Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần học 13

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần học 13

Tuần 13

Ngày soạn: 17.11

Ngày giảng:21.11

 Tiết 61 : LÀNG

 (Kim Lân)

I.Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức:

 Hs nắm được nhân vật ,sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.

 Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Kim Lân- một đại diện của thế hệ nhà văn đã có thành công từ giai đoạn trước cách mạng tháng Tám.

 - Nắm được nghệ thuật đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.

 - Tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, tóm tắt văn bản tự sự, phân tích nhân vật.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại

 3.Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu gia đình, quê hương, đất nước.

 *Trọng tâm tiết 1: Tình cảm của nhân vật ông Hai về làng .

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần học 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 13
Ngày soạn: 17.11
Ngày giảng:21.11
 Tiết 61 : Làng
 (Kim Lân)
I.Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức:
 Hs nắm được nhân vật ,sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
 Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Kim Lân- một đại diện của thế hệ nhà văn đã có thành công từ giai đoạn trước cách mạng tháng Tám.
 - Nắm được nghệ thuật đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
 - Tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, tóm tắt văn bản tự sự, phân tích nhân vật.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại
 3.Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu gia đình, quê hương, đất nước.
 *Trọng tâm tiết 1: Tình cảm của nhân vật ông Hai về làng .
 II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, xác định giá trị, Kiểm soát cảm xúc, thể hiện sự cảm thông, ứng phó với sự căng thẳng.
 III.Chuẩn bị: 
 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình, dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, Đọc hợp tác, hỏi và trả lời, tóm tắt tài liệu theo nhóm..
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học:Tranh minh hoạ, Bảng phụ, chân dung tác giả.
 IV.Tiến trình dạy học:
 1.ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ(3’) 
 Câu hỏi
 Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “ánh trăng” ? Cảm nhận của em về cái “giật mình” của tác giả ở cuối bài thơ?
 Đáp án
Nhà thơ giật mình khi bất chợt gặp lại h.ảnh vầng trăng, giật mình vì bấy lâu đã lãng quên đi quá khứ. Là thái độ ăn năn, tự vấn lương tâm để nhắn nhủ bản thân, mọi người đừng bao giờ quên đi quá khứ ân tình ân nghĩa.
*Đặt vấn đề vào bài: (1’) Đã bao đời nay, làng xóm quê hương có 1 vị trí, ý nghĩa đặc biệt với người nông dân trong đời sống vật chất và tinh thần. Nó gắn bó với họ cho tới tận khi họ từ giã cõi đời. Vì thế lòng yêu làng yêu quê đã trở thành 1 tình cảm sâu nặng, tự nhiên thấm sâu vào tâm thức, tâm linh của họ.
 3.Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
*Hoạt động 1:Hướng dẫn Hs đọc, tìm hiểu văn bản.
SGK trang 
Gv nêu y/c đọc: Giọng kể. Nhấn giọng từ ngữ diễn tả nội tâm, diễn biến tâm lý nhân vật để làm nổi bật tính cách nhân vật.
Gv đọc mẫu. Gọi học sinh đọc, kết hợp tìm hiểu từ khó:
+Vạt: Mảnh, vùng, khoảng đất.
+Liếp: Phên đan bằng tre mỏng.
+Ghét thậm: Ghét lắm.
+Vưỡn: Vẫn.
+Cải chính: Sửa đổi, thay lại.
+ Chợ Dầu hoặc “giầu” tên chữ của làng Phù Lưu.
-Tìm những từ có chứa yếu tố “cải” ?
(Cải cách, cải tổ, cải táng)
-Dựa vào chú thích *, hãy giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả?
-GV treo ảnh tác giả và giới thiệu thêm:
Ông được biết đến từ trước Cách mạng với những truyện ngắn đặc sắc về những thú vui dân dã, tài hoa của người dân xứ Kinh Bắc: Chọi gà, thả chim, đấu vậtÔng là cây truyện ngắn xuất sắc Đề tài thường viết về cs sinh hoạt vùng nông thôn và cảnh ngộ người nông dân VN.
Bảng phụ:
+ Nên vợ nên chồng(1955)
+ Con chó xấu xí(1962)
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
 (Trong thời kỳ đầu cuộc kc chống Pháp, được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ 1948).
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
- Nêu những sự việc chính của văn bản?
Bảng phụ:
+ Ông Hai là 1 nông dân nghèo làng Chợ Dầu, ông rất yêu làng và tự hào về làng mình.
+ Gia đình ông Hai đi tản cư kháng chiến
+ Ông đột ngột nghe tin làng mình đi theo Tây làm Việt gian.
+ Tâm trạng ông vô cùng đau đớn tủi nhục.
+ Thái độ lạnh nhạt của mọi người ở nơi tản cư với những người dân làng chợ Dầu.
+ Tâm trạng ông Hai vui sướng, hạnh phúc, tự hào khi ông nghe tin cải chính.
- Theo diễn biến, truyện có thể chia mấy phần? Xác định giới hạn và nêu nd ?
Bảng phụ: 3 phần
+ Từ đầu đến “múa cả lên,vui quá”: CS của ông ở nơi tản cư.
+ Tiếp đến “được đôi phần”:Tâm trạng ông Hai khi nghe tin dữ.
+ Còn lại : Tâm trạng vui sướng của ông Hai khi nghe tin cải chính.
GV kể lược nội dung đoạn truyện đã bị lược bỏ để hs thấy được lý do gia đình ông Hai phải đi tản cư.
- Tản cư?
- Cuộc sống của ông ở nơi tản cư ntn?
Bảng phụ: + ở nhờ nhà chủ.
 + Vợ, con gái
 + Ông vỡ đất trồng trọt
- Qua đó ta hiểu thêm gì về nhân vật ông Hai?
GV: Ông rất khéo tay, là lão nông cần cù chịu khó, làm việc suốt ngày, không mấy lúc ngơi tay.
- Trong cuộc sống ấy, ông còn có mối quan tâm nào khác nữa?
- Nhớ làng mình, ông nhớ lại những kỷ niệm nào?
(Những ngày làm việc với anh em, đồng chí)
- Cùng với nỗi nhớ làng, ông còn quan tâm tới điều gì?
- Tại sao ông lại quan tâm tới tin tức k/c?
Trắc nghiệm: Trong câu nói của ông Hai “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó” –Thì “chúng nó” là chỉ ai ?
a. Cua cá c. Trâu bò
b. Lũ trẻ d. Giặc Tây.
GV: Ông coi thường, khinh bỉ chúng..
- Thái độ của ông khi biết được những tin tức về k/c ntn?
- Ruột gan cứ múa cả lên ?
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của nv trong đoạn văn ?
Trắc nghiệm: Em hiểu thêm gì về con người ông Hai ?
a. Quan tâm , yêu nghề làm ruộng của mình
b. Tự hào về nghề trồng lúa của quê hương.
c. Vui sướng, quan tâm đến tình hình quê hương, đất nước.
d. Cả 3 nd trên.
-Kể tóm tắt sự việc chính văn bản “Làng” ?
I.Đọc,tìm hiểu chú thích(20 phút)
1.Đọc :
2.Chú thích
a.Tác giả: (1920-2007)
-Tên thật: Nguyễn Văn Tài.
- Quê: Từ Sơn-BắcNinh
-Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Am hiểu, gắn bó với nông thôn và nông dân VN.
* Tác phẩm chính:
b.Tác phẩm:
-Viết 1948 tại chiến khu Việt Bắc. 
II. Đọc, tìm hiểu VB
1.Tìm hiểu chung :
*Tóm tắt
*Bố cục: 3 phần
*Thể loại :Truyện ngắn
