Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì II - Tuần 20

Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì II - Tuần 20

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

 - Nguyễn Đình Thi -

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức : Hướng dẫn HS hiểu được nội dung tiếng nói văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người. Hiểu được cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

- Kỹ năng : Phân tích, cách viết bài văn nghị luận.

- Thái độ : HS có lòng yêu mến văn học, biết trân trọng rung cảm trước những bài thơ hay

II. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, phân tích, giảng giải, thảo luận, .

III. CHUẨN BỊ :

 Thầy : Nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV

Trò : Đọc tác phẩm và trả lời câu hỏi SGK

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ :

 ? Phân tích tính thuyết phục và sức hấp dẫn của bài văn "Bàn về việc đọc sách" của Chu Quang Tiềm

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì II - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	Ngày soạn : 14-1
Tiết 	Ngày dạy : 16-1
Tiếng nói của văn nghệ
 - Nguyễn Đình Thi -
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức : Hướng dẫn HS hiểu được nội dung tiếng nói văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người. Hiểu được cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
- Kỹ năng : Phân tích, cách viết bài văn nghị luận. 
- Thái độ : HS có lòng yêu mến văn học, biết trân trọng rung cảm trước những bài thơ hay
II. Phương pháp : nêu vấn đề, phân tích, giảng giải, thảo luận, ...
III. Chuẩn bị : 
	Thầy :	 Nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV
Trò : Đọc tác phẩm và trả lời câu hỏi SGK
IV. tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
	? Phân tích tính thuyết phục và sức hấp dẫn của bài văn "Bàn về việc đọc sách" của Chu Quang Tiềm
3. Bài mới :	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1
GV gọi HS đọc chú thích SGK
? Nêu những nét cơ bản nhất về tác giả 
? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 
- GV: Thời kỳ 1948 chúng ta đang xây dựng một nền văn học đậm đà tính dân tộc, đại chúng, gắn bó với cuộc chiến vĩ đại của dân tộc ta Vì vậy nội dung tiếng nói của văn nghệ gắn với đời sống phong phú, sôi nổi của quần chúng nhân dân đang chiến đấu và sản xuất.
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu HS đọc kỹ văn bản
? Văn bản chia làm mấy luận điểm, hãy chỉ ra những luận điểm đó.
? Em có nhận xét gì về bố cục của bài văn nghị luận trên( các luận điểm vừa có sự giải thích cho nhau vừa được nối tiếp tự nhiên -> sức mạnh đặc trưng của văn nghệ)
Hoạt động 3
? Theo em để tạo ra tác phẩm nghệ thuật, tác giả lấy chất liệu từ đâu
? Nhưng khi sáng tác một tác phẩm, có phải tác giả chỉ sao chép nguyên xi thực tại đời sống, hay khi sáng tác tác giả còn dụng ý gì
? Tại sao những tác phẩm văn học lại làm cho trái tim ta rung động.
? Theo em, cái độc đáo của tác phẩm nghệ thuật còn phụ thuộc vào yếu tố nào
? Như thế thì nội dung tiếng nói của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học như: Toán học, địa lý, lịch sử như thế nào 
- Những bộ môn khoa học trên nó khám phá miêu tả đút kết bộ mặt tự nhiên, quy luật khách quan
Hết tiết 1
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS dựa vào văn bản giả thích tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ. Vậy nếu không có văn nghệ đời sống con người sẽ ra sao
( HS thảo luận )
- Con người sẽ trở nên cộc cằn, trái tim lạnh lẽo khô cứng không còn biết đồng cảm chia sẽ với đồng loại
Hoạt động 5
? Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kỳ diệu đến vậy
- Vì vậy người ta nói "văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại có hiệu quả và sâu sắc hơn cả" 
Hoạt động 6
? Thử nêu lên vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi
Hoạt động 7 
? Em hãy nêu nội dung chính của bài
I. Giới thiệu sơ lược tác giả ,tác phẩm 
1. Tác giả 
- Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê Hà Nội
