Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 23

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 23

 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

I. Mục tiêu cần đạt.

- Kiểm tra kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống ( Tìm ý, trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu)

- Tích hợp các kiến thức đã học về văn, tập làm văn, tiếng việt.

II. Chuẩn bị.

 GV: Đề bài, yêu cầu.

 HS: giấy bút, kiến thức.

III. Các bước lên lớp.

 1. ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 3. Bài mới.

Hoạt động 1: Giáo viên chép đề bài lên bảng.

1. Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra dường và những nơi công cộng. Ngồi bên bờ hồ, dù là đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Em hãy đặt nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài nêu suy nghĩ của mình.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lê Thị Mỹ Lam - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:23 Ngày soạn:03/02/2012
Tiết:111,112 Ngày dạy:
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. Mục tiêu cần đạt.
- Kiểm tra kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống ( Tìm ý, trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu)
- Tích hợp các kiến thức đã học về văn, tập làm văn, tiếng việt.
II. Chuẩn bị.
 GV: Đề bài, yêu cầu.
 HS: giấy bút, kiến thức.
III. Các bước lên lớp.
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới.
Hoạt động 1: Giáo viên chép đề bài lên bảng.
1. Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra dường và những nơi công cộng. Ngồi bên bờ hồ, dù là đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống... Em hãy đặt nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài nêu suy nghĩ của mình.
2. Yêu cầu HS cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Đặt tên ( 1 điểm) – Phải nêu được vấn đề môi trường đang là sự bức xúc của toàn XH.
 VD: - Tiếng kêu cứu cửa nhà truờng.
 - Hãy dừng tay với môi trường.
 - Nỗi đau của môi trường.
- Nội dung: + Nêu vấn đề cần nghị luận : Bảo vệ môi trường
 + Thực tế nhiều người chưa có ý thức BVMT 
	( biểu hiện)
- Những tác hại :
+ Ô nhiễm môi trường.... phá vỡ cảnh quan
+ Gây bệnh tật
Đánh giá 
 Những việc làm đó là thiếu ý thức với BVMT.
+ Chưa có tinh thần trách nhiệm cộng đồng.
+ Phải lên án phê phán...
- Hướng giải quyết: 
 Rèn cho mình có ý thức BVMT.
+ Tuyên truyền cho mọi người cùng làm theo.
+ Đây là vấn đề cấp bách của toàn XH.
* Yêu cầu về hình thức
- Rõ ràng mạch lạc, có tính liên kết.
- Có luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Lập luận xác đáng, thuyết phục.
Hoạt động 2. – Thu bài.
 - Nhận xét ý thức làm bài của HS.
* Biểu điểm:
- Điểm 9-10: Làm đúng các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, mạch lạc đúng đặc trưng thể loại
- Điểm 7-8: Đúng thể loại nhưng viết chưa trôi chảy, một vài chỗ còn chưa sâu
- Điểm 5-6: Đúng thể loại nhưng còn sai sót một vài lỗi chính tả, trình bày còn lủng củng
- Điểm dưới 5: Bài viết còn sơ sài, ý nghèo nàn.
* Hướng dẫn về nhà:
 - Tiếp tục luyện tập kiểu văn nghị luận XH.
- Chuẩn bị bài “ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La- Phông- Ten”.
IV.Rút kinh nghiệm
Tiết:113,114	
 Ngày soạn: 04/02/2012
 CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN
 CỦA LA PHÔNG- TEN 
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS: hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừa và chó sói trong thơ ngụ ngôn của Laphôngten với những dòng viết về 2 con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
II. chuẩn bị.
GV: Tìm hiểu văn bản.
HS: Bài soạn.
III. Các bước lên lớp.
 1. ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
H: Đọc lại câu mở đầu và câu cuối văn bản. Sự lặp lại ý của câu mở đầu và ở câu kết thúc thể hiện chủ định gì và đối tượng nào mà tác giả bài báo hướng tới?
( Khắc sâu chủ đề, hướng tới lớp trẻ thời nay)
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung - Ghi bảng
* Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả tác phẩm.
H: Dựa vào chú thích giới thiệu về tác giả tác phẩm?
 Hướng dẫn đọc.
 Chú ý phân biệt 3 giọng đọc. Trích thơ ngụ ngôn LPT ( Bản dịch thơ song thất lục bát, lời dọa dãm của chó sói, tiếng van xin tội nghiệp thê thảm của cừu non)
- Lời dẫn đoạn văn nghiên cứu của Buy- phông : giọng rõ ràng, khúc triết, mạch lạc.
 GV cùng 2 HS đọc toàn VB 1 lần ? 
 Giải thích từ khó?
 Xác địng thể loại VB? 
 Vấn đề được nói tới trong văn bản là gì?
 Xác định bố cục đoạn trích?
 Biện pháp nghệ thuật chính ở đây là gì?
Hoạt động 2 Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
 Đọc đoạn 1.?
 Dưới con mắt của nhà khoa học cừu là con vật như thế nào?
 Trong cái nhìn của LPT cừu có phải là con vật đần độn và sợ hãi không ? vì sao?
 Hãy phân tích giọng buồn rầu và dịu dàng của cừu non trong đoạn thơ đầu?
 Qua đó em thấy tình cảm nào của LPT đối với loài vật này?
 Hình tượng chó sói có hoàn toàn là tên bạo chúa khát máu và đáng ghét không? vì sao?
Câu hỏi thảo luận 
 Chó sói là tên trộm cướp nhưng bất hạnh độc ác mà khổ sở, là nhân vật chính để LPT làm nên hài kịch về sự ngu ngốc ý kiến của em như thế nào?
 Buy- Phông đã tả 2 con vật bằng phương pháp nào? Nhằm mục đích gì?
 Còn LPT nhà hoạ sĩ, ông cũng tả 2 con vật ấy bằng phương pháp nào? nhằm mục đích gì?
 Nhận xét các luận chứng của La- Phông- Ten trong văn bản? Nêu tác dụng?
 Mạch lập luận trong văn bản như thế nào? Tác dụng ?
 Nêu tóm tắt nội dung và nghệ thuật nghị luận của văn bản nghị luận trên?
GV chỉ định HS đọc ghi nhớ/SGK
* Hoạt động3 Hướng dẫn luyện tập.
HS dựa vào ghi nhớ/ SGK trả lời
HS lắng nghe hướng dẫn và đọc theo yêu cầu
Hs dựa vào chú thích/ SGK
HS suy nghĩ và trả lời
Gồm 2 phần: hình tượng cừu trong thơ La- Phông- Ten trong sự đối sánh với Buy- Phông; phần 2: hình tượng chó sói trong thơ La- Phông- Ten trong sự đối sánh với Buy- Phông
Bình luận kết hợp với phân tích
Hs đọc đoạn 1
là con vật dịu dàng tội nghiệp đáng thương, tốt bụng giàu tình cảm. 
HS suy nghĩ và trả lời
 Khi bị chó sói gầm lên đe dọa......
Động lòng thương cảm.
Hs trao đổi, thảo luận và trả lời
 Chó sói độc ác, gian xảo muốn ăn thịt cừu non 1 cách hợp pháp nhưng những lí do nó đưa rađều vụng về, sơ hở, bị cừu non vạch trần bị dồn vào thế bí. Cuối cùng sói đành cứ ăn thịt cừu non bất chấp lí do.... 
So sánh và đối lập nhau 
 đó cũng là đặc điểm bản chất sáng tạo nghệ thuật. Nhà nghệ sĩ khi tả đối tượng thì không chỉ hiểu sâu mà còn ttể hiện, nhập tâm vào đối tượng.
 Cừu và chó sói được nhân hóa, nói năng, hành động như người với những tâm trạng khác nhau.
 Hs trao đổi, thảo luận và trả lời
- Mạch lập luận được triển khai theo trình tự từng con vật được hiện ra dưới ngòi bút của LPT và Buy- phông...
HS trao đổi, thảo luận và trả lời
I.Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
- Viện sĩ viện hàn lâm Pháp Hopôlit.Ten ( 1828- 1893)
- Trích chương II, phần II, công trình nguyên cứu của Laphôngten và thơ ngụ ngôn của ông.
- Buy – phông ( 1707- 1788) nhà vạn vật học.....
2. Đọc.
3. Từ khó.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Hình tượng cừu dưới ngòi bút của LPT và nhà khoa học.
- Ngoài đặc tính trên, cừu còn là con vật dịu dàng tội nghiệp đáng thương, tốt bụng giàu tình cảm. 
- Cừu là con vật đần độn, sợ hãi thụ động, không biết trốn tránh hiểm nguy. 
2. Hình tượng chó sói trong con mắt của LPT và Buy- Phông.
- Là tính cách phức tạp độc ác mà khổ sở, trộm cướp bất hạnh vụng về, gã vô lại, thường xuyên đói meo, bị ăn đòn truy đuổi đáng ghét và đáng thương.
- Là tên bạo chúa khát máu, đáng ghét... sống gây hại, chết vô dụng, bẩn thỉu, hôi hám.
-> Là bi kịch độc ác vừa là hài kịch của sự ngu ngốc.
3. Sự sáng tạo của nhà nghệ thuật.
Nhà kh học
- Tả chính xác, khách quan dựa trên quan xát nghiên cứu phân tích để khách quan đặc tính cơ bản của từng loại vật.
La-phông-ten
- Tả với quan xát tinh tế, nhạy cảm trí tưởng tượng phong phú.....
-> Giúp người đọc hiểu thêm về đạo lí trên đời, sự mâu thuẫn giữa thiện và ác, kẻ yếu và mạnh.
4. Nghị luận nghị luận của H. Ten.
- Phân tích so sánh, chứng minh.
-> Tác dụng: Luận điểm được nổi bật, sáng tỏ, sống động, thuyết phục.
- Mạch lập luận được triển khai theo trình tự từng con vật được hiện ra dưới ngòi bút của LPT và Buy- phông...
- Bố cục chặt chẽ.
Ghi nhớ:
III. Luyện tập.
Khoanh tròn vào ý em cho là đúng.
A. Hai con vật cụ thể được đặt trong tình huống kịch tính
B. Tính cách được khắc họa qua cử chỉ, lời nói.
C. Cả 2 tình huống trên.
4. Củng cố: 
 Nắm chắc nội dung nghị luận của văn bản.
5. Dặn dò: 
 - Học thuộc bài.
 -Tiết sau trình bày bài viết chương trình địa phương.
IV.Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..
.
TIẾT:115 Ngày soạn: 04/02/2012
 Ngày dạy:
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 ( PHẦN TẬP LÀM VĂN)
I.Mục tiêu.
Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài NL về SV,HT đời sống.
Những SV,HT có ý nghĩa ở địa phương.
Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương. Suy nghĩ đánh giá về 1 hiện tượng,1 sự việc thực tế ở địa phương.
Làm một bài văn trình bày 1 vấn đề mang tính XH nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
II.Chuẩn bị
 GV: G/a, bài làm của hs.
 HS:Tập ghi bài.
 III.Các bước lên lớp
Ôn định lớp.
 Kiểm tra bài cũ.
Bài mới
HĐ của thầy
HĐ của trò
Ghi bảng
 HĐ1
GV nhắc lại những vấn đề đã phổ biến để HS viết bài ở nhà.
 Yêu cầu: viết bài NL về SV,HT đời sống.
 HĐ2
 GV chọn một số bài làm tiêu biểu cho hs trình bày.
 Nhận xét:
 Về nội dung: ý kiến, nhận định phải rõ ràng, cụ thể, đó là vấn đề xh đang quan tâm, xảy ra ở địa phương.
 Dùng từ, đặt câu, liên kết các đoạn văn trong bài.
1 lớp gv chọn từ 4-5 bài trình bày.
 Cho hs nhận xét khi 1
bạn trình bày xong.
 GV nhận xét, bổ sung.
Cuối tiết gv nhận xét ưu điểm, hạn chế trong bài làm của hs.
GV cho điểm các bài chọn trình bày, để khuyến khích các em viết bài.
* GV giáo dục học sinh: ý thức bảo vệ môi trường, tránh xa các tệ nạn xã hội
 HS xem lại nội dung đã viết bài.
HS trình bày bài viết của mình.
 Cả lớp chú ý lắng nghe và có ý kiến nhận xét.
I.Tìm hiểu, suy nghĩ, viết bài về tình hình địa phương.
 1. Vấn đề môi trường.
 2.Vấn đề quyền trẻ em.
 3. Vấn đề xã hội( các tệ nạn xh)
II.Trình bày bài viết.
Yêu cầù:
-Kiểu bài: NL vế SV,HT đời sống.
-Nội dung; Chọn một trong ba vấn đề trên để viết bài.
-Bố cục: phải có đủ 3 phần
MB, TB, KB.
Có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng.
2.Trình bày.
Củng cố: gv nhắc lại cách viết bài nghị luận xã hội.
Hướng dẫn về nhà:
Tập viết bài nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống với chủ đề tự chọn.
Chuẩn bị bài : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
IV.Rút kinh nghiệm:
Kí duyệt: ngày / 02 / 2012
 TT VĂN- SỬ
 LÊ VĂN DANH

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23.doc