Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì II - Tuần 24

Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì II - Tuần 24

Tuần 24 Ngày soạn : 25 -2

Tiết 116 Ngày dạy : 27 -2

VĂN BẢN : MÙA XUÂN NHO NHỎ

 - Thanh Hải -

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức : Giúp HS cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm " mùa xuân nho nhỏ" dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩ, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, cống hiến cho cuộc đời chung.

- Rèn kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ.

- Thái độ : Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước, trân trọng tình cảm của tác giả.

II. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, giảng giải, phân tích .

III. CHUẨN BỊ :

 Thầy : Nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV

Trò : Đọc văn bản, trả lời câu hỏi.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ :

 Đọc thuộc lòng bài thơ "Con cò ", nêu nội dung, nhận xét về thể thơ, giọng điệu của bài thơ

3. Bài mới :

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9, kì II - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 	 Ngày soạn : 25 -2
Tiết 116	 Ngày dạy : 27 -2
VĂN BẢN : MÙA XUÂN NHO NHỎ
 - Thanh Hải -
I. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức : Giúp HS cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm " mùa xuân nho nhỏ" dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩ, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, cống hiến cho cuộc đời chung.
- Rèn kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ.
- Thái độ : Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước, trân trọng tình cảm của tác giả.
II. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, giảng giải, phân tích ...
III. CHUẨN BỊ : 
	Thầy :	 Nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV
Trò : Đọc văn bản, trả lời câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
	Đọc thuộc lòng bài thơ "Con cò ", nêu nội dung, nhận xét về thể thơ, giọng điệu của bài thơ
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1
GV gọi HS đọc phần chú thích
? Nêu những nét cơ bản nhất về tác giả Thanh Hải.
? Tác phẩm ra đời vào thời gian nào và có liên quan gì tới cuộc đời của tác giả 
Hoạt động 2
- Gv đọc mẫu-gọi HS đọc ( Uốn nắn cách đọc cho HS)
? Bài thơ được bắt nguồn từ mạch cảm xúc nào
? Từ mạch cảm xúc trong bài thơ, hãy xác định bố cục của bài
Hoạt động 3
? Mùa xuân ở khổ thơ đầu được tác giả phác hoạ như thế nào
? Bằng vài nét phát hoạ đó tác giả đã vẽ ra được không gian, màu sắc, âm thanh như thế nào 
? Cảm xúc thiết tha của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất trời được thể hiện qua câu thơ nào
- Đối với cách hiểu thứ hai có sự chuyển đổi
? Vậy mùa xuân thiên nhiên được thể hiện qua cảm xúc của nhà thơ như thế nào
? Từ mùa xuân của thiên nhiên nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước bằng hình ảnh nào. Nêu ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh đó
? Mối quan hệ giữa mùa xuân và người cầm súng, người ra đồng được thể hiện như thế nào 
? Nét độc đáo trong cách thể hiện trên
- Nét độc đáo là nói về lộc xuân những người tiêu biểu của đất nước( người chiến sĩ, người lao động) => gieo lộc xuân góp vào sức xuân của đất trời
? Sức sống của đất trời con người, đất nước còn thể hiện như thế nào qua nhịp điệu của mùa xuân
Hoạt động 4
? Điều tâm niệm của nhà thơ là gì
? Vậy điều tâm niệm ấy được thể hiện qua những hình ảnh nào và nét đặc sắc của những hình ảnh ấy
? Hãy nêu nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
? Hãy nêu nội dung chính của bài
? Bài học hôm nay giúp mỗi chúng ta phải có cách sống như thế nào
I. Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Thanh Hải (1930-1980), quê : Tỉnh th?a Thiên - hu?
- Là nhà cách mạng tham gia 2 cuộc kháng chiến Pháp-Mỹ
- Là cây bút có công xây dựng nền Văn học cách mạng.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ ra đời vào tháng 11/ 1970 không bao lâu trước khi ông qua đời
=> Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, lời nhắn nhủ tha thiết của nhà thơ đối với cuộc đời.
II. Đọc - tìm hiểu chung:
1. Đọc :
2. Tìm hiểu chung