2. Phân tích:
a. Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư
- Lão nông hay làm: Cày, cuốc, gánh phân, tát nước, đan rổ, đan rá..
- Nghĩ về làngmuốn quay về làng.
- Nghe tin tức k/c .
- Ruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá.
+ Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị:
úÔng Hai là người nông dân chất phác vui tính, có tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Tự hào,tin tưởng ở cuộc k/c của dân tộc.
III.Luyện tập: 
 4.Củng cố , Luyện tập:(1’) 
 5.Hướng dẫn về nhà: (1’) Tiếp tục đọc và tìm hiểu văn bản.
----------------------------------------------
 Soạn :18.11
 Giảng:22.11 
 Tiết 62
 Làng
 (Kim Lân ) -Tiết 2
 I.Mục tiêu bài học: 
 1.Kiến thức:
 - Hs cảm nhận được ty làng thắm thiết, thống nhất, hoà quyện với ty nước và tinh thần k/c ở nv ông Hai. Qua đó thấy được 1 biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong giai đoạn kc chống Pháp.
- Hs thấy được những nét NT đắc sắc trong xây dựng tình huống truyện; NT miêu tả diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nv.
 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, phân tích tình huống truyện.
 3.Thái độ:Giáo dục lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước.
 II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, xác định giá trị, Kiểm soát cảm xúc, thể hiện sự cảm thông, ứng phó với sự căng thẳng.
 III.Chuẩn bị: 
 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình, dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, Đọc hợp tác, hỏi và trả lời, tóm tắt tài liệu theo nhóm..
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học:Tranh minh hoạ, Bảng phụ, chân dung tác giả.
 IV.Tiến trình dạy học:
 1.ổn định lớp (1’)
 2.Kiểm tra bài cũ(3’) 
 Câu hỏi
Qua tiết học trước em có nhận xét gì về nhân vật ông Hai?
 Đáp án
- ông Hai là người nông dân chất phác,vui tính , có lòng yêu nước thiết tha, tự hào tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc.
3.Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Hs nhắc lại bố cục văn bản ?
- Gọi hs đọc lại văn bản từ
- Ông đã nghe tin gì về làng mình?
GV: Tin cả làng làm Việt gian như tiếng sét đánh ngang tai ông. Ông lắp bắp hỏi lại.
- Lắp bắp? (Mấp máy, phát ra những tiếng rời rạc và lắp lại, ko nên lời nên câu)
- Việt gian ?
- Thái độ ông Hai ntn?
- Nghẹn ắng? Tê rân rân? Lạc giọng ? 
- Tác giả sử dụng BPNT gì để tái hiện tâm trạng của ông Hai?
Trắc nghiệm: Đoạn văn “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại ..giọng lạc hẳn đi” nói lên tâm trạng gì của ông?
a.Quá vui mừng vì nghe được những tin hay từ tờ báo mà anh dân quân đọc.
b.Vui sướng vì thấy trời nắng thì Tây sẽ nóng như ngồi tù.
c.Sững sờ, đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc.
d.Cảm động vì được gặp lại những người cùng lên làng tản cư.
-Sau khi nghe tin dữ, cử chỉ đầu tiên của ông là cử chỉ nào? 
Bảng phụ:
- Cười nhạt?(Cười gượng gạo, gượng ép, bẽ bàng) 
- Về nhà tâm trạng ông ra sao?
- Nằm vật ra giường?
- Ông chửi “chúng bay “là chửi ai?
- Qua những lời chửi ấy, cho thấy tâm trạng của ông lúc này ntn?
- Những ngày sau đó, cuộc sống của ông ntn ?
-Vì sao ông có tâm trạng như vậy?
-Những ngày sau đó,ông Hai có tâm trạng, thái độ ntn?
-Ông nghe ngóng tình hình để làm gì?
