Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Chuyện người con gái nam xương - Nguyễn Dữ

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Chuyện người con gái nam xương - Nguyễn Dữ

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

 Nguyễn Dữ

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

 1. Nhận rõ nét đẹp tâm hồn, tính cách của người con gái Nam Xương, đó là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

 2. Rèn luyện kĩ năng tóm tắt tp tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.

 3. Có tinh thần trân trọng, thương yêu con người ; phê phán những bất công, ngang trái chà đạp lên hạnh phúc lứa đôi, lên người phụ nữ.

II. Chuẩn bị :

* GV : Tham khảo tài liệu liên quan

* HS : Soạn bài.

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) :

 a) Câu hỏi :

(1) Trong “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” , nhiệm vụ đặt ra cho cộng đồng quốc tế phải thực hiện quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là gì ?

 b) Đáp án :

(1) Nhiệm vụ :

- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em.

- Quan tâm và hổ trợ mạnh mẽ trẻ bị tàn tật và trẻ có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.

- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng về giới.

- Xoá nạn mù chữ, bảo đảm cho trẻ học hết bậc THCS.

- Bảo vệ bà mẹ khi mang thai và sinh nở.

- Giúp trẻ biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong xã hội. Khuyến khích các em tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội.

 - Đẩy mạnh sự phát triển kinh tế.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Chuyện người con gái nam xương - Nguyễn Dữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
05
09
2009
Tuần :
4
Ngày dạy :
07
09
2009
Tiết :
16
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
	Nguyễn Dữ
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
 1. Nhận rõ nét đẹp tâm hồn, tính cách của người con gái Nam Xương, đó là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
 2. Rèn luyện kĩ năng tóm tắt tp tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.
 3. Có tinh thần trân trọng, thương yêu con người ; phê phán những bất công, ngang trái chà đạp lên hạnh phúc lứa đôi, lên người phụ nữ.
II. Chuẩn bị :
* GV : 	Tham khảo tài liệu liên quan
* HS : 	Soạn bài.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) : 
 a) Câu hỏi :
(1) Trong “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” , nhiệm vụ đặt ra cho cộng đồng quốc tế phải thực hiện quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là gì ?
 b) Đáp án :
(1) Nhiệm vụ :
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em.
- Quan tâm và hổ trợ mạnh mẽ trẻ bị tàn tật và trẻ có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.
- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng về giới.
- Xoá nạn mù chữ, bảo đảm cho trẻ học hết bậc THCS.
- Bảo vệ bà mẹ khi mang thai và sinh nở.
- Giúp trẻ biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong xã hội. Khuyến khích các em tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội.
 - Đẩy mạnh sự phát triển kinh tế.
Bài mới :
Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ mười sáu trong số hai mươi truyện của Truyền kì mạn lục. Truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian trong Kho tàn truyện cổ tích Việt Nam, được gọi là truyện Vợ chàng Trương. Truyện cổ tích chỉ thuyên kể về những sự việc dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương : hai người lấy nhau, đang sum họp đầm ấm, xảy có nạn binh đao, Trương sinh phải đăng lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con nhỏ. Để dỗ con, nàng thường chỉ bóng mình trên tường mà bảo đó là cha nó. Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói. Đứa bé ngây thơ kể với Trương Sinh về người đêm đêm vẫn đến với mẹ nó. Chàng nổi máu ghen, mắng nhiếc vợ thậm tệ, rồi đánh đuổi đi, khiến nàng phẩn uất, tự vẫn tại sông Hoàng Giang. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ, Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho nàng nơi bến sông ấy. Hiện nay, ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam vẫn còn miếu thờ Vũ Nương. Cái chết bi thảm của nàng đã từng làm rung động tâm hồn bao thi sĩ, để lại nhiều bài thơ viếng Vũ Thị rất hay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS đọc vb, tìm hiểu chung vb.
* Hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu một đoạn -> Gọi HS đọc -> Góp ý cách đọc của HS.
* Giải đáp những thắc mắc của HS về nghĩa của từ ngữ khó trong vb.
-H: Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm ?
-H: Nêu đại ý của tác phẩm ?
-H: Tìm bố cục của truyện .
Hđ 1 : Đọc vb, tìm hiểu chung vb.
* Lưu ý cách đọc -> Đọc văn bản.
* Nêu những từ ngữ mà các em chưa rõ nghĩa -> Lưu ý nghĩa.
* Trình bày những điểm khái quát về tác giả, tác phẩm.
* Đại ý : Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị sĩ nhục, bị đẩy đến bước đường cùng, phải tự kết liễu cuộc đời mình để giãi tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm cũng thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.
* Bố cục :
-Đ1 ( từ đầu đến “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình”) : Cuộc hôn nhân giữa Trương sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
-Đ2 ( “Qua năm sau ... những việc trót đã qua rồi”) : nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
-Đ3 ( phần còn lại ) : Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Vũ Nương được giải oan.
I. Đọc , tìm hiểu chung :
Hđ 2 : Hd HS phân tích .
-H: Vũ Nương là người phụ nữ ntn ? Phẩm chất, tính cách của nàng được bộc lộ qua những tình huống nào trong truyện ?
-H: Khi mới lấy chồng, nàng đã xử sự như thế nào trước tính hay ghen của Trương Sinh ? Qua đó, em thấy VN là người phụ nữ 
Hđ 2 : Đọc – Hiểu văn bản.
* Vũ Thị Thiết là người phụ nữ “đẹp người đẹp nết”. Ngay từ đầu tác phẩm, nàng đã được giới thiệu là “người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Sau đó tác giả tập trung bút lực khắc hoạ vẻ đẹp đức hạnh của nàng qua các tình huống : Khi mới lấy chồng, khi tiễn chồng đi lính, khi xa chồng, khi bị chồng nghi oan.
* Khi mới lấy chồng : Biết Trương Sinh “vốn có tính đa nghi”, “phòng ngừa quá sức”, VN cử xử đúng mực, nhường nhịn “giữ gìn khuôn phép”. Do sự cố gắng của nàng nên hạnh phúc gia đình vẫn được bảo vệ, vợ chồng không “thất hoà” lại sắp có 
II. Phân tích.
 1. Nhân vật Vũ Nương.
- Khi mới lấy chồng : nàng “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc 
ntn ?
-H: Khi tiễn chồng ra trận, thái độ và cử chỉ của VN ra sao ? Qua đó, em hiểu thêm được điều gì về phẩm chất của nàng ?
-H: Khi Trương Sinh ở ngoài mặt trận, Vũ Nương tiếp tục bộc lộ những phẩm chất đáng quí gì ?
-H: Khi bị chồng nghi oan, thái độ và tình cảm của nàng ra sao ?
* Gợi ý :
+ Nàng muốn nói lên điều gì trong “-Thiếp vốn con nhà kẻ khó ... Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp” ?
+ Trong lời thoại “-Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng ... lên núi Vọng Phu nữa” VN muốn bày tỏ điều gì ?
-H: Em hiểu VN muốn giải bày và cầu xin điều gì trong “-Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu ... và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ” ?
-H: Tóm lại, qua những điều phân tích trên, em hiểu, VN là người phụ nữ ntn ?
-H: Vì sao VN phải chịu nỗi oan khuất ? Từ đó, em cảm nhận được điều gì về thâân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ?
Gợi ý :
+ Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và VN có bình đẳng không ? 
+ Tính cách của Trương Sinh ntn ? Tâm trạng của chàng trong ngày trở về ra sao ?
+ Câu nói vô tình của bé Đản có gì đáng ngờ, gây sự chú ý hay không ?
-H: Qua cái chết của VN, em hiểu gì về thái độ của nhà văn Nguyễn Dữ đối với người phụ nữ trong xhph và chế độ pk ?
con -> VN thuỷ chung, nghĩa tình.
* Khi tiễn chồng đi lính : VN đằm thắm thiết tha, ân tình : rót chén rượu đầy và dặn dò : “Chàng đi chuyến này ... cũng sợ không có cánh hồng bay bổng” :
-> Nàng không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng được bình an trở về.
-> Cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng.
-> Nàng bày tỏ nỗi khoắc khoải, nhớ nhung của mình.
* Khi xa chồng :
- Nỗi buồn nhớ chồng của VN kéo dài theo năm tháng -> VN chung thuỷ, rất yêu chồng.
- VN là người mẹ hiền, đảm đang ; một nàng dâu hiếu thảo.
* Khi bị nghi oan : 
- Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. VN nói đến thân phận, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng chung thuỷ trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan, nghĩa là hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan rã.
- Nói lên nỗi đau đớn, thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công, bị “mắng nhiếc ... và đánh đuổi đi”, không có quyền được bảo vệ, ngay cả khi có “họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho”. Hạnh phúc gia đình, niềm khát khao của cả đời nàng bị tan vỡ, tình yêu không còn, cả nỗi đau khổ chờ chồng đến thành hoá đã trước đây cũng không còn có thể làm lại được nữa.
* Giải bày với thần linh về số phận hẩm hiu , nổi oan của mình và mong thần linh chứng giám tấm lòng thuỷ chung, trong trắng của nàng – mong được giải oan.
* Khái quát -> Nêu
* Nghe gợi ý -> Suy luận -> Trả lời :
- Cuộc hôn nhân có phần không bình đẳng. Sự cách bức ấy đã cộng thêm một cái thế cho Trương Sinh, bên canh cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ gia trưởng phong kiến.
- TS đa nghi ; tâm trạng của chàng trong ngày trở về nhà có phần nặng nề, không vui ; xử sự hồ đồ và độc đoán.
- Câu nói vô ngây thơ của bé Đản -> Làm cho “tính đa nghi” của Trương Sinh đến độ cao trào.
* Tg đồng cảm, bênh vực, đề cao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, đề cao khát vọng của người phụ nữ là được tôn trọng ; tố cáo xhpk xem trọng uy quyền của kẻ giàu và người đàn ông trong gia đình khiến họ được quyền hành hạ, ruồng bỏ người phụ nữ.
nào vợ chồng phải đến thất hoà ”.
- Khi tiễn chồng đi lính : cầu cho chồng được bình an trở về -> cảm thông trước những nỗi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng -> bày tỏ nỗi khoắc khoải, nhớ nhung của mình.
- Khi Trương Sinh ở ngoài mặt trận : nàng một mình nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau và lo ma chay tế lễ tử tế khi mẹ chồng qua đời -> VN hiền hậu, đảm đang và hiếu thảo.
* Khi bị nghi oan : 
-> Phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình 
-> Nói lên nỗi đau đớn, thất vọng khi bị nghi oan, bị đối xử bất công, bị “mắng nhiếc ... và đánh đuổi đi”.
-> Trẫm mình để bảo vệ danh dự và nhân phẩm.
=> VN là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, thuỷ chung, đảm đang, , hiếu thảo.
Hđ 3 : Củng cố
Đại ý của truyện ?
Vũ Nương là người phụ nữ ntn ?
Hđ 3 : Củng cố
* HS tự trả lời câu hỏi để củng cố kiến thức
Hđ 4 : Dặn dò : 
Tóm tắt lại truyện. Nắm những nét cơ bản về nhà văn Nguyễn Dữ và những tác phẩm nỗi tiếng của ông.
Nắm nội dung kiến thức của tiết học. Tìm hiểu tiếp các nội dung :
 + Những đặc sắc về mặt nghệ thuật của truyện.
 + Ý nghĩa của các yếu tố thần kì trong vb.
Soạn bài “Xưng hô trong hội thoại”.
Ngày soạn :
08
09
2009
Tuần :
4
Ngày dạy :
10
09
2009
Tiết :
17
	CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Tiếp theo)
 	Nguyễn Dữ
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
 1. Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm : nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sáng tạo trọng việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyện truyền kì.
 2. Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong thvh.
 3. Bồi dưỡng tinh thần trân trọng, thương yêu con người ; phê phán những bất công, ngang trái chà đạp lên hạnh phúc lứa đôi, lên người phụ nữ.
II. Chuẩn bị :
* GV : Tham khảo tài liệu : SGV. Phương án tổ chức lớp học : thảo luận nhóm
* HS : Tìm hiểu các nội dung còn lại của văn bản.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) : 
 a) Câu hỏi : 
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ .
Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì ?
 b) Đáp án : 
 (1) Vũ Nương là một người phụ nữ “đẹp người, đẹp nết”, đức hạnh : 
- Thuỳ mị, nết na .
Đảm đang.
Hiếu nghĩa
Thuỷ chung
Giàu lòng vị tha
 Nhưng số phận bất hạnh.
 (2) Tự sự – Trữ tình.
3. Bài mới .
 	Những thành công về mặt nghệ thuật của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” ?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu những đặc sắc về mặt nghệ thuật.
-H: Em có nhận xét gì về tình huống truyện ?
* Tình huống truyện mới mẽ, độc đáo : truyện thắt nút, gở nút đầy bất ngờ và kịch tính , càng làm cho nỗi oan của VN nổi ra lên với tất cả cái bi thảm của nó.
-H (thảo luận nhóm) : Trong phần cuối, tác giả đưa thêm yếu tố thần kì vào truyện nhằm mục đích gì ?
* Cho HS thảo luận nhóm tìm hiểu cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện 
* GV chốt : Trên cơ sở cốt truyện có sẵn, tác giã đã sắp xếp lại một số tình tiết, thêm bớt hoặc tô đậm những tình tiết có ý nghĩa, có tính chất quyết định đến quá trình diễn biến của truyện cho hợp lí, tăng cường tính bị kịch và cũng làm cho truyện trở nên hấp dẫn và sinh động hơn. Chẳng hạn thêm chi tiết Trương Sinh “đem trăm lạng vàng” cưới Vũ Nương, cuộc hôn nhân trở nên có tính chất mua bán ; lời trăng trối của bà mẹ chồng khẳng định một cách khách quan nhân cách và công lao của VN đối với gia đình nhà chồng ; những lời phân trần, giải bày của nàng khi bị nghi oan và hành động bình tĩnh, quyết liệt của nàng khi tìm đến cái chết, ... Lời nói của đứa trẻ, cái cớ để Trương Sinh nổi máu ghen, được đưa ra dần dần, và thông tin ngày một gay cấn làm cho nút thắt ngày một chặt hơn, để rồi sự thật được làm sáng tỏ sau khi Vũ Nương đã không còn nữa. Truyện trở nên có kịch tính, gợi cảm hơn.
-H: Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của những lời thoại và những lời tự bạch của nhân vật trong truyện ?
* Truyện có nhiều lời thọai và lời tự bạch của nhân vật, được sắp xếp rất đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần không nhỏ vào việc khắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách nhân vật ( lời nói của mẹ TS là của một người nhân hậu và từng trải ; lời của VN bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, mềm mỏng, có tình, có lí, ngay cả trong lúc đáng tức giận nhất, là lời của một người phụ nữ hiền thục, nết na, trong trắng, không có gì khuất tất ; lời đứa trẻ hồn nhiên, thật thà, ... )
Hđ 1 : Tìm hiểu những đặc sắc về mặt nghệ thuật của vb.
* Khái quát -> Trả lời.
* Thảo luận nhóm -> Nêu đáp án.
* Phân tích -> trình bày.
2. Nghệ thuật .
* Tình huống truyện mới mẽ, độc đáo.
* Kết hợp yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường -> chuyện vừa thực, vừa lung linh huyền ảo.
* Lời thoại và lời tự bạch của nhân vật, được sắp xếp rất đúng chỗ -> câu chuyện trở nên sinh động, quá trình tâm lí và tính cách nhân vật bộc lộ rõ nét.
Hđ 2: Hd HS phát hiện yếu tố kì ảo và tác dụng của những yếu tố ấy trong truyện.
-H: Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện .
* Phan Lang nằm mộng, thả rùa mai xanh ; Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến tiệc và gặp VN, người cùng làng đã chết, rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế ; hình ảnh VN hiện ra sau khi TS lập đàng tràng giãi oan cho nàng ở bến Hoàng Giang lung linh, huyền ảo, với “kiệu hoa ... cờ tán, võng lọng rực rỡ ... lúc ẩn, lúc hiện”, rồi bổng chốc “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”.
-H: Phân tích cách thức đưa các yếu tố kì ảo trên vào văn bản .
* Cách thức đưa những yếu tố kì ảo vào truyện của Nguyễn Dữ : các yếu tố này được đưa vào xen kẻ với những yếu tố thực về địa danh ( bến đò Hoàng Giang, ải Chi Lăng ), về thời điểm lịch sử ( quân Minh xâm lược nước ta, nhiều người chạy trốn ra bể, rồi bị đắm thuyền ), những chi tiết thực về trang phục của các Mĩ nhân ( quần áo thướt tha, mái tóc búi xễ, riêng VN mặt chỉ hơi điểm qua một chút son phấn ), về tình cảnh nhà VN không người chăm sóc sau khi nàng mất ( cây cối thành rừng, cỏ gai rợp mắt) ... Cách thức này làm cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.)
-H: Theo em, ý nghĩa của những yếu tố kì ảo này là gì ?
* Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo 
-Hoàn chỉnh thêm nét đẹp của tính cách VN : con người ấy dù chết, đã ở thế giới khá, bản chất tốt đẹp vần không mất, vẫn nặng tình với cuộc đời, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn khao khát được phục hồi danh dự -> VN giàu lòng vị tha.
- Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu : thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời, người tốt dù có trải qua bao oan khuất , cuối cùng sẽ được minh oan. 
* Kết thúc phần nào có hậu nhưng tính bi kịch của tác phẩm không giảm. VN trở về dương thế rực rở, uy nghi, nhưng chỉ thấp thoáng ở giữa dòng sông, lúc ẩn, lúc hiện, với lời từ tạ ngậm ngùi, rồi chốc lát, bóng nàng đã khuất. Tất cả chỉ là ảo ảnh, là giấc mơ mà thôi, chút an ủi cho người bạc phận, hạnh phúc thật sự đâu còn có thể làm lại được nữa. Tính bi kịch của truyện vẫn tìm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo này, như nó có tác dụng làm giảm độ căng, nổi đau ở người đọc.
Hđ 2: Tìm hiểu ý nghĩa của những yếu tố kì ảo trong truyện.
* Phát hiện - > nêu
* Thảo luận -> Trình bày.
* Nghe, lưu ý.
3. Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo trong truyện.
-Hoàn chỉnh thêm nét đẹp của tính cách VN : lòng vị tha
- Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu.
Hđ 3 : Tổng kết
-H: Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản .
-H: Em có suy nghĩ gì sau khi học vb này ?
Hđ 3 : Tổng kết
* Khái quát -> Phát biểu.
* Phát biểu
III. Tổng kết
 (Ghi nhớ – SGK) 
Hđ 4 : Dặn dò :
- Nắm nội dung kiến thức bài học và học thuộc lòng những chi tiết tiêu biểu trong truyện.
- Tìm hiểu trước bài “Xưng hô trong hội thoại”. 
- Soạn bài “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp”.

Tài liệu đính kèm:

  • doc4 - CHUYEN NGUOI CON GAI NAM XUONG.doc