- Ngoài sáng tác thơ, văn, kịch, nhạc ông còn là cây bút lý luận có tiếng.
2. Tác phẩm 
- Tiểu luận được viết năm 1948 ( thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp )
II. Đọc và tìm hiểu bố cục
1. Đọc :
2. Bố cục
- Luận điểm 1: Nội dung tiếng nói của văn nghệ bắt nguồn từ thực tế khách quan được tái tạo qua nhận thức tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ -> tác phẩm -> làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
- Luận điểm 2 :Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống con người , nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta hiện nay.
- Luận điểm 3 : Văn nghệ có khả năng cảm hoá, lôi cuốn, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa từ trái tim.
III. Phân tích: 
1. Nội dung tiếng nói văn nghệ
- Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ đời sống thực tế
- Tác giả muốn ký thác một tâm sự, lời nhắn nhủ của riêng mình tới bạn đọc.
- Vì tác phẩm nghệ thuật không cất lên những lời lý thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ -> nó mang đến cho mỗi chúng ta những rung động của trái tim.
- Là sự rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận nó sẽ được mở rộng, phát huy qua từng thế hệ người đọc.
 Khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận bên trong của con người.
2. Vai trò của văn nghệ đối với đời sống con người 
- Văn nghệ giúp ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
- Khi con người bị ngăn cách với cuộc sống, lời nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài.
- Giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời không còn vất vả cực nhọc
3. Con đường đến với người đọc của văn nghệ và khả năng kỳ diệu của nó
- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, tác phẩm nghệ thuật chứa đựng niềm vui buồn của con người, nó lắng sâu vào nổi niềm riêng của từng con người nó dễ đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm.
- Giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình mà không cần phải ai ép buột.
4. Nghệ thuật
- Bố cục: chặt chẽ, hợp lý, tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh có nhiều dẫn chứng về thơ văn.
- Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say mê của tác giả .
5. Nội dung: Ghi nhớ SGK
4. Củng cố : Nêu nội dung tiếng nói của văn nghệ?
5. Dặn dò :
	- Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài mới : Các thành phần biệt lập. 
Rút kinh nghiệm
Tuần 20 	Ngày soạn : 15-1
Tiết 	98	Ngày dạy : 17-1
CáC thành Phần biệt lập
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức : Giúp HS nhận biết hai phần biệt lập : Tình thái, cảm thán.
- Kỹ năng : Phân biệt tác dụng riêng của mỗi phần trong câu
- Thái độ HS có ý thức sử dụng các phần biệt lập trong giao tiếp
II. Phương pháp : Gợi mở , phân tích , qui nạp ...
III. Chuẩn bị : 
	Thầy :	 Nghiên cứu SGK, SGV
Trò : Đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK
IV. tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
	? Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ
	? Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1
GV gọi HS đọc 2 ví dụ a,b SGK 
? Những từ ngữ " Chắc", "có lẽ" trong các câu dẫn ở ví dụ có phải là nhận định của người nói đối với sự việc ở trong câu không.
? Theo em các từ ngữ " Chắc", "có lẽ" ở 2 ví dụ, thì từ ngữ nào chỉ độ tin cậy thấp, từ nào chỉ mức độ tin cậy cao của sự việc được nói đến
? Em có thể tìm một số từ ngữ vào 2 nhóm trên không
- Chắc chắn, chắc hẳn, chắc là
- Hình hư, hầu như, có vẻ như
? Nếu không có từ ngữ in đậm trên thì nghĩa của câu có khác đi không
? Những từ ngữ trên gọi là thành phần tình thái. Vậy thành phần tình thái là gì
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 2
? Hãy đọc ví dụ a,b SGK và cho biết các từ ngữ "ồ"," Trời ơi" ở đây có chỉ đồ vật hay sự việc gì không?
? Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu "ồ", kêu "trời ơi"( Nhờ thành phần câu tiếp theo sau nó đã giải thích cho người nghe biết tại sao người nói dùng từ "ồ", " Trời ơi"
? Các từ ngữ in đậm có được dùng để gọi ai đó không? Nếu không thì được dùng để làm gì
