Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 15 năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 15 năm 2010

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

- Củng cố một số nội dung của phần tiếng Việt đã học ở Kì I

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức :

- Các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại,

- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp

2. Kĩ năng :

- Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về PCHT, xung hô trong hội thoại, Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ : kết hợp với ôn tập

3. Bài mới :

Hoạt động 1. Các phương châm hội thoại

Ôn lại nội dung các PC hội thoại đã học.

Các PC hội thoại

- PC về lượng ; PC về chất ; PC quan hệ ; PC cách thức ; PC lịch sự

GV cho HS nhắc lại các định nghĩa về các PC hội thoại đã học.

GV cho HS kể một tình huống giao tiếp trong đó có một PC hội thoại không được tuân thủ. (GV cho HS kể một trong ba truyện cười ở SGK/206)

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 15 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15, tiết 73	 Ngày soạn :22/11/10 Ngày dạy : 26/11/2010
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Củng cố một số nội dung của phần tiếng Việt đã học ở Kì I
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức :
Các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, 
Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
2. Kĩ năng :
Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về PCHT, xung hô trong hội thoại, Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Ổn định lớp : 	
Kiểm tra bài cũ : kết hợp với ôn tập
Bài mới :
Hoạt động 1. Các phương châm hội thoại
Ôn lại nội dung các PC hội thoại đã học.
Các PC hội thoại 
PC về lượng ; PC về chất ; PC quan hệ ; PC cách thức ; PC lịch sự
GV cho HS nhắc lại các định nghĩa về các PC hội thoại đã học.
GV cho HS kể một tình huống giao tiếp trong đó có một PC hội thoại không được tuân thủ. (GV cho HS kể một trong ba truyện cười ở SGK/206)
Hoạt động 2. Xưng hô trong hội thoại
Bước 1. Ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng việt và cách dùng của chúng.
? Người nói cần căn cứ vào những gì để xưng hô cho thích hợp.
ð Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Bước 2. Phân tích PC xưng hô cơ bản trong tiếng Việt ? 
 Xưng thì khiêm, hô thì tôn. PC này có nghĩa là gì ?
Đáp : khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường (thường dùng từ thể hiện mình ở vị trí thấp hoặc thấp hơn người đối thoại) và gọi người đối thoại một cách tôn kính (đặt người đối thoại ở vị trí cao hơn).
Ví dụ :
Những từ ngữ xưng hô thời trước :bệ hạ (từ dùng để gọi vua, khi nói với vua, tỏ ý tôn kính), bần tăng (nhà sư nghèo – từ nhà sư thời trước dùng để tự xưng một cách khiêm tốn), bần sĩ (kẻ sĩ nghèo – từ kẻ sĩ thời trước dùng để tự xưng mình một cách khiêm tốn).
Những từ ngữ xưng hô hiện nay : quý ông, quý anh, quý bà, quý cô( từ dùng để gọi người đối thoại, tỏ ý lịch sự, tôn kính. Trong nhiều trường hợp, mặc dù người nói bằng tuổi hoặc lớn tuổi hơn người nghe, nhưng người nói vẫn xưng là em và gọi người nghe là anh hoặc bác (gọi thay con). Đó là biểu hiện của PC : xưng thì khiêm, hô thì tôn. Cách chị Dậu xưng hô với tên cai lệ lúc chị van nài hắn tha cho chồng mình cũng vậy.
Bước 3. Cho HS thảo luận vấn đề : Vì sao trong tiếng việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô ?
Đáp : khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô nhầm để đạt được mục đích giao tiếp cao nhất.
Hoạt động 3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Bước 1. GV cho HS ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
? Thế nào là cáh dẫn dẫn trực tiếp ? Thế nào là cáh dẫn dẫn gián tiếp ?
Bước 2. GV cho HS phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời thoại.
Có thể chuyển như sau :
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem quân ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.
Nguyễn Thiếp cho rằng giữa lúc trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh ra sao, vậy nếu vua Quang Trung cất quân đánh thì không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
Những thay đổi đáng chú ý :
