Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 3 năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 3 năm 2010

Bài 3

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,

QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS

1. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.

2. Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG

1. Kiến thức :

- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.

- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.

2. Kĩ năng : nâng cao một bước kĩ năng đọc – hiểu một văn bản nhật dụng.

- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích tạo lập văn bản nhật dụng.

- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.

III. CHUẨN BỊ : Giáo án, câu hỏi thảo luận, bảng phụ ghi 8 nh vụ.

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần 3 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3, Tiết 11, 12 Ngày soạn :31/8/2010 Ngày dạy : /9/2010
Bài 3
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS 
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản 
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
Kiến thức : 
Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
Kĩ năng : nâng cao một bước kĩ năng đọc – hiểu một văn bản nhật dụng.
Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích tạo lập văn bản nhật dụng.
Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
CHUẨN BỊ : Giáo án, câu hỏi thảo luận, bảng phụ ghi 8 nh vụ.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Ổn định lớp, ktss : :9
	 9 
Kiểm tra bài cũ :
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân được tác giả chỉ ra như thế nào ?
Nêu những tác hại của chiến tranh hạt nhân ?
Nhiệm vụ của chúng ta là gì ?
Giới thiệu bài mới :
	Lời tuyên bố của hội nghị thế giới cấp cao về trẻ em họp tại trụ sở liên hiệp quốc tại Niu-Ooc, ngày 30/9/1990 đã chứng tỏ sự quan tâm toàn diện, sâu sắc của cộng đồng QT trước vấn đề bảo vệ quyền lợi, chăm sóc sự phát triển của trẻ em và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một phần trong lời tuyên bố này
Tiến trình hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Đọc – Tìm hiểu chú thích
Gv đọc mẫu, cho HS đọc tiếp đến hết.
Nêu thể loại và xuất xứ của văn bản ?	
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản ? Nêu bố cục văn bản và ý chính của mỗi đoạn ? (3 đoạn )
Sự thách thức : Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay.
Cơ hội : Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Nhiệm vụ : Xác định nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng động quốc tế cần làm vì sự phát triển của trẻ em.
Tìm hiểu chung
1.Thể loại : Văn bản nhật dụng.
2. Xuất xứ :Trích “tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới của trẻ em họp ngày 30/9/1990 tại trụ sở liên hợp quốc ở Niu Oóc.
3. Bố cục :
Sự thách thức
Cơ hội 
Nhiệm vụ :
Hoạt động 3 : Phân tích 
Gọi HS đọc lại phần 1 : sự thách thức 
? Bản tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao ? Nêu suy nghĩ và tình cảm của em ? 
HS phát biểu ý 4, 5, 6 SGK /32
Hãy nêu suy nghĩ của em về điều này ?
GVKL : Trẻ em là mầm xanh, là chủ nhân tương lai của đất nước nên trẻ em phải được sống trong vui tươi, hạnh phúc, được học hành và phát triển.C Trẻ em phải được bảo vệ, chăm sóc và phát triển.
GV gọi HS đọc phần 2 : Cơ hội 
? Hãy tóm tắt các điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.(nhóm 1 trả lời, nhóm 2 nhận xét bổ sung)
? Hãy trình bày suy nghĩ của em về điều kiện của đất nước ta hiện nay (sự quan tâm của đảng và nhà nước về chăm sóc, bảo vệ trẻ em).
GV nêu câu hỏi 4 sgk :Ở phần “nhiệm vụ”, bản tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải phối hợp hành động. Hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung phần này?
Tóm tắt 8 nhiệm vụ :
Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em
Quan tâm chăm sóc nhiều hơn đến trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặt biệt khó khăn.
Đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ ( đối xử bình đẳng với các em gái)
GV KL : Bản tuyên bố là lời kêu gọi, tập hợp mọi người, mọi quốc gia cùng hành động vì cuộc sống và sự phát triển của trẻ em, vì tương lai của chính loài người.
? Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này. ( Cho HS thảo luận và trả lời)
GV cho học sinh đọc ghi nhớ (SGK/35)
Hoạt động 4 : 
GV liên hệ thực tế
Hướng dẫn HS luyện tập.
II. Đọc - hiểu văn bản :
Sự thách thức : Trẻ em thế giới hiện nay :
Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
Chịu sự đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, bệnh dịch, mù chữ, vô gia cư, môi trường xuống cấp.
Chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật.
Cơ hội : Việc bảo vệ chăm sóc trẻ em trong hoàn cảnh thế giới hiện nay có điều kiện thuận lợi :
Sự liên kết giữa các nước có thể tạo ra đủ các phương tiện và kiến thức để bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Công ước về quyền trẻ em tạo ra cơ hội mới.
Sự hợp tác và điều kiện quốc tế cũng tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện nhiệm vụ đó.
Nhiệm vụ : Có 8 nhiệm vụ cơ bản 
Bảo đảm cho trẻ em dược học hết bậc THCS.
Cần nhấn mạnh trách nhiệm KHHGĐ. F
Cần giúp trẻ em nhận thức được giá trị bản thân
Bảo đảm sự tăng trưởng, phát triển đều đặn nền kinh tế.
Cần có sự hợp tác quốc tế để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trên đây.
Các nhận thức cơ bản sau :
Bảo vệ chăm lo sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế.
Qua những chủ trương chính sách đối với vấn đề trên giúp ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội.
Vấn đề chăm sóc,bảo vệ trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng bằng những nhiệm vụ cụ thể, toàn diện.
	Ghi nhớ : SGK.
Hướng dẫn tự học : Tìm hiểu thực tế công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở địa phương.
Dặn dò : đọc lại toàn bộ văn bản, học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài các phương châm hội thoại (tt)
ca&bd
Tuần 3,Tiết 13 Ngày soạn :2/9/2010 Ngày dạy : /9/2010 
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tt)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp học sinh :
Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp ; vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Kiến thức : 
Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
Kĩ năng : 
Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong tình huống giao tiếp.
Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại
CHUẨN BỊ : Giáo án, bảng phụ,
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
Thế nào là phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự ?
Hãy nêu ví dụ cho mỗi loại.
Hãy giải thích thành ngữ : 
 Chim khôn hót tiếng rảnh 
 Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
Và cho biết thành ngữ trên sử dụng phương châm hội thoại nào ?
Giới thiệu bài mới : Để giao tiếp thành công, người nói không chỉ cần nắm vững các phương châm hội thoại mà còn phải xác định rõ những đặc điểm của tình huống giao tiếp :
phải biết rõ đang nói với ai, nói khi nào, nói ở đâu, và nói nhằm mục đích gì ?
Tiến trình hoạt động 
Hoạt động 1 : đọc (kể) lại chuyện cười chào hỏi 
sNhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không ? vì sao ?
Nhân vật thể hiện sự lịch sự : ân cần hỏi thăm thể hiện sự thông cảm về nổi vất vả của người khác.Tuy nhiên sự chào hỏi không đúng chổ đó đã gây phiền hà cho người khác.
 s Từ câu chuyện trên ta rút ra bài học gì về giao tiếp ? GV cho hs đọc ghi nhớ 1/ sgk.
Hoạt động 2 :Cho HS đọc lại các ví dụ đã học về phương châm hội thoại và cho biết trong những tình huống nào, phương châm hội thoại không được thực hiện ?
GV cho HS đọc đoạn 2/II (SGK/37)
Câu trả lời của Ba có đáp ứng yêu cầu không ? (không vì Ba không biết chính xác năm chế tạo) A phương châm về lượng không được tuân thủ.
s Vì sao bác sĩ không nói đúng sự thật ?
Vì điều đó có thể có lợi cho việc điều trị, hoặc làm bớt đi sự đau khổ cho người bệnh. Nói dối ở đây có ý nghĩa khoa học và nhân đạo.
s Khi nói tiền bạc chỉ là tiền bạc thì người nói có tuân thủ phương châm về lượng không ? 
A phương châm về lượng không được tuân thủ, vì nó không cho người nghe một thông tin nào.
GV cho HS đọc ghi nhớ 2/37
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập, dặn dò
GV cho HS làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm.
Chuẩn bị bài mới : “xưng hô trong hội thoại”
aðb
QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VỚI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP.
Ví dụ : truyện cười chào hỏi (sgk/36)
Kết luận : cần vận dụng phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp
NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI.
 Chỉ có truyện cười “người ăn xin” phương châm giao tiếp lịch sự được tuân thủ, còn lại đều không được tuân thủ.
 Ghi nhơ : 2/37
Luyện tập :
Bài tập 1 : Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức
Bài tập 2 : Thái độ của các vị khách (chân, tay tai, mắt) là bất hoà với chủ nhà(lão miệng). Lời nói của chân tay không tuân thủ phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ đó là không thích hợp với tình huống giao tiếp.
Tuần 3,Tiết 14, 15 Ngày soạn : 2/ 9/2010 Ngày dạy : /9/2010
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
VĂN THUYẾT MINH
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS 
	Viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lý và có hiệu quả.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Oån định lớp
Tiến hành kiểm tra :
Hoạt động của thầy và trò :	
Hoạt động 1 : GV đọc và ghi đề bài lên bả ... át bình đẳng của kẻ yếu đối với kẻ mạnh. Từ ta - chú mầy thể hiện sự kiêu căng, hách dịch của kẻ ở thế mạnh.
Đoạn 2 : Tôi – anh thể hiện sự bình đẳng giữa hai người, không ai hơn ai.
Ghi nhớ :
Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. 
LUYỆN TẬP : SGK / 39,40,41,42.
 GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP :
Bài tập 1 : Lời nói của cô sinh viên dễ gây hiểu lầm. Theo cách nói của người Âu, cô không phân biệt chúng ta (gồm cả người nghe), chúng tôi ( không bao gồm người nghe) trong khi người Việt Nam có sự phân biệt này.
Bài tập 2 :Trong văn bản khoa học, nhiều khi tác giả chỉ là một nhưng vẫn xưng hô chúng tôi là vì người viết muốn : 
Thể hiện tính khách quan của các luận điểm.
Thể hiện sự khiêm tốn của người viết
Bài tập 3 : Cậu bé trong truyện Thánh Gióng xưng hô với mẹ bình thường nhưng không bình thường với sứ giả (xưng ta- ông), điều đó thể hiện cậu bé là một đứa trẻ khác thường, có thể làm nên chuyện lạ.
Bài tập 4 :Địa vị của người học trò cũ đã thay đổi nên quan hệ và cách xưng hô thay đổi nhưng ở đây ông vẫn xưng hô trong cách cũ vì nó thể hiện sự kính cẩn và lòng biết ơn thầy cũ. Đây quả là bài học sâu sắc về tinh thần “ tôn sư trọng đạo” rất đáng noi theo.
Bài Tập 5 :
Cách xưng hô tôi – đồng bào của Bác thể hiện sự gần gũi, thân thiết.
Các nhà vua ngày trước xưng trẩm với dân thể hiện sự uy nghi, cách biệt.
Bài tập 6 :
Cách xưng hô trong đoạn một có sự cách biệt giữa địa vị và hoàn cảnh .
Cách xưng hô của cai lệ thể hiện sự trịch thượng , hóng hách.
Cách xưng hô của chị Dậu thể hiện sự nhẫn nhục, hạ mình.
Cách xưng hô trong đoạn hai có sự thay đổi 
Chị Dậu chuyển sang Tôi- Ông, Bà- Mày. Đó là hành vi thể hiện sự “tức nước vỡ bờ”, sự phản kháng quyết liệt của mộ tcon người bị dồn vào bước đường cùng.
—&–
Tuần 4, tiết 19	 Ngày soạn : 10 / 9 /2010 Ngày dạy : 15/9/2010
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp Học Sinh nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Kiến thức :
Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp
Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp
Kĩ năng :
Nhận ra được cách cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp : 
Kiểm tra bài cũ : Khi cần lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp, người nói cần tuỳ thuộc vào những điều kiện gì ?
Giới thiệu bài :
Hiện tượng dẫn lại lời nói hay lại ý của người khác trong câu của người đang nói là hiện tượng đã được quan tâm từ xa xưa trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Xét về cách dẫn, thì sự dẫn lời và dẫn ý về cơ bản là giống nhau, nhưng cũng lại có chỗ khác nhau quan trọng. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu vấn đề đó.
Tiến trình tổ chức các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Cách dẫn trực tiếp.
	Bước1 : GV cho HS đọc các ví dụ mục 1 và trả lời câu hỏi 1(SGK).
	? Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật ?
	Bước 2 : GV mời một HS đọc và trả lời câu hỏi 2.
	? Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì ?
	Nhóm 1 trả lời, nhóm 2 nhận xét, bổ sung
Bước 3 : GV mời một HS đọc và trả lời câu hỏi 3.
Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không ? 
Đáp : có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận. Trong trường hợp ấy, hai bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
I. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
Ví dụ : a, b/ SGK
Phần in đậm ở vd (a) là lời nói của nhân vật được nhắc lại nguyên vẹn và đặt trong dấu ngoặc kép
Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là ý nghĩ, ngăn cách bởi dấu ( :) và đặt trong dấu “”.
F Lời dẫn trực tiếp
Ghi nhớ : 
Dẫn trực tiếp, là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật ; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
Hoạt động 2 : Cách dẫn gián tiếp :	
GV cho hs đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi ở mục II/53.
? Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không ?
? Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật ?
Giữa bộ phận in đậm vàbộ phận đứng trước có từ gì ? (rằng ). Có thể thay từ đó bằng từ gì ? (là)
GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
4 . Củng cố : Hướng dẫn HS luyện tập
5 . Dặn dò : Học bài, chuẩn bị bài mới.
Cách dẫn gián tiếp :
Vd :
Bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật, không đặt trong dấu ngoặc kép.
Bộ phận in đậm là ý nghĩ. Có từ “rằng” đứng trước, có thể thay thế bằng từ “là” 
Ghi nhớ : 
Dẫn gián tiếp, là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật , có điều chỉnh cho thích hợp ; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép
Luyện Tập : SGK/54
GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP :
Bài tập 1 : Nhận diện lời dẫn và cách dẫn. 
Trả lời : Cách dẫn trong câu (a), (b) đều là dẫn trực tiếp. 
Trong câu (a), phần lời dẫn dắt bắt đầu từ “A ! Lão già ”. Đó là ý nghĩ mà nhân vật gán cho con chó. 
Trong câu (b), lời dẫn bắt đầu từ “Cái vườn là ”. Đó là ý nghĩ của nhân vật (lão tự bảo rằng)
Bài tập2 : Thực hành tạo câu theo mẫu :
 Câu a :
 - Câu có lời dẫn trực tiếp : Trong “Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thừ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ : “ chúng ta phải”
Câu b, c : HS tự làm.
Bài tập 3 : Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp.
 Vũ Nương nhân đó cũng đưa gởi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương (rằng) nếu chàng Trương còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đột cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ quay về.
—&–
Tuần 4, tiết 20	 Ngày soạn : 10 / 9 /2010 Ngày dạy : / 9 /2010
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập.
Củng cố kiến thức về thể loại tự sự đã học
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Kiến thức :
Các yếu tố thể loại tự sự ( nhân vật, sự việc, cốt truyện)
Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
Kĩ năng :
Tóm tắt văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp : 9B.
9C.
Kiểm tra bài cũ :
Giới thiệu bài : 
 Ở lớp 8 các em đã được học bài tóm tắt văn bản tự sự, cách tóm tắt một văn bản tự sự. Hôm nay, với bài học này sẽ giúp các em ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự với những yêu cầu cao hơn
Tiến trình tổ chức các hoạt động :
Hoạt động dạy và học
Ghi bảng
Hoạt động 1 : GV cho HS đọc các tình huống trong SGK và trao đổi, rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
a) Tại sao cần tóm tắt văn bản tự sự ?
b) Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS thực hành. GV cho HS đọc kĩ phần tóm tắt.
Các sự việc chính đã nêu đủ chưa ? Nếu thiếu thì thiếu sự việc gì và tại sao đó là sự việc chính ? (quan trọng) cần phải nêu ?
Cần tóm tắt thêm chi tiết : giặc tan, Trương Sinh về, con không nhận ra cha mà nói rằng cứ tối đến lại có một người đàn ông đến với mẹ nhưng không bao giớ nói gì, chính điều này làm cho Trương Sinh nghi ngờ vợ không chung thuỷ.
	b) GV cho HS tóm tắt câu chuyện khoảng 20 dòng theo các ý đã nêu.
Hoạt động 3 : Cho HS rút ra ghi nhớ ở SGK.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS luyện tập.
	1. Viết văn bản tóm tắt một văn bản tự sự trong chương trình ngữ văn 8 (Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng,)
	2. Tóm tắt miệng trước lớp về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc đã chứng kiến.
Tại sao cần tóm tắt văn bản tự sự ?
Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc, người nghe dễ nắm được nội dung chính của một câu chuyện. Do lượt bỏ đi những chi tiết, nhân vật và yếu tố phụ không quan trọng nên văn bản tóm tắt làm nổi bật được các sự việc và nhân vật chính.
Văn bản tóm tắt thường ngắn gọn nên dễ nhớ.
II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự
Phần tóm tắt câu chuyện còn thiếu một sự việc chính : “ở nhà, tối đến Vũ Nương chơi với con, thường chỉ vào bóng mình trên vách và nói với con đây là cha nó.”
 Sự việc này là quan trọng vì đây là lí do dẫn đến việc Trương Sinh nghi oan cho vợ và cái chết oan ức của Vũ Nương.
Tóm tắt truyện : 
Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà vừa chăm sóc mẹ già vừa nuôi con nhỏ. Trương Sinh về, mẹ mất, con không nhận ra cha. Lời nói của đứa trẻ làm Sinh nghi ngờ, Vũ Nương không thanh minh được nên tự vẫn. Nhờ Phan Lang từ cung điện của Linh Phi trở về báo tin nên Trương Sinh đã biết vợ bị oan đã lập đàn giải oan cho nàng trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.
Ghi nhớ : SGK/59
III . luyện tập : Bài tập sgk
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Rút gọn hoặc mở rộng một văn bản tóm tắt theo mục đích sử dụng.
- Tóm tắt một tác phẩm với mục đích :
+ Giới thiệu cho bạn bè cùng biết.
+ Dựa vào bài văn nghị luận về một tác phẩm làm dẫn chứng cho một nhận xét về đặc điểm cốt truyện.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3+4.doc