Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 16

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 16

Tuần 16.

Tiết 76,77.

CHIẾC LƯỢC NGÀ

 ( Nguyễn Quang Sáng)

I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: Cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.

- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Sự sáng tạo NT xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí NV.

 2. Kĩ năng : Đọc hiểu VB truyện hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

 3. Thái độ: GD tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị .

GV: SGV- SGK_ Soạn giáo án.

HS: SGK- Soạn văn bản

III. Các bước lên lớp

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Chất trữ tình của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được thể hiện như thế nào?

 Phẩm chất của anh thanh niên trong truyện?

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 24/11/2011
 Ngày dạy : 
Tuần 16. 
Tiết 76,77.
CHIẾC LƯỢC NGÀ
 ( Nguyễn Quang Sáng)
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo NT xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí NV.
 2. Kĩ năng : Đọc hiểu VB truyện hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
 3. Thái độ: GD tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị .
GV: SGV- SGK_ Soạn giáo án.
HS: SGK- Soạn văn bản
III. Các bước lên lớp
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Chất trữ tình của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được thể hiện như thế nào?
	Phẩm chất của anh thanh niên trong truyện?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phần Đọc- chú thích văn bản.
GV cho HS đọc phần chú thích trong SGK.
H: Trình bày những nét tiêu biểu về tác giả và tác phẩm?
H: Văn bản” Chiếc lược ngà” ra đời trong hoàn cảnh nào?
H: Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
H: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
H: Ai là người kể? Vai trò của người kể trong văn bản?
H: Đọc văn bản với giọng điệu thế nào cho phù hợp?
GV đọc và yêu cầu HS đọc nối tiếp.
H: Những sự việc chính nào xoay quanh nhân vật hai cha con ông Sáu?
H: Theo em, nhân vật chính trong truyện là ai?
H: Vì sao cả hai cha con đều là nhân vật chính?
H: Câu chuyện về cha con ông Sáu được kể theo trình tự nào?
H: Tiêu đề truyện có liên quan thế nào đến nội dung câu chuyện?
GV cho HS đọc một số chú thích về nghĩa của từ.
GV khái quát lại những nét chính về tác giả, tác phẩm và đặc điểm của văn bản để định hướng tìm hiểu văn bản.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phần Tìm hiểu văn bản.
GV yêu cầu HS đọc thầm những chi tiết kể về bé Thu.
H: Nhân vật bé Thu được kể trong mối quan hệ nào?Vào thời điểm nào?
H: Bé Thu có những biểu hiện thế nào khi nghe ông Sáu gọi mình là con và xưng ba?
H: Bé Thu tròn mắt, đó là cái nhìn thế nào?
H: Em nhận xét gì về cử chỉ của Thu lúc đó?
H: Em đọc được những gì qua cử chỉ đó của Thu?
H: Bé Thu xử sự thế nào với cha khi mời ba ăn cơm?
H: Nhận xét gì về cách đối xử đó của Thu?
H: Bằng cách nói ấy, Thu muốn bày tỏ thái độ gì?
H: Trong bữa cơm, Thu có phản ứng gì trước sự chăm chút của ba?
H: Phản ứng ấy cho thấy thái độ của bé Thu ra sao?
H: Em suy nghĩ gì trước thái độ đó của Thu?
