Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần học 33

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần học 33

Tiết 150

 RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG

 Trích “Rô- bin- xơn Cru-xô” – Đ. Đi-phô.

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Hiểu và hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô bin xơn một mình trên hoang đảo được bộc lộ qua bức tranh tự hoạ của nhân vật; NT vẽ chân dung đặc sắc của tác giả.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong văn bản tự sự.

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức lạc quan, biết khắc phục khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

 - Tự nhận thức, ứng phó với sự căng thẳng, thể hiện sự cảm thông, tư duy sáng tạo.

III. Chuẩn bị :

 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:

 -Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, đóng vai, dạy học theo nhóm.

 -Kỹ thuật: Đọc sáng tạo, động não, hỏi và trả lời.

 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Tác phẩm, chân dung tác giả, bảng phụ.

IV. Tiến trình bài dạy

 1. ổn định lớp (1)

 2. Kiểm tra bài cũ (3)

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần học 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 33
Ngày soạn: 05.04
Ngày giảng: 10.04
Tiết 150
 Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
 Trích “Rô- bin- xơn Cru-xô” – Đ. Đi-phô.
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Hiểu và hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô bin xơn một mình trên hoang đảo được bộc lộ qua bức tranh tự hoạ của nhân vật; NT vẽ chân dung đặc sắc của tác giả.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong văn bản tự sự.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức lạc quan, biết khắc phục khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, ứng phó với sự căng thẳng, thể hiện sự cảm thông, tư duy sáng tạo.
III. Chuẩn bị : 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, đóng vai, dạy học theo nhóm.
 -Kỹ thuật: Đọc sáng tạo, động não, hỏi và trả lời.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Tác phẩm, chân dung tác giả, bảng phụ...
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
SGK trang 127. Gv hướng dẫn đọc: Giọng trầm tĩnh, say sưa pha chút vui tươi, hóm hỉnh tự giễu cợt.
- Gv đọc mẫu. Gọi học sinh đọc kết hợp tìm hiểu từ khó:
 + Đạn ghém: Đạn dùng cho súng săn, nổ to.
 + Ma rốc: Một nước ở Bắc phi.
- Nêu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả?
- Giới thiệu về thời gian và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?( Khi ông đã 60 tuổi và là tác phẩm nổi tiếng nhất của Đi phô)
- Vị trí đoạn trích?
GV:Lúc đầu tác phẩm mang 1 cái tên dài “Cuộc đời và những chuyến phiêu lưu kì lạ của Rôbinxơn Cru xô”. Phiêu lưu và tự truyện là 2 t/c nổi bật của tiểu thuyết này.
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
- Kể tóm tắt các sự việc chính của đoạn trích?
-Đoạn trích nói về thời điểm nào trong thời gian Rô bin xơn sống trên đảo hoang? (Khoảng 15 năm)
Trắc nghiệm: Ngôi kể của đoạn trích này giống với ngôi kể của văn bản nào sau đây?
