điện.
 IV.Tiến trình bài dạy:
 1.ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ: Không.
 3.Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1:
 -Giáo viên đưa bảng phụ
 ?Trường hợp nào cần gửi thư điện.( Nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau)
? Có những khó khăn trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để thông tin với người nhận
-Gv cho HS thảo luận nhóm.
? Kể thêm một số trường hợp khác trong cuộc sống mà em biết.
? Quan sát lại 4 tình huống trên và cho biết: Có mấy loại thư điện chính, là những loại nào.
?Mục đích của các loại có khác nhau không.
? Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu thế nào là thư điện chúc mừng, thăm hỏi.
 Giáo viên chốt: Là loại văn bản hết sức kiệm lời => Vẫn đảm bảo truyền đạt đầy đủ nội dung thông tin và bộc lộ tình cảm của người viết tới người nhận.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách viết.
- Gọi Hs đọc ví dụ SGK
? Nội dung thư điện chúc mừng và thăm hỏi giống và khác nhau ntn.
? Em có nhận xét gì về độ dài ngắn.
? Lời văn trong thư điện chúc mừng và thăm hỏi có điểm gì giống nhau.
? Nêu cách viết.
?Trong phần nội dung cần chú ý điều gì.( Lí do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận sẽ có điều tốt lành)
? Cách thức diễn đạt.
-HS viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.
 *Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Hoàn chỉnh các bức điện theo mẫu trong SGK
- Gv lưu ý : Họ tên ,địa chỉ người gửi phần này không chuyển đi nên không tính cước nhưng người gửi cần ghi đầy đủ,rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát báo bớt khó khăn.Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu người gửi không ghi đầy đủ theo yêu cầu.
?Xác định tình huống cần viết thư,điện chúc mừng thăm hỏi.
-Hs trình bày ,nhận xét.
? Viết một bức điện theo tình huống đã nêu.
-Ví dụ tình huống a.
-Tình huống c
I.Bài học:
1.Trường hợp viết thư điện thăm hỏi
a.Ví dụ: SGK
- Thư điện chúc mừng: tình huống a,b.
- Thư điện thăm hỏi:tình huống : c,d
-Có hai loại: +Thăm hỏi và chia vui.
 +Thăm hỏi và chia buồn.
-Mục đích: 
+Chúc mừng: Biểu dương, khích lệ thành tích, sự thành đạt của người nhận
+ Thăm hỏi: Động viên , an ủi người nhận.
b. Ghi nhớ 1: SGK
2.Cách viết:
 a. Ví dụ:
- Giống: Bày tỏ tình cảm của chúng ta với nguời nhận.
 - Khác: Mục đích.
-Nội dung: Ngắn gọn ,đầy đủ.
*Cách viết:
-Bước 1: Ghi rõ họ tên và địa chỉ người nhận.
- Bước 2: Ghi rõ nội dung.
- Ghi rõ họ tên địa chỉ người gửi.
b. Ghi nhớ2: ý 2,3
II.Luyện tập:
1.Bài tập 1: SGK
-Họ tên ,địa chỉ người nhận: 
 Khương Thu Hường
 Bồ Sơn- Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh.
- Nội dung: Nhận được tin gia đình bạn đang gặp khó khăn về cuộc sống.Tôi xin chia sẻ với bạn những khó khăn ấy và mong bạn cố gắng để vượt qua.
- Họ tên ,địa chỉ người gửi:
 Bùi Trần Hải
Giáo viên Trường THCS Hộ Đáp –Lục Ngạn- Bắc Giang.
2.Bài tập 2:
- Tình huống viết thư điện chúc mừng: a,b,d,e
-Tình huống viết thư điện thăm hỏi: c
a)Điện chúc mừng:( Tình huống a)
-Họ tên địa chỉ người nhận:
-Lí do: Nhận được tin ngài............ tái đắc cử làm tổng thống củaTôi xin thay mặt chính phủ và nhân dân Việt Nam được chúc mừng ,chia vui.
-Họ tên ,địa chỉ người gửi:
b) Điện thăm hỏi:( Tình huống c)
-Họ tên địa chỉ người nhận:
-Lí do: Nhận được tin trận động đất 8,9 độ richte kèm theo sóng thần và núi lửa, nổ nhà máy điện hạt nhân vừa mới xảy ra tại nước bạn Nhật Bản làm thiệt hại lớn về người và tài sản.Chính phủ Việt Nam xin chia buồn cùng nước bạn.
 4.Củng cố, Luyện tập( 1’): Giáo viên khái quát nội dung bài.
5. Hướng dẫn về nhà: Học , làm bài tập,xem trước phần còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 36.doc