Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Chương trình địa phương tìm hiểu về nhà thơ chế lan viên và Hoàng Phủ Ngọc Tường

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Chương trình địa phương tìm hiểu về nhà thơ chế lan viên và Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỷ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của tổ quốc Đại Việt qua những thế kỷ trung đại. Thế kỷ XVIII, nó vẻ vang soi bóng Kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng 8 bằng những chiến công rung chuyển.
Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự biến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nàng đem áo ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu xanh tràm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Ðấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông.
Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hy vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, "dòng sông trắng - lá cây xanh" trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên "như kiếm dựng trời xanh" trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả "Từ ấy".
Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẫu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng: - Ai đã đặt tên cho dòng sông?.

ppt 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Chương trình địa phương tìm hiểu về nhà thơ chế lan viên và Hoàng Phủ Ngọc Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNGTÌM HIỂU VỀ NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN VÀ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGNhóm 3 xin kính chào quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh.PHẦN THUYẾT MINHPHẦN NGÂM THƠPHẦN VĂN NGHỆĐất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi Lòng ta thành con rối                          Cho cuộc đời giật dây Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ Tìm đường đi cho dân tộc theo đi Hiểu sao hết "Người đi tìm hình của Nước" Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người Một góc quê hương nửa đời quen thuộc Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi  Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai Thế đi đứng của toàn dân tộc Một cách vin hoa cho hai mươi lăm triệu con người Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya? Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi Những đất tự do, những trời nô lệ Những con đường cách mạng đang tìm đi Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa   NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚCNgày mai dân ta sẽ sống sao đây? Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây? Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Nụ cười sẽ ra sao? Ơi, độc lập! Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc Khi tự do về chói ở trên đầu Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc Sao vàng bay theo liềm búa công nông Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc "Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười  Bác thấy:            dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt Ruộng theo trâu về lại với người cày Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc Không còn người bỏ xác bên đường ray Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân Những kẻ quê mùa đã thành trí thức Tăm tối cần lao nay hóa những anh hùng Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần Lê Thành nước Việt nhân dân trong mát suối Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói Những đời thường cũng có bóng hoa che  Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc... Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚCPHẦN THUYẾT MINHNhắc đến Huế, người ta thường nhắc đến Ngọ Môn, núi Ngự Bình, cầu Tràng Tiền và dòng sông Hương. Dòng sông Hương thơ mộng là một biểu tượng của Thừa Thiên Huế. Ai đã đặt tên cho dòng sông này vậy? Cuốn sách “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.Cuốn sách được viết tại huế 4/1/1981 và được in trong tập sách cùng tên vào năm 1984.Lúc đầu cuốn sách có tên “Hương ơi, e phải mày chăng?”.Đây là một bài bút kí đặc sắc, thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác, giàu chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường . Bài kí đã ca ngợi sông Hương như một biểu tượng của Huế.Vẻ đẹp dòng sông được phát hiện rất đa dạng. Có lúc trữ tình êm ả, hiền hòa như “một thiếu nữ dịu dàng, duyên dáng”; có lúc phóng khoáng và man dại, rầm rộ và mãnh liệt như một “bản trường ca của rừng già”. Có khi dịu dàng và trí tuệ như “người mẹ phù sa”; có khi biến ảo “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”; hoặc khi thì vui tươi, khi thì như một mặt hồ yên tĩnh v.v...Tất cả được miêu tả bằng một tình cảm thiết tha với Huế, với một vốn văn hóa phong phú và một vốn ngôn từ giàu có và đậm chất thơ của tác giả.(Tuyển chọn & giới thiệu Ngữ văn... )Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỷ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của tổ quốc Đại Việt qua những thế kỷ trung đại. Thế kỷ XVIII, nó vẻ vang soi bóng Kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng 8 bằng những chiến công rung chuyển.Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự biến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nàng đem áo ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu xanh tràm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Ðấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông...Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hy vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, "dòng sông trắng - lá cây xanh" trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên "như kiếm dựng trời xanh" trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả "Từ ấy".Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẫu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng: - Ai đã đặt tên cho dòng sông?...

Tài liệu đính kèm:

  • pptchung trinh dia phuong hay day.ppt