- Mạch cảm xúc : Về mùa xuân đất trời, đất nướcà mạch thơ thể hiện suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ được góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
3. Bố cục :
- Khổ đầu : ( 6 dòng) : cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời
- Hai khổ ti?p : Hình ảnh mùa xuân đất nước
- Hai khổ ti?p : Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước
- Khổ cuối : lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ hu?.
III. Phân tích:
1. Hình ảnh của mùa xuân thiên nhiên và đất nước qua cảm xúc của nhà thơ :
a. Mùa xuân thiên nhiên :
- Với dòng sông xanh, bông hoa tím biết, ti?ng chim chiền chiện hót vang trời
+ Không gian : Cao rộng(với dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la ) 
+ Màu sắc : Tươi thắm của mùa xuân( sông xanh, hoa tím biết - màu đặc trưng của xứ hu? ) 
 + Âm thanh : Vang rộng, tươi vui của chim chiền chiện.
- Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân:
 " Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng "
-> Giọt ở đây có thể là giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân nhưng cũng có thể hiểu là nhà thơ đưa tay hứng giọt âm thanh ti?ng chim.
=> ni?m say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước lúc vào xuân.
b. Mùa xuân của đất nước:
- Hình ảnh :người cầm súng, người ra đồng => biểu trưng cho 2 nhiệm vụ vừa chiến đấu, vừa sản xuất.
 Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy quanh lưng
 Mùa xuân Người ra đồng 
 Lộc trải dài nương mạ.
à Những cành lá ngu? trang giắt trên lưng người ra trận và nương mạ xanh non của người cày cấyà chính là lộc mùa xuân của đất nước.
- Nhịp điệu : khẩn trương náo nức, hối hả là nhịp điệu của thời đại. Đất nước suốt 4 ngàn năm , vất vả và gian lao, nhưng vẫn chói ngời như vì sao cứ đi lên phía trước 
2. Tâm niệm của nhà thơ :
- Đó là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước 
- Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giản dị và đẹp :
 " Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa "
-> Niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên
=> Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, góp phần của mình dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
3. Nghệ thuật :
- Thể thơ 5 chữ gắn với điệu dân ca Miền trung, âm hưởng nhẹ nhàng, thu hút
- Cấu tứ của bài thơ chặt chẽ
- Giọng điệu của bài thể hiện đúng tâm trạng cảm xúc của tác giả.
IV. Tổng kết : Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố : Em hiểu thế nào về nhan đề " mùa xuân nho nhỏ "( nhà thơ nguyện làm một mùa xuân nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sự tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời.
5. Dặn dò :
	- Về nhà học bài, học thuộc lòng bài thơ
	- Chuẩn bị trước bài mới " Viếng lăng Bác" 
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 24 	Ngày soạn : 27.2
Tiết 117	Ngày dạy : 1.3
VĂN BẢN : VIẾNG LĂNG BÁC
 - Viễn Phương -
I. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức : Giúp HS cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính vừa tự hào vừa xót xa của tác giả từ Miền Nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác. Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
- Rèn kỹ năng : Đọc sáng tạo, phân tích, bình giảng
- Thái độ : Lòng kính yêu Bác Hồ vĩ đại.
II. PHƯƠNG PHÁP : Gợi mở, phân tích, giảng giải, ...
III. CHUẨN BỊ : 
	Thầy :	 Nghiên cứu SGK, SGV
Trò : Đọc văn bản, trả lời câu hỏi 
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
	Đọc thuộc lòng bài thơ " mùa xuân nho nhỏ ". Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1
- GV gọi HS đọc chú thích SGK
? Nêu những nét cơ bản nhất về tác giả Viễn Phương
? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Hoạt động 2
- Gv đọc mẫu- gọi Hs đọc
? Cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện cảm xúc đó trong bài thơ như thế nào 
Hoạt động 3
? Trong khổ thơ 1, câu thơ nào thông báo nội dung sự việc
? Em thấy cách xưng hô của tác giả ở đây có điều gì đặc biệt. Cách xưng hô đó nói lên điều gì
? Hình ảnh đầu tiên tác giả nhìn thấy đó là hình ảnh nào
? Tại sao tác giả lại nói" ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam '
- Nhà thơ gặp lại hình ảnh hết sức quen thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc
? Em hãy nêu dụng ý của tác giả gì khi nói đến cây tre
? Khổ thứ 2 được tạo nên từ hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh sóng đôi. Hãy chỉ rõ hai câu thơ đó
? Hình ảnh mặt trời thứ hai, tác giả muốn so sánh ngầm với ai ? Tại sao tác giả lại so sánh bác Hồ với mặt trời ? Việc so sánh như thế có tác dụng gì
? Hãy chỉ ra yếu tố nghệ thuật ẩn dụ trong câu thơ: Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
? Tấm lòng thành kính của tác giả còn được diễn tả bằng suy nghĩ của mình khi vào trong lăng như thế nào 
? Tác giả liên tưởng hình ảnh " vầng trăng sáng dịu hiền" với điều gì
? Mặt dù vẫn biết Bác còn mãi với non sông đất nước, nhưng tác giả vẫn mang một tâm trạng gì
? Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua khổ thơ 4
? Điệp từ " Muốn làm" lặp lại 3 lần có tác dụng gì
? Như vậy qua 4 khổ thơ, tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với Bác
? Vậy qua bài học hôm nay em học tập được điều gì .
? Hãy nêu nội dung và nghệ thuật của bài
I. Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Viễn Phương là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở Miền Nam.
- Thơ của ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ được viết trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành sau khi giải phóng Miền Nam, đồng bào Miền Nam có thể thực hiện được mong ước ra viếng Bác
II. Đọc - Tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Mạch cảm xúc của bài thơ
- Cảm xúc bao trùm : là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn với nỗi đau xót khi tác giả từ Miền Nam ra viếng lăng Bác
+ Khổ đầu: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng
+ Hai khổ giữa: Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào viếng Bác và những suy ngẫm về Bác.
- Khổ cuối: là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương Miền Nam
III. Phân tích:
*. Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi viếng lăng Bác :
1. Khổ 1 :
 Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
- Xưng " Con " với "Bác"à thân thương, ấm áp đầy tình nghĩa như cha conà nhấn mạnh tình cảm của tác giả đối với Bác
 "Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
 Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam "
=> Cây tre là biểu tượng cho sức sống bền bỉ kiên cường của dân tộc, đã vượt qua mọi chông gai bão tố để tồn tại xanh tươi.
2. Khổ thơ 2 :
 ‘’Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 ( hình ảnh thực )
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ’’
 ( hình ảnh ẩn dụ )
=> Mặt trời trong lăng chính là Bác Hồ à nói lên cái vĩ đại của Bác, vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
- " Tràng hoa" dòng người vào viếng lăng Bác.
" Bảy mươi chín mùa xuân"=> Bác được 79 tuổi.
3. Khổ thơ 3: 
- Khung cảnh và không khí : Yên tĩnh, trang nghiêm
- Hình ảnh " vầng trăng dịu hiền " gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp trong sáng của Bác
- Bác còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi trong đất trời vũ trụ. Dù vẫn biết thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người.
4. Khổ thơ 4:
 Tâm trạng lưu luyến của tác giả : muốn hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác :
- Muốn làm con chim cất ti?ng hót
- Muốn làm bông hoa toả hương
- Muốn làm cây tre trung hiếu
-> Điệp từ " muốn làm" thể hiện mong ước tha thiết và nỗi lưu luyến của tác giả .
=> Niềm cảm xúc tràn đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, những tình cảm thành kính sâu sắc với Bác Hồ
IV. Tổng kết : Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố : Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ và gợi cảm. Em hãy chứng minh
5. Dặn dò : - Học thuộc lòng bài thơ, nội dung bài 
	 - Chuẩn bị trước bài mới " Nghị luận về tác phẩm truyện ( Hoặc đoạn trích) "
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 24 	Ngày soạn : 28 -2
Tiết 118	 Ngày dạy : 1 -3
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ), nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).
- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) để có cơ sở ti?p thu , rèn luyện tốt về kiểu bài ở các tiết ti?p theo.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học .
II. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, phân tích, qui nạp,....
III. CHUẨN BỊ : 
	Thầy :	 Nghiên cứu SGK, SGV
Trò : Đọc văn bản và trả lời câu hỏi 
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra 15 phút :
 ? Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ta phải làm gì . Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: 
- GV gọi HS đọc văn bản
- Gv nghị luận chính là tư tưởng cốt lòi , là chủ đề của một bài văn nghị luận . Chính nó là mạch ngầm làm nên tính thống nhất , chặt chẽ của bài văn.
? Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì . 
? Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản .( Một vẻ đẹp nơi sa pa lặng lẽ.)
 ? Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào? Tìm những câu văn nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản 
? Để khẳng định các luận điểm , người viết đã lập luận(dẫn dắt, phân tích, chứng minh) như thế nào .? Nhận xét về những luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ từng luận điểm . 
( Những luận cứ đó được lấy từ đâu, gồm những điều gì ?)
? Vậy qua những vấn đề vừa phân tích, em hãy cho biết thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện. Những nhận xét, đánh giá về truyện phải như thế nào.
Hoạt động 2
Gv gọi Hs đọc đoạn văn
? Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì
? Đoạn văn nêu lên những ý kiến chính nào
- Gv hướng cho học sinh tìm - đánh dấu vào SGK.
? Các ý kiến ấy giúp chúng ta hiếu thêm gì về nhân vật Lão Hạc
I.Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích
1. Tìm hiểu văn bản: 
- Vấn đề : Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn lặng lẽ sa pa của Nguyễn Thành Long.
- Luận điểm của vấn đề nghị luận :
+ Dù được miêu tả.......khó phai mờ .
+ Trước tiên, .Gian khổ của mình.
+ Nhưng anh thanh niên ......chu đáo.
+ Công việc vất vả.........khiêm tốn.
+ Cuộc sống của chúng ta......đáng tin yêu
- Các luận điểm được nêu lên rõ ràng, ngắn gọn, gợi được ở người đọc sự chú ý.
- Các luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục bằng dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm. Các luận cứ được sử dụng đều xác đáng, sinh động bởi đó là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm.
- Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, bố cục chặt chẽ. Từ nêu vấn đề, người viết đi vào phân tích, diễn giải rồi sau đó khẳng định, nâng cao vấn đề nghị luận.
2. Ghi nhớ : 
II. Luyện tập : 
- Vấn đề : Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật Lão Hạc và vẽ đẹp của nhân vật này.
- Bằng sự phân tích cụ thể nội tâm, hành động của nhân vật Lão Hạc
-> Bài viết làm sáng tỏ một nhân cách đáng kính trọng, một tấm lòng hi sinh cao quí.
4. Củng cố : Trong phép lập luận thì vị trí của luận cứ và kết luận có giữ cố định không
5. Dặn dò :
	- Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài mới " Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích "
RÚT KINH NGHIỆM
 Tuần 24 	Ngày soạn : 28 -2
Tiết 119	Ngày dạy : 2 - 3
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN 
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp HS biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước .
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ) cách tổ chức, triển khai các luận điểm .
- Thái độ : Có ý thức trong việc nghị luận tác phẩm.
II. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, gợi tìm, phân tích, qui nạp,...
III. CHUẨN BỊ : 
	Thầy :	 Nghiên cứu SGK, SGV
Trò : Viết bài
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Em hãy cho biết thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện. Những nhận xét, đánh giá về truyện phải như thế nào.
.3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1
- GV gọi HS đọc các đề bài trong SGK
? Các đề bài trên đã nêu những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện 
? Các từ : Suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào
- Lưu ý : Đây không phải là hai kiểu bài nghị luận
Hoạt động 2
- GV gọi HS đọc đề bài
? Em hãy nêu yêu cầu của đề bài 
? Nét nổi bậc nhất ở nhân vật ông Hai là gì
? Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào ? Tình cảm ấy có đặc điểm gì ở hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ
? Những chi tiết nghệ thuật nào chứng tỏ một cách sinh động, thú vị tình yêu làng và lòng yêu nước ấy
- GV gọi HS đọc dàn bài chi tiết SGK
- Trước khi viết bài GV gọi HS đọc, tham khảo cách viết phần mở bài, thân bài, kết bài trong SGK
- GV chia nhóm cho HS viết ( thời gian 15 phút)
+ Nhóm 1 : MB + Nhóm 2,3 : TB 
+ Nhóm 4 : KB
- Lần lượt mời từng nhóm lên trình bày - GV cùng HS sửa chữa
? Qua phần tìm hiểu em hãy cho biết bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) có thể bàn về vấn đề nào ? Hãy nêu dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
- GV hướng dẫn HS về nhà làm
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
- Những vấn đề nghị luận về tác phẩm truyện
+ Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương.
+ Phân tích diễn biến cốt truyện Làng của Kim Lân.
+ Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
+ Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà 
- Đề phân tích : Yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét.
- Đề suy nghĩ : Yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, gốc nhìn nào đó 
II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 Đề bài : Suy nghĩ về nhân vật ông hai trong truyện ngắn “ Làng ‘’ của kim lân
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Yêu cầu của đề : Suy nghĩ về nhân vật ông hai trong truyện ngắn “ Làng ‘’ của kim lân
- Tình yêu làng, yêu nước :
+ Ông đi tản cư nhớ làng.
+ Theo dõi tin tức kháng chiến .
+ Niềm vui khi tin đồn được cải chính
- Nghệ thuật : + Lựa chọn tình huống gây cấn
+ Sử dụng các hình thức trần thuật ( đối thoại, độc thoại)
+ Miêu tả nhân vật rất đặc sắc.
2 . Lập dàn bài
3 . Viết bài
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
Bài tập về nhà : Suy nghĩ của em về truyện ngắn “ Lão Hạc ‘’ của Nam Cao 
4. Củng cố : Hệ thống kiến thức cơ bản của bài
5. Dặn dò :- Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài mới " Luyện tập làm văn nghị luận về tác phẩm truyện"
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 24 	Ngày soạn : 1 - 3
Tiết 120	Ngày dạy : 3 - 3
LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH )
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước.
- Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý, kĩ năng viết một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
- Thái độ: Có ý thức trong việc nghị luận tác phẩm.
II. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, gợi tìm, thực hành,...
III. CHUẨN BỊ : Thầy :	 Nghiên cứu SGK, SGV
 Trò : Lập dàn bài, viết bài
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). Những nhận xét, đánh giá về truyện phải như thế nào ? 
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1 
Gv gọi Hs đọc đề bài
? Đề bài yêu cầu nêu lên vấn đề gì
Hoạt động 2
Gv cho Hs thảo luận nhóm ( 5 phút)
Gọi Hs lên bảng trình bày dàn ý.
Gv cùng cả lớp sửa chữa.
Hoạt động 3: Gv cho Hs viết bài
Luyện tập 
Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
1. Tìm hiểu đề:
Vấn đề cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
2. Lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, khái quát sơ bộ về cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
* Thân bài:
- Hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Miền Nam nước ta trước đây khiến cho nhiều người như ông sáu phải xa nhà đi chiến đấu chịu nhiều mất mát về tình cảm gia đình.
- Nêu những nhận xét ( ý kiến) về hai nhân vật ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích : Những mất mát, thiệt thòi, sự chịu đựng, hi sinh và nghị lực, niềm tin ...
- Những đặc điểm cụ thể của tình cha con trong từng nhân vật: Phân tích cử chỉ, hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng ... nhất là việc công phu, tỉ mỉ làm chiếc lược cho con gái; hành động bất ngờ khi gặp ba ở phút chia ly cuối cùng của nhân vật bé Thu để chứng minh những nhận xét của mình.
- Nghệ thuật tạo tình huống, cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết  của Nguyễn Quang Sáng.
* Kết bài: Nhận định đánh giá chung về tác phẩm
3. Viết bài: 
4. Củng cố : Hệ thống kiến thức cơ bản của bài	 
5. Dặn dò : Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới " Sang thu"
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 24.doc