 a. Cô bé bán diêm. b. Bến quê.
 c. Chiếc lá cuối cùng d. Những ngôi sao xa xôi.
- Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?(Tự sự + Miêu tả)
- Theo diễn biến, đoạn trích chia mấy phần? Nêu giới hạn và ND từng phần?
Máy chiếu: 3 phần
+ Từ đầu đến “ dưới đây”: Cảm nhận của Rô bin sơn về bản thân.
+ Tiếp đến “khẩu súng của tôi” : Trang phục và trang bị của R.
+ Còn lại: Diện mạo của R.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1.
- R. đã tự giới thiệu và cảm nhận về chân dung của bản thân mình ntn?
GV: R. đã giả định tình huống rằng nếu có ai gặp anh thì họ sẽ phải hoảng sợ hoặc sẽ phá lên cười sằng sặc.
- Hoảng sợ chỉ thái độ ntn?(Sợ hãi, hoảng hốt)
- Cười sằng sặc là cách cười ntn?( Cười to, hả hê, khoái trí đến nỗi không dừng được)
- Theo em, tại sao R. lại tự hình dung ra mình trong bộ dạng như vậy?
- Lời giới thiệu của nv đã chứng tỏ điều về hoàn cảnh sống của R?
- R. đã kể lại trang phục của mình gồm những gì? Được miêu tả ntn?
- Có điều gì đặc biệt trong trang phục của R? Nó được làm bằng chất liệu gì?(Da dê)
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả trang phục của tác giả?
- Qua đó em có cảm nhận và hình dung ntn về trang phục của R?
Trắc nghiệm: Nhận xét nào sau đây chưa chính xác?
 a. Trang phục và trang bị của R. thật kỳ quái, hài hước.
 b. Trang phục và trang bị của R. thật khác người. 
 c. Trang phục và trang bị của R. chủ yếu để chống đỡ với TN khắc nghiệt trên hoang đảo.
 d. Trang phục và trang bị của R. chủ yếu là để làm đẹp cho bản thân.(d)
GV: Trang phục và trang bị của R. tuy lỉnh kỉnh, cồng kềnh, kỳ dị song lại rất tiện dụng, có ích cho cs trên đảo.
- Học sinh đọc đoạn cuối.
- R. đã tự tả khuôn mặt mình ntn?
GV: R. là người châu Âu, da trắng. Vậy mà giờ đây nước da “không đến nỗi đen cháy”?
- Tại sao R. lại chỉ tả về bộ ria mép mà không tập trung tả về những chi tiết khác trên khuôn mặt mình?
- Qua đó, em hình dung ntn về bức chân dung tự hoạ của R?
Trắc nghiệm: Cách kể của nv R. cho ta thấy được điều gì?
a. Cuộc sống gian khổ trên hoang đảo.
b. ý chí và nghị lực phi thường vượt lên gian khổ.
c. Tinh thần lạc quan của R.
d. Cả 2 ND trên. 
- Khái quát lại những nét đặc sắc về NT của đoạn trích?
- Đoạn trích đã cho chúng ta biết điều gì về cuộc sống của R?
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
 1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả (1660 – 1731)
- Nhà văn lớn của nước Anh TK 18.
- Từng làm nhiều nghề trước khi viết văn.
 b. Tác phẩm : Tiểu thuyết đầu tay viết 1719.
- Thuộc chương X.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
 1. Tìm hiểu chung:
a. Thể loại : Tiểu thuyết.
b.Tóm tắt ;
c. Phương thức biểu đạt; Tự sự, miêu tả
2. Phân tích:
 a. Cảm nhận của Rô bin xơn về bản thân:
- Nếu có ai gặp:
 + Hoảng sợ.
 + Cười sằng sặc.
=> Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, lẻ loi cô độc khiến R. phải ăn mặc như vậy.
b. Trang phục và trang bị của R.
* Trang phục:
+ Mũ: To tướng, cao lêu đêu, mảnh da dê rủ xuống gáy.
+ áo: Vạt dài.
+ Quần: Loe, dài đến đầu gối, thõng xuống.
+ ủng: Bao quanh bắp chân buộc dây 2 bên.
+ Thắt lưng: Rộng bản, thắt lại bằng 2 sợi dây.
=> NT miêu tả tỉ mỉ, chi tiết:
Trang phục cổ quái, kỳ dị, hài hước nhưng rất tiện dụng do R. tự chế tạo ra.
* Trang bị:
+ Lủng lẳng cưa, rìu con, 2 túi thuốc súng, đạn ghém.
+ Sau lưng đeo gùi.
+ Vai khoác súng.
+ Trên đầu: 1 chiếc dù lớn xấu xí, vụng về.
 c. Diện mạo của R.
+ Nước da “không đến nỗi đen cháy”
+ Râu: Cắt ngắn khá gọn.
+ Ria: Xén tỉa to, dài, hình dáng kì quái.
=> Giọng điệu dí dỏm, khôi hài: Bức chân dung tự hoạ kì quái của 1 con người sống 1 mình trên đảo hoang trong 1 TG dài không tiếp xúc với nền văn minh nhân loại.
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật:
- Kể chuyện bằng ngôi kể T1 chân thực, lời kể dí dỏm, hài hước, giọng điệu lạc quan.
 2. Nội dung: Tái hiện cuộc sống gian khổ trên đảo hoang vắng vẻ và tinh thần lạc quan đằng sau bức chân dung tự hoạ của Rôbinxơn.
IV. Luyện tập:
4. Củng cố,Luyện tập: (1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Học nội dung bài và ôn tập lại toàn bộ các KT về ngữ pháp
 .
Ngày soạn: 05.04
Ngày giảng:11.04
Tiết 151
 Tổng kết ngữ pháp
 (Tiết 1)
 I. Mục tiêu bài day
 1. Kiến thức: Giúp học sinh có điều kiện ôn tập và hệ thống hoá các KT về ngữ pháp đã học.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng các KT ngữ pháp đã học vào việc nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài TLV.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, tìm kiếm và xử lý thông tin.
III. Chuẩn bị :
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Dạy học theo nhóm, Vấn đáp.
 - Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, tóm tắt tài liệu theo nhóm.
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng tổng kết.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Kể tên những thực từ (Từ loại chính) trong tiếng Việt mà em đã học?(DT, ĐT, TT)
- Thế nào là danh từ? 
Trắc nghiệm: Từ “ băn khoăn” trong câu nào sau đây là danh từ?
a. Anh ấy cứ băn khoăn không hiểu mình làm thế là đúng hay sai.
b. Những băn khoăn ấy làm tôi day dứt mãi.
c. Cái nhìn của cô gái làm chàng trai không khỏi băn khoăn.
d. Cảm giác băn khoăn cứ đeo đẳng mãi.
- Qua đó, em có nhận xét gì về vị trí và sự kết hợp của DT?
- Em hãy lấy ví dụ về động từ và từ đó nhắc lại: Thế nào là động từ?
Trắc nghiệm: Những từ in đậm ở câu nào sau đây là tính từ?
a. Xin các bạn vui lòng hình dung bộ dạng của tôi như trước đây.(ĐT)
b. Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì?(TT)
c. Tôi mặc một chiếc áo bằng tấm da dê, vạt dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi.(DT)
d. Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê.(ĐT)
- GV hướng dẫn học sinh kẻ bảng và điền kết quả vào bảng.
- Học sinh hệ thống vào bảng về khả năng kết hợp của DT, ĐT, TT.
I. Bài học:
A. Từ loại:
 I. Thực từ:
1. Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, sự vật, hiện tượng.
=> DT có thể đứng trước các từ như : Những, một, cái, con..
 2. Động từ:
Là những từ dùng để chỉ hành động, hoạt động của người, vật, sự vật, hiện tượng.
3. Tính từ:
Là những từ dùng để chỉ màu sắc, kích thước, chất liệu, t/c, trạng thái của người, vật, sự vật, hiện tượng.
4. Bài tập: 
 a. Bài tập1: Xác định DT, ĐT, TT.
- DT: Lăng, làng, lần.
- ĐT: Đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
- TT: Hay, sung sướng, phải(đúng), đột ngột.
 b. Bài tập 2: 
(a) Những, các, một + lần/ làng/ cái lăng/ ông giáo (DT)
(b) Hãy, đã, vừa + Đọc/ nghĩ ngợi/ phục dịch/ đập (ĐT)
(c) Rất, hơi, quá + Hay, phải, sung sướng(TT)
 c. Bài tập 3:
 d. Bài tập 5: Xác định sự chuyển từ loại:
(a) Tròn(TT) -> ĐT.
(b) Lý tưởng (DT) -> TT.
(c) Băn khoăn(ĐT) -> DT
=> Sự chuyển loại của từ.
4. Củng cố, luyện tập:(1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Tiếp tục ôn các KT về từ loại.
Ngày soạn: 05.04
Ngày giảng:13.04
Tiết 152
 Tổng kết ngữ pháp.
 (Tiết 2)
 I. Mục tiêu bài day
 1. Kiến thức: Giúp học sinh có điều kiện ôn tập và hệ thống hoá các KT về ngữ pháp đã học.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng các KT ngữ pháp đã học vào việc nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài TLV.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, tìm kiếm và xử lý thông tin.
III. Chuẩn bị : 
1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Dạy học theo nhóm, Vấn đáp.
 - Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, tóm tắt tài liệu theo nhóm.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng tổng kết.
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Kể tên các hư từ trong tiếng Việt?
- GV làm ra băng giấy các k/n trước rồi y/c học sinh xác định và dán vào hư từ tương ứng.
- GV giới thiệu lại cho các em 7 loại phó từ đã học.
STT
 Phó từ
 Từ ngữ
 1
 Chỉ hướng
Ra, vào.
 2
 Chỉ kết quả
Được.
 3
 Chỉ sự cầu khiến
Hãy, đừng, chớ, nên.
 4
Chỉ tiếp diễn tương tự
Vẫn, cứ, còn
 5
Chỉ thời gian
Đã, đang, đương, sẽ, sắp, rồi, vừa. (Quá khứ, hiện tại, tương lai) 
 6
Chỉ sự phủ định, khảng định.
Không, chưa, chẳng, đâu, nào
 7
Chỉ mức độ
Rất, hơi, quá, lắm, thế..
- GV cung cấp sẵn bảng, học sinh lên điền vào.
II. Các từ loại khác (Hư từ)
 1. Số từ.
 2. Đại từ.
 3. Lượng từ.
 4. Chỉ từ.
 5. Phó từ (7 loại phó từ)
 6. Quan hệ từ.
 7. Trợ từ.
 8. Tình thái từ.
 9. Thán từ.
* Bài tập:
 a. Bài tập 1: Sắp xếp các từ in đậm trong những câu sau vào cột.
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
Quan hệ từ
Trợ từ
 Tình thái từ
Thán từ
Ba, năm.
Tôi, bao nhiêu, bao giờ, bây giờ.
Những
ấy, đâu.
Đã, mới, đang, sẽ.
ở, của, nhưng, như
Chỉ, cả, ngay.
Hả.
Trời ơi.
- Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn? Cho biết những từ đó thuộc từ loại gì?
- Liệt kê các cụm từ em đã học?(Cụm DT, cụm ĐT, cụm TT)
- Nêu cấu tạo, đặc điểm chung của 3 cụm từ này?( Thông thường gồm 3 phần: Từ loại chính làm trung tâm + PN trước + PN sau)
b. Bài tập 2: à, ư, hả, hử, nhỉ, nhé..
=> Tình thái từ.
B. Cụm từ:
 Cụm
 Cấu tạo 
 Ví dụ
 DT
PN trước + DT trung tâm + PN sau.
- tất cả những/ ảnh hưởng quốc tế/ đó.
 ĐT
PN trước + ĐT trung tâm + PN sau.
- .. tôi đã/ đến/ gần anh..
- .. vừa lên / cải chính.
 TT
PN trước + TT trung tâm + PN sau.
- Bông hoa này/ đẹp /quá.
- Lời gửi của văn nghệ phức tạp / hơn, cũng phong phú và sâu sắc/ hơn.
* Lưu ý: GV lấy luôn một vài ví dụ ở BT 1, 2, 3 vào cho các em tìm hiểu, phân tích để thấy cấu tạo của các cụm có khi bị khuyết bộ phận phụ trước hoặc phụ sau.
- Tìm phần trung tâm của các cụm DT và cho biết dấu hiệu nhận biết?
