Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Kì II (chuẩn)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Kì II (chuẩn)

TIẾT 91: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 ( Chu Quang Tiềm )

I. Mục tiêu cần đạt :

1) Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 2) Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm, phân tích luận điểm, luận chứng trong bài văn nghị luận.

 3) Thái độ: Có ý thức đọc sách với chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách.

II. Các KNS cơ bản cần giáo dục trong bài: Giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự nhận thức

III. Chuẩn bị

1) Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: động não, thảo luận, phân tích

2) Phương tiện: giáo án, bảng phụ

IV. Tiến trình bài dạy:

1. ổn định (1)

2. Kiểm tra bài cũ : (3) Sách vở, bài soạn của HS

3. Bài mới:

GV: Trong NV lớp 8 các em đã biết. Học ntn để được người tốt, triều đình ngay ngắn thiên hạ thịnh trị . qua VB “ Bàn về phép học” của TG Nguyễn Thiếp dâng lên vua QT ( 8/1791). Hôm nay cung đến với VB “ Bàn về đọc sách” để thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách cũng như phương pháp đọc sách để đạt kết quả .

 

doc 209 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Kì II (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Học kỳ II
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Tiết 91: Bàn về đọc sách
 ( Chu Quang Tiềm )
I. Mục tiêu cần đạt :
1) Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
 2) Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm, phân tích luận điểm, luận chứng trong bài văn nghị luận.
 3) Thái độ: Có ý thức đọc sách với chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách...
II. Các KNS cơ bản cần giáo dục trong bài: Giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự nhận thức 
III. Chuẩn bị
1) Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: động não, thảo luận, phân tích
2) Phương tiện: giáo án, bảng phụ
IV. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ : (3’) Sách vở, bài soạn của HS
3. Bài mới:
GV: Trong NV lớp 8 các em đã biết. Học ntn để được người tốt, triều đình ngay ngắn thiên hạ thịnh trị .. qua VB “ Bàn về phép học” của TG Nguyễn Thiếp dâng lên vua QT ( 8/1791). Hôm nay cung đến với VB “ Bàn về đọc sách” để thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách cũng như phương pháp đọc sách để đạt kết quả ...
Các hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Nêu yêu cầu đọc VB: Đọc rõ ràng, mạch lạc, giọng điệu tâm tình như lời trò chuyện – các hình ảnh so sánh trong bài.
GV: Đọc từ đầu – phát hiện tg mới.
HS đọc tiếp – từ tiêu hao lực lượng – NX cách đọc 
HS đọc tiếp - hết – nx cách đọc
- GV nx chung
? Giới thiệu một số từ: Trường Chinh, Kinh, vô thưởng vô phạt, học vấn, học thuật.
? Nêu một số nết tiêu biểu về TG?
(Đây không phải là lần đầu ông bàn về đọc sách. Bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết những khái niệm, qúi báu của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau được đúc kết bằng trải nghiệm của mấy mươi năm bằng cả cuộc đời của một con người- cả một thế hệ, một lớp người đi trước.
- Tên thật của ông là: Tư Mạnh Thực, quê Đồng Thành, tỉnh An Huy - Đỗ tiến sĩ tại đại học (Đức). Giáo sư Đại học Bắc Kinh
- Ông là TG của những tác phẩm nổi tiếng – Thi Luận ( 1943) - Đàm tu dưỡng ( 1946) – Bàn về dịch ( Tạp chí VHNN số 2/2005)
