THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - 1945
Chủ đề 1: Tình yêu đất nước và tinh thần cách mạng
ĐỒNG CHÍ
(Chính Hữu)
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả:
- Tên thật là Trần Đình Đắc( 1926 -2007) quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Là nhà thơ trưởng thành trong quân đội.
- Thơ của ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến.
- Thơ của Chính Hữu có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
2. Tác phẩm:
a. Nội dung:
- Cơ sở hình thành tình đồng chí : Bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính. Hình thành từ chỗ chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu. Tình đồng chí nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ với nhau.
- Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí : Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau (nỗi nhớ quê hương, người thân, những khó khăn nơi quê nhà), là cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính (những năm tháng chống Pháp).
- Hình ảnh kết thúc bài thơ : Bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Hình ảnh khép lại của bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa chất hiện thực và chất lãng mạn.
CHUYÊN ĐỀ 4 THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - 1945 Chủ đề 1: Tình yêu đất nước và tinh thần cách mạng ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu) A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả: - Tên thật là Trần Đình Đắc( 1926 -2007) quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. - Là nhà thơ trưởng thành trong quân đội. - Thơ của ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến. - Thơ của Chính Hữu có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. 2. Tác phẩm: a. Nội dung: - Cơ sở hình thành tình đồng chí : Bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính. Hình thành từ chỗ chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu. Tình đồng chí nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ với nhau. - Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí : Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau (nỗi nhớ quê hương, người thân, những khó khăn nơi quê nhà), là cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính (những năm tháng chống Pháp). - Hình ảnh kết thúc bài thơ : Bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Hình ảnh khép lại của bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa chất hiện thực và chất lãng mạn. b. Nghệ thuật: - Thể thơ tự do - Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. c. Chủ đề: Người lính và tình yêu đất nước và tinh thần cách mạng. B. CÁC DẠNG ĐỀ. 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm. Đề 1: Viết một đoạn văn (15 -> 20 dòng) nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ " Đồng chí" của Chính Hữu. "Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo." Gợi ý - Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc. - Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu. 2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm. Đề 1: Tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. a- Mở bài: - Giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu) b- Thân bài: * Cơ sở hình thành tình đồng chí: - Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá - Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu - Chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn: nước mặn, đất sỏi đá (người vùng biển, kẻ vùng trung du), đôi người xa lạ, chẳng hẹn quen nhau, rồi đến đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. - Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí! (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc). * Biểu hiện của tình đồng chí: - Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương gửi bạn, gian nhà không lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết. - Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay. - Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao) * Biểu tượng của tình đồng chí: - Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối. - Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu : chờ giặc. - Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp : Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ) c- Kết bài : - Đề tài về người lính của Chính Hữu được biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ sự khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời đó viết về người lính. - Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng. C. BÀI TẬP VỀ NHÀ 1. Dạng 2 hoặc 3 điểm Đề 2: Theo em, vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”? - Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến. - Đó là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ sau Cách mạng. - Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại mới. Đề 3: Hãy chép 7 câu thơ đầu và nhận xét về cấu trúc của câu thơ thứ 7 trong bài thơ " Đồng chí" của Chính Hữu. Đề 4: "Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo." Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? 2. Dạng 5 hoặc 7 điểm Đề 2: Suy nghĩ của em về hình ảnh người lính Cụ Hồ trong bài thơ “Đồng chí’ của Chính Hữu. Gợi ý: a. Mở bài: - Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm. - Cảm xúc khái quát về hình ảnh người lính. b. Thân bài: - Những người nông dân áo vải vào chiến trường : Họ ra đi từ những vùng quê nghèo khó, nước mặn đồng chua. Đó chính là cơ sở chung giai cấp của những người lính cách mạng. - Tình đồng chí cao đẹp của những người lính : + Tình đồng chí được nảy sinh từ sự chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau chiến đấu. + Tình đồng chí đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui. + Tình đồng chí giúp người lính vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Giúp họ chia sẻ, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau. c. Kết bài. Hình ảnh người lính hiện lên chân thực, giản dị mà cao đẹp. Đề 3: Hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp qua bài thơ " Đồng chí" của Chính Hữu. .................................................................................................... BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH -Phạm Tiến Duật- A. TÓM TẮT CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN 1.Tác giả - Phạm Tiến Duật ( 1941- 2007) Quê: Phú Thọ. - Nhà thơ trẻ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. - Chiến đấu ở binh đoàn vận tải Trường Sơn. - Phong cách thơ: sôi nổi, hồn nhiên, sâu sắc. - Đoạt giải nhất về cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ, 1970. 2.Tác phẩm. a. Nội dung: - Hình ảnh những chiếc xe không kính: + Không kính, không đèn, không có mui, thùng xe xước-> Liên tiếp một loạt các từ phủ định diễn tả độc đáo chân thực những chiếc xe trên đường ra trận . + Những chiếc xe không kính hiện lên thực tới mức trần trụi, khơi gợi sự khốc liệt của chiến tranh trong những năm chống Mỹ cam go khốc liệt. - Hình ảnh người chiến sĩ lái xe: + Họ luôn ở tư thế ung dung, hiên ngang, oai hùng mặc dù trải qua muôn vàn thiếu thốn, gian khổ. Nhìn: đất, trời, nhìn thẳng Thấy: gió vào xoa mắt đắng; con đường chạy thẳng vào tim; sao trời đột ngột cánh chim. ->Đó là cái nhìn đậm chất lãng mạn, chỉ có ở những con người can đảm, vượt lên trên những thử thách khốc liệt của cuộc sống chiến trường=> Điệp từ, nhịp thơ dồn dập, giọng khoẻ khoắn, tràn đầy niềm vui. + Thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan, sôi nổi, vui tươi; sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ : Bụi phun, mưa tuôn, mưa xối,gió xoa mắt đắng, người lính vẫn cười ngạo nghễ (cười ha ha) - > Đó là những con người có tính cách tươi trẻ, vui nhộn, luôn yêu đời. Tinh thần lạc quan và tình yêu cuộc sống giúp họ vượt qua những gian lao thử thách. - Cách kết thúc bài thơ rất bất ngờ nhưng cũng rất giàu sức thể hiện: Mặc cho bom rơi, đạn nổ, mặc cho gió, mưa quất thẳng vào buồng lái, mặc cho muôn vàn thiếu thốn, hiểm nguy, những chiếc xe vẫn chạy, “chỉ cần trong xe có một trái tim”. Đó là trái tim yêu nước, mang lý tưởng khát vọng cao đẹp, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. b. Nghệ thuật - Nhiều chất hiện thực, nhiều câu văn xuôi tạo sự phóng khoáng, ngang tàng, nhịp thơ sôi nổi trẻ trung tràn đầy sức sống. - Thu hút người đọc ở vẻ khác lạ độc đáo. Đó là chất thơ của hiện thực chiến tranh. c. Chủ đề: Người lính và tình yêu đất nước, tinh thần cách mạng. B. CÁC DẠNG ĐỀ 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm. Đề 1: Chép lại khổ thơ cuối trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó? Gợi ý: - HS chép lại 4 câu thơ cuối - Nội dung: + Khổ thơ cuối hiện lên rõ nét sự khốc liệt và dữ dội của chiến tranh : Xe không kính, không đèn, không mui và có thêm một thứ nhưng đó là thêm vết xước, thêm sự hư hại. + Không có gì cả nhưng lại có tất cả. Trái tim và sức mạnh của người lính, đó là sức mạnh của con người đã chiến thắng kẻ thù. Trái tim yêu thương, trái tim sôi sục căm giận, trái tim can trường của người chiến sĩ lái xe vì miền Nam thân yêu đang chìm trong máu lửa chiến tranh. Đó là trái tim của lòng quyết tâm chiến đấu và chiến thắng. 2. Dạng đề 5 đến 7 điểm Đề 1: Cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. * Gợi ý a. Mở bài: - Giới thiệu những nét cơ bản về nhà thơ Phạm Tiến Duật và tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính." - Cảm nghĩ chung về lòng khâm phục và biết ơn thế hệ cha anh đi trước. b. Thân bài: - Cảm nhận về chân dung người chiến sĩ lái xe- những con người sôi nổi, trẻ trung, anh dũng, họ kiêu hãnh, tự hào về sứ mệnh của mình. Những con người của cả một thời đại “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” - Tư thế chủ động, tự tin luôn làm chủ hoàn cảnh của người chiến sỹ lái xe “ Ung dung buồng lái ta ngồi" - Tinh thần lạc quan, sẵn sàng chấp nhận những thử thách trước gian khổ, hiểm nguy: " Không có kính ừ thì có bụi... ... Không có kính ừ thì ướt áo” - Nhiệt tình cách mạng của người lính được tính bằng cung đường cụ thể “ Lái trăm cây số nữa” - Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng. - Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng vì miền Nam, khát vọng tự do hoà bình cháy bỏng của người chiến sĩ lái xe (khổ thơ cuối) c. Kết bài. - Đánh giá về vị trí của bài thơ trên thi đàn văn học kháng chiến . - Cảm nghĩ khâm phục biết ơn và tự hào về thế hệ đi trước, những con người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho độc lập và hoà bình của dân tộc. D. BÀI TẬP VỀ NHÀ 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm. Đề 2: Giải thích ý ... ổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ qua truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. Gợi ý: 1. Mở đoạn - Giới thiệu chung về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hình ảnh các cô thanh niên xung phong trong truyện " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. 2. Thân đoạn - Hoàn cảnh cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt, họ vẫn vươn lên và toả sáng những phẩm chất cao đẹp. + Trẻ trung, trong sáng, hồn nhiên, yêu thương nhau trên tinh thần đồng chí, đồng đội. + Tâm hồn mơ mộng, lãng mạn, lạc quan. + Vượt qua mọi gian khổ, hi sinh, dũng cảm chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ để bảo vệ Tổ quốc. 3. Kết đoạn Tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ, sống có lí tưởng, có mục đích, có trách nhiệm, có trái tim yêu nước nồng nàn. 2. Dạng đề 5 đến 7 điểm Đề 1: Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. Dàn bài: 1. Mở bài ( Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm) - Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên con đường đổi mới. - Truyện " Những ngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. 2. Thân bài * Vẻ đẹp chung của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. - Đó là những cô gái tuổi đời còn trẻ. Vì nhiệm vụ giải phóng miền Nam, họ đã không tiếc tuổi xuân chiến đấu, cống hiến cho đất nước. - Công việc của họ là trinh sát mặt đường gặp nhiều khó khăn nguy hiểm. Họ phải làm việc dưới mưa bom bão đạn, phải phá bom thông đường để những đoàn quân tiến vào giải phóng miền Nam. - Họ mang lí tưởng chiến đấu để thống nhất Tổ Quốc nên đều giàu tinh thần trách nhiệm, coi thường gian khổ. Mỗi nhân vật có nét tính cách riêng nhưng họ yêu thương, lạc quan, có niềm tin vào tình yêu đất nước. * Vẻ đẹp riêng của các cô gái thanh niên xung phong a) Nhân vật Phương Định. - Đây là cô gái Hà Nội trẻ trung yêu đời. Phương Định thích ngắm mình trong gương, là người có ý thức về nhan sắc của mình. Cô có hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt màu nâu, dài dài, hay nheo nheo như chói nắng... - Phương Định là nhân vật kể chuyện xưng tôi đầy nữ tính.Cô đẹp nhưng không kiêu căng mà có sự thông cảm, hoà nhập. Cô thích hát dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca ý, đặc biệt hát bài Ca Chiu Sa. Cô có tài bịa lời cho những bài hát. Những bài hát về cuộc đời, về tình yêu và sự sống cất lên giữa cuộc chiến tranh ác liệt tôn thêm vẻ đẹp của những cô thanh niên xung phong có niềm tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc. - Phương Định là cô gái dũng cảm. Hành động phá bom của cô cùng đồng đội đã góp phần thông mạch giao thông. Cảnh phá bom vừa hồi hộp, vừa căng thẳng, cho người đọc hình dung cuộc chiến tranh tàn khốc như thế nào nhưng cô vẫn bình tĩnh vì một ngày ít nhất các cô phải phá bom ba lần, đó là chuyện thường tình. Có lúc Phương Định nghĩ đến cái "chết" nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính liệu mìn có nổ, bom có nổ không? - Phương Định là cô gái dễ thương, hay xúc động. Chứng kiến cảnh trận mưa đá cô nhớ về Hà Nội, nhớ mẹ, nhớ cái cửa sổ, nhớ những ngôi sao, nhớ quảng trường lung linh... Những hoài niệm; kí ức dội lên sâu thẳm càng chứng tỏ sự nhạy cảm trong tâm hồn cô gái Hà Nội mơ mộng, lãng mạn, thật đáng yêu. b) Nhân vật Thao Đây là cô gái lớn tuổi nhất trong nhóm, là đội trưởng tổ trinh sát mặt đường. ở chị có những nét dễ nhớ ấn tượng. Chị cũng tỉa tót lông mày nhỏ như cái tăm, cương quyết, mạnh mẽ, táo bạo. Chị không sợ bom đạn, chỉ đạo công việc dứt khoát nhưng lại rất sợ máu và vắt. - Chị yêu thương đồng đội đúng vai trò của người chị cả. Khi Nho bị thương, chị rất lo lắng, săn sóc tận tình từng hớp nước, cốc sữa. Tình đồng đội sưởi ấm tâm hồn những cô gái lúc khó khăn nhất. - Chị Thao cũng thích hát dù hát sai lời và sai nhạc. Tiếng hát yêu đời, cất lên từ cuộc chiến tranh để khẳng định bản lĩnh, sức mạnh, niềm tin vào lí tưởng của thanh niên thời đại những năm chống Mĩ. c) Nhân vật Nho. - Nho xuất hiện trong thời điểm quan trọng của câu chuyện. Đó là lúc phá bom, khi ranh giới của sự sống và cái chết gần kề gang tấc. Nho nhỏ nhẹ, dịu dàng, duyên dáng " Trông nó nhẹ mát mẻ như một que kem trắng" 3. kết luận - Khẳng định tâm hồn trong sáng sự hồn nhiên và tính cách dũng cảm, lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong. C. BÀI TẬP VỀ NHÀ: 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm Đề 1: Hãy tóm tắt truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" bằng một đoạn văn khoảng 20 câu. Gợi ý: Đoạn tóm tắt truyện gồm các ý sau: - Tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm ba nữ thanh niên xung phong rất trẻ là Phương Định, Nho và tổ trưởng là chị Thao. - Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. - Công việc của họ nguy hiểm, thường xuyên đối mặt với thần chết. - Cuộc sống của họ gian khổ, nguy hiểm nhưng họ vẫn có niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản mơ mộng và dù mỗi người một tính, họ vẫn rất yêu thương nhau. - Phương Định là cô gái mơ mộng, hồn nhiên và dũng cảm. - Phần cuối truyện kể về hành động, tâm trạng các nhân vật trong lúc chăm sóc Nho bị thương khi phá bom. Đề 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi"của Lê Minh Khuê. Gợi ý: - Những ngôi sao xa xôi là một nhan đề rất lãng mạn, rất đặc trưng của văn học thời kháng chiến chống Mĩ. - Nhan đề những ngôi sao xa xôi xuất phát từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, lời các anh bộ đội lái xe ngợi ca họ, hình ảnh lãng mạn, đẹp và trong sáng lại phù hợp với những cô gái mơ mộng đang sống và chiến đấu trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ (60-70) ác liệt. Ba cô gái trẻ ba vì sao xa xôi trên cao điểm của tuyến đường Trường Sơn. - Những ngôi sao xa xôi cái ánh sáng ẩn hiện xa xôi, dịu dàng mát mẻ như sương núi, có sức mê hoặc lòng người. Đó là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng trong những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Phương Định, Nho hay Thao đều là những "ngôi sao xa" nơi cuối rừng Trường Sơn, sáng ngời vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Bằng khả năng sáng tạo và