Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

LUYỆN TẬP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH )

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

 - Củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước.

 - Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý, kĩ năng viết một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

 - Bồi dưỡng ý thức học đi đôi với hành.

II. Chuẩn bị :

 * GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

 * HS : Lập dàn ý chi tiết cho đề văn : Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) :

 a) Câu hỏi :

(1) Bài nghị luận về một tác phẩm truyện thường bàn về những vấn đề gì ?

(2) Nêu dàn bài chung của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

 b) Đáp án :

 (1) Bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.

 (2) Dàn bài chung :

 + Mở bài : Giới thiệu tác phẩm ( tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đề bài ) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

 + Thân bài : Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

 + Kết bài : Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hay đoạn trích ).

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
10
02
2011
TUAN :
24
NGAY DAY :
12
02
2011
TIET :
120
LUYỆN TẬP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH )
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
	- Củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước.
	- Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý, kĩ năng viết một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
	- Bồi dưỡng ý thức học đi đôi với hành.
II. Chuẩn bị : 
	* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
	* HS : Lập dàn ý chi tiết cho đề văn : Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) : 
	a) Câu hỏi :
Bài nghị luận về một tác phẩm truyện thường bàn về những vấn đề gì ?
Nêu dàn bài chung của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
	b) Đáp án :
 (1) Bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
 (2) Dàn bài chung :
 + Mở bài : Giới thiệu tác phẩm ( tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đề bài ) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
 + Thân bài : Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
 + Kết bài : Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hay đoạn trích ).
Bài mới :
	- Nêu mục đích , ý nghĩa của tiết luyện tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đề – lập dàn ý chi tiết cho đề văn trong SGK
* Bước 1 : Tìm hiểu đề :
Kiểu bài ?
Yêu cầu ?
Tư liệu ?
Hđ 1 : Tìm hiểu đề, lập dàn bài.
* Tìm hiểu đề :
- Nghị luận về cốt truyện.
- Trình bày cảm nhận của bản thân về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
- Tác phẩm “Chiếc lược ngà” của NQS
Đề : Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
-H: Em dự định sẽ mở bài bằng cách nào ( đi từ khái quát đến cụ thể hay nêu trực tiếp những suy nghĩ của mình ) ? 
* Gọi HS trả lời -> HS khác nhận xét, bổ sung -> GV góp ý , chốt ghi bảng.
* Cho HS thảo luận nhóm để liệt kê các ý trong phần TB và KB -> Gọi HS trả lời, HS khác góp ý -> GV nhận xét chung, chôt.
* Trình bày cách Mở bài của bản thân.
* Thảo luận nhóm -> Trả lời.
I. Mở bài : 
 - Nguyễn Quang Sáng là nhà văn của Nam Bộ, tác phẩm của ông thường viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh cũng như trong hoà bình.
 - “Chiếc lược ngà” (1966) thể hiện cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp của cha con anh Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
II. Thân bài :
* Oâng Sáu và con gái – bé Thu cùng phải chịu đựng những mất mát, thiệt thòi,  do chiến tranh gây ra.
 1. Anh Sáu là một người cha rất mực thương con, luôn khao khát được gặp lại con sau bao ngày xa cách :
-Vội vã nhảy lên bờ khi thấy con -> xúc động mãnh liệt -> ngạc nhiên, hụt hẫng và buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy -> tìm cách để làm thân, để vỗ về, mong đứa con cứng đầu nhận ba, gọi mình một tiếng “ba” mà không thành -> Trong buổi chia tay, đành đau khổ, bất lực chào con ra đi -> Sung sướng, cảm động, hạnh phúc nghẹn ngào khi con gái yêu đột ngột thay đổi thái độ, nhận anh là ba và không cho anh ra đi. 
 - Sau chuyến về thăm nhà đến lúc hi sinh :
 + Nhớ thương con và day dứt, ân hận vì đã trót đánh mắng con -> quyết tâm làm chiếc lược bằng ngà voi để dành tặng cho đứa con gái bé bỏng yêu dấu.
 + Vui sướng vô cùng khi tìm được khúc nga voi để làm lược cho con -> dồn tâm trí, công sức vào việc làm cây lược. Đó không chỉ là chiếc lược xinh xắn và quí giá mà đó là chiếc lược kết tụ tất cả tình cảm của một người cha xa con. Chiếc lược nhỏ bé mà thiêng liêng đã làm dịu nổi ân hận và ánh lên niềm hi vọng khắc khoải sẽ có ngày anh Sáu được gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỉ niệm này.
 + Gửi chiếc lược lại cho người bạn trước lúc hi sinh.
2. Tình cảm của bé thu dành cho người cha cũng rất thắm thiết, sâu nặng :
 a. Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra anh Sáu là cha ( 2 ngày đầu ) :
 - Mới gặp, bé Thu quá ngạt nhiên, bất ngờ và cảm thấy lạ lẫm nên sợ hãi, tìm cách lãng tránh.
 - Hai ngày sau, bé Thu một mực thờ ơ, lạnh lùng đến mức bướng bỉnh, ngang ngạnh : không một lần gọi tiếng ba ; khi buộc phải gọi thì chỉ nói trống không, 
 b. Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay :
 - Cất tiếng gọi “ba” -> vừa kêu vừa chạy xô tới,  dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó  đôi vai nhỏ bé của nó run run..
 - Lí do thay đổi thái độ : được bà ngoại giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt của ba.
 => Thu là một cô bé có tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. ; cứng cỏi, bản lĩnh ; hồn nhiên, ngây thơ.
3. Nghệ thuật : 
 - Cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ nhưng hợp lí .
 - Chọn ngôi kể và người kể : người kể chuyện là bạn thân của nhân vật chính – anh Ba, kể ở ngôi thứ nhất, không chỉ chứng kiến sự việc mà chia sẽ tình cảm, ý nghĩ cùng nhận vật -> Làm câu chuyện sinh động, đáng tin cậy hơn. Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe.
 - Xây dựng nhân vật, miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật rất thành công, đặc biệt làm tâm lí nhân vật thiếu nhi.
 - Ngôn ngữ lời kể giản dị, đậm đà màu sắc Nam Bộ.
III. Kết bài :
- Tp khẳng định và ngợi ca tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc.
- Tác phẩm để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.
Hđ 2 : Củng cố – dặn dò :
- GV nhấn mạnh lại dàn bài chung của kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm văn học ( hoặc đoạn trích )
- Dặn dò :
+ Đọc kĩ 2 văn bản “Sang thu” và bài “Nói với con”, tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của mỗi tác phẩm , trả lời các câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản sau mỗi bài.
+ Hướng dẫn HS viết bài tập làm văn số 6 ( làm ở nhà )
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
( Làm ở nhà )
I. Mục tiêu cần đạt : Nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện chủ yếu sau :
- Biết cách vận dụng kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) đã được học ở các tiết trước đó trong khi thực hành.
- Biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, để làm tốt bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).
- Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung ( bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, .. )
II. Chuẩn bị :
* HS : Nắm cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) ; tìm hiểu các đề bài trong SGK.
* GV : Đề – đáp án – biểu điểm .
ĐỀ : 
 Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
DÀN BÀI
1. Mở bài : 
Nguyễn Thành Long là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.
“Lặng lẽ Sa Pa” ( 1870 ) là kết quả chuyến đi Lào Cai trong mùa hè năm ấy của tác giả.
Nhân vật anh thanh niên trong truyện là người sống và làm việc trong một hoàn cảnh thật đặc biệt nhưng có ý thức sống đẹp, yêu đời,  
2. Thân bài :
a. Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, . Phục vụ chiến đấu” -> thật đặc biệt, đầy gian khổ .
b. Tính cách và phẩm chất của anh thanh niên :
- Có ý thức cao trong công việc, yêu nghề ; thấy được công việc của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc đối với cuộc sống của con người : “khi ta làm việc  buồn đến chết mất”.
- Ham thích đọc sách.
- Biết tổ chức và sắp xếp cuộc sống thật ngăn nắp, chủ động : trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.
- Tính tình cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm mọi người ; khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
- Rất khiêm tốn.
c. Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật : truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, 
3. Kết bài 
Anh thanh niên là người đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống, những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.
( Cảm xúc, suy nghĩ của người viết ).
BIỂU ĐIỂM :
 	 9 -> 10 : Đủ ý, văn phong trong sáng ; bố cục rõ ràng, hành văn mạch lac ; không mắc lỗi
	 7 -> 8 : Đủ ý , diễn đạt trôi chảy, lô gíc ; mắc 3 lỗi mỗi loại.
	 5 -> 6 : ½ số ý trở lên , đôi chỗ diễn đạt chưa thật trôi chảy ; mắc 10 lỗi trở xuống.
	 3 -> 4 : Bố cục chưa đảm bảo, sơ sài ; mắc trên 10 lỗi mỗi loại.
	 0 -> 2 : Lạc đề, chỉ viết vài dòng hoặc bỏ giấy trắng, mắc lỗi quá nhiều.

Tài liệu đính kèm:

  • doc24-LUYEN TAP ... TAC PHAM TRUYEN.doc