-Song điều ông trăn trở nhất là gì?
(Tương lai không biết đi đâu về đâu)
-Trong những ngày này, tâm trạng ông ntn?
-Ông đã suy nghĩ ntn ?
-Song tại sao ông lại quyết định ko quay về làng? Ông đã lý giải ntn về quyết định này của mình? 
-Điều đó cho thấy vẻ đẹp gì trong tâm hồn ông Hai?
GV: Bế tắc, tuyệt vọng trong tâm trạng chán trường, tủi hổ. Ông đã giãi bày tình cảm với ai? Ông đã tâm sự những gì?
Trắc nghiệm: Mục đích của việc ông trò chuyện với đứa con út là gì?
a. Để tỏ lòng yêu thương đặc biệt với đứa con út của mình.
b. Để bớt cô đơn, buồn chán vì ko có ai để nói chuyện.
c. Để mong thằng Húc hiểu được tấm lòng ông.
d. Để thổ lộ nỗi lòngvà làm vơi bớt đi nỗi buồn khổ. 
-Em có nhận xét gì về những suy nghĩ này của ông trong cuộc trò chuyện với đứa con ? (Những suy nghĩ, tình cảm chân thành, mộc mạc, giản dị về ty quê hương, đất nước và tình cảmvới k/c sâu đậm) 
-Hs đọc phần 3: Nêu nd?
- Cải chính?
- Khi biết làng ko phải làm Việt gian, ông đã có thái độ, hành động ntn?
-Mắt hấp háy? (Vui đến nỗi không giấu được, thể hiện ra cả ánh mắt)
-Ông khoe gì với mọi người? Tại sao ông lại khoe như vậy?
- Câu nói “Toàn là sự sai mục đích cả” nghĩa là ntn? (Tin thất thiệt, ko đúng sự thật)
-Nhận xét NT kể chuyện của tác giả trong đoạn văn?
-Qua đó em hiểu thêm gì về tâm trạng của ông Hai?
Trắc nghiệm: Nhận định nào nói không đúng về đặc sắc NT của văn bản?
a.Xây dựng tình huống đặc sắc.
b.Miêu tả sinh động diễn biến tâm lý nv.
c.Sử dụng chính xác ngôn ngữ nv quần chúng.
d.Giọng văn giàu màu sắc trữ tình, biểu cảm.
Trắc nghiệm: Nhận định nào nói đầy đủ nhất về tính cách nv ông Hai được thể hiện trong văn bản?
a.Yêu, tự hào về làng quê mình.
b.Căm thù giặc Tây và những kẻ theo Tây làm việt gian.
c.Thuỷ chung với k/c, CM và lãnh tụ.
d.Cả 3 nd trên.
Kể tóm tắt cốt truyện ?
b.Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin xấu về làng.
- Cổ nghẹn ắng
- Da mặt tê rân rân
- Lặng đi, không thử được, giọng lạc hẳn.
+ NT miêu tả:
->Tâm trạng sững sờ, hoảng hốt , đau đớn, bàng hoàng. 
- Cười  ... à vào tình yêu CM, đất nước.
IV.Luyện tập
4.Củng cố, Luyện tập : (1’) 
5.Hướng dẫn học bài ở nhà(1’)
 - Học bài .Tìm hiểu bài “Chương trình địa phương phần Tiếng Việt”. 
 -Về nhà tìm những từ địa phương trong truyện ngắn “Làng”.
-----------------------------------------------
Ngày soạn: 20.11
Ngày giảng: 24.11
Tiết 63
 Chương trình địa phương (Phần tiếng việt) 
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:Ôn tập, hệ thống hoá các nội dung về chương trình địa phương đã học.
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết ,giải thích nghĩa của các từ địa phương và giá trị sử dụng.
3.Thái độ:GD ý thức sử dụng ngôn ngữ.
II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 -Tự nhận thức , xác định giá trị, tìm kiếm sự hỗ trợ, Hợp tác, đảm nhận trách nhiệm, tìm kiếm và xử lý thông tin, đặt mục tiêu.
III. Chuẩn bị:
Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
Phương pháp: Đóng vai, thuyết trình, dạy học theo nhóm, trò chơi.
Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, Hỏi chuyên gia.
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Tài liệu về Ngữ văn địa phương, Máy chiếu.
IV. Tiến trình bài dạy:
1.ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra sự chuẩn bị của hs(1’):
