Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì II - Tuần 19

Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì II - Tuần 19

Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 (Chu Quang Tiền.)

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức : HS hiểu được sự cần thiết của sự đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Kỹ năng : Rèn luyện cách viết văn nghị luận qua lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiền.

- Thái độ : Giáo dục HS có ý thức lựa chọn sách đọc phù hợp với lứa tuổi.

II. PHƯƠNG PHÁP : Phân tích, nêu vấn đề ,thảo luận.

III. CHUẨN BỊ : Thầy :Nghiên cứu SGK, SGV

 Trò : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

3. Bài mới :

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì II - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 	Ngày soạn : 9.1
Tiết 91+92	Ngày dạy : 11.1
Văn bản: bàn về đọc sách
 (Chu Quang Tiền.)
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức : HS hiểu được sự cần thiết của sự đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Kỹ năng : Rèn luyện cách viết văn nghị luận qua lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiền.
- Thái độ : Giáo dục HS có ý thức lựa chọn sách đọc phù hợp với lứa tuổi.
II. Phương pháp : Phân tích, nêu vấn đề ,thảo luận......
III. Chuẩn bị : Thầy :Nghiên cứu SGK, SGV
 Trò : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK 
IV. tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động1
GV gọi HS đọc phần chú thích SGK
? Hãy giới thiệu những nét cơ bản nhất về tác giả, tác phẩm 
Hoạt động 2
Gv đọc mẫu - Gọi HS đọc
? Văn bản trên gồm mấy phần, nêu nội dung chính của từng phần
 Hoạt động 3
? Qua lời bàn của tác giả, em thấy sách có ý nghĩa gì trên con đường phát triển của nhân loại.
- Sách chính là nhân chứng sống đánh dấu từng mối phát triển của thời đại
- Dẫn chứng: Sách Lịch sử ghi lại chi tiết cuộc chiến khốc liệt mà vô cùng anh dũng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp - chống Mỹ.
? Vậy việc đọc sách có cần thiết không? Vì sao?
- Như vậy chúng ta không thể tiến lên thu được những thành tựu mới trên con đường văn học nghệ thuật nếu không biết kế thừa, xuất phát từ thành tựu của các thời đại đã qua.
 Hoạt động 4
? Theo em việc đọc sách có dễ không? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc?
- Trong tình hình hiện nay sách có nhiều loại khiến người ta khó lựa chọn, đọc nhiều mà không nghiền ngẫm.
- Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng lãng phí thời gian,
? Theo ý kiến của tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào ?
? Để khẳng định việc đọc sách thường thức rất cần thiết đối với con người , tác giả đã đưa ra ý kiến nào? Qua ý kiến đó chứng tỏ điều gì trong học vấn của tác giả.
- “ Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận” vì thế “ không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn” -> Chứng tỏ khinh nghiệm từng trải của một học giả lớn.
 Hoạt động 5
Việc biết lựa chọn sách để đọc là một trong những điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách.
? Chu Quang Tiền đã chỉ ra phương pháp đọc sách cụ thể, đó là phương pháp nào.
Hoạt động 6
? Hãy phân tích và chỉ ra được nguyên nhân cơ bản tạo nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản.
( Thảo luận )
? Qua những vấn đề chúng ta vừa phân tích, em hãy nêu nội dung chính của bài.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: Chu Quang Tiền ( 1897-1981) là nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
2. Tác phẩm:
- Trích từ sách danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nổi khổ của việc đọc sách xuất bản tại Bắc Kinh năm 1896.
- Tác phẩm là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm dày công suy nghĩ lời tâm huyết của chính tác giả.
II. Đọc - Tìm hiểu văn bản:
1. Đọc
2. Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu -> đi phát hiện thế giới mới: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc cần thiết khi đọc sách.
- Phần 2: TT-> tiêu hao lực lượng: Khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.
- Phần 3: Còn lại: Phương pháp đọc sách.
III. Phân tích:
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách:
- Sách ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi tích luỹ được qua từng thời đại.
- Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, nung nấu suốt mấy nghìn năm.
-> Đọc sách là một con đường tích luỹ nâng cao vốn tri thức chuẩn bị con đường học vấn, phát hiện thế giới mới.
2. Cách lựa chọn khi đọc sách:
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải lựa chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển nào có giá trị cho mình.
- Cần đọc kỹ các cuốn sách tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.
- Không thể xem thường việc đọc sách thường thức, gần gũi kề cận với chuyên ngành chuyên sâu của mình.
3. Phương pháp đọc sách:
- Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà vừa đọc vừa suy nghĩ.
- Không đọc tràn lan, theo hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch, có hệ thống.
4. Tính thuyết phục, sức hấp dẫn của bài viết:
- Nội dung các lời bàn và cách sắp xếp trình bày lý lẽ của tác giả:
+ ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng.
+ Trình bày bằng cách phân tích cụ thể dưới dạng lời chuyện trò, tâm tình của người có kinh nghiệm cho lớp hậu thế.
- Bố cục bài viết rất tự nhiên chặt chẽ.
- Cách viết giàu hình ảnh với lối nói ví von cụ thể: “Đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu như cưỡi ngựa qua chợ” 
* Ghi nhớ : SGk 
4. Củng cố : GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản.
5. Dặn dò : Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài “ Khởi ngữ ”Rút kinh nghiệm
Tuần 19 Ngày soạn : 8.1
Tiết 93 Ngày dạy : 10.1
khởi ngữ
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức : Nhận biết khởi ngữ để khỏi nhầm khởi ngữ với chủ ngữ của câu và không coi khởi ngữ là “ bổ đảo ngữ ”
- Kỹ năng : Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.Biết đặt những câu có khởi ngữ.
- Sử dụng khởi ngữ tốt nhờ biết vai trò của nó trong câu và ngữ pháp tiếng Việt cho phép dùng nó ở đầu câu.
II. Phương pháp : Qui nạp, phân tích, ...
III. Chuẩn bị : 
	Thầy :	 Tham khảo tài liệu, bảng phụ
Trò : Đọc văn bản SGK và trả lời câu hỏi. 
IV. tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở soạn của HS
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: GV treo bảng phụ
Gọi HS đọc các câu trong phần 1
? Hãy xác định chủ ngữ trong các ví dụ 
? Hãy phân biệt từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong câu về vị trí và quan hệ với vị ngữ
? Trước khởi ngữ thường có những quan hệ từ gì
? Qua phân tích ví dụ em hãy cho biết thế nào là khởi ngữ và trước khởi ngữ thường có các quan hệ từ gì.
Hoạt động 2
GV gọi HS đọc bài tập 1( SGK)
? Tìm khởi ngữ trong các ví dụ SGK.
Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ(có thể thêm trợ từ thì)
GV gọi HS đặt câu trong đó có khởi ngữ
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu
1. Xét ví dụ
a. Chủ ngữ là từ “ anh “ thứ 2.
b. Chủ ngữ là từ “tôi”
c. Chủ ngữ là từ “chúng ta”
- Phân biệt từ ngữ in đậm với chủ ngữ :
+ Về vị trí: Các từ in đậm đứng trước chủ ngữ.
+ Về quan hệ với vị ngữ: Các từ ngữ in đậm không có quan hệ chủ- vị với vị ngữ.
_ Trước khởi ngữ có thể thêm quan hệ từ: Còn,về đối với...
2 Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
a. Cụm từ “điều này"
b. Cụm từ “ Đối với chúng mình”
c. Cụm từ ‘‘ Một mình’’
d. Cụm từ “ làm khí tượng” 
e. Cụm từ ‘‘Đối với cháu’’
Bài tập 2 : 
a) Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b) Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
Bài 3 : Đặt câu 
- Đối với tôi, tôi thấy việt đó là đúng.
- Làm thì tôi làm được.
4. Củng cố : GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản.
5. Dặn dò : Về nhà học ghi nhớ SGK .
 Làm các bài tập SGK
 Chuẩn bị trước bài “ Phép phân tích và tổng hợp”
Rút kinh nghiệm
Tuần 20 Ngày soạn : 10.1
Tiết 	 Ngày dạy : 12.1
phép phân tích và tổng hợp
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức : Hướng dẫn HS nắm được nội dung chính của phép phân tích và tổng hợp
- Kỹ năng : Biết vận dụng cá thao tác phân tích, tổng hợp trong bài văn nghị luận
- Thái độ : Giáo dục HS có cách nhìn tổng quát khi đánh giá sự việc
II. Phương pháp : Phân tích theo nhóm, qui nạp ,...
III. Chuẩn bị : Thầy :	 Nghiên cứu SGK, SGV
 Trò : Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi SGK. 
IV. tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
