Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Học kì II năm 2011

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Học kì II năm 2011

 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 ( Chu Quang Tiềm)

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức :

- ý nghĩa ,tầm quan trọng của việc đọc sách và pp đọc sách.

- PP đọc sách sao cho có hiệu quả.

2. Kĩ năng :

- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch( không sa đà vào p/tích ngôn từ).

-Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

-Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

3.Thái độ : Có thái độ đúng đắn trong viêc đọc sách.

B. Chuẩn bị :

 - Giáo viên : SGK, SGV, giáo án.

 - Học sinh : Đọc kĩ tp và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.

C. Phương pháp: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.

 

doc 31 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Học kì II năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì II
Ngày soạn: 25 / 12 / 2011 
Ngày dạy:D1: / / 2012 
 D2: / / 2012 Tuần 20. Tiết 91 
 Bàn về đọc sách 
 ( Chu Quang Tiềm) 
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức : 
- ý nghĩa ,tầm quan trọng của việc đọc sách và pp đọc sách.
- PP đọc sách sao cho có hiệu quả.
2. Kĩ năng : 
- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch( không sa đà vào p/tích ngôn từ).
-Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
-Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
3.Thái độ : Có thái độ đúng đắn trong viêc đọc sách.
B. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : SGK, SGV, giáo án. 
 - Học sinh : Đọc kĩ tp và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C. Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình...
D. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức : 
 II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài và sách giáo khoa Ngữ văn, vở bài tập NV, sách bài tập NV học kì II của HS. - > Giới thiệu chương trình học kì II môn NV 
 III. Bài mới : 
* GV giới thiệu bài : Chu Quang Tiềm là nhà lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu, bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công nghiên cứu, suy nghĩ, là lời bàn tâm huyết của người đi trước truyền lại cho thế hệ mai sau. Vậy lời dạy của ông cho thế hệ mai sau về cách đọc sách sao cho có hiệu quả và có tác dụng? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và nghiên cứu về cách đọc sách sao cho có hiệu quả nhất.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
*HĐ1: PP vấn đáp. KT động não.
?Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
? Cho biết xuất xứ t/ phẩm.
*HĐ 2: PP đọc, hiểu, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, bình giảng, phân tích, tổng hợp. KT động não.
*Giáo viên nêu yêu cầu đọc,hướng dẫn học sinh đọc :Đọc giọng chậm, mạch lạc, chú ý các hình ảnh so sánh được sử dụng.
 - Hs đọc bài -> GV nhận xét phần đọc của Hs 
 ? Giải nghĩa các từ : học vấn , học thuật
? Cho biết kiểu loại và ptbđ của văn bản.
?Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu ý mỗi phần.
- I: Từ đầu....đến thế giới mới: Tầm quan trọng của việc đọc sách.
-II: tiếp đến....lực lượng : Các thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
-III: Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.
? Tìm hệ thống luận điểm của văn bản.
*GV: Nội dung văn bản là những lời bàn tâm huyết của của ông về việcđọc sách. Ông muốn truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm về việc đọc sách mà ông tích luỹ được qua quá trình học tập và nghiên cứu.
* Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh trao đổi làm rõ luận điểm I:
 ? Trong phần I tác giả cho biết trên con đường học vấn của mỗi người, đọc sách có tầm quan trọng như thế nào?
GV : Làm rõ thêm : 
-Đó là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có.
-Học vấn được tích lũy từ mọi mặt trong hoạt động, học tập của con người.
-Trong đó đọc sách là một mặt nhưng đó là mặt quan trọng.
-Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
? Luận điểm về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả phân tích rõ trong trình tự các lí lẽ nào?
( có mấy ý cơ bản để làm rõ để làm rõ luận điểm này?)