- Như vậy những từ "ồ"," Trời ơi" dùng để giải bày nỗi lòng, tâm trạng của người nói là thành phần cảm thán.
? Vậy thành phần cảm thán là gì 
Hoạt động 3
? Theo em cả 2 thành phần cảm thán và tình thái có tham gia làm thành sự việc được nói đến trong câu hay không
? Nếu ta bỏ thành phần cảm thán, tình thái trong câu đi, thì nghĩa của sự việc có thay đổi hay không? ( Không thay đổi )
Hoạt động 4
- GV gọi HS đọc các ví dụ ở bài tập 1.
? Tìm thành phần cảm thán và tình thái trong các ví dụ bài tập 1 SGK
? Hãy xếp những từ ngữ sau theo trình tự tăng dần độ tin cậy : hình như, có lẽ như, có lẽ, dường như, chắc hẳn, chắc là, chắc chắn
GV gọi HS đọc bài tập 3 SGK 
? Cho biết từ nào người nói phải chịu trách nhiệm nhiều nhất vì độ tin cậy của sự việc, từ nào trách nhiệm đó thấp nhất
? Tại sao tác giả " Chiếc lược ngà" lại chọn từ "chắc" ( Vì tác giả tin rằng việc bé Thu chạy lại ôm anh là điều tất yếu của tình cảm cha con sau bao nhiêu ngày xa cách
I. Phần tình thái
1. Xét ví dụ
"Chắc", "có lẽ" là nhận định của người nói đối với sự việc ở trong câu.
+ "Chắc", 'chắc hẳn" chỉ độ tin cậy cao
+ Có lẽ, có lẽ như chỉ độ tin cậy thấp.
- Không có cái từ trên -> sự việc nói đến trong câu không thay đổi
2. Ghi nhớ : SGk 
II. Phần cảm thán
1. Xét ví dụ
- Từ "ồ"," Trời ơi"-> không chỉ đồ vật hay sự việc gì cả.
- Các tiếng in đậm "ồ"," Trời ơi" không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giải bày nỗi lòng của mình ( vui, buồn, ... )
2. Ghi nhớ : SGk 
III. Phần biệt lập
- Cả hai thành phần tình thái và cảm thán đều không trực tiếp nói lên sự việc
- Nếu bỏ hai thành phần trên thì nghĩa của sự việc không thay đổi 
IV. Luyện tập
Bài tập 1
a. Có lẽ ( Tình thái )
b. Chao ôi ( Cảm thán )
c. Hình như ( Tình thái )
d. Chả nhẽ ( Tình thái)
 Bài tập 2 
Hình như, có lẽ như, có lẽ, dường như, chắc hẳn, chắc là, chắc chắn.
Bài tập 3
- Chắc ( độ tin cậy cao )
- Hình như (độ tin cậy thấp )
4. Củng cố : GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản.
5. Dặn dò : Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài mới : Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống. 
Rút kinh nghiệm
Tuần 20	Ngày soạn : 16-1
Tiết 99	Ngày dạy : 18-1
nghị luận về một sự việc
Hiện tượng đời sống 
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức :Giúp HS biết làm bài văn nghị luận từ một sự việc, hiện tượng trong đời sống 
- Kỹ năng : Biết rút ra một vấn đề tư tưởng, đạo đức từ những sự việc, hiện tượng thường thấy.
- Thái độ : HS luôn quan tâm đến đời sống, tu dưỡng đạo đức, đứng về lẽ phải mà suy nghĩ.
II. Phương pháp : Nêu vấn đề, qui nạp , giảng giải, thảo luận ... 
III. Chuẩn bị : 
	Thầy :	 Nghiên cứu SGK, SGV
Trò : Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi SGK
IV. tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1
GV gọi HS đọc bài văn " Bệnh lề mề"
? Trong bài văn trên, tác giả bàn luận hiện tượng gì trong đời sống 
? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào 
? Cách trình bày hiện tượng trong văn bản có nêu được vấn đề của hiện tượng bệnh lề mề không.(có)
? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó
? Theo tác giả thì hiện tượng lề mề có tác hại gì
? Qua bài văn cho thấy thái độ của tác giả đối với sự việc lề mề nói ở trên như thế nào 
? Từ chỗ phản đối thói quen xấu của con người, tác giả đưa hiện tượng này nếu đặt trong xu thế đời sống công nghiệp thì liệu có phù hợp, có tồn tại được không
? Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? vì sao.
? Như vậy khi tác giả nói về hiện tượng lề mề, tác giả đã chỉ ra được: những biểu hiện của nó, tác hại của nó, thái độ của tác giả => gọi là bình luận về hiện tượng đời sống 
? Vậy thế nào gọi là bình luận một sự việc về hiện trong tượng đời sống
Hoạt động 2
GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1 
Hãy nêu các sự việc, hiện tượng tốt đáng biểu dương của bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội. Trao đổi xem sự việc, hiện tượng nào đáng để viết một bài nghị luận xã hội và sự việc, hiện tượng nào thì không cần viết
(thảo luận)
