Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Câu trần thuật - Trường THCS Nam Dương

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Câu trần thuật - Trường THCS Nam Dương

GIÁO ÁN: CÂU TRẦN THUẬT

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Hiểu được đặc điểm của câu trần thuật, phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.

- Nắm vững chức năng câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.

II/CHUẨN BỊ:

- Giáo viên:

+ Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án

+ Bảng phụ, trình chiếu

- Học sinh: học bài cũ, tìm hiểu bài mới ở nhà.

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra nề nếp bình thường

2. Kiểm tra bài cũ

 Ở các tiết học trước các em đã được học một số kiểu câu phân chia theo mục đích phát ngôn, đó là câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Các em hãy vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập sau:

- Gv chiếu bài tập

- Gọi HS đọc bài

- Xử lí kết quả bài làm của học sinh

 + Hs: Thưa cô 3 câu đầu bạn đã làm đúng rồi, câu thứ 4 bạn xác định là câu cầu khiến em không đồng ý, bởi câu này em thấy không có từ ngữ cầu khiến

GV: Ở câu 1,2,3 cô nhất trí với ý kiến của các bạn . Các em đã nắm vững kiến thức về kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và vận dụng khá tốt. Còn câu thứ 4 bạn . xác định là câu cầu khiến còn bạn . lại không đồng ý với ý kiến đó. Vậy câu này thuộc kiểu câu gì bài học ngày hôm nay cô trò chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu điều đó.