3.Bài mới(1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
-Hs đọc và nêu y/c BT1 sgk trang 175.
-Hs làm theo nhóm dựa trên sự chuẩn bị ở nhà. Gv sửa và cung cấp 1 số phương ngữ.
Máy chiếu:
-Chẻo: Nước chấm -Nhút: Món ăn
-Tắc: Một loại quả -Nóc: Thuyền
-Nuộc chạc: Mối dây -Sương: Gánh
-Bọc: Cái túi to -Bọc: Cái túi áo.
-Mắc: Đắt
-Hòn đá to
Hòn đá nặng
Một mgười nhấc
Nhấc không đặng ...
-Tại sao những từ ngữ này chỉ được sử dụng ở 1 số địa phương mà không có ở phương ngữ khác hay ngôn ngữ toàn dân?
1.Bài tập 1: Tìm phương ngữ
*Từ dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng chỉ xuất hiện ở vùng nhất định. Vì có sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, khí hậu của các vùng miền.
 2.Bài tập 2:Tìm những từ địa phương đồng nghĩa
 Bắc
 Trung
 Nam
 Dứa
 Bát
Bố, cha (Mẹ )
Chăn, màn
Ngã
Ngồi xổm
Nghiện
Giả vờ
Bí đỏ
Quả
Ngô (Sắn)
Thơm, gai
Đọi
Tía (Mệ)
..
Bổ, nhào
Chò trò
Nghiền
Giả đò
Bí ngô
Tràu
Bắp,bẹ (Khoai mì)
 Thơm, khóm
 Chén, tô
 Ba (Má)
 Mền, mùng
 Té
 Chồm hổm
 Ghiền
 Giả bộ
 Bí rợ
 Trái
 Bắp, mì.
3.Bài tập 3: Tìm những từ địa phương đồng âm khác nghĩa
 Bắc
 Trung
 Nam
1.Nón (Đội đầu)
2.Hòm (Quan tài)
3.Trái (Tay trái, phía bên trái)
4.Bắp (Tay, chân)
5.Bể (Đựng nước)
Nón (Đựng đồ đạc)
Hòm (Quan tài)
Trái (quả)
Bắp (Ngô)
Bể (Đổ, vỡ )
Trái (Quả)
Bắp (Ngô )
Bể (Đổ, vỡ )
4.Bài tập 4: Xác định những từ địa phương trong bài thơ mẹ Suốt (Tố Hữu)và giải thích nghĩa. Nêu tác dụng?
- Chi: Nào, gì ? -Ưng: Đồng ý, bằng lòng
- Rứa: Thế ? -Mụ: Bà
- Nờ: Này -Tui: Tôi, tao.
- Cớ răng:Cớ sao ,làm sao ?
- Đó là những từ địa phương Trung bộ: Có tác dụng thể hiện 1 cách sinh động hình ảnh về 1 vùng quê và những tình cảm suy nghĩ, tính cách của người mẹ miền Trung VN.
 4.Củng cố, Luyện tập (1’) : Dòng nào liệt kê đúng và đầy đủ nhất các từ địa phương trong truyện ngắn “Làng” ?
 a.Bực cửa, thầy, sất (chẳng có gì), trầu.
 b.Bực cửa, trầu.
 c.Trâu, bực cửa, thầy.
 d.Thầy, bực cửa, sất.
 5.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Đọc kỹ lại đoạn văn kể về tâm trạng nv ông Hai.
- Tìm hiểu trước bài “Đối thoại,độc thoại)
 ---------------------------------------------
Ngày soạn: 20.11
Ngày giảng:25.11
 Tiết 64
 Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong
 văn bản tự sự.
 I.Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức: Hs hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự và dấu hiệu để nhận biết chúng trong văn bản.
 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận diện, phân tích giá trị của hình thức này để từ đó vận dụng trong viết văn bản.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
 II. Các kỹ năng cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu.
 III.Chuẩn bị: 
 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, dạy học theo nhóm, thuyết trình.
- Kỹ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, động não.
2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, Máy chiếu.
IV. Tiến trình bài dạy:
1.ổn định lớp(1’)
2.Kiểm tra sự chuẩn bị của hs (1’):
* Đặt vấn đề vào bài:(1’)
 -Nói đến tự sự là nói đến nhân vật. Nv là yếu tố trung tâm của văn bản tự sự. Nv trong tự sự được tái hiện bằng nhiều phương diện như: Ngoại hình, trang phục, ngôn ngữ, hành độngTrong đó ngôn ngữ nv bao gồm đối thoại, độc thoại. Độc thoại có độc thoại thành lời và không thành lời, thành tiếng.
 3.Bài mới:
 Các hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1 :
-Hs đọc ví dụ sgk trang 176.
Máy chiếu: 
 Có người hỏi: 
 -Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ?
 - ấy thế mà bây giờ cũng đổ đốn ra thế đấy!
-Hai câu trên là lời của ai nói với ai?
(Lời của những người dân ở nơi tản cư nói với nhau).
-Theo em, tham gia vào câu chuyện này ít nhất có mấy người?
GV: Có ít nhất 2 nhân vật qua 2 lượt lời hỏi và đáp.
-Dấu hiệu nào giúp em nhận biết đó là 1 cuộc trò chuyện đối đáp qua lại của 2 nv?
GV: Dấu gạch ngang ở đầu dòng đánh dấu lượt lời cuộc nói chuyện.
-Hình thức đối thoại này có tác dụng gì trong thể hiện diễn biến câu chuyện và thái độ của những người dân nơi tản cư với làng Chợ Dầu?
GV:Tạo sự chân thực, gần gũi của câu chuyện và thái độ yêu, ghét rõ ràng của nv.
-GV khái quát và chốt.
-Vậy em hiểu thế nào là đối thoại trong văn tự sự ? 
 *Hoạt động 2:
Máy chiếu: Câu văn “-Hà, nắng gớm, về nào” là lời của ông Hai nói với ai?
- Đây có phải là 1 cuộc đối thoại không? Vì sao?
GV:Không! Vì chỉ có 1 người nói và nội dung câu nói ấy lại không hướng vào đề tài mà 2 người phụ nữ kia đang nói. Đây là 1 câu nói trống không, bâng quơ, lảng tránh.
-Dấu hiệu nào cho thấy ông nói với bản thân mình?
GV: Dấu gạch đầu dòng giúp ta hiểu đây là lời nói của nv được phát ra thành lời, tiếng, câu nói.
-Hs quan sát lại đoạn trích: Hãy tìm các câu văn có hình thức tương tự?
Máy chiếu: 
 “Chúng bay ăn miếng cơmthế này?”.
-Đây là lời ông nói với ai?
(Với chính bản thân mình , vì lũ con ông giận cá chém thớt,chúng cũng ko có mặt tại chỗ ông nói và cũng có thể không nghe thấy).
-Gv khái quát và chốt.
-Vậy em hiểu thế nào là độc thoại trong văn tự sự? 
-Hs theo dõi lại đoạn văn sgk trang 176.
Máy chiếu:
 “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?.....tuổi đầu..”.
-Đây là những câu ông Hai hỏi ai?
-Tại sao những câu ấy không có dấu gạch đầu dòng?
GV:Vì đó là những suy nghĩ diễn ra âm thầm trong đầu của nv mà không phát ra thành lời thành tiếng.
-Những suy nghĩ này đã giúp nhà văn thể hiện diễn biến tâm lý nv ông Hai ntn khi nghe tin xấu về làng?
(Tâm trạng đau đớn xót xa, nỗi tủi nhục dày vò cắn dứt lương tâm).
-Gv khái quát, chốt và giải thích: “Độc thoại nội tâm”.
-Vậy em hiểu thế nào là độc thoại nội tâm trong văn tự sự?
 *Hoạt động 3:
-Hs đọc y/c BT1 sgk trang 178.
-Xác định các lượt lời của các nv?
-Tại sao bà Hai có 3 lượt lời mà ông Hai lại chỉ có 2 lượt lời thôi?
-GV hướng dẫn: Đề tài; sử dụng kết hợp đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
-Hs viết, trình bày trước lớp.HS nhận xét, bổ sung. 
GV sửa và cung cấp đoạn văn mẫu. 
 I. Bài học
 1. Đối thoại trong văn tự sự
 a. Ví dụ:
-Lời của 2 nhân vật (Hoặc nhiều nhân vật) nói chuyện với nhau.
-Dấu gạch ngang ( _ ) ở đầu dòng mỗi lượt lời.
b.Ghi nhớ:
2.Đôc thoại trong văn tự sự
a.Ví dụ:
-Lời của nv ông Hai nói với chính mình(Hoặc nói với người trong tưởng tượng).
- Dấu gạch đầu dòng(-)
b.Ghi nhớ:
3.Độc thoại nội tâm trong văn tự sự
a.Ví dụ:
-Suy nghĩ của nv ông Hai tự nói với chính mình, không phát ra thành lời thành tiếng.
-Không có dấu gạch đầu dòng.
b.Ghi nhớ:
II.Luyện tập:
1.Bài tập 1: Tác dụng của hình thức đối thoại.
-Bà Hai: 3 lượt lời(Trao)
-Ông Hai: 2 lượt lời đáp.
->Thể hiện tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ, thất vọng của nv ông Hai.
2.Bài tập 2: Viết đoạn văn.
 “Đầu năm nay lớp tôi có một bạn bỏ học. Thời gian thấm thoắt trôi đi, mới ngày nào còn là mùa thu nắng hanh vàng mà nay sân trường đã ngập đầy sắc đỏ hoa phượng vĩ. Một chiều, tôi vô tình gặp lại người bạn ấy. Tôi đến bên khẽ hỏi:
-Hùng đấy phải không?
 Nhìn tôi bằng ánh mắt buồn rầu, bạn gật đầu nhè nhẹ:
-ừ , mình đây.
Nói rồi bạn ấy bỏ đi ngay. Tôi đứng trơ lại một mình cùng sự hờn giận, tự ái. “Tại sao bạn ấy lại không muốn nói chuyện với tôi nhỉ?”. Sau đó tôi để tâm tìm hiểu hoàn cảnh của Hùng. Thì ra cậu ấy mồ côi từ nhỏ, sống với chú thím nên lẳng lặng bỏ học để kiếm tiền đỡ đần các em ăn học. Tôi chợt cảm thấy buồn vô cùng.Tôi có thể làm gì để giúp đỡ cho bạn ấy bây giờ? Ngày mai, có lẽ tôi sẽ xin cô giáo chủ nhiệm một lời khuyên.
4.Củng cố , luyện tập( 1’)
5.Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Ôn KT về văn tự sự kết hợp yếu tố NL và miêu tả nội tâm.
- Chuẩn bị theo nhóm 3 đề bài sgk trang 179.
-----------------------------------------------
 Soạn: 22.11
 Giảng:26.11
 Tiết 65
Luyện nói
Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:Giúp học sinh củng cố, ôn tập, hệ thống hoá KT đã học về văn tự sự sử dụng yếu tố NL và miêu tả nội tâm.
2.Kỹ năng:Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày vấn đề có sử dụng yếu tố NL và miêu tả nội tâm.
3.Thái độ:Giáo dục ý thức sử dụng yếu tố NL và miêu tả nội tâm khi nói và viết.
II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Giao tiếp, thể hiện sự tự tin, ứng phó với sự căng thẳng.
III.Chuẩn bị : 
 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Thuyết trình, đống vai, dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, động não, hỏi chuyên gia.
2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ.
IV. Tiến trình bài dạy:
1.ổn định lớp (1’)
2.Kiểm tra ý thức chuẩn bị của hs (1’)
*Đặt vấn đề vào bài:
3.Bài mới(1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1:
-GV y/c học sinh làm BT dựa vào sự chuẩn bị ở nhà. Gv hướng dẫn thêm.
 *Hoạt động 2:
 - HS viết bài và đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.Gv nhận xét và sửa lỗi.
I.Chuẩn bị( 10’)
1. Đề bài 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một việc có lỗi với bạn.
*Nêu diễn biến sự việc: Nguyên nhân,nội dung sự việc, mức độ nguy hại, hậu quả?
*Tâm trạng của bản thân: Ăn năn, dằn vặt, suy nghĩ ntn trước sự việc? Lời hứa tự sửa chữa?
2.Đề bài 2: Kể lại buổi SH lớp, em đã phát biểu để chứng minh Nam là người bạn tốt.
*Nêu lý do, không khí, thái độ của các bạn?
*ý kiến của em:
- Đưa ra những lý lẽ và dẫn chứng (lời nói suy nghĩ,việc làm..)
-Phân tích nguyên nhân khiến các bạn hiểu lầm Nam.
-Suy nghĩ của em về sự việc và rút ra bài học gì trong quan hệ bạn bè?
3.Đề bài 3:Đóng vai Trương Sinh kể lại văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”.
-Xác định ngôi kể?
-Lời kể và những suy nghĩ,tình cảm,thái độ của nhân vật.
II.Luyện nói:( 30’)
 4.Củng cố,luyện tập; (1’)
 5.Hướng dẫn về nhà(1’) : 
 - Ôn kiểu bài.Đọc và tìm hiểu trước bài “Lặng lẽ Sa pa”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 13.doc