I.Tìm hiểu bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 
1. Tìm hiểu bài văn
- Vấn đề đặt ra : Bệnh lề mề 
- Những biểu hiện : Sai hẹn, đi chậm, không coi trọng...
- Nguyên nhân: Coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác.
- Tác hại của việc lề mề
+ Làm phiền mọi người 
+ Làm mất thì giờ.
+ Làm nảy sinh cách đối phó.
- Thái độ của tác giả :
+ Phản đối kịch liệt những thói quen xấu của con người 
+ Đối với thời đại công nghiệp : không thể lề mề => mà phải khẩn trương đúng giờ, đúng hẹn.
- Bố cục bài viết mạch lạc( Nêu vấn đề-> Phân tích các nguyên nhân và tác hại -> giải pháp để khắc phục.
2. Ghi nhớ : SGk 
II. Luyện tập:
Bài tập 1
 - Các sự việc, hiện tượng tốt đẹp như những tấm gương học tốt, HS nghèo vượt khó, tinh thần tương trợ lẫn nhau, không tham lam, lòng tự trọng.
 - Sai hẹn, không giữ lời hứa, nói tục, viết bậy, đua đòi, lười biếng, học tủ, quay cóp, đi học muộn giờ, thói ỷ lại, ... 
4. Củng cố : Khi cần bình luận một sự việc, hiện tượng trong đời sống , ta cần đảm bảo yếu tố nào ?
5. Dặn dò : Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài mới " cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống 
Rút kinh nghiệm
Tuần 20	Ngày soạn : 17-1 
Tiết 100	Ngày dạy : 19-1
 cách làm bài nghị luận về một sự việc,
Hiện tượng đời sống 
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức : Giúp HS biết cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống 
 - Kỹ năng : làm bài văn ngắn nhằm trình bày suy nghĩ của mình
- Thái độ : HS có lối sống lành mạnh, trung thực
II. Phương pháp : Nêu vấn đề, giảng giải, thực hành, thảo luận , ...
III. Chuẩn bị : 
	Thầy :	 Nghiên cứu SGK, SGV
Trò : Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi SGK
IV. tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là bình luận một sự việc về hiện trong tượng đời sống. Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận ra sao.
	3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1
GV gọi HS đọc các đề 
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau ? chỉ ra những điểm giống nhau đó
GV yêu cầu HS tự suy nghĩ một đề tương tự
Hoạt động 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
? Đề thuộc loại gì
? Đề nêu lên hiện tượng, sự việc gì
? Đề yêu cầu làm gì
? Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người như thế nào
? Vì sao thành đoàn TP HCM phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa
? Những việc làm của Nghĩa có khó không ?
? Nếu mọi Hs đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ như thế nào 
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
* Tìm hiểu đề:
- Các đề bài cùng nêu về một sự việc, hiện tượng đời sống.
+ Đề 1: Trình bày một số tấm gương học sinh nghèo vượt khó và nêu suy nghĩ của mình.
+ Đề 2 : Nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện chất độc màu da am mà đế quốc Mĩ rải xuống, để lại thảm hoạ nặng nề cho mọi người.
+ Đề 3 : Nêu ý kiến của em về hiện tượng chơi điện tử làm sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác.
+ Đề 4 : Suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật.
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
1.Tìm hiểu đề và tìm ý :
- Đề bài nghị luận.
- Nêu lên hiện tượng sự việc :
+ Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ.
+ Nghĩa là người biết kết hợp học và hành.
+ Nghĩa là người biết sáng tạo ( làm tời)
+ Học tập Nghĩa là yêu cha mẹ, học cách kết hợp học với hành, học sáng tạo, làm việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn.
- Yêu cầu : suy nghĩ về hiện tượng ấy.
- Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em rất thông minh, sáng tạo, yêu mẹ.
- Vì những việc làm của Nghĩa là có ích -> cần phải học tập.
4. Củng cố : 
5. Dặn dò :
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo " Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới".
	- Chuẩn bị cho chương trình địa phương
	+ vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em
	+ vấn đề về sự xuống cấp của đạo đức học sinh ở địa phương em
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 20.doc