? “Bàn về đọc sách” được trích trong tác phẩm nào?
? Bài viết thuộc kiểu VB gì?
? Vậy việc được đọc bàn luận ở đây là gì?
? Em kể tên một số VB NL NN đã được học?
- Lòng yêu nước (Ê - ren – bua – Nga)
- Đi bộ ngao du (Ru – xô - Pháp)
? VB đề cập tới những vấn đề gì?
GV: Treo bảng phụ ghi bố cục 3 phần 
P1: Từ đầu – phát hiện thế giới mới
(Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách)
P2: Tiếp – tiêu hao lực lượng:
(Những khó khăn nguy hại hay gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay)
P3: Còn lại (phương pháp chọn sách và đọc sách) 
GV: Bố cục 3 phần – 3 LĐ chính, thực ra đây là một đoạn trích nên không có đầy đủ 3 phần MB, TB, KB ở đây chỉ có một phần TB.
Lệnh HS quan sát P1:
- GV: Tác giả đã lý giải tầm quan trọng và sự cần thiết cảu việc đọc sách đối với mỗi người như thế nào? sách có ý nghĩa như thế nào?
- Học sinh đọc kỹ phần I của văn bản và phát biểu.
-GV: Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả đưa ra luận điểm căn bản nào?
- Học sinh tìm hiểu luận điểm.
-GV: yêu cầu học sinh giải thích lại ý nghĩa của từ “học vấn”?
- GV: Nếu “Học vấn” là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập thì học vấn thu được từ đọc sách là gì?
HS: Là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có.
GV bình: Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người, trong đó đọc sách chỉ là một mặt nhưng là mặt quan trọng, muốn có học vấn không thể không đọc sách.
- GV: Vì sao tác giả lại quả quyết rằng: “Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá học thuật  là điểm xuất phát”?
- HS:.Vì sách lữu giữ hết thảy các thành tựu học vấn của nhân loại, muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này
GV: Chúng ta có thể học bằng rất nhiều con đường ... từ thực tế cuộc sống từ giao tiếp giữa bạn bè, bố mẹ ... từ những bài giảng của thầy cô. Từ những phương tiện nghe nhìn ... nhưng đọc sách là một con đường quan trọng .. trước mắc chúng ta, bao nhiêu con đường mở ra, đưa chúng ta tới kho tàng trí tuệ, giúp ta nâng cao học vấn. Trong những con đường ấy có một con đường ...
- GV: Theo tác giả đọc sách là “Hưởng thụ” “là chuẩn bị trên con đường học vấn” em hiểu ý kiến này như thế nào?
-Sách kết tinh học vấn trên mọi lĩnh vực đời sống, trí tuệ, tâm hồn của nhân loại trao gửi lại. Đọc sách là thừa hưởng những giá trị quý báu này
- Nhưng học vấn luôn mở rộng ở phía trước, để tiến lên, con người phải dựa vào di sản học vấn này.
? Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm loài người , em hiểu ntn về lập luận này?
? Vậy cuốn SGK em đang học tập có phải là di sản tinh thần đó không? Vì sao?
(Cũng nằm trong di sản tinh thần vì đó là một tinh hoa học vấn của nhân loại trong các lĩnh vực KHTN và KHXH)
GV: TG đã nói khá hay về sự cần thiết và mục đích của việc đọc sách. Đọc sách để làm điểm xuất phát, không biết đọc sách có nghĩa là xoá bỏ hết thành tựu văn hoá của quá chẳng khác nào đi giật lùi làm kẻ lạc hậu. Đọc sách là để kế thừa tri thức của nhân loại để vũ trang cho mình một tầm cao trí tuệ một bề dạy học vấn để làm cuộc trường chinh..
GV: Dẫn chứng: Nhà bác học Lê Quý Đôn đã suốt đời mắt không rời trang sách, tay không ngơi cuốn sách.
? Em nx gì về hệ thống luận cứ của TG?
(Rõ ràng cách lập luận thấu tính đạt lí và kín kẽ sâu sắc. Trên con đường gian nan trau dồi học vấn là con người. Đọc sách trong tình hình hiện nay vẫn là con đường quan trọng trong nhiều con đường khác. Dù văn hoá nghe nhìn, thực tế cuộc sống đang là nhiều con đường học tập quan trọng khác nhưng không bao giờ có thể thay thế được việc đọc sách)
? Những lý lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì của sách và lợi ích gì của sách?
- HS trả lời.-Gvghi bảng
I/ Đọc – tìm hiểu chú thích 15’
1) Đọc:
2) Chú thích:
a) Tác giả: Chu Quang Tiềm.
(1897 – 1986) là nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng của TQ.
b) Tác phẩm:
- VB “ Bàn về đọc sách” trích trong cuối “ Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách Bắc Kinh 1995”
- Người dịch: Trần Đình Sử
- Thể loại: Nghị luận
- VĐNL: Bàn về đọc sách
II/ Đọc – hiểu văn bản 24’
1) Bố cục: 3 phần
2) Phân tích
a) Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách.
- ý nghĩa của sách: 
+ Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ qua từng thời đại.
+ Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm
+ Những cuốn sách có giá trị có thể xem như những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
- Sự cần thiết và ý nghĩa của đọc sách:
+ Đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
+ Đọc sách là con người tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
+ Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn..
+ Hệ thống lí lẽ dẫn chứng
đầy thuyết phục được xác định từ sự hiểu biết việc đọc sách của một nhà khoa học 
=> Khẳng định: Sách là vốn quý của nhân loại, đọc sách là cách để tạo học vấn. Muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách.
4. Củng cố- luyện tập(2’)
	- Đọc sách có tầm quan trọng và ý nghĩa gì?
 - GV hệ thống nội dung bài.
5. Hướng dẫn về nhà(1’)	Đọc kỹ bài, soạn tiếp tiết 2
 - Đọc lại toàn bộ văn bản.
 - Soạn tiếp phần còn lại của bài, giờ sau học tiếp.
 -----------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Tiết 92: Bàn về đọc sách
 ( Tiếp)
I. Mục tiêu cần đạt :
1) Kiến thức: Có phương pháp đúng đắn của việc chọn và đọc sách (tinh và kỹ hơn, nhiều mà hời hợt, kết hợp đọc diện rộng với việc đọc sâu cho chuyên môn) từ đó liên hệ tới việc đọc sách của bản thân.
 2) Kĩ năng: Phân tích trong một bài về nghị luận giàu lý lẽ và dẫn chứng để một vấn đề trừu tượng trở nên gần gũi dễ hiểu 
3) Thái độ: Có thái độ nghiêm túc khi chọn sách và đọc sách.
II. Các KNS cơ bản cần giáo dục trong bài: Giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự nhận thức 
III. Chuẩn bị
1) Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: động não, thảo luận, phân tích
2) Phương tiện: giáo án, bảng phụ
IV. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (3’): Nêu sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách?
3. Bài mới:
Các hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV yêu cầu học sinh đọc tiếp đoạn 2 chú ý hai đoạn văn so sánh.
GV: Sách có ý nghĩa rất lớn nhưng tác giả không tuyệt đối hoá việc đọc sách. Ông đã chỉ ra việc hạn chế trong sự phát triển, hai trở ngại trong nghiên cứu, trau dồi học vấn, trong đọc sách.- Có cái hại đầu tiên trong việc đọc sách hiện nay trong tình hình sách nhiều vô kể là gì?
- HS thảo luận nhóm nhỏ trả lời.
- GV chốt ý chính.- ghi bảng
? T/g đã đưa ra lí lẽ nào để nói về việc đọc không chuyên sâu?	
? Dẫn chứng mà t/g đưa ra để c/minh cho l/điểm này là gì?
GV: Trong tình hình hiện nay sách vở ngày càng nhiều thì việc chọn sách lại càng không dễ. Trước hết TG chỉ ra thiên hướng sai lạc thường gặp khi đọc sách, chọn sách – nghĩa là ham đọc nhiều mà không thể đọc kĩ chỉ đọc qua loa, hời hợt nên liếc qua nhiều mà đọng lại chẳng bao nhiêu.
- TG so sánh các học giả Trung Hoa thời cổ đại có người đọc đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh, họ đã: miệng đọc, tâm ghi nghiền ngẫm đến thuộc lòng thấm vào xương tuỷ biến thành nguồn động lực tinh thần cả đời dùng mãi không cạn. TG châm biếm một học giả trẻ khoe đọc hàng vạn cuốn sách, cách đọc lướt qua tuy nhiều mà lưu tâm thì ít “ hư danh nông cạn” khác nào ăn sống nuốt tươi.
GV: Thực tế HS thường hay đọc sách kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa” cầm cuốn truyện, SGK ... nhiều bạn đưa mắt lướt qua trang này, trang kia, hình vẽ này hình vẽ khác xem nv này ra sao, xấu đẹp ntn? gặp ai .... nhằm thoả chí tò mò chứ ít chú ý đến lờn văn, câu thơ .. ý nghĩa sâu xa kiểu đọc ấy là kiểu “ ăn không tiêu” dễ sinh “đau dạy dày”
GV: ý kiến của em về những con mọt sách (những người đọc rất nhiều, rất ham mê đọc sách)?
- Học sinh: Những con mọt sách không đáng yêu mà đáng chê khi chỉ chúi mũi vào sách vở, chẳng còn chú ý đến chuyện gì khác, thành xa rời thực tế như sống trên mây.
? Nhận xét cách bình luận và t/bày lí lẽ của t/giả?
? Qua đó em hiểu thái độ của t/g đối với cách đọc ấy ntn?
GV: Cái hại thứ hai trong đọc sách, tác giả đưa ra là gì?
? Theo t/g, đọc lạc hướng là cách đọc ntn?
? Vì sao lại có hiện tượng đọc lạc hướng?
- Do sách vở ngày một nhiều nhưng những t/p 
cơ bản , đích thực.vụ thực chất
? Tác hại của việc đọc lạc hướng là gì?
GV: Tác giả đã so sánh cái hại thứ hai như thế nào?
GV: Sách nhiều nên dễ lạc hướng, thậm chí chọn sai những cuốn sách độc hại: Kích động tình dục, ăn chơi thác loạn, bạo lực, phản động chống phá chính quyền Nhà nước, chia rẽ dân tộc, tôn giáo mê tín dị đoan. Bơi loạn trong bể sách, sách tham khảo các loại, không chỉ lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức đọc mà còn nhiều khi tự m ... -----------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng: Tiết 170: THƯ ĐIỆN
I. Mục tiêu cần đạt :	 
1. Kiến thức: HS trình bày được mục đích, tình huống về cách viết thư điện chúc mừng và thăm hỏi.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết thư điện
3. Thái độ: ý thức khi viết thư điện 
II. Các KNS cơ bản cần giáo dục trong bài: Giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự nhận thức.
III. Chuẩn bị
1) Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: động não, thảo luận, phân tích..
2) Phương tiện: giáo án, bảng phụ
IV. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: Khụng
3. Bài mới:
Các hoạt động của thày và trò
Nội dung
GV giới thiệu ngắn gọn để HS hiểu về loại văn bản thư điện chúc mừng và thăm hỏi.
HS đọc các tình huống SGK
? Trường hợp nào cần gửi thư điện?
? Có mấy loại thư điện chính?
? Mục đích có khác nhau không?
- GV hướng dẫn HS nắm được qui trình viết thư điện.
HS đọc ghi nhớ
I/ Bài học:
1) Xác định các tình huống cần gửi thư điện.
* Trường hợp cần gửi thư điện:
- Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau.
- Có những khó khăn, trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận.
* Hai loại chính:
- Chúc mừng chia vui.
- Thăm hỏi chia buồn
* Mục đích:
- Chúc mừng: Biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt của người nhận \.
- Thăm hỏi: Động viên an ủi, để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn của cuộc sống.
3) Cách viết thư điện:
B1: Ghi rõ tên, địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu.
B2: Ghi lại ND.
B3: Ghi rõ họ tên, địa chỉ người gửi vào chỗ trống trong mẫu bưu điện.
* Ghi nhớ SGK
4. Củng cố- luyện tập(1’): Giáo viên củng cố lại bài.
5. Hướng dẫn về nhà(1’): Học bài; ễn tập kiến thức chuẩn bị kiểm tra tổng hợp cuối năm
 --------------------------------------------
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
 Tiết 171+172: Kiểm tra tổng hợp cuối năm
I/ Mục tiêu bài dạy:
- Đánh giá được các nội dung cơ bản của cả 3 phần trong SGK Ngữ văn 9, trước hết là tập hai. Tích hợp toàn diện với tiếng Việt, Tập làm văn và đời sống.
- Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
- Có ý thức ôn tập, ý thức làm bài.
II/ Nội dung kiểm tra
 Đề do Sở GD&ĐT ra (có kèm theo đáp án).
********************************************	
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
 Tiết 173 Trả bài Kiểm tra Văn
I/ Mục tiêu bài dạy
- Củng cố kiến thức về truyện đã học trong chương trình ngữ văn 9 kì II
- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức và kĩ năng viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một nhân vật trong tác phẩm truyện. 
- Có ý thức làm bài, cảm nhận được những hình tượng đẹp trong văn học. 
II. Các KNS cơ bản cần giáo dục trong bài: Giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự nhận thức.
III. Chuẩn bị
1) Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: động não, thảo luận, phân tích..
2) Phương tiện: 
 - GV: Chấm chữa bài, bảng phụ
	- HS: Ôn tập phần thơ 
IV/ Tiến trình bài dạy.
 1) ổn định 
 2) Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
 3) Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HS: Nhắc lại đề kiểm tra văn 
? Đề bài gồm mấy phần chính?
*Trắc nghiệm khách quan.
GV: Đọc từng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, 
HS : Trả lời.
GV: Nhận xét đưa ra đáp án sau mỗi câu trả lời.
* Trắc nghiệm tự luận
HS: Thảo luận lập ý
GV: Nhận xét, kết luận -> treo bảng phụ
GV: Nhận xét chung
GV: Trả bài kiểm tra 
HS: Tự nhận xét đánh giá bài của mình
HS: Chữa lỗi trong bài viết của mình
* Lỗi chính tả
* Lỗi dùng từ, diễn đạt
GV: đưa ra một số lỗi diễn đạt mà học sinh mắc phải -> gọi HS lên bảng sửa -> HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, sửa sai.
HS: Trao đổi bài viết tự kiểm tra theo cặp
- Đọc một số bài viết phần tự luận tốt cho cả lớp nghe.
I/ Đề bài
II/ Tìm hiểu đề
 1. Trắc nghiệm khách quan
 2. Trắc nghiệm tự luận
III/ Xây dựng đáp án
Phần I: Trắc nghiệm( 3đ- mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5điểm) 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
D
A
B
A
C
 Phần II: Tự luận( 7đ)
Câu 1(2đ): - Truyện trung đại: Ngôi kể thứ 3, miêu tả thiên về hình thức mang tính khuôn mẫu.
 - Truyện hiện đại: Ngôi kể phong phú, tình huống truyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc 
Câu 2(5đ): 
* Đảm bảo các ý cơ bản sau: 
- Giới thiệu nhân vật Phương Định, nhân vật chính tiêu biểu cho vẻ đẹp những nữ thanh niên xung phong trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước. (0,5đ)
- Vẻ đẹp của nhân vật qua sự tự quan sát và đánh giá của nhân vật:
+ Hoàn cảnh sống, chiến đấu. (0,5đ) 
+ Công việc hiểm nguy, mạo hiểm. (1đ)
+ Phẩm chất: Tự giác đối với nhiệm vụ, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh không quản khó khăn, gian khổ, hiểm nguy. (1đ)
+ Tình đồng đội keo sơn, gắn bó. (1đ) 
+ Hay xúc động, nhiều mộng mơ, thích làm đẹp. (0,5đ)
- Suy nghĩ của bản thân về nv Phương Định, về ý nghĩa công việc của thế hệ cha anh xưa
 (0,5đ)
IV/ Nhận xét
* Ưu điểm: 
- Hầu hết HS trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Cảm nhận được về nhân vật Phương Đinh trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi"
- Một số bài viết diễn đạt tốt.
(Trang, Nhung, Nam..).
* Nhược điểm:
- Một số bài viết sai chính tả nhiều.
- Một số bài viết bố cục chưa rõ ràng
- Nhiều bài thiếu phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm.(Lớp 9A)
V/ Trả bài, chữa lỗi
Loại lỗi
Viết sai
Sửa lại
Chính tả
- chiết lí
- chiến chanh
- tuổi chẻ
- triết lí
- chiến tranh
- tuổi trẻ
Dùng từ
- biếm chuyển
- biến chuyển
* Kết quả
- Điểm 9 + 10: 0
- Điểm 7 + 8: 25 bài
- Điểm 5 + 6: 14 bài
- Điểm 3 + 4: 21 bài
4. Củng cố- luyện tập(1’): Giáo viên củng cố lại bài.
5. Hướng dẫn về nhà(1’): Xem lại đề bài tiếng việt
 **************************************
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
 Tiết 174 Trả bài Kiểm tra tiếng việt
I/ Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức Tiếng Việt đã học trong chương trình ngữ văn 9 kì I
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức và kĩ năng viết đoạn văn.
3. Thái độ: Có ý thức làm bài, vận dụng kiến thức trong nói và viết. 
II. Các KNS cơ bản cần giáo dục trong bài: Giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự nhận thức.
III. Chuẩn bị
1) Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: động não, thảo luận, phân tích..
2) Phương tiện: 
 - GV: Chấm chữa bài, bảng phụ
	- HS: Ôn tập Tiếng việt 
IV/ Tiến trình bài dạy.
 1) ổn định 
 2) Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
 3) Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HS: Nhắc lại đề kiểm tra Tiếng Việt
 ( tiết 157)
? Đề bài gồm mấy phần chính?
HĐ3: Xây dựng đáp án (10')
GV: Đọc từng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, 
HS : Trả lời.
GV: Nhận xét đưa ra đáp án sau mỗi câu trả lời.
Gv nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài của hs
* Nhược điểm
- Một số bài viết còn sai chính tả.
- Một số bài chưa nắm trắc yêu cầu của đề.
- một số bài phần trắc nghiệm khách quan còn sai nhiều, phần tự luận mới làm được 1 câu.
( Ngọc, PhươngLớp 9A)
GV: Trả bài
HS: Chữa lỗi trong bài viết của mình
GV: Gọi HS chữa một số lỗi dùng từ, diễn đạt sai -> HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung.
HS: Trao đổi bài viết tự kiểm tra theo cặp.
GV: Kiểm tra một số bài viết của HS
I/ Đề bài
II/ Tìm hiểu đề
III/ Đáp án
Câu 1(1đ): Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý( 0,5đ)
- Nghĩa tường minh: Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. ( 0,25đ)
- Nghĩa hàm ý: Là phần thông báo nhiều hơn những gì được nói ra hay là phần thông báo được truyền đạt trong câu nhưng không do từ ngữ trực tiếp diễn đạt. ( 0,25đ)
- Nêu được ví dụ minh hoạ- mỗi ví dụ đúng đạt 0,5đ.
Câu2( 2,5đ)
- Thành phần biệt lập: Ôi, ồ là thành phần cảm thán( 1điểm)