	Khởi ngữ là gì? Nêu vai trò của khởi ngữ trong câu 
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1
GV gọi HS đọc bài văn “ trang phục” SGK
? Trước khi nêu lên trang phục là thế nào, thì tác giả đã nêu những vấn đề gì về trang phục
? Từ những vấn đề trên, tác giả đã đưa ra những nguyên tắc nào trong việc ăn mặc của con người
- GV: ở đây tác giả đã tách ra từng trường hợp để cho thấy “ quy luật ngầm của văn hoá” chi phối cách ăn mặc.
- Việc trình bày từng trường hợp về quy luật ngầm của văn hoá à gọi đó là phép phân tích.
? Vậy phép phân tích là gì?
Hoạt động 3
? “Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng mình và hoàn cảnh chung với công cộng hay toàn xã hội” có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không.
? Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp. Vậy em hãy nêu các điều kiện quy định về trang phục đẹp là như thế nào?
? Để có được kết luận về trang phục đẹp thì trong bài viết tác giả phải làm thao tác nào trước.
- Quá trình phân tích lý giải.
- Vậy kết luận về trang phục đẹp là phép tổng hợp. Vậy phép tổng hợp là gì.?
Hoạt động 4
?Qua phần tìm hiểu em hãy cho biết vai trò của phép phân tích , tổng hợp. Mối quan hệ giữa phép phân tích và tổng hợp.
- Nếu chỉ phân tích mà không tổng hợp khái quát thì sự phân tích đó không có ý nghĩa.
- Nếu không phân tích mà tổng hợp à thiếu sức thuyết phục.
Hoạt động 5
? Các tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường của học vấn”
? Tác giả đã phân tích những lý do phải chọn sách đọc như thế nào 
? Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào 
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
1. Đọc văn bản:
2. Phép phân tích:
*Trang phục nêu lên vấn đề văn hoá trong cách ăn mặc, vấn đề các quy tắc ngầm của văn hoá buộc mọi người phải tuân thủ.
- Ăn mặc chỉnh tề , đồng bộ: không ai mặc quần áo chỉnh tề mà đi chân đất hoặc đi giầy có bít tất mà hở bụng.
- Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung ( cộng đồng, công việc, sinh hoạt)
- Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức: giản dị hoà mình vào cộng đồng.
à Ghi nhớ : SGk 
3. Phép tổng hợp:
- Quy tắc ăn mặc: Phù hợp với hoàn cảnh riêng mình và hoàn cảnh chung nơi cộng đồng à là câu văn thâu tóm các ý đã phân tích ở trên.
- Trang phục đẹp: là sự phù hợp:
+ Môi trường.
+ Hiểu biết.
+ Đạo đức
à Ghi nhớ : SGk 
4. Vai trò của phép lập luận: phân tích và tổng hợp:
- Phép phân tích giúp hiểu vấn đề cụ thể hơn.
- Phép tổng hợp => cách nhìn nâng cao vấn đề.
- Phân tích trước rồi tổng hợp sau.
II. Luyện tập:
Bài 1:
- Học vấn là của nhân loại.
à Học vấn là của nhân loại do sách truyền lại=> nếu không đọc thì tra không thấy được thành tựu của nhân loại làm điểm xuất phát => nếu xoá bỏ sách thì thành kẻ lạc hậu.
Bài 2:
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
- Sách nhiều khiến người ta đọc lạc hướng.
Bài 3:
 Đọc sách là con đường tích luỹ nâng cao tri thức. Không thể tiến lên thu được các thành tựu mới trên con đường văn hoá nghệ thuật, nếu không biết kế thừa thành tựu của các thời kỳ đã qua.
4. Củng cố : Nêu vai trò của phép phân tích và tổng hợp
5. Dặn dò : Về nhà học kỹ phần ghi nhớ, chuẩn bị trước bài “Luyện tập phân tích và tổng hợp”
Rút kinh nghiệm
Tuần 	20	 Ngày soạn : 11.1
Tiết 	 Ngày dạy : 13.1
luyện tập phân tích và tổng hợp
I. Mục tiêu: 
- Giúp Hs hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
- Rèn kỹ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận.
- Giáo dục Hs có ý thức trong việc lập luận. 
II. Phương pháp : Nêu vấn đề, thảo luận, phân tích, ...
III. Chuẩn bị : 
	Thầy :	 Nghiên cứu SGK, SGV, phiếu học tập
Trò : Làm các bài tập SGK
IV. tiến trình lên lớp: 
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là phép phân tích và phép tổng hợp
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1
- Gv gọi Hs đọc đoạn văn (a) và thảo luận chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn (phiếu học tập)
- Gv gọi Hs đọc đoạn văn (b) và chỉ ra trình tự phân tích.
? Hiện nay có một số Hs học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đó để nêu lên những tác hại của nó ( thảo luận)
? Dựa vào vân bản “bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiền, em hãy phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách
Bài 1: Trình tự phân tích
* “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”
+ Cái hay ở các điệu xanh.
+ ở những cử động
+ ở các vần thơ
+ ở các chữ không non ép
b) - Đoạn thơ mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt.
- Phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người.
Bài 2: 
- Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
- Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử.
- Do học bị động nên không thấy hứng thú, mà không hứng thú thì chán học, hiệu quả thấp.
- Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗn tuếch.
Bài 3: 
- Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại đã tích luỹ từ xưa đến nay.
- Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm.
- Đọc sách không cần nhiều mà đọc kĩ hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc được quyển đó, như thế mới có ích.
- Bên cạnh đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề, còn cần phải đọc rộng. Kiến thức rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn.
4. Củng cố : Thế nào là phép phân tích và phép tổng hợp
5. Dặn dò : Về nhà học kỹ bài và chuẩn bị trước bài “Tiếng nói của văn nghệ ”
Rút kinh nghiệm
phép diễn dịch và quy nạp
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức : Hướng dẫn HS hiếu được thế nào là phép lập luận qui nạp, thế nào là phép lập luận diễn dịch
- Kỹ năng : Biết vận dụng các phương pháp qui nạp và diễn dịch trong văn nghị luận
- Thái độ : 
II. Phương pháp : Vấn đáp, phân tích, giảng giải, ...
III. Chuẩn bị : 
	Thầy :	 Nghiên cứu SGK, SGV
Trò : Trả lời câu hỏi SGK
IV. tiến trình lên lớp: 
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là phép phân tích và phép tổng hợp
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1
Gv gọi HS đọc ví dụ “Có gan nhận lỗi lầm”
? Bài văn đã đưa ra những sự việc cụ thể nào?
? Theo em các sự việc ấy có cùng chung mục đích là: việc nhận ra lỗi lầm của chính mình hay không
? Từ các sự việc cụ thể ấy, bài văn đã khái quát thành tư tưởng gì.
? Bài viết đã phân tích thế nào để làm cho tư tưởng qui nạp có ý nghĩa sâu sắc.
- Đi từ các trường hợp cụ thể rồi khái quát thành cái chung.
? Cách đi từ cái riêng đến cái chung ta gọi là phép qui nạp. Vậy phép qui nạp là gì
Hoạt động 2
Gv gọi HS đọc bài văn “Thời gian là vàng”
? Nêu chủ đề của bài văn – hay tư tưởng chung của bài văn là gì.
? Theo em tư tưởng ấy tự nó đã có sức thuyết phục chưa? Vì sao?
- Đã là ngạn ngữ thì nó là sự đúc kết chân lý từ ngàn xưa, tự nó có sức thuyết phục.
( Ngạn ngữ: lời tục ngữ)
? Bài viết có thuần tuý xuất phát tự ngạn ngữ không hay còn chứa đựng từ nào.
( Phép so sánh thời gian quý hơn vàng)
? Từ tư tưởng chung ấy, bài văn đã đưa ra những lý lẽ nào để chứng minh rằng thời gian là vô cùng quý giá?
? Cách suy từ cái chung đến trường hợp riêng ấy người ta thường gọi là phép diễn dịch.
Vậy phép diễn dịch là gì.
Gv cho HS đọc phần ghi nhớ
? Hãy viết tiếp một số đoạn văn cũng giống các hiện tượng trên:
- Chưng diện.
- Đua đòi.
- Lãng phí, ăn chơi.
I. Phép lập luận qui nạp và diễn dịch:
1. Phép qui nạp:
- Nhà văn Pháp Rút - Xô hối hận về một lần ông đã ăn cắp đổ tội cho một người hầu gái và ông đã bỏ rơi một người bạn đang cần ông giúp đỡ.
- Bao Công nhận ra việc mình xử oan cho nguyên soái biên phòng Địch Long. Ông tự xử mình đề nghị Bao Quý trị tội mình để răn dạy các quan.
à Cùng loại sự việc: dám nhìn thẳng vào sự thật, lỗi lầm của mình.
à Ai trong đời cũng có lúc sai:
- Dám nhìn thẳng lỗi lầm.
- Nghiêm khắc sửa chữa lỗi.
- Sửa lỗi làm cho mình tiến bộ hơn.
* Thực tế có người cố tình che dấu sai lầm của mình à ghét bỏ.
à Ghi nhớ : SGK
2. Phép diễn dịch:
Bài văn: Thời gian là vàng
Chủ đề: Thời gian quý hơn vàng: “ Thời gian là vàng”
Thời gian là:
- Sự sống ...
- Thắng lợi ...
-Tiến ...
- Tri thức ...
* Ghi nhớ : SGk 
II. Luyện tập:
Bài 1:
 à Việc ăn chơi chưng diện đua đòi theo người khác khi mình không có khả năng, thì đó là thói xấu của con người.
Nếu biết học là tốt, hữu ích, có lợi cho bản thân và xã hội thì đó là việc làm bổ ích.
4. Củng cố : Thế nào là phép lập luận qui nạp và diễn dịch
5. Dặn dò : Về nhà học kỹ bài và chuẩn bị trước bài “Tiếng nói của văn nghệ ”
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 19.doc