GV: Như vậy, không phải lúc nào cụm DT cũng có cấu tạo đầy đủ 3 phần mà có thể khuyết PN trước hoặc PN sau.
- Xác định ĐT trung tâm? Dấu hiệu?
- Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm và chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó.
* Luyện tập:
1. Bài tập 1: 
(a) DT trung tâm: ảnh hưởng quốc tế; Nhân cách; Lối sống.
=> Dấu hiệu: Đứng sau các lượng từ như: Những, một.
(b)DT trung tâm: Ngày(k/n)
=> Dấu hiệu: Đứng sau lượng từ Những
(c) DT trung tâm: Tiếng(cười nói)
=> Có thể thêm lượng từ vào trước.
2. Bài tập 2:
(a) ĐTTT: Đến, chạy, ôm.
=> Dấu hiệu: Đứng sau các phó từ chỉ TG như đã, sẽ.
(b) ĐTTT: lên
=> Dấu hiệu: Đứng sau phó từ chỉ TG “vừa”.
3. Bài tập 3: Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm và chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó.
(a) Việt Nam, bình dị, phương Đông, mới, hiện đại.
(b) êm ả.
(c) phức tạp, phong phú, sâu sắc.
4. Củng cố,Luyện tập: (1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Ôn tập lại toàn bộ các KT ngữ pháp đã học. Chuẩn bị bài “Luyện tập viết biên bản”.
..
Ngày soạn: 05.04
Ngày giảng:
Tiết 154
 Luyện tập viết biên bản.
 I. Mục tiêu bài day
 1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập các KT đã học về biên bản.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết biên bản theo những y/c về hình thức và ND nhất định. 
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập văn bản hành chính.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Thể hiện sự tự tin, quản lý thời gian, ứng phó với sự căng thẳng.
III. Chuẩn bị :
Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp:Dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Một số mẫu biên bản.
 IV.Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết biên bản.
SGK trang 134.
- Dựa vào những nội dung đã cho, hãy viết biên bản hội nghị trao đổi KN học tập môn Văn của lớp 9A.
Thảo luận: 
1. Nội dung ghi chép trong BT đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để lập 1 biên bản chưa? Cần thêm, bớt những ND gì?
2. Cách sắp xếp những ND như vậy có phù hợp với 1 biên bản không?
3. Cần phải sắp xếp lại các ND theo trình tự ntn?
- Sau khi thống nhất xong, gv cho các nhóm luyện tập viết từng phần của biên bản vào bảng phụ.
- Học sinh nhận xét, sửa. GV bổ sung và cung cấp biên bản hoàn chỉnh.
1. Bài tập 1: Viết biên bản cuộc họp
 Cộng hoà xã hội.
 Độc lập - .
BIÊN BảN HộI NGHị TRAO Đổi.
 Lớp 9a
Thời gian:
Địa điểm:
Thành phần:
1. Thầy giáo Bùi Trần Hải – g/v N.văn 
(Đại biểu)
 2. Tập thể lớp 9A.
A. Diễn biến hội nghị:
 1.Thầy Bùi Trần Hải khai mạc, nêu y/c ND hội nghị.
 2. Bạn Giáp Văn Trưởng- lớp trưởng báo cáo
 3. Các bạn học sinh khá, giỏi báo cáo KN
 a. Bạn Thu Nga
 b. Bạn Thuý Hà
 4. Thầy Bùi Trần Hải tổng kết
Hội nghị kết thúc hồi 11h 30’ 
 Chủ toạ Thư ký
 Cộng hoà xã hội.
 Độc lập - .
 BIÊN BảN HộI NGHị TRAO Đổi.
 Lớp 9a
Thời gian:
Địa điểm:
Thành phần:
 1. Thầy Bùi Trần Hải – g/v văn (Đại biểu)
 2. Tập thể lớp 9A.
A. Diễn biến hội nghị:
 1. Thầy Bùi Trần Hải khai mạc, nêu y/c ND hội nghị.
 2. Bạn Lục văn Thái- lớp trưởng báo cáo
 3. Các bạn học sinh khá, giỏi báo cáo KN
 a. Bạn Thu Nga
 b. Bạn Thuý Hà
 4. Cô Lan tổng kết
Hội nghị kết thúc hồi 11h 30’ 
 Chủ toạ Thư ký
Ký và ghi rõ họ tên Ký và ghi rõ họ tên
- Học sinh đọc và nêu y/c BT2.
- Hs thảo luận và xây dựng, thống nhất ND biên bản.
2. Bài tập 2: Ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn.
Cộng hoà.
 Độc lập
Biên bản bàn giao công tác trực tuần
Giữa chi đội 9A và chi đội 9B.
Hôm nay ngàytháng.năm
Tại địa điểm đã tiến hành bàn giao
I. Nội dung:
 1. Chi đội trưởng
 2.
 3.
4. Củng cố,Luyện tập: (1’) 
5. Hướng dẫn về nhà;(1’) Hoàn thiện các BT. 
 Chuẩn bị bài “ Hợp đồng”.
 .
Ngày soạn: 05.04
Ngày giảng:
Tiết 155
 Hợp đồng
 I. Mục tiêu bài day
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được hình thức và ND của văn bản hợp đồng.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tạo lập văn bản hành chính.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập văn bản hành chính.
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, Lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin.
III. Chuẩn bị :
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 - Phương pháp: Đóng vai, thuyết trình, Vấn đáp, dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời.
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Một số mẫu hợp đồng. 
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Gọi học sinh đọc ví dụ SGK trang 136.
- Sự việc được hợp đồng là gì? Mục đích của hợp đồng? 
- Tại sao lại cần phải có bản hợp đồng này?(Vì đây sẽ là cơ sở để các cá nhân, tập thể tham gia hợp đồng thực hiện theo qui định của PL)
- Đối tượng mua bán?
- Hợp đồng trên đã ghi lại những ND gì?
- Nhận xét về đặc điểm của bản hợp đồng? (Câu chữ, bố cục)
GV: Cần phải có sự ràng buộc của 2 bên ký với nhau trong khuôn khổ hiệu lực của PL.
- Qua đó, em hiểu văn bản hợp đồng là gì?
- Kể tên 1 số bản hợp đồng mà em biết?
- Học sinh đọc các ví dụ sgk.
- Em hãy xác định bố cục của hợp đồng trên?
- Phần mở đầu gồm những gì? Có gì giống và khác với phần mở đầu của biên bản?
- Cách trình bày, bố cục và lời văn trong hợp đồng có gì đặc biệt?
- Học sinh đọc các tình huống sgk trang 139.
- Học sinh làm theo nhóm. Mỗi nhóm làm một y/c của đề bài.
- Các nhóm trình bày ra bảng phụ. Gv sửa.
I. Bài học
 1. Đặc điểm của hợp đồng
 a. Ví dụ
* Ghi lại ND thoả thuận về việc mua bán SGK
* Hình thức: Ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, chặt chẽ.
b. Ghi nhớ 1:
2. Cách làm hợp đồng:
 a. Ví dụ:
 * Phần mở đầu:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tên bản hợp đồng.
- TG, địa điểm.
- Họ tên, chức vụ của người tham gia hợp đồng.
 * Phần ND: Ghi lại toàn bộ ND cơ bản của hợp đồng theo từng điều khoản.
 * Phần kết thúc:
- Chữ ký, họ tên, chức vụ của đại diện các bên tham gia hợp đồng.
 b. Ghi nhớ 2: 
II. Luyện tập :
 1. Xác định tình huống hợp đồng: b, c, e.
 2. Bài tập 2: Ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần ND, kết thúc và dự kiến các điều cần cụ thể hoá bản hợp đồng thuê nhà. 
4. Củng cố,Luyện tập: (1’
5. Hướng dẫn về nhà; (1’) Học bài, hoàn thiện các bài tập. 
 Soạn bài “Bố của Xi mông”.
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docbai soan tuan 31.doc