H: Nếu trong hoàn cảnh đó, em sẽ xử sự thế nào?
GV yêu cầu HS đọc đoạn truyện kể về Thu trong ngày chia tay với cha.
H: Vẻ mặt của Thu trong ngày ông Sáu ra đi thế nào?
H: Nhận xét gì về cách tả tâm trạng nhân vật Thu của tác giả?
H: Tâm trạng của thu lúc đó ra sao?
H: Khi cha cất tiếng chào tạm biệt, Thu đã hành động thế nào?
GV đưa câu hỏi cho HS thảo luận.
Em suy nghĩ gì trước lời bình luận của người kể chuyện: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người... Đó là tiếng “ ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ ba “ như vỡ tung ra từ đáy lòng nó”
H: Qua đó, em hiểu thêm gì về vai trò của người kể chuyện ở đây?
H: Những cử chỉ của Thu cho thấy em là cô bé thế nào?
H: Em cảm nhận điều gì trước lời của Thu khi chia tay ba: “Không cho ba đi nữa... nghe ba”
H: Yếu tố nghệ thuật nào khắc hoạ rõ nét về nhân vật Thu?
* Củng cố:
H: Bé Thu không nhận ba vì vết thẹo nhưng cũng chính từ vết thẹo em lại nhận ra ba, điều đó gợi cho ta suy nghĩ gì?
H: Qua đó, em hiểu thêm gì về Thu?
Tiết 2
GV bình và chuyển ý.
GV cho HS đọc thầm lại những chi tiết kể về nhân vật ông Sáu.
H: Theo em vì sao người mà ông Sáu khao khát gặp nhất lại là đứa con ?
H: Ông thể hiện tình cảm với con ra sao?
H; Em nhận thấy tình cảm của ông đối với con thế nào?
H: Khi bị con từ chối, dáng vẻ của ông ra sao?
H: Nhận xét gì về cách diễn tả nội tâm nhân vật của NQS?
H: Tâm trạng của ông Sáu khi ấy?
H: Trong bữa ăn, ông đã chăm con bằng cử chỉ nào?
H: Khi bị con phản ứng quyết liệt ông đã hành động ?
H: Cử chỉ và hành động của ông Sáu gợi cho em suy nhgĩ gì?
H: Theo em, vì sao ông lại đánh con?
H: Từ những biểu hiện ấy ta thấy nỗi lòng nào của ông Sáu?
GV yêu cầu HS đọc thầm các chi tiết kể về khi ông Sáu chia tay vợ con.
H: Em nghĩ gì về đôi mắt nhìn con (của người cha): nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu.
H: Cảm nhận của em về nước mắt của người cha trong cử chỉ: anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con?
H: Ánh mắt và nước mắt ấy thuộc về một người cha ntnào?
GV yêu cầu HS theo dõi phần cuối truyện:
H: Ở chiến khu, lúc nhớ con,tâm trạng của ông ra sao?
H: Khi tìm được ngà voi, thái độ của ông thế nào?
H: Việc ông Sáu làm lược cho con được tác giả phác hoạ qua chi tiết nào?
H: Tác giả dùng nghệ thuật gì để tả việc làm của ông Sáu?
H: Em hiểu thêm gì về ông Sáu?
H: Ông khắc hàng chữ “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”, em suy nghĩ gì trước dòng chữ ấy?
H: Qua đó, em thấy chiếc lược ngà là kỉ vật có ý nghĩa như thế nào?
H: Khi bị thương nặng, ông Sáu hành động thế nào?
H: Biểu hiện đó gợi cho em suy nghĩ gì?
H: Từ các biểu hiện của ông Sáu đối với Thu, em thấy cha của bé Thu là người thế nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa truyện.
H: Nhận xét gì về thái độ của người kể chuyện?
H: Người kể chuyện đã dùng những yếu tố nào để dẫn dắt người đọc và bày tỏ thái độ và tình cảm của mình?
H: Chọn người kể chuyện từng chứng kiến câu chuyện của cha con ông Sáu cho thấy NQS đã thành công trên phương diện nào?
H: Nh/ xét gì về kết cấu và các chi tiết truyện?
H: NQSgửi gắm đến người đọc điều gì?
H: Qua truyện ngắn này của NQS, em hiểu thêm gì về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta và đồng bào Nam bộ trong KC?
H: Từ tác phẩm em thấy giá trị tình cảm nào của con người được khẳng định?
H: Đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời, nó sẽ có tác dụng gì?
H: Ngày nay sống trong hoà bình, em mong ước điều gì cho cha con ông Sáu và những liệt sĩ vô danh đã ngã xuống vì tổ quóc Việt Nam yếu dấu này?
GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.
HS đọc phần chú thích.
HS dựa vào phần chú thích trả lời.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra gay go ác liệt...
- Tự sự kết hợp với miêu tả và nghị luận.
- Kể theo ngôi thứ 3.
- Người kể xưng tôi, người chứng kiến câu chuyện của cha con ông Sáu.
- Giới thiệu tình huống truyện, nhân vật và tâm trạng của nhân vật.
- Đọc giọng nhẹ nhàng như lời thủ thỉ tâm tình.
- HS đọc nối tiếp.
- HS dựa vào sự việc chính trong văn bản trình bày.
- Hai cha con ông Sáu đều là nhân vật chính.
- Câu chuyện về tình cảm cha con xoay quanh hai nhân vật này.
- Trình tự thời gian.
- Là chiếc cầu nối tình cảm cha con ông Sáu.
HS đọc.
HS nghe và ghi những nội dung chính.
HS đọc.
- Trong mối quan hệ với cha là ông Sáu. vào thời điểm ông Sáu về thăm nhà và ngày chia tay.
- Nó giật mình, tròn mắt nhìn...kêu thét gọi Má”
- Mắt mở to không chớp, biểu lộ sự ngạc nhiên.
- Nhanh, mạnh và tỏ ý cầu cứu.
- Lo lắng và sợ hãi.
- Nói trống không.
- Vô lễ vì coi cha như người ngang vai.
- Không chấp nhận ông Sáu là ba.
- Hất cái trứng cá ra khỏi chén, chạy xuống xuồng sang bà ngoại.
- Cự tuyệt một cách quyết liệt trước tình cảm của ông Sáu.
- Bé Thu không chấp nhận người khác là cha bởi nó chưa hiểu nguyên nhân vết thẹo trên mặt ba nó.
-HS tự bộc lộ.
HS đọc.
- đôi mắt nó to hơn, cái nhìn không ngơ ngác, vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
- Tả nét mặt để làm nổi bật cảm xúc của nhân vật.
- Trong sáng, thăng bằng, không còn vẻ lo lắng và sợ hãi nữa.
HS liệt kê:
- Nó bỗng kêu thét lên: “ Ba...ba”
- Nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó...
- Nó hôn ba nó và hôn cả lên vết thẹo dài bên má
- ôm chầm lấy ba , mếu máo... ba mua cho con mọt cây lược nghe ba.
HS thảo luận và có thể trình bày:
- Diễn tả đúng nội tâm nhân vật.
- Người kể chuyện am hiểu và đồng cảm sâu sắc với nhân vật mà mình yêu quí.
- Là cô bé hồn nhiên, nồng thắm.
- Bé Thu muốn được ba che chở, chăm sóc.
- Miêu tả dáng vẻ, lời nói, cử chỉ để bộc lộ nội tâm nhân vật đòng thời kết hợp yếu tố nghị luận để đánh giá về nhân vật.
- Thu sợ vét thẹo vì chưa biết đó là ba mình. Khi biết đó là ba thì Thu lại hôn lên vết theo-> biểu hiện của tình ruột thịt.
=> Là cô bé hồn nhiên, chân thật trong tình cảm; mãnh liệt trong tình yêu thương.
*HS đọc.
- Tám năm , kể khi con ra đời ông chưa được gặp con.
- Cất tiếng gọi con: “ Thu! Con.” , vừa bước vừa khom người đưa tay chờ đón con.
-> Vui và tin là con sẽ đến với mình.
- Anh đứng sững lại, nhìn theo, nỗi đau đớn... hai tay buông như bị gãy”
- Tả dáng vẻ, nét mặt, cử chỉ để làm nổi bật nội tâm nhân vật.
-> Buồn bã, thất vọng
- gắp trứng cá vàng ươm cho vào chén cơm của con.
- Vừa khẽ lắc đầu vừa cười, đánh vào mông con và hét lên...
- Buồn nhưng vẫn sẵn lòng tha thứ cho con.
- Do tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực.
-> Nỗi buồn thương do tình yêu thương của người cha chưa được con đền đáp.
HS đọc.
- Độ lượng và yêu thương con tha thiết.
- Những giọt nước mắt bộc lộ niềm sung sướng, hạnh phúc khi cảm nhận tình ruột thịt từ con .
- Trân trọng, nâng niu và giữ gìn tình phụ tử.
- Ân hận sao mình đánh con.-> Nhân hậu và chân thành.
- Hớn hở như trẻ con được quà-> vui khi tìm được ngà voi( một thứ quí giá) để làm lược cho con.
- Cưa từng răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thơ bạc.
- Dùng các từ ngữ cùng trường từ vựng và so sánh.
- Chiều con và giữ lời hứa với con; gửi gắm tình yêu thương vào công việc.
- Biểu hiện tình cảm trong sáng và sâu nặng.
- Là chứng nhân của niềm hi vọng và yêu thương-> hiện thân của tình phụ tử.
- Không đủ sức trăng trối, móc cây lược trao lại cho đồng đội và ánh mắt như thầm nhủ đồng đội mang cây lược trao cho con gái yêu của mình.
- Chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiếng liêng và hành động của người cha khi trao gửi kỉ vật cho đồng đội khiến ta cảm động vô cùng bởi người cha yêu con thật sâu nặng, thiết tha- trước khi nhắm mắt xuôi tay vẫn nghĩ về con.
- Một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng độ lượng và tận tuỵ vì tình yêu thương con-> Một người cha để bé Thu suốt đời yêu kính và tự hào và có lẽ vì vậy mà khi nghe tin cah hi sinh, Thu đã xin mẹ cho cô tham gia kháng chiến để trả thù cho cha và tiếp bước cha chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
HS thảo luận và có thể trình bày:
- Kể chuyện tự nhiên, lời kể giản dị; kết hợp nhiều ph/ thức biểu đạt; nhập vai nhân vật tôi- người chứng kiến câu chuyện của cha con ông Sáu nên kể kh/ quan mà vẫn bộc lộ thái độ tình cảm đối với s/ việc và n/v. Dẫn dắt khéo léo và diễn tả tâm lí nhân vật đồng thời dùng yếu tố n/luận để đánh giá về nhân vật.
- x/ dựng tình huống bất ngờ mà hợp lí; diễn tả tâm lí n/v phù hợp. kết cấu đầu cuối tương ứng-> hấp dẫn người đọc; đan xen QKvà hiện tại giúp người đọc hiểu diễn biến của sự ...  Qua soạn bài ở nhà, hãy tóm tắt TP ngắn gọn?
? Đọc văn bản với giọng điệu thế nào cho phù hợp?
- GV đọc và gọi HS đọc tiếp.
? Văn bản có bố cục gồm mấy phần?
? Nội dung tương ứng với các phần?
? Truyện kể về những nhân vật nào?
? Nhân vật trung tâm là ai? Dựa trên cơ sở nào để xác định nhân vật trung tâm?
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS đọc thầm chi tiết diễn tả tâm trạng của nhân vật Tôi trên đường về quê.
? Cảnh làng trong con mắt người trở về sau hai mươi năm xa cách đã hiện ra như thế nào ?
? Cảnh đó dự báo một cuộc sống như thế nào đang diễn ra nơi cố hương?
? Trước cảnh ấy, tiếng nói nào vang lên trong nội tâm người trở về?
? Em đọc được cảm giác nào của nhân vật từ tiếng vọng nội tâm này?
? Từ đó, tình cảm nào của người trở về đối với cố hương bộc lộ?
? Chuyến về quê lần này của nhân vật “tôi” có gì đặc biệt?
? Điều đó gợi liên tưởng đến hiện thực cuộc sống như thế nào ở cố hương? 
? Nhận xét gì về cách kể chuyện?
? Qua cái nhìn của người đi xa nay trở về, cảnh quê hương hiện lên như thế nào?
 *Củng cố:
? Qua tâm trạng của nhân vật tôi, tác giả gửi gắm đến người đọc điều gì?
Hoặc: Em suy nghĩ gì trước tình cảm của nhân vật tôi?
 Tiết 2
- GV yêu cầu HS đọc thầm phần tiếp theo của văn bản.
? Những ngày ở quê, nhân vật tôi đã gặp những nhân vật nào?
? Ai là người gợi lại kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi nhiều nhất?
? Mối quan hệ của nhân vật tôi với nhân vật Nhuận Thổ được kể vào những thời điểm nào?
? Hình ảnh Nhuận Thổ xưa gắn với những kỉ niệm nào?
? Tác giả dùng yếu tố nghệ thuật nào để làm nổi bật hình ảnh Nhuận Thổ trong cảnh tượng của hai chục năm trước?
? Tại sao nhân vật tôi cho rằng đó là cảnh tượng thần tiên?
? Hình ảnh Nhuận Thổ hiện lên với dáng vẻ ra sao?
? Qua lời kể của nhân vật tôi, em thấy Nhuận Thổ là chú bé thế nào?
? Khi chia tay nhân vật tôi khóc và Nhuận thổ cũng khóc cho ta thấy tình bạn của hai người ra sao?
- GV yêu cầu HS đọc những chi tiết miêu tả Nhuận thổ trong cuộc gặp gỡ với nhân vật tôi.
? Hình ảnh Nhuận Thổ hiện lên qua chi tiết nào?
? Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào để phác hoạ chân dung Nhuận Thổ?
? Cách dùng các từ cùng trường từ vựng có tác dụng gì?
? Từ hình dáng đến điệu bộ, ngôn ngữ , tác giả cho ta thấy một NThổ?
? Trước sự thay đổi của Nhuận Thổ, nhân vật tôi có những nghĩ suy gì?
? Qua suy nghĩ về NThổ, tác giả giúp em hiểu gì về hiện thực xã hội Trung Quốc đương thời?
- GV yêu cầu HS đọc các chi tiết miêu tả nhân vật Hai Dương.
? Nhân vật Hai Dương được kể vào những thời điểm nào?
? Trong kí ức của nhân vật tôi, chị Hai Dương hiện lên ra sao?
? Từ cách gọi đó cho ta thấy tình cảm của nhân vật tôi đối với chi Hai Dương thế nào?
? Chị Hai Dương xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Với dáng vẻ và hành động ra sao?
? Em nhận xét gì về sự thay đổi của chị Hai Dương?
? Sự thay đổi đó gợi cho em suy nghĩ gì? Qua đó em hiểu thêm gì về con người nơi quê hương của nhân vật tôi?
? Kể về sự thay đổi của hai con người đó, người kể chuyện muốn diễn tả điều gì?
 *Củng cố:
? Một lần nữa, tác giả phản ánh hiện thực nào của xã hội TQ đương thời?
? Qua đó, ta hiểu gì về thái độ của nhà văn ?
- GV bình và liên hệ với xã hội phong kiến Việt Nam 
 Tiết 3
- GV cho HS đọc tiếp phần còn lại.
? Tâm trạng của nhân vật tôi khi rời cố hương được diễn ra qua chi tiết nào?
? Khi rời cố hương nhân vật “ tôi’ có mong ước gì?
? Em hãy tưởng tượng xem cuộc sống mà nhân vật tôi mong ước sẽ ra sao?
? Cảnh tượng hiện lên trong hi vọng của nhân vật “Tôi” như thế nào?
? Qua đó, ước mơ nào của nhân vật “Tôi” được bộc lộ?
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
? Em hiểu thế nào về ý nghĩ: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” ?
? Vì sao khi mong ước và hi vọng, nhân vật “ Tôi” lại nghĩ như vậy?
GV bình về tư tưởng tiến bộ của Lỗ Tấn thể hiện qua suy ngẫm của nhân vật “Tôi”
? Từ đó, nhân vật “Tôi” đã tự bộc lộ tư tưởng, tình cảm nào đối với cố hương?
Hoạt động 3:
? Yếu tố nghệ thuật nào làm nên thành công của văn bản?
? Đọc văn bản, em cảm nhận được gì?
? Thái độ của nhà văn trước thực trạng đó?
? Tư tưởng và tình cảm?
- GV bình: ước vọng của Lỗ Tấn đã trở thành hiện thực trên đất nước Trung Hoa: TH đang chuyển mình và không ngừng đi lên
? Qua đó em hiểu gì về cây bút hiện thực - Lỗ Tấn?
GV đánh giá về đóng góp của Lỗ Tấn với nền văn học Trung Quốc
- Dựa vào chú thích HS trình bày những nét sơ lược về tác giả.
- Thể loại: Truyện ngắn có tính chất hồi kí.
- Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
- GV đọc mẫu, HS đọc.
- Ba phần:
+ Từ đầu -> sinh sống: Nhân vật “ tôi” trên đường trở về quê cũ.
+ Tiếp -> Như quét: Những ngày ở quê.
+ Còn lại: Trên đường rời quê.
- Nhân vật trung tâm là NV:“ tôi”
- Các sự việc đều được cảm nhận từ nhân vật “ tôi”
- HS đọc.
- Đang độ giữa đông; xa gần thấy thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa. 
- Tàn tạ, nghèo khổ
 - “A, đây thật có vàng úa”
- Ngạc nhiên chua xót,
- Yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình.
- Về để từ giã quê đem theo gia đình đến đất khách quê người làm ăn, sinh sống.
- Cuộc sống nơi quê hương ngày một nghèo khó nhiều gia đình phải bỏ làng đi nơi khác tìm cách sinh sống.
- Dùng yếu tố miêu tả và biểu cảm nhằm tái hiện cảnh làng quê và bộc lộ cảm xúc
- Cảnh quê hương xơ xác tiêu điều
- HS tự bộc lộ cảm xúc.
- Nhân vật Nhuận Thổ, thím Hai Dương, bé Hoàng và con trai Nhuận Thổ
- Nhuận Thổ- người bạn thuở ấu thơ.
- Nhuận Thổ trong quá khứ và hiện tại.
- Cậu bé khoẻ khoắn, tháo vát cùng nhân vật tôi vui chơi và về thăm nơi gia đình Nhụân Thổ ở.
- Kể và biểu cảm.
- Cảnh sáng sủa - dấu hiệu của cuộc sống thanh bình
- Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.
- Hắn thấy ai là bẽn lẽn
- Bẫy chim sẻ thì tài lắm
- Nhuận Thổ khoẻ mạnh, khôi ngô, hồn nhiên, nhanh nhẹn, gần gũi và giàu tình cảm.
- Gắn bó bình đẳng và thân thiện với bạn bè -> Tình bạn trong sáng
HS đọc.
- HS tìm các chi tiết miêu tả NT.
- Tả hình dáng, diện mạo, trang phục, điệu bộ, lời nói bằng các từ cùng trường từ vựng và nghệ thuật tương phản.
- Dấu hiệu của sự thay đổi về hình dáng đến tính cách của Nhuận Thổ.
-> Già nua, tiều tuỵ, hèn kém, tham lam.
- Sự thay đổi đó do cách sống lạc hậu của người nông dân sống trong cảnh bị áp bức bóc lột
- Xã hội đầy những bất công- bọn quan lại sách nhiễu nhân dân - áp bức bóc lột nặng nề, sưu cao thuế nặng đã đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng
- HS đọc.
- Quá khứ và hiện tại.
- Nàng Tây Thi đậu phụ
-> đẹp người đẹp nết.
- Thân thiện và quí mến.
- “Một người đàn bàcom pacút thẳng”
- Thay đổi trên mọi phương diện: già nhiều và xấu đitính nết cũng khác xưa nhiều- tham lam và đỏng đảnh.
- Sự suy thoái về lối sống và đạo đức ở làng quê.
- Cuộc sống nghèo khổ, bế tắc khiến làng quê tiêu điều; con người trở nên hèn kém và bất lương.
- Xã hội đầy bất công, bọn quan lại tham những đàn áp, bóc lột nhân dân cùng cực.
- Xót thương bất lực trước hiện thực xã hội và căm ghét xã hội-> tố cáo mạnh mẽ.
- HS đọc.
- HS tìm chi tiết tả tâm trạng nhân vật tôi khi rời cố hương.
- Mong cho thế hệ con cháu không bao giờ phải cách bức nhau: không phải vất vảtừng được sống”
- Làng quê tươi đẹp trù phú.
- Con người tử tế, thân thiện
- “Một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm”
- Cuộc sống yên bình, ấm no 
- HS thảo luận và tự bộc lộ.
-> Bằng cố gắng và kiên trì con người sẽ làm được tất cả.
- Thức tỉnh người dân không sống cam chịu và đớn hèn; tin ở thế hệ con cháu sẽ phấn đấu xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc bằng sự nỗ lực của mình.
- > Tình yêu quê hương mới mẻ và mãnh liệt
*NT:
- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
- Dùng lối kể đan xen quá khứ và hiện tại; so sánh; tương phản
- Chọn ngôi kể – người kể chuyện vừa khách quan lại vừa đánh giá về nhân vật và bày tỏ quan điểm về vấn đề trong tác phẩm.
*ND: 
- Cảnh xơ xác tiêu điều của làng quê, sự tàn tạ nghèo hèn của con người nơi quê hương.
- Chua xót trước sự tiêu điều của quê hương.
- Phê phán thực trạng trì trệ, đen tối của xã hội phong kiến TQ đương thời.
- Lo lắng cho vận mệnh của quê hương đất nước; đồng thời mong mỏi cho cuộc đổi đời với con người và quê hương.
- Am hiểu biết cuôc sống làng quê, chân thành tha thiết với quê hương
I. Tìm hiểu chung:
* Tác giả : ( 1881 – 1936 ), quê Chiết Giang - Trung Quốc.
- Thành công về truyện ngắn, chủ yếu tố cáo chế độ PK vô nhân đạo kìm hãm sự phát triển của đất nước & tin tưởng vào tương lai tốt đẹp.
* Tác phẩm :
- Thể loại: Truyện ngắn có tính chất hồi kí.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
- Tóm tắt văn bản:
- Bố cục : 3 phần.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nhân vật “tôi” trên đường trở về thăm quê cũ.
- Thời tiết đang độ giữa đông - trời u ám, giá lạnh.
- Cảnh quê hương xơ xác tiêu điều
-> Yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình.
2. Tâm trạng của nhân vật tôi trước cảnh vật và con người trong những ngày ở quê nhà.
a. Nhân vật Nhuận Thổ:
* Nhuận Thổ trong quá khứ - hai mươi năm trước.
- Khoẻ mạnh, khôi ngô, hồn nhiên, nhanh nhẹn, gần gũi và giàu tình cảm.
- Gắn bó bình đẳng và thân thiện với bạn bè
* Nhuận Thổ trong cuộc gặp gỡ - hiện tại.
- Nhuận Thổ thay đổi hoàn toàn trên mọi phương diện.
-> Già nua, tiều tuỵ, hèn kém, tham lam
=> Xã hội TQ đương thời thối nát
b. Nhân vật chị Hai Dương:
* Chị Hai Dương trong quá khứ: 
- Đẹp người đẹp nết -> thiện cảm.
* Chị Hai Dương hiện tại:
- Xấu xí, tham lam đến trơ trẽn, mất hết vẻ lương thiện
-> Cuộc sống nghèo khổ, bế tắc khiến làng quê tiêu điều; con người trở nên hèn kém và bất lương.
=> Xót thương bất lực trước hiện thực xã hội và căm ghét xã hội-> tố cáo mạnh mẽ
3. Tâm trạng của nhân vật “Tôi” khi rời cố hương:
-> ước mơ một cuộc sống yên bình, ấm no
- Thức tỉnh người dân không sống cam chịu và đớn hèn; tin ở thế hệ con cháu sẽ phấn đấu xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc bằng sự nỗ lực của mình.
- > Tình yêu quê hương mới mẻ và mãnh liệt
4.Nghệ thuật:
- Truyện đậm chất hồi kí, trữ tình.
- So sánh, đối chiếu giữa hiện tại và quá khứ.
-Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt TS,MT,BC,NL,làm cho câu chuyện sinh động giàu cảm xúc và sâu sắc.
5.Ý nghĩa văn bản.
Cố hương là nhận thức về thực tại và mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước TQuốc đẹp đẽ trong tương lai.
Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố:
- Những nét đặc sắc về NT?
- N văn viết về quê hương mình em học được những gì về cách kể chuyện của nhà văn Lỗ Tấn?
5. Hướng dẫn về nhà:
 	- Kể tóm tắt tác phẩm
 	- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị kiểm tra thơ và truyện hiện đại.
IV.Rút kinh nghiệm:
 Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc