Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần số 16

Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần số 16

CHIẾC LƯỢC NGÀ.

V (Nguyễn Quang Sáng - trích Chiếc lược ngà)

A.MỤC TIÊU :

 1- Kiến thức: Hs cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hòan cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện. Nắm NT miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, NT xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.

 2- Kỹ năng : Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, kỹ năng phát hiện các chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong truyện.

 3- Thái độ : GD tình cảmgia đình. Tình cha con.

B. CHUẨN BỊ : - GV : Bài sọan

 - HS : chuẩn bị bài theo HD của GV cuối tiết 70

C. KIỂM TRA: Phẩm chất đáng quí của anh thanh niên? Nêu một số nhận xét về các nhân vật khác (trong TP Lặng lẽ Sa-pa)?

D. BÀI MỚI : Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có nhiều tác phẩm tập trung nói về tình người – Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm nói về tình cha con trong hoàn cảnh đó.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 584Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần số 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần16- Tiết 71,72
Sọan :23/11/2008
Dạy :24,26/11/2008
CHIẾC LƯỢC NGÀ.
V 	(Nguyễn Quang Sáng - trích Chiếc lược ngà)
A.MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: Hs cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hòan cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện. Nắm NT miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, NT xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
	2- Kỹ năng : Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, kỹ năng phát hiện các chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong truyện.
	3- Thái độ : GD tình cảmgia đình. Tình cha con.
B. CHUẨN BỊ :	- GV : Bài sọan
	- HS : chuẩn bị bài theo HD của GV cuối tiết 70
C. KIỂM TRA: Phẩm chất đáng quí của anh thanh niên? Nêu một số nhận xét về các nhân vật khác (trong TP Lặng lẽ Sa-pa)?
D. BÀI MỚI : Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có nhiều tác phẩm tập trung nói về tình người – Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm nói về tình cha con trong hoàn cảnh đó.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BS
I- Tác giả, tác phẩm:
II- Đọc và tìm hiểu văn bản:
III- Phân tích :
1- Tình huống cơ bản làm bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu.
2- Diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu về phép.
3- Tình cảm sâu nặng của ông Sáu đối với con.
4- Nghệ thuật : truyện có những yếu tố bất ngờ, hợp lý, cách lựa chọn người kể làm cho truyện tăng thêm tính thuyết phục.
IV- Tổng kết :
 -Ghi nhớ : SGK
V- Luyện tập :
- Hs đọc chú thích sgk tìm hiểu tác giả, tác phẩm và từ khó.
 + Gv : nhấn mạnh hòan cảnh được miêu tả trong tác phẩm để thấy ý nghĩa của câu chuyện về tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh.
- Gv + hs đọc, kể văn bản :
 + Kể Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra ông vì thấy lạ quá, còn ông thì đau đớn.
 + Đọc : “ Vì đường xa  không muốn bắt nó về”
 + Kể : bà con nội ngoại đến chia tay ông Sáu rất đông, lo tiếp khách ông cũng không để ý đến con bé nữa. Đến lúc chia tay, con bé mới kêu thét lên : ba!, ôm chặt cổ ba nó, không muốn cho ba đi, ba nó bế lên, nó hôn cả lên vết thẹo. Nhờ bà ngoại giảng giải nên nó mới hiểu. Nhìn cảnh ấy ai cũng không cầm nước mắt. Đến lúc phải đi, mọi người xúm lại vỗ về nó. Ông Sáu hứa mua cho con một chiếc lược ngà.
- Đọc : Tôi hãy còn nhớ..nhắm mắt đi xuôi”
1- Gv :Tình huống nào làm bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu? 
 - Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản.
 - Ở chiến khu, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao móm quà ấy lại cho con.
*Củng cố : tóm tắt truyện? Tình huống làm bộc lộ sâu sắc tình cảm cha con ông Sáu?
2- Hs đọc câu 2 sgk/202 – hs phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần cha về thăm nhà.
 + GV:Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhậân ông Sáu là cha?
(Ông Sáu vui mừng,vồ vập, còn bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách. Tâm lí và thái độ ấy biểu hiện qua hàng loạt các chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động : hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy, kêu thét, chỉ gọi trống không với ông Sáu, nhất thiết không nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm, hất cả cái trứng cá ông Sáu gắp. Cuối cùng khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố khua dây cột xuồng lên rổn rảng thật to.)
 + GV: Sự ương ngạnh của bé Thu có đáng trách không? (Phản ứng của em là hoàn toàn tự nhiên ngoài ra em còn thể hiện cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em chân thật sâu sắc, chỉ yêu ba khi tin chắc đó là ba.)
 + GV: Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra cha?(Trong buổi sáng cuối cùng, hành động của bé Thu đột ngột thay đổi, lần đầu tiên Thu gọi ba, vừa kêu vừa chạy nhảy thót lên ôm cổ ba, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo. Trong đêm qua bà ngoại đã giải thích, sự nghi ngờ đã được giải tỏa và ở Thu đang nảy sinh một trạng thái như hối tiếc, ân hận. Vì thế trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ với cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu nay bung ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, còn xen cả sự ân hận.)
 + GV: Một số nét tính cách của bé Thu biểu hiện qua tâm lí hành động?(Đó là tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. Thu còn có cá tính cứng cỏi tưởng như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ. Qua miêu tả tâm lý của bé Thu chứng tỏ tg rất am hiểu tâm lý trẻ thơ và diễn tả sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.)
3 – HS đọc câu hỏi 3 sgk tr 202, phân tích tình cảm sâu nặng của ông Sáu đối với con.
(Tình cảm của ông Sáu với con thể hiện phần nào trong chuyến về phép thăm nhà. Nỗi day dứt, ân hận, ám ảnh vì đã đánh con khi nóng giận nhưng tình cảm sâu nặng tập trung ở phần khi kiếm được khúc ngà “ anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét : “ yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Chiếc lược ngà trở thành một vật thiêng liêng đối với ông Sáu. Nó chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha với đứa con xa cách. Nhưng rồi một tình cảm đau thương lại đến với ông Sáu : Oâng đã hy sinh khi chưa kịp trao vào tay đứa con gái chiếc lược ngà).
 Câu chuyện còn gợi người đọc thấm thía những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho biết bao nhiêu con người, gia đình.
4- Hs đọc câu 4 sgk tr 202 – hs tìm các yếu tố nghệ thuật.
 - Truyện có những yếu tố bất ngờ, hợp lý : Thu không nhận cha khi ông Sáu về, rồi lại biểu lộ tình cảm thật nồng nhiệt với người cha trước lúc chia tay.
 - Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Người kể trong vai người bạn của ông Sáu, người kể không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm , chia sẻ với các nhân vật. Đồng thời qua những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật kể chuyện, các chi tiết, sự việc và nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyềt phục. Người kể chuyện hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc người nghe.
* GV : Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về truyện hoặc truyện có những ấn tượng nào háp dẫn?
* Ghi nhớ : Hs đọc ghi nhớ sgk tr 202.
1- Bt 1 sgk tr 203 (Vì quá thương cha nên bé Thu mới có phản ứng ban đầu. Cũng vì quá thương cha nên em không cấp nhận ngay khi trong lòng còn nghi ngờ. Và khi được giải thích rõ ràng thì tình yêu cha bộc lộ mãnh liệt hơn).
2 – Bt 2 sgk tr 203 hs làm ở nhà.
D- CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	1- Củng cố :Diễn biến tâm trạng của bé Thu từ lúc ông Sáu về thăm nhà cho đến lúc chia tay?
	2- Hướng dẫn tự học :
	- Bài vừa học :Tóm tắt truyện ; nắm tình cảm của bé Thu - tình thương con của ông Sáu - nghệ thuật trần thuật – nghệ thuật miêu tả tâm lý.
	- Bài sắp học : Ôn tập tiếng Việt
	+ Oân tập phần các phương châm hội thoại.
	+ Oân tập phần xưng hô trong hội thoại.
	+ Oân tập phần lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
Tuần16- Tiết73,PĐ16
Sọan :23/11/2008
Dạy :26,27/11/2008
 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A.MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: Giúp hs nắm vững một số nội dung phần Tiếng Việt đã học ở học kì 1.
	2- Kỹ năng : Rèn kỹnăng vận dụng các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
	3- Thái độ : Có ý thức sử dụng tốt các phương châm hội thoại trong cuộc sống.
B. CHUẨN BỊ :	- GV : Bài sọan
	- HS : chuẩn bị bài theo HD của GV cuối tiết 72
C. KIỂM TRA:
 	- Hình thức kiểm tra: kiểm tra miệng :
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài củaHS:
D. BÀI MỚI : Bài học này chúng ta dẽ hệ thống hóa, ôn tập tất cả nội dung phần Tiếng Việt đã học ở học kì 1 để chuẩn bị kiểm tra HKI
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 BS
I- Các phương châm hội thoại
II- Xưng hô trong hội thoại :
III- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
I.1- Ôn lại nội dung của các phương châm hội thoại
 + GV : Hãy nêu lại các phương châm hội thoại
Các phương châm hội thoại
Phương châm về quan hệ
Phương châm về
chất
Phương châm về cách thức
Phương châm về lượng
Phương châm lịch
sự
 2- Hs kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ – hs nhận xét – gv nhận xét.
Vd : Trong giờ vật lý, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ :
 - Em cho thầy biết sóng là gì ạ?
 Học sinh :
 - Thưa thầy, “ Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ !
II.1- hs đọc câu 1 sgk tr 190 – hs ôn lại các từ ngữ xưng hô.( Tùy tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ xưng hô cho thích hợp )
 2- Hs đọc câu 2 sgk tr 190 – hs trả lời.( xưng khiêm : khi xưng hô người nói phải xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính. Đây cũng còn là phương châm xưng hô trong nhiều ngôn ngữ các nước phương Đông.
 3- Hs đọc câu 3 sgk tr 190 – hs thảo luận ( Nếu không chú ý để lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không tiến triển được nữa.
III-1- Hs đọc câu 1 sgk – hs phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. ( dẫn trực tiếp : dẫn nguyên vẹn lờ ... ị làm bài của học sinh 
D. BÀI MỚI :
	- GV : phát đề cho HS (Đề in sẵn kèm theo, HS làm bài ngay trên bản đề )
	- HS làm bài trong thời gian 45 phút 
	- Cuối giờ GV thu bài, nhận xét tình hình làm bài của HS
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết về thơ và truyện hiện đại.
Họ và tên	.	 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Lớp 	 Thời gian làm bài : 45 phút
Điểm
Nhận xét của GV
Đề 1
I.TRẮC NGHIỆM :(4 điểm) Học sinh khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Trong hai câu thơ sau:” Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 	 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 Từ” mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào?
 	 a. So sánh	b. Nhân hóa	c.Aån dụ
Câu2: Trong hai câu thơ sau có tổ hợp từ nào là thành ngữ :
” Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”	
	 (Chính Hữu- Đồng chí )
	a- Nước mặn đồng chua.	 	b- Đất cày lên sỏi đá.
	c- Nước mặn đồng chua và đất cày lên sỏi đá. 	d- Không có thành ngữ
Câu 3:Một trong những đặc điểm của thuật ngữ là:
	 a. Không có tính biểu cảm 	b.Có tính biểu cảm	 	c. Cả a,b đều đúng
Câu 4 : Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp.
	 	a. Đúng 	 	b. Sai
Câu 5 : Thế nào là lời độc thoại?
	 	a. Lời hai người nói với nhau	 	b. Lời một người tự nói với mình
Câu 6: Khi nào là lời độc thoại nội tâm?
	 	a.Lời một người nói với người thân của mình
	 	b. Lời của nhiều người nói với nhau
	 	c. Lời một người tự nói với mình và chỉ diễn ra trong đầu người đó
Câu 7: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người , một nhân vật?
	 a. Một 	 	b. Hai	 	c.Ba 	 	c. Bốn
Câu 8: Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau đã không tuân thủ theo phương châm hội thoại nào?
	Lan hỏi Hoa: - Cậu có biết trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Đồng Xuân ở đâu không?
	Hoa trả lời: - Ờ , thì  ở Đồng Xuân chứ đâu!
	 	a. Phương châm quan hệ	b. Phương châm về chất
	 	c. Phương châm cách thức	 	d. Phương châm về lượng
II/ TỰ LUẬN: ( 6 điểm) 
Câu 1. Hãy trình bày cách dẫn trực tiếp , cách dẫn gián tiếp(2 điểm)
Câu 2. Viết đoạn văn ngắn (ít nhất 4 câu) có sử dụng hình thức đối thoại(2 điểm)
Câu 3. Có mấy phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ? Cho biết nghĩa của từ “ đầu” trong câu: “Đầu súng trăng treo” được dùng theo phương thức nào? (2 điểm)	
Bài làm
ĐÁP ÁN KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
MA TRẬN ĐỀ :
Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Thành ngữ
Aån dụ 
Thuật ngữ
Phương châm hội thoại
Độc thoại, độc thoại nội tâm
Cách dẫn trực tiếp , cách dẫn gián tiếp
Sự phát triển của từ vựng
Đối thoại
C2
C3
C5,6
C7
C1
C1
C4,8
C3
C2
Tổng số câu: 11 câu
Cộng : 10 điểm
5
2,5đ
1
 2đ
3
1,5đ
2
4đ
 ĐÁP ÁN 
I/ TRẮC NGIỆM: (4 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
	Câu 1: c	Câu 5:b
	Câu 2:a	Câu 6:c
	Câu 3:a	Câu 7:b
	Câu 4:b	Câu 8:d
II/ TỰ LUẬN: ( 6 điểm)
Câu 1:- Cách dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép (1điểm)
	-Cách dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật , có điều chỉnh cho 
thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.(1 điểm)
Cau 2: HS viết đúng đoạn văn (1 điểm) , có sử dụng đúng hình thức đối thoại (1 điểm)
Câu 3: - Có hai phương thức chuyển nghĩa : Aån dụ và hoán dụ (1 điểm)
	-Từ “ đầu” trong câu thơ được sử dụng theo phương thức ẩn dụ (1 điểm)
---- Hết ----
Họ và tên	.	 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Lớp 	 Thời gian làm bài : 45 phút
Điểm
Nhận xét của GV
Đề 2
I.TRẮC NGHIỆM :(4 điểm) Học sinh khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Trong hai câu thơ sau:” Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 	 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 Từ” mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào?
 	 a. Aån dụ	b. So sánh	c. Nhân hóa	
Câu2: Trong hai câu thơ sau có tổ hợp từ nào là thành ngữ :
” Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”	
	 (Chính Hữu- Đồng chí )
	a- Đất cày lên sỏi đá.	c- Nước mặn đồng chua và đất cày lên sỏi đá. 	c- Không có thành ngữ 	d- Nước mặn đồng chua
Câu 3:Một trong những đặc điểm của thuật ngữ là:
	 a. Có tính biểu cảm 	b.Không có tính biểu cảm 	 c. Cả a,b đều đúng
Câu 4 : Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp.
	 	a. Đúng 	 	b. Sai
Câu 5 : Thế nào là lời độc thoại?
	 	a. Lời một người tự nói với mình 	b.Lời hai người nói với nhau	 	
Câu 6: Khi nào là lời độc thoại nội tâm?
	 	a. Lời một người tự nói với mình và chỉ diễn ra trong đầu người đó
b.Lời một người nói với người thân của mình
	 	c. Lời của nhiều người nói với nhau
Câu 7: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người , một nhân vật?
	 a. Bốn 	 	b. Ba	 	c. Hai 	 	c. Một
Câu 8: Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau đã không tuân thủ theo phương châm hội thoại nào?
	Lan hỏi Hoa: - Cậu có biết trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Đồng Xuân ở đâu không?
	Hoa trả lời: - Ờ , thì  ở Đồng Xuân chứ đâu!
	 	a. Phương châm quan hệ	b. Phương châm về lượng
	 	c. Phương châm cách thức	 	d. Phương châm về chất
II/ TỰ LUẬN: ( 6 điểm) 
Câu 1. Hãy trình bày cách dẫn trực tiếp , cách dẫn gián tiếp(2 điểm)
Câu 2. Viết đoạn văn ngắn (ít nhất 4 câu) có sử dụng hình thức đối thoại(2 điểm)
Câu 3. Có mấy phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ? Cho biết nghĩa của từ “ đầu” trong câu: “Đầu súng trăng treo” được dùng theo phương thức nào? (2 điểm)	
Bài làm
Tuần16- Tiết75
Sọan :24/11/2008
Dạy :29/11/2008
 	 KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
A. MỤC TIÊU :
	- Kiến thức : Kiểm tra kiến thức thơ, truyện hiện đại đã học, làm tốt bài kiểm tra trên lớp.
	- Kỹ năng : Thực hành và kỹ năng vận dụng kiến thức thơ và truyện đã học vào làm bài.
	- Thái độ : HS có tinh thần tự gíac, trung thực trong làm bài, yêu thích thơ và truyện hiện đại.
B. CHUẨN BỊ :	- GV : Đề bài đã được HT duyệt
	- HS : chuẩn bị làm bài kiểm tra theo yêu cầu của GV cuối tiết PĐ 16
C. KIỂM TRA : Kiểm tra việc chuẩn bị làm bài của học sinh 
D. BÀI MỚI :
	- GV : phát đề cho HS (Đề in sẵn kèm theo, HS làm bài ngay trên bản đề )
	- HS làm bài trong thời gian 45 phút 
	- Cuối giờ GV thu bài, nhận xét tình hình làm bài của HS
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : Chuẩn bị Trả bài tập làm văn số 3.
Họ và tên:	 KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI LỚP 9
Lớp 	 Thời gian làm bài : 45 phút
Điểm
Nhận xét của GV
Đề 1
I.TRẮC NGHIỆM :(4 điểm) Học sinh khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu1: Bài thơ” Đồng chí” của Chính Hữu viết vào năm:
	a. Đầu năm 1948	b. Giữa năm 1948	c. Cuối năm 1948
Câu 2: Hình ảnh đầu súng trăng treo có ý nghĩa:
	a. Tả thực	b. Biểu tượng	 c.Vừa tả thực vừa biểu tượng
Câu 3: Nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mỹ là:
	a. Huy Cận	 b. Bằng Việt	 c. Phạm Tiến Duật	 d. Nguyễn Duy
Câu 4: Câu thơ nào thể hiện rõ nhất tình cảm của mẹ đối với con trong bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”?
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi 
Mặt trời của mẹ , em nằm trên lưng
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Ngủ ngoan a-kay ơi , ngủ ngoan a-kay hỡi
Câu5: Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm
Có những niềm vui sôi nổi vủa tuổi trẻ trong tình đồng đội.
Có ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt
Cả a,b,c đều đúng.
Câu 6: Trong dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “ Bếp lửa” hình ảnh của người bà gắn liền với hình ảnh:
	a. Người cháu	b. Bếp lửa	c. Tiếng chim tu hú	d. Cuộc chiến tranh
Câu 7: Hình ảnh” Trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?
Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy.
Quá khứ đẹp đẽ , nguyên vẹn không phai mờ.
Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn. 	
Câu 8: Ý nào nói đầy đủ nhất về tính cách của ông Hai được thể hiện trong tác phẩm”Làng” của nhà văn Kim Lân
Yêu và tự hào về làng quê của mình.
Căm thù giặc Tây và những kẻ theo Tây làm Việt gian.
Thủy chung với kháng chiến, với cách mạng và lãnh tụ.
Cả a,b , c đều đúng.
II- TỰ LUẬN : (6 điểm)
 Câu 1: Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: ” Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
 Mặt trời của mẹ , em nằm trên lưng”?
 Phân tích tình cảm của người mẹ đối với con ở câu thơ thứ hai.( 3 điểm)
	 Câu 2:Phân tích thái độ và hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ông Sáu là cha.(3 điểm) 
Bài làm :
KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI LỚP 9
MA TRẬN ĐỀ :
Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
 Đồng chí
Tìm hiểu tác giả
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Khúc hát ru nhũng em bé lớn trên lưng mẹ
Bếp lửa
Aùnh trăng
Làng
Chiếc lược ngà
C1,2
C5
C6
C8
C3
C4
C7
C1
C2
Tổng số câu: 10 câu
Cộng : 10 điểm
5
2,5đ
3
1,5đ
2
6đ
ĐÁP ÁN :
I. Trắc nghiệm : (4 điểm) 
	Câu 1: a	Câu 5: d
	Câu 2: c	Câu 6: b
Câu 3: c	Câu 7: b
Câu 4: b	Câu 8: d
II. Tự luận :( 6 điểm )
 Câu 1:- “Mặt trời” trong câu thơ thứ nhất là mặt trời thực , mặt trời ấy đem lại ánh sáng cho vạn vật (1 điểm)
 -“ Mặt trời trong câu thơ thứ hai là mặt trời ẩn dụ, em Cu Tai là mặt trời của me(ï 1điểm)
 - HS phân tích được Em Cu Tai chính là tia sáng , là nguồn hạnh phúc ấm áp.của mẹ(1 điểm)
Câu 2: Phân tích đúng thái độ và hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha:
 -Trước: Xa cách, lãng tranùh, lạnh nhạt(dẫn chứng) (1,5 điểm)
 - Sau: Bùng lên mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt và xen lẫn sự hối hận (dẫn chứng) (1,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan16.doc