Trong lời đối thoại
Trong lời dẫn gián tiếp
Từ xưng hô
Tôi(ngôi thứ nhất)
Chúa công( ngôi thứ hai)
Nhà vua(ngôi thứ ba)
Vua Quang Trung( ngôi thứ ba)
Từ chỉ địa điểm
Đây
(tỉnh lược)
Từ chỉ thời gian
Bây giờ
Bấy giờ
GV liên hệ thực tế về cách sử dụng từ ngữ xưng hô trong khi giao tiếp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Dặn dò : 
Xem lại toàn bộ kiến thức tiếng Việt đã học từ đầu năm, chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết.
Rút kinh nghiệm :
—&–
Tuần 15, tiết 74	 Ngày soạn : 22/11/2010 Ngày dạy : 26/11/2010
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
Mục tiêu cần đạt :
Học sinh biết vận dựng kiến thức vào các bài tập.
Nắm vững kiến thức, rèn kĩ năng viết
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 
Ổn định lớp :
Tiến hành kiểm tra:
Hoạt động 1.
GV phát đề kiểm tra 
 Câu hỏi : Đề 1
1/ Nêu tên các phương châm hội thoại đã học ? (2,5đ)
2/ Thế nào là dẫn trực tiếp ? Cho ví dụ ?(3 đ)
3/ Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau : (3 đ)
-“ Thà rằng liều một thân con
Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây” (Truyện Kiều)
-“Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa”
4/ Trong hội thoại, để xưng hô cho thích hợp, người nói cần chú ý điều gì ? (1,5đ)
 Đề 2
1/ Thế nào là dẫn gián tiếp ? cho ví dụ ? (3đ)
2/ Có bao nhiêu phương châm hội thoại, đó là những phương châm gì ? (2.5đ)
3/ Nêu đặc điểm của thuật ngữ ? (1.5đ)
4/ Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau : (3đ)
“ Áo đỏ em đi giữa phố phường
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không?”
Đáp án 
Đề 1. 
Câu 1/ HS nêu đúng mỗi PCHT được 0.5 đ
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Phương châm về quan hệ
Phương châm về cách thức
Phương châm về lịch sự
Câu 2/ Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn ý nghĩ, hay lời nói của người hoặc nhân vật, được đặt trong dấu ngoặc kép. (1.5đ)
-HS lấy Vd đúng (1.5 đ)
Câu 3/ phép ẩn dụ : từ hoa, cánh chỉ Thúy Kiều ; từ cây ,lá chỉ gia đình Thúy Kiều => ý nói Thúy Kiều bán mình để cứu gia đình. (1.5 đ)
nhờ cách nói đó mà chàng trai thể hiện tình cảm mạnh mẽ mà kín đáo. (1.5 đ).
Câu 4/ Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Đề 2. 
Câu 1/ Dẫn gián tiếp là thuật lại ý nghĩ, hay lời nói của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp, không đặt trong dấu ngoặc kép. (1.5đ)
Câu 2/ HS nêu đúng mỗi PCHT được 0.5 đ
Phương châm về chất
Phương châm về lượng
Phương châm về quan hệ
Phương châm về cách thức
Phương châm về lịch sự
Câu 3/ Đặc điểm của thuật ngữ (1.5 đ)
Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, nỗi khái niệm chỉ biểu thị bằng một thuật ngữ. (0.75 đ)
Thuật ngữ không có tính biệu cảm (0.75 đ)
Câu 4/ Trường từ vựng :
Chỉ màu sắc : đỏ, xanh, hồng
Chỉ lửa :ánh, lửa, cháy, tro : chỉ lửa và sự vật có liên quan đến lửa (0.75 đ)
Phân tích : màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt bao chàng trai ngọn lửa, làm say đắm ngây ngất và lan tỏa ra không gian => không gian biến sắc => hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, thể hiện t/y mãnh liệt và cháy bỏng.
Tuần 15, tiết 75	 Ngày soạn : 22/11/2010 Ngày dạy : 26/11/2010
BÀI KIỂM TRA NGỮ VĂN
PHẦN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
 Mục tiêu cần đạt :
Học sinh biết vận dựng kiến thức vào các bài tập.
Nắm vững kiến thức, rèn kĩ năng viết
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 
Ổn định lớp :
Tiến hành kiểm tra:
Đề 1
Phân tích tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân (3 đ).
Nêu ý nghĩa của truyện ngắn Làng (2 đ).
Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long (2.5 đ).
Phân tích tình yêu thương cha sâu sắc của bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”(2.5 đ)
Đề 2
Câu 1. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Đồng chí (2.5đ)
Câu 2. Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí. (2.5đ)
Câu 3. Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long (2.5 đ).
Câu 4. Phân tích tình yêu thương cha sâu sắc của bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”(2.5 đ)
ĐÁP ÁN
Đề 1
Câu 1 : Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng
HS làm được những ý sau đây : (3 đ)