 ? Những cuốn sách giáo khoa em đang học có phải là di sản tinh thần không?
? Tác giả dùng phép nghị luận nào để trình bầy rõ điều đó ?
- Phép nghị luận phân tích lí lẽ : cách dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng trò chuyện, tâm tình của mttột học giả có uy tín . 
? Với những lí lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách? 
I.Tìm hiểu chung : 
1. Tác giả:
- Chu Quang Tiềm (1897-1986)
- Là giáo sư, tiến sĩ, là nhà nghiên cứu lí luận văn học, là nhà mĩ học của Trung Quốc ở thế kỉ XX.
2 .Tác phẩm:
Văn bản trích- dịch: Bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1.Đọc, hiểu chú thích.
- Đọc: 
- Tìm hiểu chú thích : (sgk 6)
2. Kết cấu, bố cục:
- Thể loại:Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội).
- PTBđạt: nghị luận( lập luận).
- Bố cục: 3 phần 
- Hệ thống luận điểm: 
+ Tầm quan trọng của việc đọc sách.
+ Các thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. 
+ Bàn về phương pháp đọc sách.
3. Phân tích:
a. Tầm quan trọng của việc đọc sách.
*Luận điểm:"Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn"
*Lí lẽ:
- Học vấn là thành tựu do toàn nhân loại tích luỹ ngày đêm mà có; các thành tựu đó sở dĩ không bị lấp vùi đi là do sách vở ghi chép lại, lưu truyền lại.
- Sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại; là cái mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loaị.
- Nếu muốn tiến lên thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.
- Đọc sách sẽ có được thành quả nhân loại trong quá khứ ( Kinh nghiệm, kiến thức, tư tưởng, lời dạy). “ Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”
=> Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó chính là kho tàng kiến thức quí báu, là di sản tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm.
- Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ và nâng cao vốn tri thức.
IV .Củng cố : -Học sinh nhắc lại nội dung cơ bản vừa học.
V. HD về nhà : 
- Đọc lại văn bản, nhận biết các phép phân tích đã được sử dụng .
 -Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi còn lại trong bài chuẩn bị cho tiết học sau.
E. RKNBD:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ----------------------------------------------------------
Ngày soạn: 25 / 12 / 2011 
Ngày dạy:D1: / / 2012 
 D2: / / 2012 Tiết 92 
 Bàn về đọc sách 
 ( Chu Quang Tiềm) 
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức : 
- ý nghĩa ,tầm quan trọng của việc đọc sách và pp đọc sách.
- PP đọc sách sao cho có hiệu quả.
2. Kĩ năng : 
- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch( không sa đà vào p/tích ngôn từ).
-Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
-Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
3.Thái độ : Có thái độ đúng đắn trong viêc đọc sách.
B. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : SGK, SGV, giáo án. 
 - Học sinh : Đọc kĩ tp và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C. Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình...
D. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức : 
 II. Kiểm tra bài cũ : 
? Phân tích ý nghĩa tầm quan trọng của việc đọc sách.
 III. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* Giáo viên đọc phần II và nêu tiếp các nội dung cho học sinh trao đổi:
GV:Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ.
 - Nội dung thảo luận : 
? Trong cuộc sống sách vở càng nhiều càng thuận tiện cho tiếp cận tri thức. Nhưng tại sao trong văn bản này tác giả lại cho rằng: “ Sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ”?
 ? Và tác giả đã lập luận vấn đề đó như thế nào? ( Nêu rõ cụ thể cách trình bày cho từng cái hại của việc có nhiều sách và lấy dẫn chứng minh hoạ cho từng cách lập luận).
? Trong thực tế em mắc phải những sai lệch gì trong việc đọc sách.
? Tác giả dùng phép nghị luận nào để trình bầy rõ điều đó ?
- Phép nghị luận : Phân tích qua so sánh đối chiếu và dẫn chứng cụ thể, bình luận hợp lô gích, sinh động. Ngôn ngữ giàu hình ảnh.
? Tác giả đã so sánh như thế nào để thấy rõ tầm quan trọng của cách đọc sách.
 *GV: Bằng cách diễn đạt giầu hình ảnh tác giả đã làm rõ việc đọc sách không có chất luợng, đã tạo ra tính thuyết phục cao cho văn bản.
* Học sinh đọc phần III của văn bản và trao đổi một nội dung: 