nhờ có những ngày từng lăn lộn với chiến trường " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã có một chỗ đứng vững vàng, luôn hấp dẫn người đọc. 2. Dạng đề 7 điểm Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. Dàn bài: 1. Mở bài Giới thiệu những nét chính về tác giả Lê Minh Khuê, truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" và các nhân vật trong truyện. - "Những ngôi sao xa xôi" " của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của " Tổ trinh sát mặt đường" trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ. Tổ trinh sát mặt đường gồm có ba cô thanh niên xung phong: Nho, Phương Định và chị Thao, họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, ở đó, máy bay Mĩ đánh phá dữ dội. Công việc của họ vô cùng nguy hiểm, gian khổ là đo và ước tính khối lượng đất đá bị địch đào xới, đếm, đánh dấu và phá bom nổ chậm, trong khi ấy thần chết là một tay không thích đùa luôn lẩn trong ruột những quả bom. Thần kinh căng như chão. Xong việc từ cao điểm trở về hang, cô nào cũng chỉ thấy hai con mắt lấp lánh, hàm răng loá lên, khi cười, khuôn mặt thì lem luốc. - Cả ba cô, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. 2. Thân bài - Phương Định, con gái Hà Nội hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt cô được các anh lái xe bảo là có cái nhìn sao mà xa xăm. Nhiều pháo thủ và lái xe hay "hỏi thăm" hoặc "viết những bức thư dài gửi đường dây" cho Định. Cô có vẻ kiêu kì, làm "điệu" khi tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, nhưng trong suy nghĩ của cô thì những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. - Phương Định là một cô gái rất hồn nhiên, yêu đời, giàu cá tính. Thuở nhỏ đã hay hát. Cô có thể ngời lên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé nhà mình hát say sưa ầm ĩ. Bàn học lúc nào cũng bày bừa bãi lên, để đến nỗi mẹ phải mắng. Sống trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên, Định lại càng hay hát. Những bài hành khúc, những điệu dân ca quan họ, bài Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô, bài dân ca ý...Định còn bịa ra lời những bài hát, Định hát trong những khoảng khắc im lặng, hát để động viên Nho, chị Thao và động viên mình. Hát khi máy bay rít, bom nổ. Đúng là tiếng hát át tiếng bom của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường, những con người khao khát làm nên những sự tích anh hùng. - Trong khángchiến chống Mĩ, tiền tuyến vẫy gọi, hàng vạn cô gái mang chí khí Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến trong đó có Phương Định. Con đường Trường Sơn huyền thoại được làm nên bằng xương máu, mồ hôi và bao sự tích phi thường của những người con gái Việt Nam anh hùng. - Những ngôi sao xa xôi tái hiện chân thực diễn biến tâm lí Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm. Cô dũng cảm, bình tĩnh tiến đến gần quả bom đàng hoàng mà bước tới. Định dung lưỡi xẻng đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom, có lúc Định rùng mình vì cảm thấy tại sao mình làm chậm thế! Rồi bom nổ váng óc, đất rơi lộp bộp, mắt cay mãi mới mở được, cát lạo xạo trong miệng. Đó là cuộc sống thường nhật của họ. Phương Định cho biết tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng đó là một cái chết mờ nhạt không cụ thể.. Phương Định cùng Nho, chị Thao đã sáng ngời trong khói bom lửa đạn. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người. - Phương Định cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình yêu thương đồng đội, trong sáng, mộng mơ, thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc. Họ có mặt trên những trọng điểm của con đường Trường Sơn chiến lược và trái tim rực đỏ của họ của những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi mãi lung linh, toả sáng. 3. Kết luận "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp về những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Nho, Định, Thao, của hàng vạn cô thanh niên xung phong thời đánh Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng. - Đọc "Những ngôi sao xa xôi" ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những Phương Định gần xa vẫn toả sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ.
Tài liệu đính kèm: