Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 19

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 19

 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

NHỮNG ĐỨA TRẺ

 ( Trich: “ Thời thơ ấu”- M.Go-rơ-ki)

I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M. Go-ro-ki và tác phẩm của ông.

 2. Kĩ năng: Hiểu cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ.

Giúp HS rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-Rơ-ki trong đoạn trích tiếu thuyết tự thuật này.

II. Chuẩn bị:

 - GV: SGV- SGK- Soạn giáo án.

 - HS: SGK- Soạn văn bản.

III. Các bước lên lớp

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 19 Ngày soạn:18/12/2011
Tiết:93,94 Ngày dạy:
 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
NHỮNG ĐỨA TRẺ
 ( Trich: “ Thời thơ ấu”- M.Go-rơ-ki)
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M. Go-ro-ki và tác phẩm của ông.
 2. Kĩ năng: Hiểu cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ.
Giúp HS rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-Rơ-ki trong đoạn trích tiếu thuyết tự thuật này.
II. Chuẩn bị:
 - GV: SGV- SGK- Soạn giáo án.
 - HS: SGK- Soạn văn bản.
III. Các bước lên lớp
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
 Hoạt động 1: 
? Dựa vào phần chú thích SGK, em hãy giới thiệu những nét tiêu biểu về nhà văn M.Go-Rơ-ki?
- GV bổ sung tư liệu trong SGV và Tư liệu Ngữ văn cho HS hiểu thêm về tác giả.
? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
H: VB kể lại sự việc gì? Xoay quanh những nhân vật nào?
H: Đọc văn bản với giọng điệu ra sao cho phù hợp?
GV đọc và yêu cầu HS đọc tiếp.
H: Tác giả dùng phương thức biểu đạt nào để kể lại câu chuyện về những đứa trẻ?
 Dựa vào yếu tố nào để nhận biết điều đó?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS Tìm hiểu văn bản.
HS đọc phần đầu của văn bản.
H: Vì sao những đứa trẻ con ông đại tá lại chơi thân với A-li-ô-sa, bất chấp cả sự cấm đoán của bố?
H: Điều đó cho ta thấy tình bạn của họ thế nào?
H: Bọn trẻ đến với nhau bằng cách nào? 
H: hành động A-li-ô-sa trèo lên cây tìm bạn và cả bọn trèo lên xe trượt tuyết cũ ngắm nhau cho ta thấy tình cảm của bọn trẻ ra sao?
H: A-li-ô-sa hỏi bọn trẻ điều gì? Vì sao cậu hỏi các bạn điều đó?
H: Theo em vì sao A-li-ô-sa khó tin là các bạn cũng bị đòn?
H: Việc A-li-ô-sa bỏ ý định bắt chim cho thấy tình bạn của cậu thế nào?
H: Hình ảnh “những đứa con ông đại tá ngồi sát vào nhau”, gợi cho em suy nghĩ gì?
H: A-li-ô-sa kể chuyện cổ tích về người chết sẽ sống lại với dụng ý gì?
H: Nếu em là bạn của bọn trẻ, em sẽ làm gì?
H: Thái độ và cách biểu hiện khác nhau của bọn trẻ khi nghe truyện cổ tích gợi cho ta cảm xúc gì?
H: Nhận xét gì về cách kể của tác giả trong đoạn truyện này?
H:Qua dó em cảm nhận gì về những đứa trẻ và tình bạn của chúng?
H: Nhân vật A-li-ô-sa gợi cha ta nghĩ suy gì?
GV yêu cầu HS đọc tiếp phần 2 của văn bản.
H: Điều gì đến với bọn trẻ sau khi làm em ngã?
H: Hình ảnh ông đại tá gợi sự liên tưởng nào?
H: Ông đại tá tỏ thái độ ra sao khi biết bọn trẻ gặp nhau?
H: Em suy nghĩ gì trước hành động của ông với A-li-ô-sa?
H: Tác giả làm nổi bật nhân vật ông đại tá bằng nghệ thuật gì? Tác dụng?
H: Khi cha xuất hiện, bọn trẻ xử sự thế nào?
H: Trước hành động của lão đại tá, A-li-ô -sa cảm thấy thế nào?
H: Theo em, cậu sợ vì điều gì?
H: Nếu trong tình cảnh ấy, em sẽ làm gì cho các bạn?
GV yêu cầu HS đọc phần cuối của văn bản.
H: Bọn trẻ đã làm gì để duy trì tình bạn?
H: Nhận xét gì về sự việc đó?
H: Bọn trẻ kể cho A-li-ô-sa cuộc sống của gia đình nó thế nào?
H: Tiếp tục kể cho các bạn truyện cổ tích, qua đó ta hiểu thêm gì về tình cảm bạn bè của những đứa trẻ?
H: Em cảm nhận gì về biểu hiện của A-li-ô-sa?
GV: Đó chính là biểu hiện của tính nhân văn trong văn bản
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu NT.
H: Những yếu tố nghệ thuật đặc sắc làm nên sự thành công của truyện?
H: Nhận xét gì về cách xây dựng tình huống và miêu tả nhân vật?
H: Em cảm nhận gì về những đứa trẻ?
H: Tình cảm và thái độ của A-li-ô-sa gợi cho ta suy nghĩ gì?
H: Nhà văn gửi đến người đọc bức thông điệp gì?
H: Qua đó em hiểu thêm gì về nhà văn? Về tầng lớp quí tộc và xã hội Nga đương thời?
GV bình và liên hệ
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ: SGK.
- HS trình bày sơ lược về tác giả và tác phẩm.
- Những đứa trẻ gặp gỡ và trở thành bạn bè của nhau.
- Những đứa trẻ bị vị đại tá cấm đoán.
- Những đứa trẻ lại gặp nhau và thong cảm với nhau hơn.
- Đọc với giọng thủ thỉ tâm tình.
-HS đọc tiếp và tóm tắt văn bản.
- Tự sự kết hợp với miêu tả, đối thoại, tưởng tượng.
- Tiểu thuyết tự thuật của nhà văn Nga vĩ đại M-Go-Rơ-ki ( tuổi ấu thơ của nhà văn).
HS đọc
- Thiếu thốn tình cảm- mồ côi mẹ.
- Là hàng xóm của nhau.
- Từng cứu nhau thoát nạn.
- Tình bạn nảy sinh và gắn bó theo nhu cầu tình cảm tự nhiên của trẻ thơ.
HS dựa vào các chi tiết trong SGK trình bày.
-> Khát khao được gặp nhau, luôn quan tâm đến nhau, đoàn kết với nhau
- Vì A-li-ô-sa hay bị đòn.
- Vì bọn trẻ để em ngã xuống giếng thì khó mà tránh được đòn.
- Vì bọn trẻ đã mất mẹ, bố chúng lại rất hiền và yếu ớt.
- Tôn trọng ý kiến của bạn, hết lòng yêu quí bạn.
- Những đứa trẻ đó thật đáng thương và chúng cần được che chở.
- Cậu an ủi bạn và nhen lên trong lòng những đứa trẻ mồ côi niềm hi vọng nhỏ nhoi.
HS tự bộc lộ.
- Truyện cổ tích thật hấp dẫn và khơi dậy trong tâm hồn bọn trẻ niềm tin vào điều tốt đẹp; Những đứa trẻ thật đáng yêu
- Dùng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật; kết hợp chuyện đời thường với cổ tích.
HS tự trình bày.
HS đọc phần 2.
- Ông đại tá phát hiện ra bọn trẻ dám làm quen và chơi với cậu bé con nhà nghèo.
- Quát bọn trẻ và cấm chúng không chơi với A-li-ô-sa.
- Hành động lạnh lùng và tàn nhẫn.
- Dùng nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách thô lỗ và tàn nhẫn của người cha đối với con cái và với trẻ thơ.
- Lặng lẽ bước-> ngoan và cam chịu- thật đáng thương.
- Sợ đến phát khóc.
-HS thảo luận và tự bộc lộ.
- Ghét kẻ thô bạo và càng thương những đứa trẻ yếu đuối kia.
HS tự nêu biểu hiện tình cảm của mình.
HS đọc.
- Khoét lỗ hổngquì xuống nói chuyện khe khẽcanh để đề phòng ông đại tá
- Bí mật tổ chức cuộc chơi ->đoàn kết
- Thiếu vắng niềm vui và tình yêu thương-> cuộc sống âm thầm và cô độc.
- Đồng cảm và sẵn sàng chia sẻ với nhau
- Trân trọng một tình bạn chân thật và luôn mong muốn bù đắp và đem niềm vui đến cho bạn bè.
- Bọn trẻ là những trẻ thơ bất hạnh.
- Tình bạn trong sáng và ấm áp.
- Hiểu bạn, chân thành với các bạn-> nhân hậu
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt
- Miêu tra cử chỉ, thái độ và hành động->tính cách nhân vật
- Chân thật và trân trọng tình bạn, muốn chia sẻ và nâng đỡ 
- Hãy yêu thương và quan tâm đến đời sống tinh thần của trẻ thơ
- Phê phán lối sống ích kỉ, thờ ơ, lạnh lung và sự phân biệt giai cấp của nước Nga
HS đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung.
* Tác giả :
* Tác phẩm:
2. Đọc và tóm tắt văn bản.
II.Tìm hiểu văn bản:
1. Tình bạn vô tư và trong sáng.
- Tình bạn trong sáng, vô tư được hình thành từ sự đồng cảm, chia sẻ.
2. Tình bạn và thử thách :
3.Cảm thông và chia sẻ 
4.Nghệ thuật
- Kể chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng trong nhau.
-Kết hợp giữa kể với tả và biểu cảm.
5.Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng,đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
Ghi nhớ
 4. Củng cố:
 Nêu cảm nghĩ của về tình bạn của A-li-ô-sa và những đứa trẻ con ông đại tá?
 Viêc kết hợp những chuyện đời thường hàng ngày với truyện cổ tích trong đoạn trích có tác dụng nghệ thuật gì?
 Nhắc lại nội dung đoạn trích?
 5.Hướng dẫn về nhà:
 -Kể tóm tắt đoạn trích
 -Chuẩn bị SGK tập 2
 IV. Rút kinh nghiệm
 Ngày soạn: 22/12/2011
 Ngày dạy:
Tiết:95
 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I 
I/Mục tiêu cần đạt:
-Giúp HS củng cố,hệ thống các kiến thức trong chương trình NV9
-Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong việc trình bày bài văn tự sự kết hợp nghị luận.
II/Chuẩn bị:
	GV: Bài làm của HS đã chẩm.
III/Các bước lên lớp:
	1.Ổn định tổ chức
	2.Kiểm tra bài cũ.
	3 Bài mới.
*Hoạt động 1: Sửa bài theo đáp án ( cụ thể từng câu).
*Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài làm của HS
	*Ưu điểm:
	-Có học bài và chuẩn bị nội dung KT
	-Nắm được y.cầu của đề bài
	-Trình bày khoa học rõ ràng
	-Nội dung sâu sắc,đảm bảo các ý cơ bản.
	*Hạn chế:
	-Vẫn có HS không học kĩ bài, xác định nhầm lẫn.
	-Bài làm còn sơ sài,thiếu chuẩn xác,diễn đạt lủng củng,kể nhưng chưa kết hợp nghị luận.
	-Bố cục không rõ ràng, mạch lạc.
*Hoạt động3: GV sửa lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 HS trao đổi bài làm với các bạn, sửa lỗi về chính tả, cách d/đạt
*Hoạt động 4: GV cho 1 số bài làm hay,xuất sắc đọc bài cho cả lớp nghe.
 PHÂN LOẠI BÀI KT
Lớp
TS bài kt
 Giỏi
 Khá
 T bình
 Yếu
 Kém
 9
39
04
15
18
02
0
 9
40
0
06
28
06
0
4.Củng cố:
5.Hướng dẫn về nhà:
	-Tự rút ra những kinh nghiệm làm bài để tránh lỗi mà GV đã nhắc nhở
	-Chuẩn bị SGK cho HKII
	-Soạn bài: Bàn về đọc sách.
.
 Kí duyệt: 	 /12/2011	
 TTXH
 Lê Văn Danh

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc