Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lặng lẽ Sapa Nguyễn Thành Long

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lặng lẽ Sapa Nguyễn Thành Long

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.

- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích.

- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: Miêu tả nhân vật, những bức tranh TN, trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật.

B. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

* Ổn định tổ chức

* Bài mới

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lặng lẽ Sapa Nguyễn Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LẶNG LẼ SAPA
 Nguyễn Thành Long
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích.
- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: Miêu tả nhân vật, những bức tranh TN, trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật.
B. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Ổn định tổ chức
* Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung
HS trình bày hiểu biết về tác giả.
GV giới thiệu thêm về tác phẩm.
I. Tìm hiểu chung
1) Tác giả
Nhà văn Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê ở Duy Xuyên – Quảng Nam.
Ngoài truyện, bút ký, ông còn làm thơ, viét phê bình văn học...
GV Khi đưa vào SGK truyện đã lược bỏ phần đầu.
GV yêu cầu HS đọc một số đoạn truyện.
2) Tác phẩm
- Nhân vật anh thanh niên là có thật
- Truyện là kết quả của chuyến đi Lào Cai trong hè 1970 của tác giả.
- Truyện rút từ tập "Giữa trong xanh" in năm 1972.
3. Đọc văn bản
* Đọc đoạn: Cuộc gặp gỡ của ba nhân vật (anh thanh niên, ông hoạ sĩ, cô gái trẻ) tại trạm khí tượng
GV: Em có nhận xét gì về cốt truyện, cách trần thuật của tác giả?
HS thảo luận, trả lời.
-
* Cốt truyện: Đơn giản, chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của của mấy người khách trên chuyến xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn ở Sa Pa.
- Nhân vật chính xuất hiện qua cái nhìn và ấn tượng của nhân vật khác.
* Nghệ thuật trần thuật
- Không sử dụng cách kêt từ ngôi thứ nhất nhưng được trực tiếp chủ yếu từ điển nhìn và ý nghĩa của nhân vật ông họa sĩ. Ông học sĩ có vai trò quan trọng trong truyện.
- Tất cả các nhân vật đều góp phần thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
Hoạt động 2. Đọc - hiểu văn bản
GV: Truyện có mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính? Nhân vật này xuất hiện như thế nào?
HS thảo luận, trả lời..
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Vị trí của nhân vật và cách miêu tả của tác giả
* Truyện có ra 4 nhân vật. 
Bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.
* Anh thanh niên là nhân vật chính. Nhân vật này không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong chốc lát giữa các nhân vật kia với anh. Khi xe của họ dừng lại nghỉ.
GV Như vậy nhân vật này được hiện ra qua sự nhìn nhận suy nghĩ, đánh giá của nhân vật khác. Qua cái nhìn, cảm xúc của mọi người, nhân vật này càng thêm rõ nét và đáng mến.
- Nhân vật anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát đủ để các nhân vật khác ghi nhận một ấn tượng, một "kí hoạ chân dung về anh"
GV: Anh thanh niên có hoàn cảnh sống như thế nào? Cái gì đã giúp anh vượt qua hoàn cảnh ấy?
HS thảo luận, trả lời.
2. Những nét đẹp về anh thanh niên
* Hoàn cảnh sống và làm việc
+ Một mình trên đỉnh núi cao quanh năm chỉ có cỏ cây và mây núi Sapa
+ Công việc: "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất chiến đấu.
- Thời gian làm việc: nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh...
+ Anh phải vượt qua sự cô đơn vắng vẻ. Đây là hoàn cảnh đặc biệt.
*Anh vượt qua hoàn cảnh ấy là do:
+ Anh ý thức được công việc của mình, anh yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là có ích cho cuộc sống cho mọi người. "Do phát hiện một đám mây khô... Hàm Rồng", anh thấy mình hạnh phúc.
+ Anh có suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với đất nước, cuộc sống, con người.
- "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi....cháu buồn đến chết mất".
+ Anh thấy: cuộc sống của mình không cô đơn, buồn tẻ vì anh có nguồn vui khác ngoài công việc đó là đọc sách
+ Anh tổ chức cuộc sống ngăn nắp chủ động: Trồng hoa, nuôi gà, tự học, đọc sách ngoài giờ làm việc.
GV: Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất nào đáng mến nữa?
HS thảo luận, trả lời.
*Những nét tính cách, phẩm chất khác.
+ Sự cởi mở chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người
.
 Khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
- Bác lái xe
- Thái độ ân cần, chu đáo, sự cảm động, vui mừng của anh khi có khách xa đến thăm bất ngờ.
+ Anh là người khiêm tốn, cảm thấy công việc của mình và đóng góp của mình là nhỏ bé.
- Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung, anh giới thiệu ông với những người khác. (Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét.
GV Như vậy chỉ bằng một số chi tiết và chỉ cho xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện chân ding nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống về ý nghĩa của công việc. 
(Tiết 2)
GV yêu cầu HS đọc lại văn bản.
GV nêu các câu hỏi:
– Khi gặp anh thanh niên, ông hoạ sĩ đã có những suy nghĩ và cảm xúc như thế nào?Em có suy nghĩ gì về vai trò của ông hoạ sĩ? 
HS thảo luận, trả lời.
3. Các nhân vật phụ khác
a) Nhân vật ông hoạ sĩ
Ông hoạ sĩ là người từng trải cuộc sống và am hiểu nghệ thuật. Lời nói, cử chỉ, thái độ của ông làm cho nhv chính hiện ra rõ nét hơn, đồng thời lại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh ý nghĩa về cuộc sống và về nghệ thuật.
* Vai trò: Tuy không kể theo ngôi thứ nhất, nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn, và suy nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ để quan sát và miêu tả cảnh thiên nhiên, miêu tả nhân vật chính trong truyện.
+ Khi gặp anh thanh niên: ông xúc động, bối rối: "vì hoạ sĩ đã bắt gặp... một ý sáng tác"
+ Ông muốn ghi lại hình ảnh của anh thanh niên bằng nét bút kí hoạ: "Người con trai ấy đáng yêu thật... và về những điều anh đang nghĩ".
+ Những cảm xúc, suy tư của nhân vật hoạ sĩ về người thanh niên, về những điều khác đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp, chứa đựng chiều sâu tư tưởng.
GV: Em có suy nghĩ gì về cô gái trong truyện?
 HS thảo luận, trả lời.
 .
b. Các nhân vật khác
 + Cô kĩ sư
 - Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói khiến cô bàng hoàng. 
 - Cô hiểu thêm cuộc sống dũng cảm của anh thanh niên.
 - Cô hiểu về con đường mà cô đã lựa chọn đang đi tới.
 - Cuộc gặp gỡ này đã giúp cô hiểu đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ, cô yên tâm về quyết định của mình.
 - Cô có 1 tình cảm hàm ơn anh không phải vì bó hoa anh tặng mà vì bó hoa khác, bó hoa của những háo hức, mơ mộng ngẫu nhiên mà anh cho cô.
GV: Lời kể, lời giới thiệu của bác lái xe về anh thanh niên có ý nghĩa gì đối với ông hoạ sĩ, cô gái cũng như đối với bạn đọc?
HS nêu ý kiến.
* Nhân vật bác lái xe
- Bác lái xe là một người sôi nổi, có nhiều kinh nghiệm sống, kinh nghiệm công tác trên vùng cao.
- Lời kể của bác kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên, Qua lời kể của bác, ta biết được nét chính về tính cách và hoàn cảnh sống của anh thanh niên.
 GV (bình): Thông qua cảm xúc, suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh anh thanh niên hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn. Đây là một thủ pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện.
 GV Ngoài 3 nhân vật trên còn có nhân vật nào nữa? Những nhân vật này có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung tác phẩm?
 HS thảo luận, trả lời.
 * Nhân vật ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu sét. Họ xuất hiện gián tiếp, tạo thành thế giới những con người như anh thanh niên : miệt mài lao động khoa học lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.
 Hoạt động 3. Tổng kết
 GV: Em hãy nêu những nét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
HS trả lời.
GV khái quát, tổng hợp các ý kiến đánh giá.
 HS đọc lại Ghi nhớ.
III. Tổng kết
1. Về nghệ thuật 
- Truyện kể tự nhiên, hấp dẫn, chi tiết chân thực, sinh động.
- Tác giả đã kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biết cảm, miêu tả nội tam nhân vật. Các nhân vật được miêu tả rõ nét qua lời nói, cử chỉ, hành động, suy nghĩ...
 2. Về nội dung 
 - Ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên và thế giới những con người như anh.
 - Qua câu chuyện của anh thanh niên. Tác phẩm gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người
C. ĐỌC THÊM
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng mà sâu sắc, thẫm đẫm chất thơ. Nhẹ nhàng, kín đáo như Sa Pa thành phố trong sương, và cũng giàu sức sống với hoa trái ngát hương bốn mùa. Lặng lẽ mà không buồn tẻ, những con người nơi đây đang từng ngày thầm lặng cống hiến sức lực của mình, thầm lặng đem lại hương sắc cho cuộc sống. Đọc truyện ngắn này, chúng ta chúng ta có thể thấy: "Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc!"
NGUYỄN TRỌNG HOÀN
(Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2005)

Tài liệu đính kèm:

  • docLang le Sa pa 2.doc