Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 16 năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 16 năm 2010

CỐ HƯƠNG

 Lỗ Tấn

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp HS :

- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.

- Hiểu , cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cố hương

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức :

- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.

- Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.

- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.

2. Kĩ năng :

- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

- Kể và tóm tắt được truyện.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 772Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 16 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16, tiết 76,77,78	 Ngày soạn : 25/11/10 Ngày dạy :1/12/10
CỐ HƯƠNG
	 Lỗ Tấn
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
Hiểu , cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cố hương
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức :
Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
2. Kĩ năng :
Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
Kể và tóm tắt được truyện.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
Giới thiệu bài :
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1. Đọc – Tìm hiểu chú thích 
Bố cục ? ( căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”.
ĐỌC – TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
Tác giả : Lỗ Tấn
Bố cục : 3 phần
Từ đầulàm ăn sinh sống => nhân vật “tôi” trên đường về quê.
Tinh mơ sángsạch tron như quét => nhân vật “tôi” những ngày ở quê.
Đoạn còn lại. => Nhân vật “tôi” trên đường xa quê.
Hoạt động 2. Tìm hiểu truyện.
GV đọc mẫu một đoạn, HS đọc tiếp phần còn lại.
Trong truyện có mấy nhân vật chính ? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm ? 
Nhân vật trung tâm là nhân vật tôi, vì nhân vật này là đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với toàn bộ hệ thống nhân vật.
? Nhân vật Nhuận Thổ lúc bé ra sao ? Còn hiện tại ra sao ?
? Nghệ thuật gì đã được sử dụng khi kể về Nhuận Thổ ? (hồi ức, đối chiếu)
Qua đối chiếu, tác giả phản ánh được điều gì ?
Tình cảnh sa sút của xã hội Trung quốc.
Thực trạng buồn của người nông dân.
Từ cảm nhận của tác giả về người bạn cũ, về cuộc đời thê lương để khao khát cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.
? Trên đường về quê tác giả đã thấy những cảnh gì ? Có cảm giác gì ?
? Nhận xét về cảnh làng quê của tác giả ?
Nghèo hơn, thê lương hơn, tàn tạ.
Cảm giác buồn vì mục đích về quê để vĩnh biệt ngôi nhà, từ giả làng cũ nên lòng không vui.
? Những ngày ở quê, tác giả đã nhớ lại những kĩ niệm gì ? Gặp ai ?
Kỉ niệm về thời thơ ấu, trong kí ức “tôi” một cảnh tượng thiên nhiên kì dị, nhớ về Nhuận Thổ, một người bạn tuổi thơ, bằng tuổi, tài giỏi, biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết.
Nhớ về chị hai Dương, gọi là nàng Tây Thi đậu phụ, chị tỏ ra bất bình, xin xỏ, tức giận.
? Thái độ của Nhuận Thổ đối với tác giả khi gặp nhau ? (đọc trang 213).
=> Dáng điệu cung kính, chào rất rành mạch “bẩm ông”.
? Từ thái độ của Nhuận Thổ, tác giả đã có cảm giác gì ? => một bức tường ngăn cách.
? Tác giả ra đi trong không gian, thời gian nào ? Lúc ra đi tác giả mang tâm trạng ra sao ?
? Dù buồn phải xa quê, vì cuộc sống nghèo khổ nhưng tác giả mong ước điều gì ?
? Niềm mong ước ấy thể hiện được nhận thức của tác giả như thế nào trong cuộc sống ?
Có suy nghĩ tích cực.
Mong cuộc sống phải thay đổi.
? Từ những suy nghĩ trên, tác giả đưa ra một lập luận “cũng như những con đường trên mặt đất, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nêu ý nghĩa của hình ảnh con đường ? 
Đặt ra con đường đi của nhân dân và xã hội để mọi người suy ngẫm.
Hoạt động 3. Cho HS đọc kĩ ba đoạn văn a, b, c /218 và trả lời cá câu hỏi bên dưới.
Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện điếu gì ?
Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự ? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng các yếu tố của những phương thức biểu đạt nào khác ? Hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật ?
Đoạn nào chủ yếu sử dụng phương thức lập luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì ?
GV cho HS đọc phần ghi nhớ, hướng dẫn HS luyện tập
PHÂN TÍCH :
Các nhân vật chính : Tôi và Nhuận Thổ.
Tôi là nhân vật trung tâm
Nhân vật Nhuận Thổ
Nhuận Thổ lúc còn nhỏ.
Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên, cổ đeo vòng bạc. Biết nhiều chuyện lạ. Thường hay cùng “Tôi” bẩy chim, săn tra,
b) Nhuận Thổ lúc hiện tại.
Cao gấp hai trước, vàng xạm, nếp răng sâu hóm, mủ lông chiên rách nát bươm, áo bông mỏng dính, người co rúm, nói không ra tiếng. 
Nghệ thuật hồi ức, đối chiếu => tình cảm sa sút => cuộc sống đói nghèo của người nông dân.
Nhân vật tôi :
a) Trên đường về quê :
Về thăm làng cũ thấy làng xóm tiêu điều, hoang vắng im lìm.
Lòng tôi se lại
Về vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu, từ giả làng cũ => cảnh tàn tạ của quê hương và cảm giác buồn man mác.
b) Những ngày ở quê.
Trong kí ứccảnh tượng thần tiên kì dị.
Cùng Nhuận Thổ bẩy chim.
Nhớ về chị hai Dương.
Khi nghe Nhuận Thổ “bẩm ông” => Điếng người đi. 
Cảm giác : như có một bức tường ngăn cách.
 Lúc rời quê ra đi.
Ra đi trên con thuyền, lúc hoàng hôn => phù hợp với tâm trạng nhân vật.
Ngôi nhà cũ xa dần, phong cảnh mờ dần.
Tâm trạng ảo não, mong ước chúng nó không giống tôi.
Chúng cần có một cuộc đời mới.
“Cũng như những con đường trên mặt đất, người ta đi mãi thì thành đường thôi”
Đặt ra vấn đề con đường đi của con người và xã hội.
Đoạn a: Tự sự + biểu cảm, làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu.
Đoạn b : miêu tả + hồi ức và đối chiếu, làm nổi bật sự thay đổi vềmặt ngoại hình của Nhuận Thổ, qua đó có thể thấy tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân miền biển nói chung.
Đoạn c : chủ yếu dùng phương thức lập luận, về ý nghĩa : phê phán XHPK, đặt ra về vấn đề con đường đi của nông dân của toàn xã hội 
Tổng kết :
Ý nghĩa : Cố hương là nhận thức về thực tại và mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai.
Ghi nhớ : SGK
LUYỆN TẬP : bài tập 1,2
Dặn dò : Đọc kĩ lại tác phẩm, học bài, học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài Ôn tập tập làm văn
Rút kinh nghiệm :
Tuần 16, tiết 79, 80	 Ngày soạn : 25/11/10 Ngày dạy : /12/10
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
Hệ thống kiến thức TLV đã học ở học kì I
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức :
Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
Sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học.
2. Kĩ năng :
Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Ổn định lớp :9C9B
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới : Ôn tập.
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi ở SGK
Câu 1. phần TLV 9/1 có những nội dung lớn sau :
Văn bản thuyết minh với trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
Văn bản tự sự với hai trọng tâm :
Một là : sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận.
Hai là : một số nội dung mới trong văn bản tự sự : đối thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự ; người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.
Câu 2 :
? Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh :
Yếu tố giải thích và miêu tả trong văn bản thuyết minh chỉ giữ vai trò thứ yếu 
Yếu tố giải thích làm cho người đọc hiểu thêm nội dung đang thuyết minh.