? Trong phần văn bản này tác giả đã truyền cho ta những kinh nghiệm gì về phương pháp đọc sách?.
( Chọn sách để đọc; phân loại sách để đọc; đó là đọc sách để có kiến thức phổ thông và đọc sách để trau dồi chuyện môn)
? Nhận xét cách lập luận của tác giả trong đoạn văn
- ý kiến nhận xét xác đáng
- Giọng trò chuyện tâm tình.
- Lối văn giàu hình ảnh so sánh ví von cụ thể thú vị. Cách trình bày của tác giả dễ hiểu, gần gũi, có sức thuyết phục người nghe
? Từ lời bàn của tác giả về việc đọc sách của tác giả, em thu hoạch được được gì về phương pháp đọc sách cho riêng mình .
-(hs tự bộc lộ).
? Hãy khái quát lại nghệ thuật của văn bản
? Khái quát nội dung ý nghĩa của văn bản.
* Học sinh đọc ghi nhớ.
HĐ3. Luyện tập 
* Học sinh tự nêu cách cảm nhận về bài tập 1
* HS bộc lộ.
3.Phân tích (tiếp)
b. Những khó khăn và thiên hướng sai lệch dễ mắc khi đọc sách:
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu; không kịp tiêu hoá; không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều dễ khiến người ta lạc hướng; người đọc khó lựa chọn; lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
c. Bàn về phương pháp đọc sách.
- Đọc sách không cần đọc nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
- Đọc rộng- đọc sâu.
- Đọc thường thức- đọc chuyên môn. 
- Đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định, không thể tuỳ hứng. Phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm. 
4. Tổng kết
 a. Nghệ thuật:
 - Lập luận chặt chẽ, ý kiến nhận xét xác thực
 - Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
 - cách viết giàu hình ảnh
b. Nội dung.
Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.
c.Ghi nhớ: (SGK/T7)
III. Luyện tập.
Bài tập 1: Nêu điều em cảm thấy thấm thía nhất khi đọc văn bản Bàn vể đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm.
Bài tập 2: Đọc những câu văn hay nhất có lời khuyên về chọn sách để đọc.
 IV. Củng cố.
 - Nêu các luận điểm của văn bản?
V.HD về nhà : 
- Đọc lại văn bản, nhận biết các phép phân tích đã được sử dụng 
- Chuẩn bị bài: Khởi ngữ ( Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn).
E. RKNBD:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ________________________________________
Ngày soạn: 25 / 12 / 2011 
Ngày dạy: D1: / / 2012 
 D1: / / 2012 Tiết 93 
 Khởi ngữ
A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức :
- Đặc điểm của khởi ngữ.
-Công dụng của khởi ngữ.
2. Kĩ năng : 
-Nhận diện khởi ngữ
-Đặt câu có khởi ngữ.
3.Thái độ : Có ý thức sử dụng khởi ngữ đúng công dụng.
 B. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Bảng phụ ghi nội dung bài tập của phần LT.
- Học sinh : Đọc, tìm hiểu trước nội dung tiết học. 
C. Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,...
D.  ...  bài.
V.HD Về nhà: Học bài,làm lại các bài tập.
 -Chuẩn bị bài:-Các thành phần biệt lập -tiếp.
 -Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
E. RKNBD:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 __________________________________________________
Ngày soạn: 04 / 01 / 2012 
Ngày dạy: D1: / / 2012 
 D2: / / 2012 Tiết 99 
nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
 A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức :
- Giúp học sinh biết cách làm bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
- Năm đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
 2. Kĩ năng : Rèn kỹ năng viết văn nghị luậnv ề 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
3.Thái độ :Vận dụng bài học vào cuộc sống..
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Bảng phụ ghi nội dung bài tập của phần LT.
- Học sinh : Đọc, tìm hiểu trước nội dung tiết học. 
C. Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,...
D. Tổ chức các hoạt động dạy - học: 
I.ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : Kiếm tra việc chuẩn bị bài của HS
 Em hiểu biết gì về kiểu bài nghị luận ?
 Thế nào là lập luận phân tích, tổng hợp? 
III. Bài mới
* Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, chúng ta bắt gặp rất nhiều sự việc, hiện tượng như: Tham ô, lười học, trộm cắp, phá rừng...Chúng ta nhìn thấy nhưng ít khi có dịp để suy nghĩ, phân tích, đánh giá xem đúng, sai, lợi, hại thế nào? bài học hôm nay giúp chúng ta phân tích tìm hiểu những sự việc hiện tượng trong đời sống
