So sánh Là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- So sánh ngang bằng.
- So sánh không ngang bằng. - Anh đội viên mơ màng/Như nằm trong giấc mộng.
- Những ngôi sao thức ngoài kia / Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Nhân hoá Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật. bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật .trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người. - Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật.
- Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chát của người để chỉ hoạt động , tính chất của vật.
- Trò chuyện xưng hô với vật như người. - Bác Tai, Cô Mắt ; Ông trời mặc áo giáp đen ra trận.
- Ông trời mặc áo giáp đen ra trận./ Kiến hành quân đầy đường.
- Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
TT Tên phép tu từ Khái niệm Các kiểu cấu tạo Ví dụ 1 So sánh Là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt - So sánh ngang bằng. - So sánh không ngang bằng. - Anh đội viên mơ màng/Như nằm trong giấc mộng. - Những ngôi sao thức ngoài kia / Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. 2 Nhân hoá Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật ...trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người. - Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật. - Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chát của người để chỉ hoạt động , tính chất của vật. - Trò chuyện xưng hô với vật như người. - Bác Tai, Cô Mắt; Ông trời mặc áo giáp đen ra trận. - Ông trời mặc áo giáp đen ra trận./ Kiến hành quân đầy đường. - Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. 3 Ẩn dụ Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. -Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng( Ẩn dụ hình thức) - Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động.(Ẩn dụ cách thức) - Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật hiện tượng( Ẩn dụ phẩm chất ) - Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác( Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) - Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng → Màu đỏ. - Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng → Nở hoa. - Người Cha mái tóc bạc / Đốt lửa cho anh nằm. → Bác Hồ; Thuyền về có nhớ bến chăng.đợi thuyền →thuyền: người đi xa, bến: người ở lại . - Nắng giòn tan → Nắng to, rực rỡ. 4 Hoán dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng. - Quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng. - Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật. - Quan hệ giữa bộ phận với toàn thể. - Áo nâu liền với áo xanh/ Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. - Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Áo chàm đưa buổi phân li/ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.→ người Việt Bắc. - Bàn tay ta làm nên tất cả→Người lao động nói chung. 5 Nói quá Là biện pháp tu từ phóng đại, mức độ, quy mô, tính chất của vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tương, tăng sức biểu cảm. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 6 Nói giảm nói tránh Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ ,nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. - Dùng từ đồng nghĩa , đặc biệt là từ ngữ Hán Việt. - Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa. - Nói vòng. - Nói trống( tỉnh lược) - chết : đi, về, qui tiên; chôn: mai táng. - Bài thơ của anh dở lắm →Bài thơ của anh chưa được hay lắm. - Anh còn kém lắm.→ Anh cần phải cố gắng hơn nữa. - Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống được lâu nữa đâu ,chị ạ. → Anh ấy thế thì không được lâu nữa đâu chị ạ. 7 Điệp ngữ Dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh *Các dạng:- Điệp ngữ cách quãng. - Điệp ngữ nối tiếp. - Điệp ngữ chuyển tiếp( Điệp ngữ vòng) - Cháu chiến đấu hôm nay /Vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộctuổi thơ. - Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu/ Cô gái ở Thạch Kim , Thạch Nhọn/ Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm(Phạm Tiến Duật) - Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy/ Thấy xanh xanh 8 Chơi chữ Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo ra sắc thái dí dỏm, haì hước ..làm câu văn hấp dẫn và thú vị. * Các lối chơi chữ: - Dùng từ ngữ đồng âm , nói trại(gần âm) - Dùng cách điệp âm. - Dùng từ trái nghĩa ,đồng nghĩa, gần nghĩa. - Sánh với Na-va ranh tướng Pháp/ Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương → Giễu cợt. - Mênh mông muôn mẫu một màu mưa/ Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.( Tú Mỡ) - Ngọt ngon sau lớp vỏ gai/ Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng/ Mời cô mời bác ăn cùng? Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.( Phạm Hổ) 9 Phép liệt kê Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ ngữ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm. * Về nghĩa: có hai kiểu liệt kê: - Liệt kê tăng tiến - Liệt kê không tăng tiến. * Xét theo cấu tạo: Kiểu liệt kê từng cặp và liệt kê không theo từng cặp. VD:- Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của DTVN, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia. - Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. STT ĐƠN VỊ BÀI HỌC KHÁI NIỆM VÍ DỤ 1 Từ đơn - Là từ chỉ gồm một tiếng - cây, nhà, sách,vở 2 Từ phức - Từ ghép - Từ láy - Là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng. + Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa: Ghép đẳng lập( Bình đẳng về NP); Ghép chính phụ( tiếng chính bổ sung nghĩa cho tiếng phụ. +Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. Láy hoàn toàn. Láy bộ phận: Láy âm & láy vần. - học sinh, giáo viên, đất nước. - con cháu, anh chị ( ĐL) - hoa hồng, xe đạp ( CP ) - khanh khách, - xinh xinh, - lom khom, xao xác 3 Thành ngữ - Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ , so sánh Thành ngữ có thể làm CN, VN trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm DT; Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc,có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. - Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non.