Yếu tố miêu tả làm cho bài văn thuyết minh thêm cụ thể , sinh động.
Câu 3: 
? Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả , tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào ?
Văn thuyết minh , miêu tả, giải thích có thể cùng viết về một đối tượng với những cách thể hiện khác nhau. Văn thuyết minh dựa vào các tri thức về nhiều mặt để thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ đặc điểm các đối tượng cần chứng minh một cách chính xác rõ ràng.
Văn miêu tả dùng các hình ảnh, cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ sự việc, hiện tượng được miêu tả như nó đang tồn tại ngoài đời. 
Văn giải thích dùng các lí lẽ dẫn chứng giúp người đọc hiểu rõ ý nghĩa nguồn gốccủa sự vật, hiện tượng.
Điểm khác nhau giữa miêu tả và thuyết minh.
Miêu tả
Thuyết minh
(Đối tượng của miêu tả thường là các sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể)
Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
Dùng nhiều so sánh, liên tưởng
Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết
Ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết
Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật 
Ít tính khuôn mẫu
Đa nghĩa
(Đối tượng của thuyết minh thường là các loại sự vật, đồ vật)
Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật
Bảo đảm tính khách quan, khoa học
Ít dùng tưởng tượng so sánh
Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết
Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hoá, khoa học
Thường theo một số yêu cầu giống nhau (mẫu)
Đơn nghĩa
Câu 4 : Vai trò, vị trí, tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự :
Miêu tả nội tâm giúp cho người viết văn bản tự sự đi sâu vào phân tích, trình bày những diễn biến tâm lí, cảm xúc, ý nghĩ của các nhân vật trong câu chuyện (như tâm trạng của Lão Hạc)
Nghị luận trong văn bản tự sự giúp người viết có thể trình bày những vấn đề về nhân sinh, về lí tưởng, t ... văn. Tiếng việt, tập làm văn.
Biết vận dụng kiến thức vào bài làm văn một cách khoa học, sáng tạo
CHUẨN BỊ : GV : Giáo án ; HS : xem lại toàn bộ kiến thức đã học ở ch tr hk I.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC
Oån định lớp, ktss : 9C	9B 	 
Kiểm tra bài cũ : kết hợp trong giờ dạy.
Tiến trình hoạt động :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HĐ 1. Ôn tập tiếng việt 
GV cho HS nhắc lại các nội dung kiến thức đã học trong chương trình.
1. Các phương châm hội thoại.
? Nêu định nghĩa về các PCHT. VD?
2. Xưng hô trong hội thoại.
? Tại sao khi giao tiếp, người nói cần phải lực chọn từ ngữ xưng hô ? è
3. Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
HS nêu Đn và ví dụ
4. Sự phát triển của từ vựng.
Từ vựng p triển như thế nào ?
5. Thuật ngữ, biệt ngữ xã hội
Nêu đn, vd 
6. Từ đơn, từ phức. Nêu đn, vd 
7. Thành ngữ .Nêu đn, vd 
8. Nghĩa của từ. Nêu đn, vd 
9. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
10. Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, trái nghĩa
11. Một số phép tu từ từ vựng :
Thế nào là so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ nêu vd ?
I. TIẾNG VIỆT 
1. Các phương châm hội thoại.
Phương châm về lượng : nói đúng nd, khg thừa, khg thiếu
Phương châm về chất : nói đúng sự thật
Phương châm quan hệ : nói đúng vào đề tài giao tiếp
Phương châm cách thức : không nói dài dòng, mơ hồ
Phương châm lịch sự : cần tế nhị khi giao tiếp.
2. Xưng hô trong hội thoại.
Thể hiện tình cảm, thái độ, phép lịch sự khi giao tiếp.
3. Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp. Vd :
4. Sự phát triển của từ vựng.
- Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng
- Mượn từ ngữ nước ngoài.
- Tạo từ ngữ mới
5. Thuật ngữ, biệt ngữ xã hội
6. Từ đơn, từ phức. Nêu đn, vd 
7. Thành ngữ .Nêu đn, vd 
8. Nghĩa của từ. Nêu đn, vd 
9. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
10. Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Vd.
11. Một số phép tu từ từ vựng :
so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ nêu vd ?
HĐ 2. Ôn tập ngữ văn
GV hướng dẫn HS tập trung vào bốn nội dung sau :
Truyện trung đại
Truyện hiện đại
Thơ hiện đại
Văn bản nhật dụng
II. NGỮ VĂN 
Truyện trung đại : gồm : Chuyện người con gái Nam Xương ;Hoàng Lê nhất thống chí; Truyện Kiều; Truyện lục Vân Tiên.
Truyện hiện đại : Làng. Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, cố hương.
Thơ hiện đại sau 1975 : đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, bếp lửa, ánh trăng, bài thơ về tiều đội xe không kính.
Văn bản nhật dụng : tập trung vào vấn đề chiến tran và hoà bình, vấn đề hội nhập và bảo vệ bản sắc dân tộc, quyền sống con người
HĐ 3. Ôn tập Tập làm văn.
GV hướng dẫn HS tập trung vào bốn nội dung sau :
? Vai trò, vị trí tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào ?
? Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả ở chổ nào ?
? Vai trò, vị trí tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu miêu tả trong văn bản tự sự như thế nào ?
? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ? vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện các yếu tố này trong vb tự sự như thế nào ?
III. TẬP LÀM VĂN
Văn bản thuyết minh
Văn bản tự sự
	Dặn dò : về nhà học bài, chuẩn bị thi học kì I
Tuần 17, tiết 84,85	 Ngày soạn : 5/12/10 Ngày dạy :7/12/10
(Trích thời thơ ấu)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M. Go-rơ-ki và tác phẩm của ông.
Hiểu , cảm nhận được giá trị nộïi dung và nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức :
Những đóng góp của M. Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.
Mối đồng cảm chân thành của nhà văn đối với những đứa trẻ bất hạnh.
Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
2. Kĩ năng :
Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
Vận dụng kiến thức về thể koại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
Kể và tóm tắt được truyện.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Tiến trình tổ chức
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
GV cho HS đọc phần chú thích về tác giả và tác phẩm ở SGK.
Hoạt động 2 :Đọc- hiểu văn bản.
GV cho HS đọc kĩ văn bản.
? Tìm bố cục của văn bản ?
? Xem xét hoàn cảnh của chú bé A-li-ô-sa, ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-côp và quann hệ giữa hai gia đìnhđể lí giải vì sao tình bản tuổi thơ trong trắng ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn, khiến hơn ba mươi năm sau ông vẫn còn nhớ như in và thuật lại hết sức xúc động.
? Tìm trong bài văn rồi phân tích, bình luận một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa.
? Chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-ro-ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong bài văn này ?
Chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau qua chi tiết dì ghẻ. Mấy đứa trẻ hàng xóm vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ mà chúng gọi là “mẹ khác”, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong các truyện cổ tích.
Chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau qua chi tiết người “mẹ thật”.
Chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau qua hình ảnh người bà nhân hậu.
Hoạt động 3. Tổng kết.
GV cho HS đọc ghi nhớ SGK /234.
Giới thiệu :
Tác giả: Mác-xim Go-Ro- Ki(1868-1936)
Tác phẩm : Thời thơ ấu (1913-1914).
Tìm hiểu văn bản :
Bố cục : 3 phần.
Từ đầunó cuối xuống : Tình bạn tuổi thơ trong sáng.
Trời bắt đầu tốiđến nhà tao : Tình bạn bị cấm đoán.
Còn lại :Tình bạn vẫn được duy trì
Phân tích :
Tình bạn tuổi thơ trong sáng.
Chính hoàn cảnh sống và thiếu tình thương giống nhau đã tạo nên tình bạn trong sáng giữa các bạn nhỏ.
Hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm.
Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, “chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con” thể hiện sự thông cảm của A-li ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
Khi đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp xuất hiện, mắng : “Đứa nào gọi nó sang” “tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà” nhìn những đứa trẻ hành xóm bị áp chế, A-li-ô-sa càng thông cảm với chúng.
Chuyện đời thường và chuyện cổ tích.
Đoạn trích thể hiện đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích. Thông qua chi tiết về “dì ghẻ”, khi mấy đứa trẻ hàng xóm nhắc đến “mẹ khác”, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích. Khi những đứa trẻ nói về mẹ thật, A-li-ô-sa cũng có những suy tưởng như độc thoại nội tâm, lạc ngay vào không khí truyện cổ tích : “ngày trước, trước kia, đã có thời,
Nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích của Mac-xim Go-rơ-ki đã giúp cho đoạn trích “Những đứa trẻ” nói riêng và tác phẩm “Thời thơ ấu” nói chung trở nên sinh động và hấp dẫn.
Dặn dò : xem lại bài, chuẩn bị văn bản : Bàn về đọc sách.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 18, 
tiết 86,87
Soạn :5/12/10
Dạy : 8/12/10 
Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS : nhận thấy được các ưu khuyết điểm bài làm của mình.
Biết cách trình bày, sắp xếp các ý, các câu theo trình tự một cách khoa học.
Tiếân trình tổ chức các hoạt động dạy- học :
Ổn định lớp :
Trả bài kiểm tra
Hoạt động 1. Trả bài kiểm tra tiếng việt
Cho HS tự nhận xét, đánh giá các ưu khuyết điểm về bài làm của mình về nội dung và hình thức trình bày.
GV nhận xét đánh giá chung về bài làm của HS.
Ưu điểm :
Về nội dung : Đa số HS làm đúng các yêu cầu về nội dung, trả lời được khoảng 80% câu hỏitrắc nghiệm, viết được đoạn văn hoàn chỉnh.
Về hình thức : Ít sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, trình bày sạch sẽ.
Tồn tại :
Về nội dung : Một số ít bài làm chưa đạt yêu cầu, trả lời câu hỏi trắc nghiệm dựa theo cảm tính, hoặc sao chép lại của bạn, phần tự luận chưa viết được đoạn văn hoàn chỉnh.
Về hình thức : Một số ít bài làm còn viết sai nhiều lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, còn bôi xoá nhiều trong bài làm
TIẾT 87
Hoạt động 2. Trả bài kiểm tra văn học
Tiến trình hoạt động : như phần tiếng việt.
Ưu điểm : Nhận xét như phần Tiếng việt
Tồn tại :
Về nội dung : Trả lời câu hỏi còn lan man, diễn đạt dài dòng chưa đúng trọng tâm câu hỏi.
 Về hình thức : Nhận xét như phần tiếng việt.
Hoạt động 3. Phát bài kiểm tra và gọi điểm.
Rút kinh nghiệm :
Soạn :5/12/10
Dạy : /12/10
Tuần 18, 
tiết 88,89
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
Qua hoạt động tập làm thơ tám chư õmà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực thơ ca.
CHUẨN BỊ : Giáo án
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC
Oån định lớp, ktss : 9C	9B 	 
Kiểm tra bài cũ : Cho HS nhắc lại lí thuyết về cách làm thơ tám chữ, cách hiệp vần, tìm đọc một số đoạn thơ tám chữ
Giới thiệu bài mới :
Tiến trình hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Cho HS ôn lại kiến thức về thơ tám chữ.
Hoạt động 2. Tổ chức cho HS tập làm thơ tám chữ. Mỗi HS viết một đoạn thơ với đề tài tự chọn
Hoạt động 3. GV gọi HS lên trình bày bài thơ của mình
Hoạt động 4. Cho HS tập sáng tác theo nhóm, đề tài tự do (nói về quê hương, thầy cô, người thân, bạn bè, mùa xuân
Hoạt động 5. Cho đại diện HS lên trình bày trước lớp.
Hoạt động 6. GV nhận xét, tuyên dương những bài thơ hay, có nội dung phong phú.
Tập làm thơ tám chữ
Dặn dò : Học bài, chuẩn bị bài mới : Bàn về đọc sách
Rút kinh nghiệm :
Tiết 90
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16, 17.doc