Ông Hai là người rất yêu làng ( tình yêu làng trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng) nhưng khi nghe tin làng theo giặc, ông dứt khoát lựa chọn theo cách của mình : “ Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Nghĩa là, tình yêu nước trong ông đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Mặc dù vậy, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê, vì thế mà ông đau xót, tủi hổ.
Trong hoàn cảnh bị đẩy vào tình thế bế tắc tuyệt vọng không “biết đem nhau đi đâu bây giờ”, ông hai chỉ biết trò chuyện với đứa con Út. Qua những lời thủ thỉ tâm sự cho thấy ở ông hai luôn có tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu của ông.
Ông cũng là người có tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cụ Hồ. Đó chính là biểu hiện của tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của nhân vật này.
Tóm lại, ở nhân vật ông hai, tình yêu làng quê thắm thiết luôn thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
Câu 2 : Ý nghĩa của truyện ngắn Làng (2 đ)
Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 3 : Những nét đẹp về anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (2,5 điểm)
Đó là người thanh niên có lí tưởng, hoài bão : sống là để phục vụ cho nhân dân, cho đất nước.
Là người rất mực yêu nghề, yêu công việc, luôn lấy công việc làm niềm vui và có trách nhiệm với công việc.
Có cuộc sống giản dị, ngăn nắp, biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý
Ân cần, chu đáo, niềm nở khi có khách đến thăm nhà
Luôn yêu quý mọi người và rất mực khiêm tốn.
Là người sống giản dị, tâm hồn phong phú.
Biết hy sinh hạnh phúc riêng cho hạnh phúc chung của mọi người, cho quê hương đất nước.
Tóm lại : anh là con người tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việt nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
 (HS có thể nêu thêm dẫn chứng cụ thể cho từng ý nhỏ)
Câu 4 : Tình yêu thương cha sâu sắc của bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (2,5đ)
Diễn biến tâm lý của bé Thu :
Khi ông Sáu vừa mới trở về quê thăm nhà : Bé Thu không chịu nhận ông Sáu là ba vì nó thấy ông Sáu không giống như trong tấm hình mà nó đã thấy trước kia (vì trên mặt ông Sáu có vết thẹo do chiến tranh gây nên).
Khi ông Sáu chuẩn bị ra đi thì bé Thu mới biết đó là ba thì một tình cảm hết sức mảnh liệt bùng lên trong lòng nó. Tiếng ba như tiếng xé nhanh như một con sóc, nó chạy nhanh đến và ôm chặt lấy ba nó và hôn cùng khắp, và không chịu cho ba đi nữaChứng tỏ bé Thu rất yêu ba, một tình yêu rất mãnh liệt, thiêng liêng sau tám năm xa cách. Bé Thu thật đáng yêu.
Đáp án 
Đề 2 
Câu 1. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Đồng chí (2,5đ)
Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc (1926-2007), quê ở Huyện Can Lộc, Tĩnh Hà Tĩnh. Ông gia nhập trung đoàn thủ đô năm 1946 và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông được tặng giải thưởng HCM về văn học – nghệ thuật. Tập thơ chính : Đầu súng trăng treo.
Hoàn cảnh ra đời : Bài thơ Đồng chí sáng tác năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (Thu đông 1947, đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 -1954)
Câu 2. Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí. (2,5đ)
HS làm được những ý sau đây :
Đó là người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Họ vốn xuất thân từ nông dân nghèo khó, do có cùng mục đích, lí tưởng nên họ gặïp nhau trong hàng ngũ cách mạng và trở nên thân thiết với nhau, tình cảm ấy phất triển thành tình đồng chí thiêng liêng.
Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và ngày càng bền chặt trong sự chan hòa, chia sẽ mọi gian lao, vui buồn, trong niềm cảm thông những tâm tư nỗi lòng của nhau, truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh để vượt qua khó khăn gian khổ.
Sức mạnh của tình đồng chí đã sưởi ấm họ giữa cảnh rừng hoang sương muối. Cùng với người lính thì cây súng và vầng trăng luôn đồng hành với họ trong suốt hành trình của cuộc kháng chiến. Ba hình ảnh ấy gắn kết với nhau tạo nên một biểu tượng về cuộc đời người lính : bình dị mà cao đẹp, hiện thực và lãng mạn.
Câu 3 và 4 : như đề 1

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15, tiet 73....doc