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: PP nêu ví dụ, vấn đáp, phân tích, qui nạp. KT động não.
Gọi học sinh đọc văn bản: “Bệnh lề mề”
? Trong văn bản trên tác giả đã bàn về hiện tượng gì trong đời sống?
? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng đó?
? Hiện tượng đó có những biểu hiện như thế nào?
? Nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?
? Tác hại của hiện tượng đó?
? Tác giả phân tích tác hại của bệnh lề mề như thế nào ? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó như thế nào?
? Theo tác giả chúng ta phải làm gì để chống lại bệnh lề mề?
? Hãy chỉ ra tính mạch lạc, chặt chẽ của bài viết? 
Thế nào là nghị luận về 1 vấn đề đời sống xã hội ? 
Yêu cầu về nội dung hình thức của bài nghị luận ?
Đọc ghi nhớ ?
 HĐ2: 
 - Phương pháp :vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,...
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 16 phút
 HS phát biểu
GV ghi lên bảng
-> HS thảo luận lựa chọn, bày tỏ thái độ đồng tình, phản đối ?
Thảo luận làm bài tập 2
A. Lí thuyết:
I.Tìm hiểu bài nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống
1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu: 
- Vấn đề nghị luận: Bệnh lề mề
- Tác giả đã phân tích: Biểu hiện, nguyên nhân, tác hại
 + Biểu hiện: Sai hẹn , đi chậm .......
 -> Nêu bật được vấn đề của hiện tượng bệnh lề mề
 + Nguyên nhân: Coi thường việc chung, thiếu tự trọng , thiếu tôn trọng người khác .
+ Tác hại: 
- Làm phiền mọi người, làm mất thì giờ; làm nảy sinh cách đối phó 
- Phân tích tác hại:
+ Nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo hoặc lại phải kéo dài thời gian.
-> Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề vì : cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau .
-> Làm việc đúng giờ là tác phong của người có căn hoá .
+ Giải pháp:
-Mọi người phải tôn trọng nhau
- Nếu không thật cần thiết -> không tổ chức họp
- Những cuộc họp mọi người phải tự giác tham dự đúng giờ
- Bố cục mạch lạc, chặt chẽ, hợp lý
 + MB: Nêu sự việc, hiện tượng cần phân tích
 + TB: Biểu hiện
 Nguyên nhân
 Tác hại
 + KB: Giải pháp
2. Ghi nhớ ( SGK / T 21 )
B.Luyện tập:
Bài tập 1: 
Các sự việc hiện tượng
-Giúp bạn học tốt
-Trồng và bảo vệ cây xanh.
-Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ.
Bài tập 2: 
Đây là hiện tượng đáng viết bài nghị luận. Vì hiện tượng liên quan đến sức khoẻ đời sống con người, cộng đồng.
-Liên quan đến v/đề môi trường.
-Liên quan đến việc tốn kém tiền bạc cho người hút.
IV. Củng cố: Ghi nhớ 
V. HD về nhà: 
Học thuộc ghi nhớ, là hoàn chỉnh hai bài tập.
Chuẩn bị bài: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
E. RKNBD:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 _____________________________________________________
Ngày soạn: 04 / 01 / 2012 
Ngày dạy: D1: / / 2012 
 D2: / /2012 Tiết 100 
Cách làm bài nghị luận về một
sự việc, hiện tượng đời sống
 A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức :
- Giúp học sinh rèn kỹ năng làm bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
- Năm dược đối tượng, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
 2. Kĩ năng : Rèn kỹ năng viết văn nghị luận v ề 1 sự việc, hiện tượng đời sống : Bố cục, của kiểu bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống. Quan sát các hiện tượng của đời sống.
3.Thái độ :Vận dụng bài học vào cuộc sống..
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Bảng phụ ghi nội dung bài tập của phần LT.
- Học sinh : Đọc, tìm hiểu trước nội dung tiết học. 
C. Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,...
D. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : Kiếm tra việc chuẩn bị bài của HS
 ? Thế nào là nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống ? Nêu các sự việc hiện tượng tốt trong nhà trường ? Sự việc nào đáng viết bài nghị luận
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Nêu vấn đè, vấn đáp, phân tích, qui nạp, thực hành.KT động não.
Giáo viên treo bảng phụ có ghi các đề 1, 2 , 3 , 4 SGK .
-> Đọc 4 đề văn trong SGK – T22
? Hãy nêu cấu tạo của đề ?
Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống nhau đó ?
 ? Sự khác nhau giữa các đề ?
? Trên cơ sở đó em hãy ra một số bài nghị luận về sự việc , hiện tượng đời sống ?
? Qua phân tích các đề văn trên em rút ra nhận xét gì về đề bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống ? 
( Học sinh thảo luận , phát biểu , giáo viên kết luận ) .
HĐ2: Nêu vấn đè, vấn đáp, phân tích, qui nạp, thực hành.KT động não.
 Học sinh đọc đề ở SGK .
? Muốn làm bài văn nghị luận phải trải qua những bước nào ? 
? Đề thuộc loại gì ? 
? Đề nêu sự việc , hiện tượng gì ?
? Đề yêu cầu làm gì ? 
? Tìm ý ? Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì ? 
? Vì sao thành đoàn lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ? 
? Nếu mọi học sinh đều làm được như bạn Nghĩa thì có tác dụng gì ? 
-Giáo viên giới thiệu chung dàn ý ở SGK, học sinh lập dàn ý chi tiết cho các mục 
-Học sinh viết các đoạn văn theo nhóm. Sau đó giáo viên gọi trình bày trước lớp.
-Học sinh rút ra ghi nhớ .
Hoạt động 2: Phương pháp :vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,...
Hướng dẫn học sinh luyện tập : Lập dàn bài cho đề 4 mục I SGK – 22
(GV gợi ý dựa vào đề đã làm lập dàn ý). Gọi HS trả lời. HS khác bổ sung.
-> GV : Nhận xét, kết luận.
 Gv : Cho HS tham khảo KL :Câu chuyện gợi cho ta suy nghĩ và nhìn nhận lại bản thân về lòng ham học và thái độ học tập của mình . Chỉ khi nào đã ham học và đam mê kiến thức thì mới có thể trở thành con người có ích cho gia đình , xã hội .
A. Lí thuyết:
I. Đề bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống .
 Các đề 1 , 2 , 3 , 4:
(+) Giống nhau:
- Đều có nêu một sự việc , hiện tượng đời sống ( Học sinh nêu cụ thể mỗi đề )
- Đều có mệnh lệnh làm bài : Em hãy trình bày , hoặc hãy nêu suy nghĩ , hoặc hãy nêu ý kiến .........
(+) Khác nhau:
- Có sự việc , hiện tượng tốt cần ca ngợi , biểu dương .
- Có sự việc , hiện tượng không tốt cần lưu ý , p2 ......
- Có đề cung cấp sẵn sự việc , hiện tượng dưới dạng một truyện kể , một mẩu tin để người làm bài sử dụng ; có đề không cung cấp nội dung sẵn , mà chỉ gọi tên , người làm bài phải trình bày , mô tả sự việc hiện tượng đó .
- Mệnh lệnh đề thường là : nêu suy nghĩ của mình , nêu nhận xét , suy nghĩ của mình , nêu ý kiến , bày tỏ thái độ .
II . Tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống .
1 . Tìm hiểu đề , tìm ý : 
VD: Đề bài về tấm gương Phạm Văn. Nghĩa
* Tìm hiểu đề : 
- Thể loại : nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống .
- Đề nêu hiện tượng : người tốt , việc tốt , tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học , chăm làm có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả .
- Đề yêu cầu : Nêu suy nghĩ ........ hiện tượng ấy.
* Tìm ý : 
- Nghĩa là một người có ý thức sống , làm việc có ích . Chúng ta mỗi người hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường có hiệu quả.
- Vì Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất kỳ ai cũng có thể làm như thế được , cụ thể : 
+ Là người biết thương mẹ , giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng .
+ Là một học sinh biết kết hợp học với hành .
+ Là một học sinh có đầu óc sáng tạo...
- Học tập Nghĩa là noi theo một tấm gương có hiếu với cha mẹ , biết kết hợp học với hành ....... -> Đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn học sinh lười biếng , hư hỏng .......
2 . Lập dàn bài .
3 . Viết bài .
* Ghi nhớ .( SGK / T 24 )
B. Luyện tập .
* Lập dàn ý cho đề 4 mục I : 
1 . Mở bài : 
- Giới thiệu Nguyễn Hiền .
- Nêu khái quát ý nghĩa của tấm gương Nguyễn Hiền .
2 . Thân bài : 
* Phân tích con người và tình hình học tập của Nguyễn Hiền .
- Hoàn cảnh hết sức khó khăn : nhà nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa.
- Có tinh thần ham học , chủ động học tập ở chỗ : nép bên của sổ lắng nghe , chỗ nào chưa hiểu thì hỏi lại thầy . Lấy lá để viết chữ , rồi lấy que xâu lại ....
- ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền .
* Đánh giá con người và thái độ học tập của Nguyễn Hiền :
- Tinh thần học tập và lòng tự trọng của Nguyễn Hiền đáng để mọi người khâm phục , học tập .
3 . Kết bài .
IV. Củng cố: Ghi nhớ
V. HD về nhà: Viết bài hoàn chỉnh ; Chuẩn bị văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới + Chương trình địa phương (tập làm văn)
E. RKNBD:
...............................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9(40).doc