- Tác dụng: Bộc lộ sự ngỡ ngàng khi nhận thức được việc xây dựng đất nước là một sự nghiệp gian nan( 1,5 điểm)
Câu 3(2,5điểm)
a,Hai câu ca dao có hàm ý. Hàm ý là ta không lấy mình. (1đ)
b,Hiểu hàm ý được lập luận như sau:
- Khi nào chạch đẻ ở ngọn đa, sáo đẻ ở dưới nước thì ta lấy mình. Nhưng chạch sẽ không bao giờ đẻ ở ngọn đa, sáo không đẻ ở dưới nước. Vì vậy ta không bao giờ lấy mình. (1,5đ)
Câu4 (1đ)
- Thành phần khởi ngữ: “ mắt tôi”
- Viết thành câu không có khởi ngữ: Các anh lái xe bảo rằng: tôi có đôi mắt nhìn xa xăm.
Câu 5( 3 điểm)
Viết đúng đoạn văn theo cách diễn dịch, có câu đã cho làm câu chủ đề đứng đầu đoạn văn ( 1,5 điểm)
Cách hành văn mạch lạc, không sai chính tả, ngữ pháp( 1,5 điểm) 
IV/ Nhận xét
* ưu điểm:
- Hầu hết HS trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Tìm và chỉ ra đúng hàm ý
- Viết được đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái hoặc cảm thán. 
( Trang, Nhung 9C) 
V/ Trả bài- chữa lỗi
* Lỗi chính tả.
* Lỗi dùng từ, diễn đạt
* Kết quả
- Điểm 9-10: 0 bài
- Điểm 7- 8: 17 bài
- Điểm 5- 6: 33 bài
- Điểm 3- 4: 9 bài
- Điểm 2: 1 bài
4. Củng cố- luyện tập(1’): Giáo viên củng cố lại bài.
5. Hướng dẫn về nhà(1’): Xem lại đề bài Kiểm tra cuối năm
 ---------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 175: Trả bài kiểm tra tổng hợp 
I/ Mục tiêu bài dạy
* Kiến thức: HS nhận thức được kết quả tổng hợp trong HK2
* Kĩ năng: Rèn kĩ năng tự NX, đánh giá sửa chữa và hoàn chỉnh bài viết.
* Thái độ: GD học sinh lòng yêu mến bộ môn 
II. Các KNS cơ bản cần giáo dục trong bài: Giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự nhận thức.
III. Chuẩn bị
1) Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: động não, thảo luận, phân tích..
2) Phương tiện: 
 - GV: Chấm chữa bài, bảng phụ
	- HS: Ôn tập kiến thức
IV/ Tiến trình bài dạy.
 1) ổn định 
 2) Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
 3) Bài mới 
Các hoạt động của thày và trò
Nội dung
GV gọi HS nhắc lại đề bài kiểm tra tổng hợp 
GV đưa đáp án, biểu điểm (của Sở GDĐT)
Gv nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài của hs
GV: Trả bài
HS: Chữa lỗi trong bài viết của mình
GV: Gọi HS chữa một số lỗi dùng từ, diễn đạt sai -> HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung.
HS: Trao đổi bài viết tự kiểm tra theo cặp.
I/ Đề bài:
Sở GD& ĐT ra
II/. Đáp án – biểu điểm
Sở GD& ĐT ra
III/. Nhận xét chung
1) Ưu điểm: Hầu hết nắm vững kiến thức
- Tìm và chỉ ra đúng phộp lặp từ, phộp thế
- Viết được đoạn văn nghị luận xó hội về một sự việc, hiện tượng.
- Biết cỏch làm bài văn nghị luận về tỏc phẩm văn học. Nắm vững nội dung tỏc phẩm.. 
2) Tồn tại:
Nhiều em bài làm cũn sơ sài, thiếu ý: 
- Chưa nờu được thế nào là tớnh trung thực, ý nghĩa của tớnh trung thực..
- Chưa nờu đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mỡnh; mục đớch của người cha khi núi với con...
IV/. Chữa lỗi
Loại lỗi
Viết sai
Sửa lại
Chính tả
- dản dị
- nghị nực
- liềm tin..
- giản dị
- nghị lực
- niềm tin..
Dùng từ
- đồng minh
- thụ thiển
- đồng mỡnh
- thụ sơ da thịt
V/. Trả bài, gọi điểm 
* Kết quả
- Điểm 9-10: 0 bài
- Điểm 7- 8: 16 bài
- Điểm 5- 6: 35bài
- Điểm 3- 4: 9 bài
- Điểm 2: 0 bài
4. Củng cố- luyện tập(1’): Củng cố cho HS khắc sâu kiến thức kĩ năng làm bài 
5. Hướng dẫn về nhà(1’): Ôn tập + Chuẩn bị thi vào lớp 10 THPT

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9 HKII chuan mau moi nam 20122013.doc