Cô trò chúng ta cùng đi vào tìm hiểu đặc điểm.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Câu trần thuật - Trường THCS Nam Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/02/2011
Ngày dạy: 22/02/2011
GIÁO ÁN: CÂU TRẦN THUẬT
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Hiểu được đặc điểm của câu trần thuật, phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
II/CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
+ Bảng phụ, trình chiếu
- Học sinh: học bài cũ, tìm hiểu bài mới ở nhà.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra nề nếp bình thường
2. Kiểm tra bài cũ
 Ở các tiết học trước các em đã được học một số kiểu câu phân chia theo mục đích phát ngôn, đó là câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Các em hãy vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập sau:
- Gv chiếu bài tập
- Gọi HS đọc bài
- Xử lí kết quả bài làm của học sinh 
 + Hs: Thưa cô 3 câu đầu bạn đã làm đúng rồi, câu thứ 4 bạn xác định là câu cầu khiến em không đồng ý, bởi câu này em thấy không có từ ngữ cầu khiến
GV: Ở câu 1,2,3 cô nhất trí với ý kiến của các bạn . Các em đã nắm vững kiến thức về kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và vận dụng khá tốt. Còn câu thứ 4 bạn .. xác định là câu cầu khiến còn bạn ... lại không đồng ý với ý kiến đó. Vậy câu này thuộc kiểu câu gì bài học ngày hôm nay cô trò chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu điều đó.
Cô trò chúng ta cùng đi vào tìm hiểu đặc điểm...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Gọi HS đọc VD 
GV: Các ví dụ bạn vừa đọc cô đưa lên màn hình để các em tiện theo dõi. Quan sát các VD cho biết 
? Những câu văn nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của kiểu câu nghi vấn, cầu khiến hoặc cảm thán mà em đã được học ? 
GV: Vì ở đây có tới 4 ví dụ nên cô giao cho các em ở dãy ngoài tập trung xét VD: a,b; các em ở dãy trong ...VD : c,d. các em thực hiện yêu cầu này trong vòng 2 phút.
- HS làm bài
GV: Xử lí kết quả bài làm của HS
Gọi đại diện từng nhóm trình bày, cho hs nhận xét
Gv chốt: Qua phần bài các em vừa trình bày cô trò chúng ta thống nhất trong các đoạn trích trên trừ câu “ Ôi, Tào Khê ” là câu cảm thán, còn các câu còn lại không câu nào mang đặc điểm hình thức của kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán mà em đã được học.
GV: Các em hãy chú ý vào các câu cô đã gạch chân, các câu này đều kết thúc bằng dấu chấm than 
? Tại sao em không xác định nó là kiểu câu cầu khiến hay cảm thán?
HS: Bởi vì những câu này tuy nó có dấu chấm than nhưng nó không có từ ngữ cầu khiến hay từ ngữ cảm thán nên nó không phải là câu cầu khiến và câu cảm thán.
GV: Như vậy là các em nắm bài khá tốt đấy. Các em chú ý nhé. Ở 4 VD trên đây, những câu không mang đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và dựa trên tiêu chí phân loại là mục đích phát ngôn người ta gọi đó là câu trần thuật. 
? Vậy về mặt hình thức các em hiểu câu trần thuật là câu như thế nào ? 
-HS: Thưa cô, về mặt hình thức câu trần thuật không mang đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán
GV: Đó chính là nội dung kiến thức chốt đọng thứ 1 các em cần nắm được 
 Tuy nhiên qua việc phân tích ví dụ trên cô lưu ý với các em mặc dù đây là các kiểu câu phân chia theo mục đích phát ngôn nhưng tiêu chí cơ bản để chúng ta nhận biết các kiểu câu này vẫn là dựa vào điểm hình thức cụ thể như câu nghi vấn thì nó phải có các từ nghi vấn, câu cầu khiến thì phải có từ ngữ cầu khiến, câu cảm thán thì phải có từ ngữ cảm thán. Còn câu trần thuật thì nó không mang đặc điểm hình thức của các kiểu câu mà cô vừu nêu. 
Như vậy là cô trò chúng ta vừa nhận thức được về đặc điểm hình thức của câu trần thuật. kiểu câu này có những đặc điểm gì về chức năng cô trò chúng ta lại đi vào xét từng VD cụ thể.
GV : Đây là đoạn văn được trích từ văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ” của Hồ Chí Minh. Hãy cho cô biết
? Nội dung của đoạn văn này là gì?
- HS: Đoạn văn là suy nghĩ của Người về lịch sử hào hùng của dân tộc từ đó nhắc nhở chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.
GV: Em đã nêu ra rất đúng nội dung của đoạn văn. Các em chú ý và cho cô biết tiếp
? Đoạn văn gồm mấy câu ? Từng câu có vai trò như thế nào trong việc thể hiện nội dung đoạn văn?
- HS: Thưa cô câu 1,2 nói về truyền thống đấu tranh của dân tộc ta, câu 3 nhắc nhở chúng ta phải ghi nhớ công ơn các vị anh hùng dân tộc.
GV: Ý kiến của các em nêu cũng đúng với đáp án của cô đưa ra. Gv bật đáp án
 Cô trò chúng ta đến tiếp VD b
? Em cho cô biết xuất xứ của đoạn trích ở ví dụ b?
- HS: Đoạn trích ở ví dụ b được rút ra từ tác phẩm “ Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn 
GV: Đây là một tác phẩm rất đặc sắc mà các em đã được học ở chương trình ngữ văn 7.
? Đoạn trích gợi ra cho em nhớ đến tình tiết nào trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” em đã được học? 
- HS: Thưa cô đó là tình tiết một người nông dân đến báo quan huyện về sự việc đê vỡ
GV: Em nhớ bài và đã nêu lại được chi tiết trên khá tốt.
? Vậy chi tiết ấy được thể hiện cụ thể ra sao ở từng câu trong đoạn trích? Trước hết là câu 1.
- HS: Thưa cô, câu 1 là lời của tác giả kể sự việc người nhà quê đang rất vội vã đến để báo quan.
? Thế còn câu thứ 2 nó được dùng để làm gì ?
- HS: Con thưa cô, câu thứ 2 là lời người nông dân thông báo với quan sự việc đê vỡ ạ
 GV: Như vậy qua việc phân tích ví dụ b vừa rồi các em thấy ( GV bật đáp án): câu 1 là lời của tác giả kể sự việc người nhà quê đang rất vội vã đến để báo quan: Các em hãy theo dõi vào đoạn văn.
GV: Đây là đoạn văn ngắn được trích từ tác phẩm “Lầm than” của nhà văn Lan Khai các em ạ.Các em thấy ở đoạn văn tác giả nói về nhân vật Cai Tứ
? Nhân vật Cai Tứ được tác giả khắc họa qua những nét nào?
- HS: Em thưa cô nhân vật Cai Tứ được khắc họa qua nét ngoại hình, dáng vẻ, độ tuổi khoảng 45,50
GV: Có thể nói ngoại hình , dáng vẻ nhân vật Cai Tứ được gợi ra khá cụ thể, sinh động qua chỉ 2 câu văn ngắn của tác giả.
? Như vậy các em thấy cả 2 câu văn ở đoạn này đã thực hiện chức năng gì?
- HS: em thưa cô cả 2 câu văn thực hiện chức năng miêu tả
GV: Các em nêu rất đúng – bật đáp án
 Chúng ta đến tiếp với VD d. Đây là đoạn văn trích từ...
Ở phần trước khi tìm hiểu ví dụ, các em đã xác định câu “Ôi Tào Khê” là câu cảm thán, cô trò chúng ta thống nhất không xét đến câu này nữa. Các em chú ý vào 2 câu còn lại trong đoạn văn
? Cho cô biết câu “ Nước Tào Khê làm đá mòn đấy” được dùng để làm gì?
- HS: Em thưa cô câu này được dùng để nêu nhận định của người viết về nước ở Tào Khê.
GV: Một nhận định đã được đưa ra ở câu thứ hai, chính nước chảy làm cho đá mòn.
? Đến câu văn thứ ba tác giả có dừng ở việc nói về đá, về nước nữa không hay còn nói tiếp với chúng ta điều gì nữa?
- HS: em thưa cô đến câu thứ 2 tác giả không chỉ dừng ở việc nói về đá và nước nữa mà qua đó còn bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình.
?Theo em đó là nét tình cảm, cảm xúc nào?
- HS: Thưa cô đó là tình cảm thủy chung, tình cảm ấy được so sánh như nước Tào Khê không bao giờ vơi cạn.
GV: Ở hai câu văn cô trò chúng ta vừa tìm hiểu, từ việc nhận định về nước Tào Khê người nói đã bộc lộ tình cảm xúc của mình – bật trình chiếu.
? Qua việc phân tích 4 VD vừa rồi, các em rút ra được câu trần thuật có những chức nào? 
-HS: Em thưa cô qua phân tích các vd em thấy câu trần thuật có các chức năng là để nêu suy nghĩ, yêu cầu, kể, thông báo, miêu tả, nhận định, bộc lộ cảm xúc.
GV: Bây giờ các em chú ý trở lại Vd a.
? chức năng yêu cầu của thứ 3 các em xác định được là chức năng chính của kiểu câu nào phân theo mục đích nói?
HS: Đó là chức năng chính của kiểu câu cầu khiến.
GV: Bật đáp án 
Các em theo dõi tiếp đến VDd
? Chức năng bộc lộ cảm xúc ở câu 2,3 là chức năng chính của kiểu câu nào?
HS: Đó là chức năng chính của kiểu câu cảm thán.
GV bật đáp án
GV: Từ phần phân tich Vd vừa rồi cô lưu ý các em câu trần thuật ngoài những chức năng chính là kể, thông báo, nhận định, miêu tả,.. còn được dùng để yêu cầu, đề nghị, hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc ( vốn là chức năng chính của các kiểu câu khác) Và đây chính là nét kiến thức chốt đọng thứ 2 các em cần lưu ý. 
GV: Các em hãy quan sát trở lại các ví dụ vừa rồi, chú ý vào các dấu câu dùng để kết thúc câu. Cho cô biết:
? Khi viết câu trần thuật người ta thường sử dụng phổ biến loại dấu câu nào để kết thúc câu?
HS: Em thưa cô khi viết câu trần thuật thường được kết thúc bằng dấu chấm. 
GV: Các em chú ý tiếp vào các VD, ở các câu: 2 Vd a, câu 2 VD b, câu 2,3 VD d em thấy các câu trần thuật được kết thúc bằng dấu câu nào nữa?
HS: Em thưa cô đó là dấu chấm lửng và dấu chấm than ạ.
GV: Nhưng cô lưu ý các em mức độ sử dụng các loại dấu câu này không thường xuyên như dấu chấm chỉ khi nào người ta cần thể hiện một mục đích phát ngôn nào đó người ta mới sử dụng loại dấu câu này.
? Qua đây em rút ra được lưu ý gì khi viết câu trần thuật?
 HS trả lời. 
 Gv ghi bảng: 
GV: Như vậy đến bây giờ các em đã được tìm hiểu cả 4 kiểu câu phân chia theo mục đích phát ngôn. Cô có một câu hỏi để các em tiến hành thảo luận như sau:
- Chiếu câu hỏi, gọi Hs đọc, chia nhóm, cho Hs làm bài.
- Xử lí kết quả bài làm của HS: Đọc bài làm của từng nhóm, chiếu đáp án
Nhóm 1: câu trần thuật được sử dụng nhiều nhất vì kiểu câu này có nhiều chức năng nhất, ngoài ra nó còn có cả chức năng của một số kiểu câu khác.
Nhóm 2: Câu trần thuật được sử dụng nhiều nhất vì ngoài các chức năng chính nó còn thực hiện được cả chức năng của các kiểu câu khác. 
Nhóm 3: Câu trần ... vì trên thực tế câu trần thuật được sử dụng nhiều trong đời sống và các văn bản.
Nhóm 4: ..... vì câu trần thuật có nhiều chức năng nhất trong các kiểu câu.
- GV nhận xét: .... Cả 4 nhóm các em đều đã nhận ra được câu trần thuật là kiểu câu được sử dụng phổ biến hơn cả trong giao tiếp và cũng đã đưa ra được các lí do để lí giải cho điều đó. Như vậy bước đầu cho thấy các em đã nắm bài tương đối tốt.
Gv: Qua việc thực hiện câu hỏi thảo luận vừa rồi chúng ta lại có thêm 1 nhận xét nữa về câu trần thuật.
: GV: Đến đây nhìn lại toàn bộ phần bài cô trò chúng ta vừa tìm hiểu các em thấy chúng ta đã chỉ ra được các đặc điểm về hình thức và chức năng của câu trần thuật, đã chỉ ra được cách sử dụng dấu câu để kết thúc câu và cả vai trò của câu trần thuật trong giao tiếp. Toàn bộ những nội dung ấy đã được thể hiện một cách cô đọng trong phần ghi nhớ SGK. Các em hãy theo dõi lên mục ghi nhớ cô đưa lên màn hình, một em hãy cầm sgk đọc to, rõ ràng phần ghi nhớ để cả lớp cùng theo dõi. 
GV: Bây giờ các em hãy chú ý trở lại với bài tập kiểm tra bài cũ lúc đầu giờ học với câu số 4 các em chưa có sự thống nhất trong việc xác định kiểu câu của kiểu câu này.
? Đến giờ em có còn giữ ý kiến của mình lúc ban đầu nữa không ? 
Hs: thưa cô bây giờ em nhận thấy việc lựa chọn câu cầu khiến cho câu này là không phù hợp, phù hợp thì phải chọn kiểu câu trần thuật.
Gv: Còn ý kiến của bạn .. 
HS: Em đồng ý với ý kiến của bạn ạ. Gv bật trình chiếu 
GV: Các em vẫn tiếp tục quan sát bài tập, chú ý đến các câu 1,2,4 đã dược cô đổi gam màu.
? 3 câu này khác nhau về kiểu câu nhưng cùng hướng đến thể hiện mục đích là gì?
Hs: Cả 3 câu này cùng hướng đến một mục đich là nhắc nhở về việc không hút thuốc lá.
GV: Cùng một nội dung diễn đạt nhưng mỗi câu lại mang một sắc thái riêng. Câu số 2 thông tin đưa ra mang tính mệnh lệnh, câu số 1,4 ý cầu khiến nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn.
 Từ bài tập này các em thấy cùng một mục đích phát ngôn có khi nó được thực hiện bởi nhiều kiểu câu khác nhau. Các em lưu ý tùy vào từng hoàn cành giao tiếp để lựa chọn kiểu câu cho phù hợp với sắc thái biểu cảm. Và điều này các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn ở bài hành động nói trong các tiết học sắp tới đây.
 Vừa rồi cô trò chúng ta đã tìm hiểu xong phấn lí thuyết về kiểu câu trần thuật, để giúp các em củng cố nội dung lí thuyết đó cô trò chúng ta cùng chuyển sang phần tiếp theo.
- chiếu toàn bộ bài tập
- Gọi HS dọc bài
? Bài tập có mấy yêu cầu, đó là những yêu cầu nào ?
HS: Bài tập nêu lên hai yêu cầu, một là xác định kiểu câu, hai là xác định chức năng
? Để làm được bài tập này em sẽ làm như thế nào ?
HS : Em sẽ làm bài theo hai bước trước hết em xác định các câu theo kiểu câu nào sau đó em sẽ xác định đến chức năng của câu
GV: Như vậy là các em đã nắm được cách thức làm bài 
- Gọi HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.
GV: chiếu đáp án cho hs nhận xét, GV nx.
 Từ bài tập này giúp các em củng cố cách thức nhận diện kiểu câu chia theo mục đích phát ngôn và chức năng của câu.
 Gv: cô đưa ra chính là bài tập số 5 SGK. Một em đọc đầu bài. Cho nêu yêu cầu của bài
Để thực hiện yêu cầu bài tập này cô sẽ tổ chức cho các em tham gia một trò chơi sau: trò chơi mang tên là tiếp sức. Cô chia cả lớp thành 2 nhóm... trưởng nhóm sẽ điều hành các bạn ....
Qua phần bài tập số 2 cô muốn lưu ý các em câu trần thuật có một dạng câu sử dụng các động từ để yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, xin lỗi, chúc mừng, ... làm vị ngữ để thực hiện các mục đích do động từ đó biểu thị. Dạng câu này được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp hàng ngày và nó có thể sử dụng chủ ngữ ở ngôi thứ nhất cũng có thể sử dụng ẩn chủ ngữ.
Hãy viết đoạn đối thoại với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng các kiểu câu chia theo mục đích phát ngôn.
? Với yêu cầu của bài tập cô đã đưa ra em hãy trình bày hướng làm bài tập của mình?
Hs: Yêu cầu của bài là viết đoạn văn đối thoại 
 Như vậy cô thấy các em đã nắm được đặc hình thức và cả đặc điểm chức năng của câu trần thuật, đã vận dụng được vào việc tạo dựng văn bản ngắn. Điều này sẽ giúp các em khắc phục các lỗi về câu khi viết như ở bài tập 3 cô trò chúng ta vừa giải quyết. 
 Kết bài: Đến giờ sau khi tìm hiểu xong kiểu câu trần thuật là các em đã hoàn thiện nhận thức về cả 4 kiểu câu chia theo mục đích phát ngôn. Cô hy vọng từ việc nhận thức về các đặc điểm hình thức và chức năng các em sẽ biết vận dụng vào giao tiếp, vào việc tạo lập văn bản nhất là sắp tới đây các em hãy vận dụng thật hiệu quả các kiểu câu đó vào làm tốt bài văn thuyết minh số 5.
I/ Đặc điểm hình thức và chức năng
1.VD( SGK)
a, Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đeại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
( Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
b,....
c,....
d,....
2. Nhận xét
- Câu trần thuật không mang đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn , cầu khiến, cảm thán.
Ví dụ a
 Đoạn văn là suy nghĩ của Người về lịch sử hào hùng của dân tộc từ đó nhắc nhở chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.
 Câu 1,2 nói về truyền thống đấu tranh của dân tộc ta, câu 3 nhắc nhở chúng ta phải ghi nhớ công ơn các vị anh hùng dân tộc
Ví dụ b 
 Đó là tình tiết một người nông dân đến báo quan huyện về sự việc đê vỡ
 Câu 1 là lời của tác giả kể sự việc người nhà quê đang rất vội vã đến để báo quan: 
Ví dụ c 
đoạn văn tác giả nói về nhân vật Cai Tứ
Ví dụ d
 Câu “ Nước Tào Khê làm đá mòn đấy” 
câu này được dùng để nêu nhận định của người viết về nước ở Tào Khê
từ việc nhận định về nước Tào Khê người nói đã bộc lộ tình cảm xúc của mình .
 Câu trần thuật thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả..
 Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
để kể, thông báo, nhận định, miêu tả..
- Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, đôi khi kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
- Câu trần thuật là kiểu câu cơ bản và được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp.
II. Luyện tập.
Bài tập 1
 2. Bài tập 2.
 3. Bài tập 3: 
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
	Các em chú ý về nhà học và làm bài theo sự hướng dẫn sau:
* Học thuộc ghi nhớ SGK-T46
* Nắm vững nội dung bài học
* Làm tiếp các bài tập
* Ôn tập các vấn đề lý thuyết về văn thuyết minh, chuẩn bị viết bài tại lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tieng viet thi tinh(1).doc