( VN) - Chốc đà mười mấy năm trời Còn ra khi đã da mồi tóc sương.( Truyện Kiều) ( Già, tuổi cao ) 4 Từ đồng nghĩa - Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể phụ thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. + Đồng nghĩa hoàn toàn( không phân biệt về sắc thái nghĩa) + Đồng nghĩa không hoàn toàn( có sắc thái nghĩa khác nhau) Lưu ý: Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau.Cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. - quả- trái - bỏ mạng – hi sinh 5 Từ trái nghĩa - Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh ,làm cho lời nói sinh động. - già: cau già- cau non; già- trẻ - chân cứng – đá mềm 6 Từ đồng âm - Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau,không liên quan gì với nhau. Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. - Năm nay em cháu vừa tròn năm tuổi.( DT-ST) 7 Từ Hán Việt - Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. + Từ ghép đẳng lập. + Từ ghép chính phụ( Trật tự: có trường hợp yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau; có trường hợp yếu tố phụ đứng trước ,yếu tố chính đứng sau) Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa ,quả,bút, bảngcó lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ. Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau. - Tác dụng: sử dụng từ Hán Viẹt để tạo sắc thái trang trọng ,thể hiện thái độ tôn kính; Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ; Tạo sắc thái cổ,phù hợp với bầu không khí xã hội xưa. Không nên lạm dụng từ Hán Việt - giang sơn, xâm phạm - hữu ích : có lợi ích; bảo mật: đảm bảo bí mật. - thi nhân: người làm thơ; đại thắng: thắng lớn 8 Từ mượn -Vay mượn từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật ,hiện tượng ,đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt, bên cạnh đó còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp,Anh ; Đối với những từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn,nhất là những từ gồm trên hai tiếng ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau. - sính lễ,ngạc nhiên, gia nhân; - ra-đi-ô, 9 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ - Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn( khái quát hơn) hoặc hẹp hơn( ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác: + Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác, + Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. + Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác. Động vật Thú Chim Cá voi, tu hú cá rô hươu sáo cá chép Chất đốt xăng dầu hoả ga củi 10 Trường từ vựng - Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. +Một trường từ vựng có thể gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. + Một trường từ vựng có thể gồm những từ khác biệt nhau về từ loại. + Do hiện tượng nhiều nghĩa , một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. - Trường từ vựng mắt có những trường nhỏ: + Bộ phận của mắt: lòng đen,; + Đặc điểm của mắt: đờ đẫn,..; + Cảm giác của mắt: chói; - mắt: con ngươi,lông mày (DT); nhìn, trông ( ĐT); lờ đờ , toét( TT) - ngọt: trường mùi vị ( cùng trường với cay,đắng..) trường âm thanh( cùng trường với the thé, êm dịu) trường thời tiết( trong rét ngọt, cùng trường với lạnh,ẩm) 11 Sự phát triển của từ vựng - Cùng với sự phát triển của xã hội , từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển . Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: Phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán. - Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non.( Ẩn dụ ) - Cũng nhà hành viện xưa nay Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người.( Hoán dụ ) - điện thoại + di động X +hoá = ô xi hoá - Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh; AIDS 12 Thuật ngữ - Là những từ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ. +Đặc điểm: Về nguyên tắc trong một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định ,mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại ,mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ;- Thuật ngữ không có tính biểu cảm. - Phân số thập phân mà phân số mà mẫu là luỹ thừa của 10.( Toán học ) - Trọng lực là lực hút của Trái đất. 13 Biệt ngữ xã hội - Chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. + Sử dụng phải phù hợp với tình huống giao tiếp .Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này ( từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội) để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật. - mẹ: từ ngữ toàn dân; mợ: là từ ngữ của một tầng lớp xã hội nhất định. - trúng tủ, ngỗng : từ ngữ thuộc tầng lớp học sinh. 14 Trau dồi vốn từ - Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ;- Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết ,làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ. - Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp. →Thừa từ đẹp. - Lược khảo: nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính ,không đi vào chi tiết. - Lược thuật: là kể, trình bày tóm tắt. 15 Nghĩa của từ - Là nội dung ( sự vật ,tính chất,hoạt động,quan hệ) mà từ biểu thị. + Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị; Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. - Tập quán: thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống được mọi người làm theo (trình bày khái niệm) - Lẫm liệt: hùng dũng ,oai nghiêm. 16 Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. - Từ nhiều nghĩa: Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa. - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa . Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc:là nghĩa xuất hiện từ đầu,làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Thông thường trong câu,từ chỉ có một nghĩa nhất định .Tuy nhiên trong một số trường hợp,từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. -chân: chân bàn ,chân com pa,chân kiềng; com pa,kiềng (một nghĩa ) - chân: bàn chân( nghĩa gốc) chân trời, chân tường(nghĩa chuyển) - Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: cái cưa→ cưa gỗ. - Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: gánh củi đi → một gánh củi.
Tài liệu đính kèm: