Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần học 32

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần học 32

TUẦN 32

Ngày soạn: 26.03

Ngày giảng: 03.04

Tiết 145

 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

 (Lê Minh Khuê)

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được một số nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả.

- Bước đầu cảm nhận được nét đẹp tính cách và tâm hồn của 3 cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ.

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp tính cách và tâm hồn trong sáng, nhạy cảm và hết sức gan dạ, dũng cảm của nhân vật Phương Định và cũng chính là vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong k/c chiến chống Mĩ.

- Thấy được nét đặc sắc trong NT miêu tả tính cách, tâm lý, ngôn ngữ nhân vật và NT kể chuyện của tác giả.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích truyện qua cốt truyện, nhân vật và NT trần thuật.

 Rèn kỹ năng đọc, tóm tắt và phân tích văn bản.

 3. Thái độ: Giáo dục thái độ trân trọng, biết ơn và tự hào về các thế hệ cha anh.

 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

 - Tự nhận thức, Xác định giá trị, Lắng nghe tích cực, Thể hiện sự tự tin.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần học 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 32
Ngày soạn: 26.03
Ngày giảng: 03.04
Tiết 145
 Những ngôi sao xa xôi
 (Lê Minh Khuê) 
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được một số nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả.
- Bước đầu cảm nhận được nét đẹp tính cách và tâm hồn của 3 cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ.
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp tính cách và tâm hồn trong sáng, nhạy cảm và hết sức gan dạ, dũng cảm của nhân vật Phương Định và cũng chính là vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong k/c chiến chống Mĩ.
- Thấy được nét đặc sắc trong NT miêu tả tính cách, tâm lý, ngôn ngữ nhân vật và NT kể chuyện của tác giả.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích truyện qua cốt truyện, nhân vật và NT trần thuật.
 Rèn kỹ năng đọc, tóm tắt và phân tích văn bản.
 3. Thái độ: Giáo dục thái độ trân trọng, biết ơn và tự hào về các thế hệ cha anh.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, Xác định giá trị, Lắng nghe tích cực, Thể hiện sự tự tin.
III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Đóng vai, Vấn đáp, Dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Đọc hợp tác, Tóm tắt tài liệu theo nhóm, chia nhóm, giao nhiệm vụ...
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Chân dung tác giả, Tranh minh hoạ 10 cô gái thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc,Bảng phụ.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 Câu hỏi
Trong những năm tháng cuối đời nằm trên giường bệnh, nhân vật Nhĩ đã có những trải nghiệm ntn về con người và cuộc sống xung quanh?
 Đáp án
* Vẻ đẹp đơn sơ, bình dị, gần gũi mà thân quen xiết bao của cảnh vật và con người quê hương.
 3. Bài mới (1’) Trên những tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mỹ, các chàng trai chiến sỹ lái xe đã có những cuộc gặp gỡ chớp nhoáng nhưng vô cùng thú vị và cảm động với những cô gái TNXP – Những “cô gái trinh sát mặt đường” chuyên làm nhiệm vụ phá bom nổ chậm mở đường cho xe qua. “Những ngôi sao xa xôi” đã kể lại cuộc sống và khắc hoạ chân dung, tâm hồn, tính cáh của 3 cô gái trẻ – Những ngôi sao xa xôi trên cao điểm Trường Sơn.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh đọc, hiểu văn bản.
SGK trang
- Gv nêu y/c đọc: Giọng chậm, tâm tình. Phân biệt lời kể và lời thoại.
- GV đọc mẫu. Gọi học sinh đọc, kết hợp tìm hiểut từ khó.
- Dựa vào CT*, em hãy giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả?
- GV treo ảnh tác giả và giới thiệu thêm.
- Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện?
- GV giới thiệu thêm về bối cảnh xã hội và cuộc chiến tranh giai đoạn 1971: Đây là g/đ chiến tranh diễn ra vô cùng ác liệt. Nhiều TN dùng máu viết đơn tình nguyện xung phong ra mặt trận: Mở đường, thông xe; giao liên; tải đạn, tiếp tế lương thực, chăm sóc thương bệnh binh
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
 Xác định các sự việc chính của đoạn truyện?
Máy chiếu: Các sự việc chính.
- Dựa vào các sự việc chính, em hãy kể tóm tắt lại văn bản?
Trắc nghiệm: Ngôi kể của truyện “Những ngôi sao xa xôi” giống với tác phẩm nào sau đây?
a. Bến quê. c. Cố hương.
b. Làng. d. Lặng lẽ Sa Pa.
GV: Truyện được kể bằng ngôi kể T1, từ điểm nhìn của nhân vật Phương Định.
- Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong viêc thể hiện ND truyện?
(Phù hợp với ND truyện và tạo điều kiện thuận lợi khi miêu tả và biểu hiện nội tâm, cảm xúc , suy nghĩ của nhân vật)
- Toàn bộ đoạn truyện đã tập trung tái hiện điều gì? 
- “Tổ trinh sát mặt đường” gồm những ai?
(Nho, Phương Định và chị Thao)
- Hoàn cảnh sống và công việc của các cô được giới thiệu qua những chi tiết nào?
- Cao điểm?
GV: Tưởng chừng như sự sống bị huỷ diệt..
- Bom nổ chậm?
- Có điều gì đặc biệt trong công việc của họ?(Chạy lên cao điểm giữa ban ngày, dưới cái nóng trên 30 độ, có khi bị bom vùi luôn. “Thần chết lẩn trong ruột những quả bom”, “thần kinh căng như chão”.
Máy chiếu: “Có ở đâu như nơi này không chạy về hang”.
GV: Từ trên cao điểm trở về hang, cô nào cũng chỉ thấy “hai con mắt lấp lánh”, “hàm răng loá lên, khi cười và khuôn mặt thì nhem nhuốc” và các cô vẫn tự gọi nhau bằng 1 cái tên đáng yêu là “Những con quỷ mắt đen”.
- Nhận xét về NT kể chuyện của tác giả trong đoạn trên?
- Qua đó giúp ta hiểu thêm gì về cuộc sống và công việc của các cô?
- Tái hiện cuộc sống và công việc ấy, em đã cảm nhận được điều gì về 3 cô gái TNXP?
GV: Đó là những điểm chung về những phẩm chất của 3 cô gái trong công việc. Thế còn trong cuộc sống đời thường, các cô hiện ra là những con người ntn?
- Học sinh thảo luận, tìm chi tiết.
(3 cô gái có tính cách hoàn toàn khác nhau:
+ Phương Định: Nhạy cảm, lãng mạn.
+ Chị Thao: Lớn tuổi nhất, hay hát, thích hát, thích làm duyên (áo lót thêu chỉ màu, hay tỉa lông mày.. song can đảm, bản lĩnh trong công viêc nhưng lại sợ vắt, sợ máu)
+ Nho: ít tuổi nhất, lúc thì bướng bỉnh mạnh mẽ, lúc lại lầm lì, cực đoan; thích thêu và thêu đẹp)
GV: Như vậy, họ là những con người hoàn toàn khác nhau đến từ nhiều miền quê khác nhau nhưng vẻ đẹp tâm hồn, tình đ/c, lòng dũng cảm, ý thức trách nhiệm cao cả đã gắn kết học thành một khối. Cả 3 cô, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục. 
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
 1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả (1949)
- Quê: Tĩnh Gia – Thanh Hoá.
- Là nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn.
- Đề tài: Viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn và những biến chuyển của đời sống xã hội và tinh thần con người.
* Tác phẩm chính:
b. Tác phẩm: Viết 1971 kể về những cô gái TNXP trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
Tìm hiểu chung
Thể loại : Truyện ngắn.
Tóm tắt văn bản	
 - Ngôi kể: Thứ nhất.
2. Phân tích:
 a. Cuộc sống, công việc và tính cách, tâm hồn của 3 cô gái.
* Cuộc sống: 
+ Trong một cái hang dưới chân cao điểm.
+ Đường đi: Bị bom đánh “lở loét” màu đỏ trắng lẫn lộn.
+ Không có lá xanh, chỉ có những thân cây cháy.
* Công việc:
- Lên cao điểm..
- Đo khối lượng đất; lấp hố bom; điểm bom chưa nổ; phá bom nổ chậm.
=> NT kể chuyện chi tiết; Miêu tả tỉ mỉ và chân thực:
Tái hiện cuộc sống và công việc vô cùng căng thẳng, ác liệt và nguy hiểm.
ú Họ là những cô gái TNXP dũng cảm, gan dạ, có tinh thần trách nhiệm cao và tình đồng đội gắn bó.
b.Nhân vật Phương Định.
?
?
Trước khi vào tìm hiểu chi tiết về nhân vật Phương Định, em hãy kể tóm tắt lại nội dung văn bản.
PĐ có hoàn cảnh xuất thân như thế nào?
gv
Yêu cầu HS quan sát vào phần văn bản trong SGK. Cho biết trong cuộc sống đời thường PĐ hiện lên qua những chi tiết nào về hình dáng, sở thích và tình cảm?
Trong cuộc sống đời thường
- Hình dáng: 
- là cô gái khá.
- Hai bím tóc dày.
- cổ cao kiêu hãnh
- Mắt dài, nâu, có cái nhìn xa xăm.
?
Những chi tiết ấy làm hiện lên trước mắt chúng ta hình ảnh một cô gái như thế nào?
( Một vẻ đẹp dịu dàng dễ mến của người con gái chốn kinh kì).
=> cô gái đẹp, trong sáng, dịu dàng.
?
Không chỉ có vậy PĐ còn kể với chúng ta về những sở thích của mình ntn?
- Gv nói thêm về sở thích mê hát của PĐ. 
* Sở thích:
- Thích ngắm mình trong gương.
- Mê hát, bịa lời bài hát.
?
Đó là một sở thích như thế nào?
=> duyên dáng, mộng mơ.
?
Giữa tuyến lửaTrường Sơn ác liệt cô dành tình cảm của mình cho ai? Tình cảm âý được cô kể lại như thế nào?
 - Thực tình trong tâm trí tôi, những người đẹp nhất thông minh và can đảm nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.
* Tình cảm:
 - Yêu quý đồng đội.
 - Ngưỡng mộ các anh lính.
?
?
Rất ngưỡng mộ các anh lính nhưng khi biết mình được các anh dành nhiều thiện cảm nhất cô đã phản ứng như thế nào?
 - Khoanh tay đứng nhìn đi nơi khác.
Cô lí giải như thế nào về thái độ ấy của mình?
 - Chẳng qua tôi điệu...
?
Lời lí giải ấy cho em hiểu được vẻ đẹp nào trong tâm hồn PĐ?
=> Nhạy cảm, tinh tế song rất tế nhị, kín đáo.
Gv
Như vậy, trong cuộc sống đời thường PĐ cũng hiện lên với tất cả những nét đẹp đáng quý, đáng yêu của người con gái Hà thành thanh lịch, dịu dàng. Mơ mộng, trong sáng, dịu dàng là vậy những trong công việc cô hiện lên là người con gái như thế nào. 
Trong một lần phá bom.
* Hành động
?
Ngay sau khi nhận được sự phân công của chị Thao, PĐ có những hành động nào ?
- Đến gần quả bom
- Không đi khom.
- Dùng xẻng đào đất
- Bỏ thuốcà châm ngòià khoả đất à chạy về chỗ nấp.
?
Đi khom? Khoả đất?
Tại sao cô lại quyết định không đi khom? Quyết định ấy cho thấy một vẻ đẹp nào trong con người PĐ? 
- Vẻ đẹp của lòng dũng cảm được kích thích bởi lòng tự trọng, chút kiêu kì của người con gái.
?
Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả trong đoạn truyện?
+ Kể chi tiết, chân thực.
?
Qua đó cho ta thấy hành động của PĐ là hành động như thế nào?
- Hành động dũng cảm, bình tĩnh , cẩn trọng và can đảm của một con người có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
=> Hành động dũng cảm, bình tĩnh cẩn trọng của một người có kinh nghiệm.
?
Tâm trạng của cô khi phá bom được miêu tả như thế nào?
* Tâm trạng:
- Rùng mình khi thấy mình làm chậm.
- Nghĩ tới cái chết mờ nhạt.
- Tim đập không rõ.
- Băn khoăn: liệu mìn có nổ...nếu không, làm thế nào?
. 
Rùng mình là một trạng thái tâm lí như thế nào?
Tại sao không phải là giật mình mà lại là rùng mình?
Tim đập không rõ?
?
?
Công việc phá bom đã quá quen thuộc vậy mà tại sao cô vẫn thấy rùng mình và nghĩ tới cái chết?
- Đó là một trạng thái tâm lí hoàn toàn bình thường khi đang phải đối mặt với cái chết. Sống và chiến đấu giữa tuyến lửa Trường Sơn ác liệt tuy không cầm súng đối mặt trực diện với kẻ thù song sự nguy hiểm trong công việc của cô là phải đối mặt với cái chết bên cạnh những quả bom nổ chậm.
 Điều đặc biệt nhất trong suy nghĩ của cô khi phá bom là gì?
 - Sự lo lắng cho bản thân chỉ thoáng qua trong ý nghĩ, cái chính vẫn là lo cho công việc.
?
Nhận xét cách miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả qua những chi tiết trên? 
+ NT miêu tả tâm lí chân thực, tinh tế.
?
Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào để tái hiện lại những hành động, suy nghĩ của nhân vật trong công việc phá bom? Qua đó cho thấy tâm trạng của PĐ khi phá bom là như thế nào?
 - kiểu câu ngắn, câu đặc biệt=> Không khí căng thẳng, ác liệt nơi chiến trường; khẩn trương, nguy hiểm của công việc.
=> Tâm trạng hồi hộp, lo lắng và căng thẳng trong một không khí ác liệt, khẩn trương và nguy hiểm nơi chiến trường.
?
Công việc phá bom đã hoàn thành, cả 4 quả bom đều nổ. Nhưng một điều không may là một người đồng đội đã bị thương. PĐ chăm sóc đồng đội bằng những cử chỉ nào?
 Khi đồng đội bị thương.
 - Bế Nho.
Rửa vết thương.
Bông băng, tiêm cho Nho.
Pha sữa cho Nho.
?
Đó là những cử chỉ như thế nào?
- Cô chuyên nghiệp như một người y tá nơi chiến trường. Ân cần, chu đáo như một người chị, người mẹ.
=> Chuyên nghiệp mà ân cần, chu đáo.
Gv
?
Sự khốc liệt của bom đạn chiến trường đẫu sao vẫn không thể đốt cháy tâ ... ữa tuyến lửa Trường Sơn khi bất ngờ gặp một trận mưa đá cô đã có những xúc cảm gì?
Những cảm xúc của PĐ trong trận mưa đá cho em cảm nhận về vẻ đẹp nào trong tâm hồn cô?
 - Hồn nhiên, nhí nhảnh và lãng mạn của tuổi trẻ.
 Dưới trận mưa rừng ở Trường Sơn.
 - Vui thích đến cuồng cuồng.
 - Nhớ về những kỉ niệm về gia đình, thành phố quê hương.
Gv
Dưới trận mưa rừng Trường Sơn những kỉ niệm của tuổi thơ yên bình lại ùa về những đặc biệt nó không khiến cô bị phân tâm, lo lắng và nhụt ý chí mà ngược lại dường như nó làm cho tâm hồn cô càng trở nên dịu mát và trong sáng hơn giữa bom đạn chiến tranh khốc liệt.
?
?
Qua tìm hiểu em hãy cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc hoạ nhân vật?
Phương Định hiện lên là một cô gái như thế nào?
Khắc hoạ hình ảnh nhân vật trên nhiều phương diện một cách sinh đông như vậy chứng tỏ tài năng nào trong ngòi bút Lê Minh Khuê.
+ NT miêu tả nhân vật ( ngoại hình, tâm lí).
=> PĐ là cô gái Hà thành đẹp, thanh lịch mộng mơ; sống tế nhị nhạy cảm, kín đáo song hết sức gan dạ, dũng cảm. Có tinh thần trách nhiệm và tình đỗng chí đồng đội sâu sắc.
gv
Như vậy, một cô gái trẻ có một cuộc sống bình yên bên mẹ giữa thành phố nhưng với công việc cô cũng bộc lộ những vẻ đẹp thật đáng yêu. Ta không hề thấy những băn khoăn trăn trở của cô nơi chiến trường. Chính cô cùng với những người đồng đội của mình như Nho, Thao cùng biết bao những cô gái, chàng trai trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại trong những năm kháng chiến chống Mĩ đã làm nên những vẻ đẹp bất hủ của thế hệ trẻ VN, vẻ đẹp của những con người toả nắng vàng lịch sử, nắng cho đời và cũng nắng cho thơ, vẻ đẹp của những ngôi sao trên tuyến lửaTrường Sơn mà Lê Minh Khuê gọi đó là những ngôi sao xa xôi. 
III.Tổng kết
Nghệ thuật:
Kể chuyện ngôi thứ nhật sinh động, chân thực.
Xây dựng nhân vật bằng bút pháp miêu tả tâm lí tài tình.
Sử dụng nhiều câu văn ngắn tự nhiên.
 2. Nội dung: SGK
?
Gv yêu cầu HS sưu tầm một số câu thơ viết về TNXP.
Từ vẻ đẹp của 3 cô gái TNXP, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống hiện tại?
- cần phải biết dũng cảm đương đầu với thử thách, sống dũng cảm, bền bỉ và biết xung phong trên con đường xây dựng cuộc sống.
IV. Luyện tập
 4. Củng cố, Luyện tập(1’) HS tóm tắt lại nội dung văn bản.
 KQ đặc sắc nội dung, nghệ thuật.
 5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Học nội dung bài, chuẩn bị bài “Chương trình địa phương”
 ..
Ngày soạn: 26.03
Ngày giảng: 04.04
Tiết 147
 Chương trình địa phương
 (Phần Tập làm văn)
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
- Học sinh xác định được các vấn đề ở địa phương mang t/c xã hội, thời sự.
- Luyện tập viết văn bản NL về các sự việc, hiện tượng xã hội ở địa phương.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tạo lập văn bản NL(Tìm hiểu đề, tìm ý, xây dựng bố cục, đề cương khi viết bài.
 3. Thái độ: Giáo dục thái độ phê phán, lên án những hiện tượng xấu ở địa phương và có ý thức phát huy những việc tốt trong cuộc sống. 
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, xác định giá trị, Tìm kiếm sự hỗ trợ, tìm kiếm và xử lý thông tin.
III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: đóng vai, Thuyết trình, dạy học theo nhóm.
 -Kỹ thuật: Chia nhóm, Giao nhiệm vụ, bản đồ tư duy, tóm tắt tài liệu theo nhóm.
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: bảng phụ. 
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của học sinh (3’)
Câu hỏi
Đáp án
Học sinh
Khái quát những nét chung và nét riêng về tính cách tâm hồn 3 cô gai trong tiểu đội TNXP trong truyện?
* Chung: Có tinh thần trách nhiệm cao, có lòng dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu hi sinh không quản ngại khó khăn gian khổ. Có tình đồng chí đồng đội gắn bó.
* Điểm riêng:
+ Nho: ít tuổi nhất, lầm lì, ít nói có khi cực đoan.
+ Chị Thao: lớn tuổi nhất, cương quyết, táo bạo trong công việc song lại sợ máu, vắt.
+ Phương Định: Trẻ trung, mơ mộng, duyên dáng, thích hát.
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1: 
Thảo luận nhóm: Các nhóm trình bày lên bảng phụ. GV chốt và đưa ra bảng hệ thống.
- Gv hướng dẫn học sinh lựa chọn vấn đề tiêu biểu để trình bày ý kiến.
- Trong các vấn đề ở địa phương em, vấn đề nào đang gây bức xúc nhất hiện nay?
- Theo em, đây có phải là vấn đề xã hội mang tính thời sự ở địa phương em không? Vì sao?
- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu lại tiến trình 5 bước làm bài NL về một sự việc, hiện tương đời sống.
- Học sinh lên trình bày bài viết.
- Sau đó gv đưa ra dàn ý chung.
A. Các vấn đề ở địa phương
STT
 Các vấn đề ở địa phương
1
Tệ nạn ma tuý
2
Tệ nạn cờ bạc, rượu chè
3
Cá độ bóng đá
4
Đua xe
5
Đánh đề
6
Sử dụng Internet bừa bãi
7
Gương người tốt, việc tốt.
8
Học sinh nghèo vượt khó
9
Đội viên giúp đỡ bà mẹ VN anh hùng.
B. Trình bày ý kiến: 
 * Vấn đề: Nạn đánh bạc.
1. Mở bài:
- Dẫn dắt vào vấn đề NL và nêu hiện tượng(Xã hội ta là 1 xã hội văn minh, mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và PL. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại 1 số tệ nạn xã hội, điển hình là tệ cờ bạc.
2. Thân bài:
* Giải thích cờ bạc là gì? (Là 1 tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội; suy đồi lối sống, đạo đức, văn hoá của con người và thuần phong mỹ tục của DTVN.
* Đánh bạc được thể hiện dưới nhiều hình thức:Tá lả, xóc đĩa, tổ tôm, chắn
* Nguyên nhân: Do đua đòi; Do bạn bè rủ rê lôi kéo; Do ham chơi, lười lao động; Do muốn làm giàu bất chính
* Tác hại:
+ Đốivới bản thân?
+ Đối với gia đình?
+ Đối với xã hội?
* Giải pháp:
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề NL và nêu suy nghĩ của bản thân.
 4. Củng cố,Luyện tập: (1’)
 5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Lập lại dàn ý đề bài TLV số 7.
 ..
Ngày soạn: 01.04 
Ngày giảng: 05.04
Tiết 148
 Trả bài viết tập làm văn số 7
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
- Học sinh nhận ra những ưu và nhược điểm của bài viết để từ đó có hướng sửa chữa cụ thể.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tạo lập văn bản NL về bài thơ. đoạn thơ.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập. 
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Kiểm soát cảm xúc, thể hiện sự cảm thông, Lắng nghe tích cực. 
III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Thuyết trình.
 -Kỹ thuật: Hỏi và trả lời.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Gv chấm bài.
 IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Y/ c học sinh nhắc lại đề bài.
- Xác đinh y/c về kiểu bài và nội dung của đề bài?
 - Các nhóm trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà. Gv bổ sung và chiếu dàn ý như tiết 134, 135.
- GV nhận xét ưu và nhược điểm của học sinh.
- Gv nêu và chữa một số lỗi điển hình.
- Gv trả bài và gọi điểm vào sổ điểm lớp.
- Gv chọn và đọc 1 bài khá, giỏi.
1. Đề bài: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
2. Xác định yêu cầu của đề:
- Thể loại: NL về 1 bài thơ.
- Nội dung: Giá trị ND-NT của bài thơ.
3. Lập dàn ý:
4 Nhận xét chung
 * Ưu điểm:
- Học sinh làm đúng kiểu bài NL về một bài thơ.
- Có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc.
- Sử dụng các phép lập luận phân tích, CM, tổng hợp phù hợp, hiệu quả.
- Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả.
 * Khuyết điểm:
- Thiếu bố cục (Chưa có MB, KB)
- Trình tự NL còn lộn xộn.
- Chưa có kỹ năng trình bày luận điểm và hệ thống d/c.
- Sai lỗi câu, dùng từ, chính tả.
5 Chữa lỗi điển hình:
 a. Lỗi dùng từ.
 b. Lỗi đặt câu.
 c. Lỗi chính tả
6. Trả bài – Gọi điểm:
*. Đọc bài khá, giỏi.
 4. Củng cố,Luyện tập (1’)
 5. Hướng dẫn về nhà; (1’)
 - Ôn lại bài NL về một bài thơ, đoạn thơ.
 - Về nhà đọc, tìm hiểu trước các văn bản mẫu của bài “Biên bản”.
 ..
Ngày soạn: 02.04 
Ngày giảng: 07.04
Tiết149
 Biên bản 
I. Mục tiêu bài học;
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được đặc điểm, thể thức, y/c của các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết một biên bản sự vụ hoặc hội nghị. 
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập. 
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tư duy sáng tạo, Thể hiện sự tự tin.
III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học :
 - Phương pháp : Đóng vai, Vấn đáp, dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật : Chia nhóm, giao nhiệm vụ, Hỏi và trả lời.
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học : Bảng phụ, Một số mẫu biên bản.
Iv. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của học sinh (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm.
Gv hướng dẫn học sinh cách đọc 2 văn bản SGK trang : Phần đầu của văn bản đọc từ trái sang phải.
- Các biên bản đã ghi lại sự việc gì?
- Mục đích của các văn bản trên là gì?
(1) Ghi lại ND, diễn biến của cuộc họp chi đội.
(2) Ghi lại ND, diễn biến của việc công an 
trao trả giấy tờ, tang vật cho người vi phạm sau khi đã xử lý.
- Nhận xét về ND của các biên bản?
- Xét về hình thức thì các văn bản trên có điểm gì giống nhau?
(Quốc hiệu, tiêu ngữ đều được trình bày ở góc bên phải. Tên biên bản được trình bày ở chính giữa. TG, địa điểm, TP tham dự; ND biên bản; TG kết thúc, chữ ký và họ tên của những người có trách nhiệm với sự việc)
- Quan sát lại các biên bản và xác định bố cục của chúng? Giới hạn và ND?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Mục ký tên ở phần kết thúc biên bản nói lên điều gì?
- Còn tình huống b và e sẽ sử dụng kiểu văn bản hành chính nào?
- Gọi học sinh đọc và nêu y/c BT2?
Máy chiếu: 
 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc.
 BIÊN BảN CuộC HọP GiớI THIệU 
 Đội viên ưu tú cho đoàn TNCS HCM
Thời gian: 
Địa điểm:
Thành phần:
Nội dung:
1. Chi đội trưởng đánh giá
2. 
I. Bài học
 1. Đặc điểm của biên bản
 a. Ví dụ:
* Sự việc:
(1) Sinh hoạt chi đội.
 (2) Trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu.
* Nội dung:
- Số liệu, sự việc cụ thể, chính xác.
- Ghi chép đầy đủ, trung thực theo diễn biến của sự việc.
- Ghi rõ TG, địa điểm.
- Lời văn ngắn gọn, chỉ có một cách hiểu. Ngôn ngữ rành mạch
* Hình thức: 
- Theo mẫu qui định chung.
- Không trang trí, minh hoạ.
2. Cách viết biên bản:
a. Phần mở đầu:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tên biên bản(Chữ in hoa)
- TG, địa điểm, TP tham dự.
b. Nội dung: Ghi lại toàn bộ trình tự diễn biến, kết quả của sự việc.
c. Phần kết thúc:
- TG kết thúc.
- Chữ ký và họ tên của những người có trách nhiệm chung.
3. Ghi nhớ:
II. Luyện tập:
 1. Bài tập 1: Xác định các tình huống viết biên bản (a, c, d)
(b) : Viết bản tường trình.
(e) : Viết đơn đề nghị.
 2. Bài tập 2: Ghi lại phần mở đầu và các mục lớn trong phần ND, kết thúc của biên bản họp giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn TNCSHCM.
4. Củng cố,Luyện tập: (1’)
5. Hướng dẫn về nhà; (1’) Học bài, chuẩn bị bài “Rôbinxơn ngoài đảo hoang”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 30.doc